Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ________________________________________________ TẬP BÀI GIẢNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI 1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG  Giáo trình có thể dùng tham khảo cho ngành: Luật Có thể dùng cho các trường: Biên soạn: Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng, tòa án, phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm. Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: học xong các học phần về Luật Hành chính Việt Nam. Đã xuất bản in chưa: chưa Cần Thơ, tháng 9 năm 2015 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát môn học Các quy định về an sinh xã hội đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta, nhưng lý luận về khoa học pháp lý trong lĩnh vực này chỉ mới được chú trọng trong những năm gần đây. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển thì vấn đề an sinh xã hội trở nên rất quan trọng. An sinh xã hội là hệ thống chính sách nhiều tầng để tất cả thành viên trong xã hội đều được tương trợ, giúp đỡ ở mức độ hợp lý khi bị giảm, mất thu nhập. Do tầm quan trọng như thế của pháp luật về an sinh xã hội nên trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật ở hầu hết các trường đại học đều có môn học Luật an sinh xã hội. 2. Mục tiêu môn học Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất và thiết thực nhất về an sinh xã hội như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật an sinh xã hội; đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và về chế độ, chính sách về bảo trợ xã hội hiện hành. 3. Yêu cầu môn học Đây là môn học chuyên ngành, do đó yêu cầu sinh viên trước khi học môn này phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. 4. Cấu trúc môn học Môn học Luật an sinh xã hội có 5 chương, cụ thể:  Chương 1: Khái quát về Luật an sinh xã hội  Chương 2: Bảo hiểm xã hội  Chương 3: Bảo hiểm thất nghiệp  Chương 4: Bảo hiểm y tế  Chương 5: Bảo trợ xã hội. 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT AN SINH XÃ HỘI I - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT AN SINH XÃ HỘI 1 - Đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội cùng loại có cùng tính chất cơ bản giống nhau được các quy phạm của ngành luật ấy điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội là những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực an sinh xã hội. An sinh xã hội là một vấn đề phức tạp có nội dung rất rộng và phong phú, là một khái niệm mở nên có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội bao gồm các nhóm quan hệ sau đây: - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực ưu đãi xã hội; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm, chống thất nghiệp. Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội bao gồm các nhóm quan hệ sau đây: 1. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; 2. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; 3. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội; 2 - Phương pháp điều chỉnh của Luật an sinh xã hội Cùng với đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh là căn cứ để phân biệt các ngành luật, đồng thời để khẳng định tính độc lập của mỗi ngành luật. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua pháp luật sử dụng chúng để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội, sắp xếp các nhóm quan hệ xã hội theo những trật tự nhất định để chúng phát triển theo những hướng định trước. Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất của đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội do Luật an sinh xã hội điều chỉnh, Nhà nước sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó có hai phương pháp chủ yếu thường dung là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi. a - Phương pháp mệnh lệnh Phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở việc sử dụng quyền uy và phục tùng. Cơ sở của phương pháp mệnh lệnh trước hết nằm ngay trong chức năng xã hội của nhà nước. Là đại diện và thay mặt cho toàn xã hội, nhà nước đứng ra tổ chức và quản lý 3 mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có vấn đề an sinh xã hội. Bằng công cụ pháp luật, nhà nước biến các chính sách xã hội của mình thành các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia và bảo đảm thực hiện chúng. Chẳng hạn như, trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, phương pháp mệnh lệnh được thể hiện rõ trong việc quy định loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc. b - Phương pháp tùy nghi Phương pháp tùy nghi thể hiện ở chỗ, nhà nước để cho các bên tham gia quan hệ tự lựa chọn cách thức xử sự của mình, miễn sao không trái với quy định bắt buộc. Cơ sở của phương pháp này trước hết nằm ngay trong tính chất, đặc điểm của các quan hệ là đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội. Cứu trợ xã hội, sự trợ giúp và đền đáp bên cạnh trách nhiệm của nhà nước, còn là sự tùy tâm của các nhân, hoặc tùy thuộc vào khả năng của cộng đồng, cũng như của chính nhà nước. Chính tính chất tùy tâm, tùy khả năng này là cơ sở cho việc áp dụng phương pháp tùy nghi. Chẳng hạn như, trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bên cạnh loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, pháp luật cũng quy định loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện. Qua tìm hiểu đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật an sinh xã hội, có thể định nghĩa: Luật an sinh xã hội Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực tổ chức và thực hiện việc trợ giúp đối với các thành viên của xã hội trong trường hợp rủi ro, hiểm nghèo nhằm giảm bớt những khó khăn, bất hạnh, góp phần đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển an toàn, bền vững, công bằng và tiến bộ. II - CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT AN SINH XÃ HỘI Các nguyên tắc cơ bản của một ngành luật là những nguyên lý, tư tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ ngành luật đó. Nội dung của các nguyên tắc này thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, của mỗi nhà nước. Nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật an sinh xã hội. Các nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội bao gồm: 1. Nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội; 2. Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý vấn đề an sinh xã hội; 3. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; 4. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc hưởng thụ theo đóng góp và nguyên tắc lấy số đông bù số ít; 5. Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động an sinh xã hội. Câu hỏi 1) Nêu đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội? 2) Nêu phương pháp điều chỉnh của Luật an sinh xã hội? Tài liệu tham khảo 1)Giáo trình Luật an sinh xã hội của Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB. Tư pháp -Năm 2007. 4 CHƯƠNG 2: BẢO HIỂM XÃ HỘI Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội: 1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. 4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. 5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Trong bài này sẽ trình bày hai nội dung lớn là: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện. PHẦN 1- BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC I- BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn