Xem mẫu

  1. LỜI NÓI ĐẦU Tập bài giảng Kinh tế học vi mô được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần Kinh tế học vi mô cho đối tượng là sinh viên đại học ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 7 chương, được trình bày gần 200 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập, câu hỏi đúng sai, câu hỏi trắc nghiệm và bài tập. Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Kinh tế học vi mô theo hướng khái quát hóa nội dung, nhưng giảm thiểu tính hàn lâm trong trình bày, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh của Trường Đại học SPKT Nam Định. Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Chúng tôi xin được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những lý thuyết về Kinh tế học vi mô đến gần với người đọc, người học hơn, tăng cường tính phổ biến về lý thuyết Kinh tế vi mô trong nền kinh tế thị trường. Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp... đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này. NHÓM TÁC GIẢ i
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ I CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ .......................................... 1 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC .................................................... 1 1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 1 1.1.1.1. Kinh tế học ................................................................................................. 1 1.1.1.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô .................................................................. 1 1.1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc ...................................... 2 1.1.2. Đối tƣợng, nội dung nghiên cứu chủ yếu của kinh tế học vi mô ...................... 2 1.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô ............................................... 2 1.2. NỀN KINH TẾ ........................................................................................................ 3 1.2.1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế .................................................. 3 1.2.2. Mô hình nền kinh tế .......................................................................................... 3 1.2.2.1. Mô hình nền kinh tế tập quán truyền thống ............................................... 4 1.2.2.2. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy, mệnh lệnh) ...... 4 1.2.2.3. Mô hình kinh tế thị trƣờng ......................................................................... 4 1.2.2.4. Mô hình kinh tế hỗn hợp ............................................................................ 4 1.2.3. Cơ chế hoạt động của nền kinh tế ..................................................................... 5 1.2.4. Thị trƣờng.......................................................................................................... 6 1.2.4.1. Khái niệm ................................................................................................... 6 1.2.4.2. Vai trò của thị trƣờng ................................................................................. 7 1.2.4.3. Chức năng và quy luật hoạt động của thị trƣờng ....................................... 7 1.2.4.4. Phân loại thị trƣờng.................................................................................... 8 1.3. LỰA CHỌN KINH TẾ TỐI ƢU ........................................................................... 9 1.3.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn .................................................... 9 1.3.2. Phƣơng pháp lựa chọn kinh tế tối ƣu ................................................................ 9 1.3.3. Ảnh hƣởng của một số quy luật kinh tế đến việc lựa chọn kinh tế tối ƣu ...... 11 1.3.3.1. Quy luật khan hiếm .................................................................................. 11 1.3.3.2. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng ................................................... 11 1.3.3.3. Quy luật lợi suất giảm dần ....................................................................... 12 NỘI DUNG ÔN TẬP ................................................................................................... 13 I. LÝ THUYẾT ............................................................................................................ 13 II. BÀI TẬP .................................................................................................................. 15 CHƢƠNG 2 CẦU – CUNG ........................................................................................ 18 2.1. CẦU........................................................................................................................ 18 2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 18 2.1.1.1. Khái niệm cầu .......................................................................................... 18 ii
  3. 2.1.1.2. Lƣợng cầu ................................................................................................ 19 2.1.1.3. Biểu cầu ................................................................................................... 20 2.1.1.4. Đƣờng cầu ................................................................................................ 20 2.1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trƣờng ......................................................................... 23 2.1.3. Luật cầu ........................................................................................................... 24 2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hình thành cầu ...................................................... 25 2.1.5. Sự di chuyển và dịch chuyển của đƣờng cầu .................................................. 29 2.1.5.1. Sự di chuyển của đƣờng cầu .................................................................... 29 2.1.5.2. Sự dịch chuyển đƣờng cầu ....................................................................... 29 2.2. CUNG .................................................................................................................... 31 2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 31 2.2.1.1. Khái niệm cung ........................................................................................ 31 2.2.1.2. Lƣợng cung .............................................................................................. 31 2.2.1.3. Biểu cung ................................................................................................. 32 2.2.1.4. Đƣờng cung .............................................................................................. 32 2.2.2. Cung cá nhân và cung thị trƣờng .................................................................... 35 2.2.3. Luật cung ......................................................................................................... 36 2.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hình thành cung .................................................... 36 2.2.5. Sự di chuyển và sự dịch chuyển của đƣờng cung ........................................... 39 2.2.5.1. Sự di chuyển của đƣờng cung .................................................................. 39 2.2.5.2. Sự dịch chuyển đƣờng cung ..................................................................... 40 2.3. CÂN BẰNG CUNG – CẦU ................................................................................. 41 2.3.1. Trạng thái cân bằng ......................................................................................... 41 2.3.2. Trạng thái dƣ thừa và thiếu hụt ....................................................................... 42 2.3.3. Thay đổi trong trạng thái cân bằng ................................................................. 43 2.3.4. Thặng dƣ tiêu dùng, thặng dƣ sản xuất ........................................................... 45 2.3.5. Kiểm soát giá ................................................................................................... 47 2.3.5.1. Giá trần (Price Celing - PC ) ..................................................................... 47 2.3.5.2. Giá sàn ( Price floor - PF) ......................................................................... 48 2.4. CO DÃN CỦA CẦU VÀ CO DÃN CỦA CUNG ............................................... 49 2.4.1. Co dãn của cầu ................................................................................................ 49 2.4.1.1. Khái niệm độ co dãn của cầu ................................................................... 49 2.4.1.2. Một số loại co dãn của cầu ....................................................................... 50 2.4.1.3. Cách tính hệ số co dãn ............................................................................. 51 2.4.1.4. Mức độ co dãn của cầu ............................................................................ 53 2.4.1.5. Mối quan hệ giữa độ co dãn, mức chi và doanh thu ................................ 54 2.4.2. Co dãn của cung .............................................................................................. 55 iii
  4. 2.4.3. Vận dụng độ co dãn cầu, cung đối với giá cả hàng hoá dịch vụ ..................... 56 NỘI DUNG ÔN TẬP ................................................................................................... 59 I. LÝ THUYẾT ............................................................................................................ 59 II. BÀI TẬP .................................................................................................................. 69 CHƢƠNG 3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƢỜI TIÊU DÙNG .......................... 74 3.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH ................................................................................. 74 3.1.1. Một số khái niệm về lợi ích ............................................................................. 74 3.1.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần ................................................................. 76 3.1.3. Lợi ích cận biên và đƣờng cầu ........................................................................ 77 3.1.4. Lợi ích cận biên và thặng dƣ tiêu dùng ........................................................... 78 3.1.5. Lựa chọn tiêu dùng tối ƣu tiếp cận từ lý thuyết lợi ích ................................... 80 3.2. ĐƢỜNG NGÂN SÁCH – ĐƢỜNG BÀNG QUAN VÀ LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƢU ............................................................................................................ 82 3.2.1. Đƣờng ngân sách ............................................................................................. 82 3.2.2. Đƣờng bàng quan ............................................................................................ 84 NỘI DUNG ÔN TẬP ................................................................................................... 88 I. LÝ THUYẾT ............................................................................................................ 88 II. BÀI TẬP .................................................................................................................. 91 CHƢƠNG 4 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP ...................... 94 4.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT ............................................................................. 94 4.1.1. Hàm sản xuất ................................................................................................... 94 4.1.2. Sản xuất với một đầu vào biến đổi .................................................................. 95 4.1.3. Sản xuất với hai đầu vào biến đổi ................................................................... 99 4.2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ ...............................................................................103 4.2.1. Phân loại chi phí ............................................................................................ 103 4.2.2. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn ....................................................................105 4.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn.......................................................................109 4.3. LÝ THUYẾT VỀ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN ........................................110 4.3.1. Doanh thu ......................................................................................................110 4.3.2. Lợi nhuận ......................................................................................................111 4.3.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 111 4.3.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận .....................................................112 4.3.2.3. Tối đa hoá lợi nhuận ..............................................................................113 NỘI DUNG ÔN TẬP .................................................................................................116 I. LÝ THUYẾT ..........................................................................................................116 II. BÀI TẬP ................................................................................................................122 CHƢƠNG 5 CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM ........................................125 iv
  5. 5.1. THỊ TRƢỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO ................................................125 5.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trƣờng và doanh nghiệp ..................................125 5.1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 125 5.1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................ 125 5.1.2. Lựa chọn sản lƣợng trong ngắn hạn .............................................................. 127 5.1.3. Đƣờng cung trong ngắn hạn ..........................................................................129 5.1.4. Lựa chọn sản lƣợng trong dài hạn .................................................................131 5.1.5. Đƣờng cung dài hạn của doanh nghiệp ......................................................... 131 5.1.6. Cân bằng dài hạn ........................................................................................... 132 5.2. THỊ TRƢỜNG ĐỘC QUYỀN THUẦN TUÝ ..................................................134 5.2.1. Độc quyền bán ............................................................................................... 134 5.2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 134 5.4.1.2. Đặc điểm của thị trƣờng độc quyền và doanh nghiệp độc quyền ..........134 5.4.1.3. Hành vi của doanh nghiệp .....................................................................135 5.2.1.4. Mất không từ sức mạnh độc quyền ........................................................ 138 5.2.1.5. Các phƣơng pháp định giá khác của hãng độc quyền bán .....................138 5.2.1.6. Hạn chế của độc quyền và điều tiết độc quyền của nhà nƣớc ...............141 5.2.2. Độc quyền mua ............................................................................................. 142 5.3. THỊ TRƢỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN ..............................................144 5.3.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trƣờng và doanh nghiệp ..................................144 5.3.2. Đƣờng cầu của doanh nghiệp ........................................................................144 5.3.3. Cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn ....................................................... 144 5.4. THỊ TRƢỜNG ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN .....................................................145 5.4.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trƣờng và doanh nghiệp ..................................145 5.4.2. Đƣờng cầu gẫy khúc và giá cả kém linh hoạt ...............................................146 5.4.3. Lý thuyết trò chơi và những quyết định phụ thuộc lẫn nhau ........................ 147 NỘI DUNG ÔN TẬP .................................................................................................149 I. LÝ THUYẾT ..........................................................................................................149 II. BÀI TẬP ................................................................................................................155 CHƢƠNG 6 THỊ TRƢỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT ...............................................162 6.1. THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG .............................................................................162 6.1.1. Cầu về lao động ............................................................................................. 162 6.1.2. Cung về lao động .......................................................................................... 165 6.1.3. Cân bằng thị trƣờng lao động ........................................................................166 6.2. THỊ TRƢỜNG VỐN .......................................................................................... 168 6.2.1. Cầu dịch vụ vốn ............................................................................................ 168 6.2.2. Cung dịch vụ vốn .......................................................................................... 170 v
  6. 6.2.3. Cân bằng cung cầu thị trƣờng vốn ................................................................ 171 6.3. THỊ TRƢỜNG ĐẤT ĐAI ..................................................................................172 6.3.1. Cầu về dịch vụ đất đai ...................................................................................172 6.3.2. Cung về dịch vụ đất đai .................................................................................173 6.3.3. Cân bằng cung cầu thị trƣờng đất đai ........................................................... 173 NỘI DUNG ÔN TẬP .................................................................................................177 I. LÝ THUYẾT ..........................................................................................................177 II. BÀI TẬP ................................................................................................................179 CHƢƠNG 7 CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG .................180 7.1. THỊ TRƢỜNG VÀ HIỆU QUẢ ........................................................................180 7.1.1. Khái niệm hiệu quả Pareto ............................................................................180 7.1.2. Thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả Pareto .....................................181 7.2. NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƢỜNG ..............................................183 7.2.1. Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền và sức mạnh thị trƣờng .183 7.2.2. Ngoại ứng ......................................................................................................184 7.2.3. Hàng hóa công cộng ...................................................................................... 186 7.2.4. Công bằng xã hội .......................................................................................... 188 7.3.1. Chức năng của Chính phủ .............................................................................188 7.3.2. Các công cụ kinh tế chủ yếu của Chính phủ .................................................189 NỘI DUNG ÔN TẬP .................................................................................................194 I. LÝ THUYẾT ..........................................................................................................194 II. BÀI TẬP ................................................................................................................197 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 199 vi
  7. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn. Nó nghiên cứu cách thức các xã hội lựa chọn nhƣ thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả và phân phối các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho các thành viên trong xã hội tiêu dùng cả thời hiện tại và thời tƣơng lai. Nói cách khác: kinh tế học là môn khoa học lựa chọn, nó nghiên cứu cách thức của các xã hội phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm vào các mục đích sử dụng cạnh tranh. Ví dụ: Việt nam lựa chọn sản xuất lúa gạo, chè, cà phê để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm nhƣ đất đai, tiền vốn và các điều kiện sản xuất khác khác nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao nhất và thoả mãn nhu cầu thị trƣờng về các sản phẩm đó. 1.1.1.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô - Kinh tế vi mô: Là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình); nghiên cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các cá nhân trong sản xuất, tiêu dùng nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng. Ví dụ: Hành vi lựa chọn của ngƣời quản lý doanh nghiệp khi quyết định số lao động thuê mƣớn, số vốn vay, địa điểm kinh doanh, sản lƣợng sản xuất, nơi tiêu thụ sản phẩm...để tối đa hoá lợi nhuận. Hành vi lựa chọn của ngƣời tiêu dùng khi quyết định mua bao nhiêu sản phẩm cho phù hợp với khả năng thanh toán( thu nhập), sở thích thị hiếu ...nhằm tối đa hoá lợi ích khi sử dụng hàng hoá dịch vụ đó. - Kinh tế vĩ mô: Là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của một quốc gia. Nó nhấn mạnh tới sự tƣơng tác trong nền kinh tế tổng thể. Các nội dung chủ yếu: nghiên cứu về sản lƣợng, tăng trƣởng kinh tế, sự biến động về giá cả và việc làm, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái... trong tổng thể nền kinh tế. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có liên quan mật thiết với nhau vì chúng là 2 bộ phận của kinh tế học. Nghiên cứu kinh tế vi mô đúng sẽ giúp cho nghiên cứu vĩ mô hoàn chỉnh. Đồng thời kinh tế tổng thể phát triển lành mạnh ổn định sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động vi mô ở các doanh nghiệp. 1
  8. 1.1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc - Kinh tế học thực chứng là một cách tiếp cận của kinh tế học, nó nghiên cứu và mô tả các hiện tƣợng kinh tế xã hội một cách khách quan và khoa học. Dù chính kiến của con ngƣời có khác nhau nhƣng hiện tƣợng đó vẫn diễn ra đúng nhƣ quy luật khách quan. Ở một chừng mực nào đó, ngƣời ta có thể coi nó nhƣ một môn khoa học tự nhiên. Ví dụ: Các vấn đề nên nhƣ thế nào, cần phải làm gì,... Trời càng mƣa nhiều thì ngƣời bán áo mƣa càng bán đƣợc nhiều,... - Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến quan điểm đạo lý, chính trị của một quốc gia. Nó đƣa ra những lời chỉ dẫn, khuyến nghị dựa trên cơ sở đánh giá theo tiêu chuẩn cá nhân. Ví dụ: Cần phải có giá thuê nhà rẻ cho sinh viên vì họ là những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc (Vấn đề ở đây là "nên" và "cần" nhƣng mang tính đạo đức nhiều hơn). Mục tiêu của Kinh tế học, các nhà kinh tế là nắm bắt đƣợc quy luật khách quan để ra các quyết sách đúng đắn vì vậy phải nắm đƣợc kinh tế học thực chứng. Nhƣng khi đánh giá lại các chính sách thì cần phải nhìn dƣới nhiều góc độ khác nhau  kinh tế học chuẩn tắc. 1.1.2. Đối tƣợng, nội dung nghiên cứu chủ yếu của kinh tế học vi mô - Đối tượng Nghiên cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các cá nhân trong nền kinh tế nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế. - Nội dung + Doanh nghiệp và ba vấn đề kinh tế cơ bản. + Cầu cung và sự hình thành giá cả thị trƣờng + Độ co dãn cầu cung + Lý thuyết hành về vi lựa chọn của ngƣời tiêu dùng. + Lý thuyết về hành vi lựa chọn của doanh nghiệp. + Thị trƣờng. + Những khuyết tật của thị trƣờng và vai trò Chính phủ. 1.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô - Nhóm phương pháp chung: + Phƣơng pháp duy vật biện chứng: ngƣời ta sử dụng các luận điểm, luận cứ, luận chứng và Kinh tế chính trị, Triết học để dự đoán các hiện tƣợng. + Kết hợp lý luận với thực tiễn, lý thuyết đi đôi với thực hành. - Nhóm phương pháp riêng: + Áp dụng phƣơng pháp cân bằng bộ phận: xem xét từng đơn vị, từng yếu tố trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. 2
  9. + Đơn giản hoá các mối quan hệ phức tạp. + Phƣơng pháp đồ thị, toán học để mô tả, tính toán, lƣợng hoá các mối quan hệ kinh tế. Để nghiên cứu Kinh tế học vi mô có hiệu quả phải kết hợp các phƣơng pháp chung và phƣơng pháp riêng. 1.2. NỀN KINH TẾ 1.2.1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế Nguồn lực của nền kinh tế khan hiếm nên con ngƣời cần có sự lựa chọn nguồn lực có hạn vào sản xuất cái gì, nhƣ thế nào và cho ai? Nói cách khác là xã hội cần phải giải quyết ba vấn đề sau: - Một là, sản xuất những hàng hoá và dịch vụ nào, với số lƣợng bao nhiêu? Mỗi xã hội cần phải quyết định xem nên sản xuất những hàng hoá và dịch vụ nào, số lƣợng bao nhiêu, khi nào thì sản xuất với mục đích tối đa hoá việc sản xuất những sản phẩm cần thiết. Cơ sở của việc lựa chọn này là sự tồn tại những cách thức sử dụng khác nhau về nguồn lực để tạo ra những sản phẩm khác nhau. - Hai là, các hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất ra nhƣ thế nào? Lựa chọn công nghệ sản xuất nào để có thể tối thiểu hoá chi phí mà vẫn tạo ra đƣợc số lƣợng sản phẩm nhất định. Cơ sở của việc lựa chọn này là sự tồn tại những phƣơng pháp sản xuất khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. - Ba là, hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất ra cho ai hay sản phẩm quốc dân đƣợc phân chia nhƣ thế nào cho các thành viên trong xã hội? Cơ sở của việc lựa chọn này là sự tồn tại những cách thức khác nhau để phân chia hàng hoá và thu nhập cho các thành viên trong xã hội. Những cách thức để giải quyết 3 vấn đề cơ bản trên trong một nƣớc sẽ tuỳ thuộc vào lịch sử, hệ tƣ tƣởng và chính sách của mỗi nƣớc bởi vì ba vấn đề nêu trên là những chức năng mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải thực hiện, bất kể hình thức hay trình độ phát triển của nó nhƣ thế nào. Tất cả những chức năng này đều mang tính lựa chọn do các nguồn lực cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đều khan hiếm. Cơ sở cho sự lựa chọn này đƣợc thực hiện là: - Tồn tại những cách sử dụng khác nhau các nguồn lực trong việc sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. - Tồn tại các phƣơng pháp khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. - Tồn tại các phƣơng pháp khác nhau để phân phối các hàng hoá và thu nhập cho các thành viên của xã hội. 1.2.2. Mô hình nền kinh tế Lịch sử phát triển của loài ngƣời đã hình thành các mô hình tổ chức nền kinh tế sau: 3
  10. 1.2.2.1. Mô hình nền kinh tế tập quán truyền thống Đặc trƣng cơ bản nhất của mô hình này là việc lựa chọn, quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản do tập quán truyền thống, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Ưu điểm: Kế thừa đƣợc các kinh nghiệm trong quá trình sản xuất qua các thế hệ, có sự gắn kết giữa sản xuất với bản sắc văn hóa... - Nhược điểm: Sản xuất không gắn với nhu cầu trên thị trƣờng, hạn chế việc đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. 1.2.2.2. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy, mệnh lệnh) Đặc trƣng cơ bản nhất của mô hình này là việc lựa chọn, quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do Chính phủ thực hiện (cơ chế mệnh lệnh áp đặt từ trên xuống). - Ưu điểm: Quản lý tập trung thống nhất việc sử dụng nguồn lực nên đã giải quyết đƣợc nhu cầu công cộng, xã hội và những cân đối lớn của nền kinh tế. Hạn chế phân hoá giàu nghèo và đảm bảo sự công bằng xã hội. - Nhược điểm: Bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu và hoạt động kém hiệu quả. Tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do các cơ quan kế hoạch của Chính phủ quyết định nên chỉ cần sai sót nhỏ của các nhà kế hoạch sẽ dẫn đến sự bất ổn định cho nền kinh tế. Ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng kém năng động sáng tạo bởi họ không có quyền lựa chọn. Phân phối mang tính chất bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng dẫn đến tình trạng thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo. Do vậy việc khai thác sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả, nền kinh tế phát triển chậm. 1.2.2.3. Mô hình kinh tế thị trường Đặc trƣng cơ bản của mô hình này là tất cả 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trƣờng quyết định (theo sự dẫn dắt của giá thị trƣờng - “Bàn tay vô hình”). - Ưu điểm: Ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng đƣợc quyền tự do lựa chọn và ra quyết định trong sản xuất tiêu dùng nên tính năng động, chủ động sáng tạo cao. Kích thích nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh, công nghệ kỹ thuật thƣờng xuyên đƣợc đổi mới. Phi tập trung hoá các quyền lực trên các phƣơng diện các quyết định cho các chủ thể sản xuất. Khai thác sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng kinh tế. - Nhược điểm: Do cạnh tranh vì lợi nhuận và coi lợi nhuận là mục tiêu duy nhất nên dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng (tự nhiên, kinh tế, xã hội); phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng tăng; mâu thuẫn giữa quan hệ kinh tế với quan hệ truyền thống; nhiều vấn đề xã hội hết sức nan giải nảy sinh, phát sinh nhiều rủi ro, tiêu cực... 1.2.2.4. Mô hình kinh tế hỗn hợp Mô hình kinh tế hỗn hợp là mô hình vừa phát huy đƣợc nhân tố khách quan (quy luật kinh tế thị trƣờng) lại vừa coi trọng đƣợc nhân tố chủ quan (can thiệp của con 4
  11. ngƣời). Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa tác động khách quan của thị trƣờng với vai trò của Chính phủ. - Ưu điểm: Mô hình này phát huy đƣợc những ƣu điểm và hạn chế đến mức thấp nhất các tồn tại của hai mô hình trên nên việc khai thác sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn, nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Do vậy, ngƣời ta cho rằng đây là mô hình có hiệu quả nhất và đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, tuỳ đều kiện cụ thể của mỗi nƣớc mà vận dụng vai trò của thị trƣờng và Chính phủ cho phù hợp. Mục tiêu của mô hình kinh tế hỗn hợp là kết hợp các mô hình tập quán truyền thống, kế hoạch hóa và thị trƣờng để phát huy đƣợc những ƣu điểm của từng mô hình; đồng thời hạn chế tối đa những nhƣợc điểm. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mô hình kinh tế hỗn hợp không tồn tại nhƣợc điểm; nếu quá trình vận hành không tốt thậm chí sẽ làm phát sinh đồng thời những nhƣợc điểm của các mô hình kinh tế thành phần. 1.2.3. Cơ chế hoạt động của nền kinh tế Cơ chế hoạt động của nền kinh tế là cách thức xã hội giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: cái gì, nhƣ thế nào và cho ai. Để hiểu đƣợc cơ chế hoạt động của nền kinh tế chúng ta sẽ trừu tƣợng hoá thực tế và xây dựng một mô hình đơn giản hoá về nền kinh tế, trong đó bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ. Bản chất, đây là mô hình luân chuyển kinh tế nhƣng nó cũng phản ánh cơ chế tác động lẫn nhau giữa các chủ thể ra quyết định lựa chọn trong nền kinh tế. Sự gắn kết giữa ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất thể hiện thông qua mối quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ hoặc các yếu tố sản xuất trên thị trƣờng. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trƣờng; với chính sách điều tiết gián tiếp, chính phủ có thể thực hiện thông qua các chính sách thuế hoặc trợ cấp đối với ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, Chính phủ có thể điều tiết trực tiếp thị trƣờng bằng việc mua vào hoặc bán ra hàng hóa dịch vụ, các yếu tố sản xuất để tạo sự ổn định hoặc hoàn thành mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Trên hình vẽ 1.1: (1) thể hiện Chính phủ tác động vào thị trƣờng hàng hóa dịch vụ làm tăng cầu, kích thích sản xuất, nhƣ vậy Chính phủ đóng vai trò là ngƣời tiêu dùng hàng hóa; (2) thể hiện Chính phủ tác động vào thị trƣờng hàng hóa dịch vụ làm tăng cung, giúp ổn định giá hoặc giảm sự khan hiếm hàng hóa... nhƣ vậy, Chính phủ đóng vai trò nhƣ bán hàng hóa dịch vụ. Tƣơng tự ở (3) và (4) trên thị trƣờng các yếu tố sản xuất nhằm hỗ trợ cho ngƣời sản xuất hoặc hộ gia đình trong những tình huống cụ thể, thời gian cụ thể, điều kiện cụ thể của nền kinh tế để đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể mà Chính phủ đề ra. Ngoài ra, đối với nền kinh tế mở có sự tham gia của ngƣời nƣớc ngoài, tùy thuộc vai trò của ngƣời nƣớc ngoài nhƣ là một tác nhân sản xuất hoặc tiêu dùng sẽ làm cho 5
  12. cơ chế tác động linh hoạt hơn, vai trò của chính phủ phức tạp và đa dạng hơn về hình thức tác động. DT từ bán hàng hoá, dịch vụ Chi tiêu hàng hoá, dịch vụ Thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ Cung ứng hàng hoá, Tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ dịch vụ (1) (2) Trợ Trợ cấp cấp NGƢỜI NGƢỜI SẢN CHỈNH TIÊU XUẤT PHỦ DÙNG (Doanh (Hộ gia nghiệp) Thuế Thuế đình) (3) (4) Sử dụng các yếu tố Cung ứng yếu tố sản sản xuất xuất Thị trƣờng các yếu tố sản xuất Chi phí cho các yếu tố sản xuất Thu nhập từ yếu tố sản xuất Hình 1.1: Cơ chế tác động giữa các chủ thể trong nền kinh tế 1.2.4. Thị trƣờng 1.2.4.1. Khái niệm - Khái niệm: Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trƣờng: + Thị trƣờng là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu (là khái niệm phổ biến đƣợc nhiều nhà kinh tế học thừa nhận). Cầu là những ngƣời tiêu dùng, họ phải có khả năng thanh toán và mục tiêu của họ là lợi ích cao nhất. Cung là những ngƣời sản xuất, là những ngƣời tạo ra hàng hoá - dịch vụ với mục đích là bán và mục tiêu của họ là lợi nhuận cao nhất. Điều đó thực hiện đƣợc khi họ gặp gỡ và trao đổi với nhau. + Thị trƣờng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi, chuyển nhƣợng hàng hoá dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó có thể diễn ra trực tiếp (ngƣời mua và ngƣời bán gặp gỡ trực tiếp với nhau để trao đổi hàng hoá - dịch vụ) hoặc gián tiếp (ngƣời mua và ngƣời bán không hề gặp gỡ với nhau nhƣng vẫn mua, bán và trao đổi đƣợc với nhau). Ví dụ: Thị trƣờng chứng khoán thì ngƣời mua và ngƣời bán thông qua thông tin để trao đổi với nhau. 6
  13. + Thị trƣờng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là một khâu hết sức quan trọng của quá trình tái sản xuất. "Cầu" đây là cầu vô hình và thông qua nó mục tiêu của nó là sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Chỉ có thông qua thị trƣờng thì mục tiêu của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng mới thực hiện đƣợc. + Thị trƣờng là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế hình thành trong các hoạt động mua, bán hàng hoá dịch vụ. 1.2.4.2. Vai trò của thị trường - Đối với doanh nghiệp: + Thị trƣờng là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng + Thị trƣờng đƣợc coi là môi trƣờng kinh doanh, là nơi phản ánh và kiểm nghiệm chính xác nhất quyết định của doanh nghiệp khi lựa chọn phƣơng án sản xuất kinh doanh. Dựa vào thị trƣờng doanh nghiệp mới đánh giá đƣợc quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tốt hay không tốt. - Đối với Nhà nƣớc: thị trƣờng là đối tƣợng, là căn cứ để Nhà nƣớc đề ra các chính sách kinh tế phù hợp nhằm điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Ngoài ra, vai trò của thị trƣờng còn thể hiện thông qua các chức năng của nó. 1.2.4.3. Chức năng và quy luật hoạt động của thị trường - Thị trƣờng có 4 chức năng: + Thừa nhận, chấp nhận hàng hoá dịch vụ. Trong điều kiện của kinh tế thị trƣờng mỗi một doanh nghiệp có điều kiện sản xuất khác nhau, chi phí sản xuất khác nhau, sản phẩm đƣa ra thị trƣờng nếu thị trƣờng thừa nhận, ngƣời mua chấp nhận thì hàng hoá đó bán đƣợc. + Thực hiện (giá trị và giá trị sử dụng). Vì khi quá trình mua - bán diễn ra suôn sẻ thì ngƣời bán thu về giá trị (tiền) và ngƣời mua thu về giá trị sử dụng. + Điều tiết kích thích sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Khi nói đến thị trƣờng phải nói đến bàn tay vô hình đó là giá của thị trƣờng. + Cung cấp thông tin. Thông tin chính là chức năng phát tín hiệu của thị trƣờng cho ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất biết: Giá cả hàng hoá - dịch vụ; Quan hệ cung - cầu về 1 hàng hoá - dịch vụ nào đó; Phƣơng thức thanh toán khi mua bán hàng hoá - dịch vụ. - Quy luật của thị trƣờng: Quy luật hoạt động của thị trƣờng chính là quy luật của sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Ở đâu có thị trƣờng ở đó có sự hoạt động khách quan của 3 quy luật sau đây: + Quy luật giá trị: là quy luật cơ bản của sản xuất và lƣu thông hàng hoá. 7
  14. + Quy luật cung cầu: thể hiện quan hệ kinh tế lớn nhất của thị trƣờng và thông qua quan hệ này thì giá cả thị trƣờng đƣợc hình thành. Ví dụ: Khi cung > cầu thì P giảm, khi cung < cầu thì P tăng, khi cung = cầu thì giá cân bằng. + Quy luật cạnh tranh: thể hiện cơ chế hoạt động của thị trƣờng và cơ chế này xuất phát từ mục tiêu của các cá nhân tham gia thị trƣờng. 1.2.4.4. Phân loại thị trường Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ngƣời ta thƣờng dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại thị trƣờng: * Căn cứ vào phạm vi (hàm ý là mặt không gian mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi): - Thị trƣờng trong nƣớc (nội địa): việc trao đổi chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia nào đó. - Thị trƣờng quốc tế: việc mua - bán diễn ra bên ngoài biên giới quốc gia. - Thị trƣờng thành thị và thị trƣờng nông thôn - Thị trƣờng đồng bằng và thị trƣờng miền núi.... * Dựa vào đặc điểm, tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất: - Thị trƣờng hàng tiêu dùng: ở đó chỉ có hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng (thị trƣờng mua bán nông sản, thực phẩm, hàng hoá công nghiệp tiêu dùng.........) - Thị trƣờng yếu tố sản xuất: ở đó diễn ra các hoạt động mua bán các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất (Ví dụ: Thị trƣờng đất đai, lao động, vốn,...). Nếu theo cách phân loại thứ 2 này thì dƣới góc độ vi mô thì nền kinh tế này chỉ có 2 tác nhân là các doanh nghiệp và hộ gia đình. Và gắn liền với nó ta chỉ thấy có 2 loại thị trƣờng là thị trƣờng hàng hoá - dịch vụ và thị trƣờng yếu tố sản xuất. Trong thị trƣờng hàng hoá - dịch vụ các doanh nghiệp là ngƣời cung ứng và hộ gia đình là những ngƣời mua các hàng hoá đó (cầu). Trong thị trƣờng yếu tố sản xuất thì các doanh nghiệp là ngƣời đóng vai trò mua các yếu tố sản xuất, còn các hộ gia đình là ngƣời cung ứng. * Căn cứ theo các khâu của quá trình lƣu thông hàng hoá - dịch vụ Hàng hoá từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng thông qua các khâu nào? - Thị trƣờng bán buôn là nơi diễn ra sự mua bán hàng hoá - dịch vụ giữa ngƣời sản xuất và các tổ chức thƣơng mại. - Thị trƣờng bán lẻ là nơi diễn ra hoạt động mua bán giữa các tổ chức thƣơng mại và những ngƣời tiêu dùng. * Căn cứ vào vai trò của ngƣời mua và ngƣời bán trong việc quyết định 2 yếu tố giá thị trƣờng và lƣợng hàng hoá - dịch vụ: thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo và thị trƣờng độc quyền (độc quyền bán, độc quyền mua), thị trƣờng cạnh tranh độc quyền 8
  15. và độc quyền tập đoàn. 1.3. LỰA CHỌN KINH TẾ TỐI ƢU 1.3.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn - Nội dung: Lý thuyết lựa chọn tìm cách lý giải cách thức các nhân vật khác nhau sử dụng để đƣa ra quyết định của mình. Lý thuyết này giải thích vì sao họ lại đƣa ra sự lựa chọn và cách đƣa ra sự lựa chọn. - Tại sao phải lựa chọn và tại sao chúng ta có thể lựa chọn? Phải tiến hành sự lựa chọn vì các nguồn lực có hạn và các nguồn lực có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nếu đã sử dụng vào việc này thì không đƣợc sử dụng vào việc khác, cùng các yếu tố đầu vào có thể tạo ra các đầu ra khác nhau. - Mục tiêu của sự lựa chọn: + Hạ thấp chi phí, tối đa hoá lợi nhuận đối với ngƣời sản xuất. + Tối đa hoá lợi ích, độ thoả dụng đối với ngƣời tiêu dùng. - Lợi ích đạt được khi lựa chọn đúng: Đạt đƣợc lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trƣờng, đem đến sự an toàn, an ninh quốc gia. - Bản chất của sự lựa chọn: là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con ngƣời, xã hội và của thị trƣờng để đƣa ra các quyết định tối ƣu đối với vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào, sản xuất cho ai trong giới hạn nguồn lực hiện có. 1.3.2. Phƣơng pháp lựa chọn kinh tế tối ƣu - Cách 1: Sử dụng bài toán tối ưu - Cách 2: Sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (đƣờng năng lực sản xuất) là một đƣờng biểu thị lƣợng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể đạt đƣợc bằng nguồn lực hiện có. Các điểm nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất đều coi là có hiệu quả vì đã sử dụng hết nguồn lực. Những điểm tối ƣu phải thỏa mãn hai điều kiện sau: + Nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất. + Thoả mãn tối đa nhu cầu của xã hội và của thị trƣờng. Các điểm nằm trong đƣờng giới hạn sản xuất là các điểm không hiệu quả vì chƣa tận dụng hết các nguồn lực hiện có. Các điểm nằm ngoài đƣờng giới hạn sản xuất là các điểm không khả thi vì nó vƣợt quá nguồn lực hiện có. Điểm nào là điểm tối ƣu phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, từng quốc gia và cầu thị trƣờng, mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn khác nhau. Sự thay đổi công nghệ sẽ làm cho đƣờng PPF dịch chuyển ra ngoài. Có thể minh họa đường năng lực sản xuất qua ví dụ sau: Ví dụ: Khả năng sản xuất có thể thay thế nhau (lƣơng thực và quần áo). 9
  16. Bảng 1.1: Giới hạn năng lực sản xuất Phƣơng án Lƣơng thực (tấn) Quần áo (triệu đồng) A 0 4 B 1 3,5 C 2 3 D 3 2 E 4 0 Lƣơng 4 E Đƣờng PPF thực  M (không đạt tới) G C (SX không hiệu quả) A 0 4 Quần áo Hình 1.2. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất Qua đƣờng năng lực sản xuất này ta thấy, điểm hiệu quả nhất là điểm C vì nó vừa nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất vừa thoả mãn tối đa nhu cầu lƣơng thực và quần áo. Điểm M là điểm không khả thi vì nó vƣợt quá nguồn lực hiện có. Điểm G là điểm không hiệu quả vì chƣa tận dụng hết các nguồn lực hiện có. Còn điểm A là điểm chỉ có lƣợng quần áo tối đa còn lƣợng lƣơng thực lại bằng 0, điểm E có lƣợng lƣơng thực tối đa còn quần áo lại bằng 0. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất ( đƣờng PPF)có chi phí cơ hội không thay đổi tại mọi khả năng. Ví dụ: Khả năng sản xuất có thể thay thế nhau (lƣơng thực và quần áo). Bảng 1.2. Khả năng sản xuất có thể thay thế nhau Phƣơng án Lƣơng thực (tấn) Quần áo (triệu đồng A 0 4 B 1 3 C 2 2 D 3 1 E 4 0 10
  17. Lƣơng thực 4 0 4 Quần áo Hình 1.3: Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất 1.3.3. Ảnh hƣởng của một số quy luật kinh tế đến việc lựa chọn kinh tế tối ƣu 1.3.3.1. Quy luật khan hiếm Nội dung: Mọi hoạt động của con ngƣời trong đó có hoạt động kinh tế đều sử dụng các nguồn lực. Các nguồn lực đều khan hiếm, có giới hạn đặc biệt là các nguồn lực tự nhiên khó hoặc không thể tái sinh. Sự khan hiếm các nguồn lực là do: - Dân số tăng dẫn tới nhu cầu sử dụng nguồn lực tăng. - Do cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu mới các tác nhân trong nền kinh tế phải cải tiến, thay đổi phƣơng thức hành động vì vậy nhu cầu sử dụng nguồn lực tăng lên. Trong thực tế, giá các sản phẩm thể hiện sự khan hiếm. Nhu cầu của xã hội và của con ngƣời ngày càng tăng trong khi các nguồn lực có hạn và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Bởi vậy, sự lựa chọn đặt ra nhƣ một vấn đề tất yếu khi quyết định sản xuất cái gì, nhƣ thế nào, cho ai? doanh nghiệp phải căn cứ vào khả năng hiện có để phân bổ, sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả và thoả mãn đƣợc tối đa cầu của thị trƣờng, lại phải đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Điều đó chứng tỏ quy luật khan hiếm có ảnh hƣởng đến sự lựa chọn của các doanh nghiệp cũng nhƣ các tác nhân khác trong nền kinh tế. 1.3.3.2. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng Nội dung: Chi phí cơ hội để tạo ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng thêm, điều đó có nghĩa: để sản xuất ra thêm những lƣợng hàng hoá dịch vụ nhất định ta phải hy sinh ngày càng nhiều các dịch vụ hàng hoá khác bởi vì: - Nguồn lực trong xã hội ngày càng khan hiếm - Xã hội càng phát triển, công nghệ kỹ thuật ngày càng cao thì các cách thức sản xuất ra hàng hoá dịch vụ ngày càng phát triển, bởi vậy mà chi phí cơ hội ngày càng cao. Tuy nhiên, trong nền kinh tế khi mà các nguồn lực không đƣợc sử dụng hết, thì chi phí cơ hội của xã hội để sản xuất ra thêm sản phẩm có thể gần nhƣ bằng 0. Tác động của quy luật: Quy luật này giúp cho chúng ta tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì, nhƣ thế nào là có lợi nhất. 11
  18. 1.3.3.3. Quy luật lợi suất giảm dần Nội dung: Nếu ta liên tục tăng thêm một đầu vào biến đổi trong khi tất cả các đầu vào khác là cố định trong một điều kiện trình độ kỹ thuật nhất định dẫn tới tổng sản lƣợng tăng lên trong giai đoạn nhất định, nhƣng đến một ngƣỡng nào đó thì sản lƣợng tăng thêm và tổng sản lƣợng sẽ giảm đi. Cần phân biệt với hai trƣờng hợp sau đây: - Lợi suất không đổi theo quy mô: Tình huống này đƣợc dùng để chỉ sự tăng thêm cân đối về quy mô sản xuất - khi tất cả các đầu vào đều tăng theo cùng một tỷ lệ cùng một lúc thì đầu ra cũng tăng theo tỷ lệ đó. - Lợi suất tăng theo quy mô: Nghĩa là tăng tất cả các đầu vào cùng một lúc và cùng một tỷ lệ. Trong quá trình sản xuất có thể làm cho hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn và do đó sản lƣợng có thể tăng hơn tỷ lệ tăng của đầu vào, hiện tƣợng này đƣợc gọi là lợi suất tăng theo quy mô. Tác động của quy luật: Nghiên cứu quy luật giúp cho các doanh nghiệp tính toán lựa chọn các đầu vào của quá trình sản xuất một cách tối ƣu hơn. 12
  19. NỘI DUNG ÔN TẬP I. LÝ THUYẾT Câu hỏi tự luận Câu 1. Kinh tế học là gì? Sự giống và khác nhau giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? Tại sao nói “Kinh tế học là lý thuyết về sự lựa chọn”? Câu 2. So sánh kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc? Ví dụ minh hoạ? Câu 3. Thế nào là đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (PPF)? Cho ví dụ? Câu 4. Liệt kê và giải thích ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế? Giả sử bạn đang bị lạc trên một hoang đảo, hãy cho biết bạn đang gặp phải những vấn đề kinh tế cơ bản nào, giải thích? Câu 5. Có mấy mô hình nền kinh tế? Nêu đặc điểm của từng mô hình? Câu 6. Vẽ mô hình luồng luân chuyển kinh tế? Giải thích mô hình? Câu hỏi đúng/sai và giải thích Câu 1. Cái gì, nhƣ thế nào và cho ai là các câu hỏi then chốt của một hệ thống kinh tế. Câu 2. Một ngƣời ra quyết định hợp lý luôn dự đoán tƣơng lai một cách chính xác. Câu 3. Chi phí chìm không biểu thị chi phí cơ hội. Câu 4. Nếu đƣờng giới hạn khả năng sản xuất của một nƣớc đang đƣợc mở rộng thì nƣớc đó không có mối lo từ việc dân số tăng. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Lý do nào sau đây không phải là lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học: A. Để biết cách thức ngƣời ta phân bổ các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa. B. Để biết cách đánh đổi số lƣợng hàng hóa lấy chất lƣợng cuộc sống C. Để tránh những nhầm lẫn trong phân tích các chính sách công cộng. D. Tất cả các lý do trên đều là những lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học. Câu 2. Kinh tế học: A. Nghiên cứu những hoạt động gắn với tiền và những giao dịch trong trao đổi giữa mọi ngƣời. B. Nghiên cứu sự phân bổ các tài nguyên khan hiếm cho sản xuất và việc phân bổ các hàng hóa dịch vụ. C. Nghiên cứu của cải D. Tất cả các lý do trên Câu 3. Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế học vi mô phải giải quyết là: A. Thị trƣờng 13
  20. B. Tiền C. Tìm kiếm lợi nhuận D. Sự khan hiếm Câu 4. Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (PPF): A. Cung cầu B. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần. C. Sự khan hiếm. D. Chi phí cơ hội Câu 5. Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? số lƣợng bao nhiêu? sản xuất nhƣ thế nào? sản xuất cho ai? xuất phát từ đặc điểm: A. Nguồn cung của nền kinh tế B. Đặc điểm tự nhiên C. Tài nguyên có giới hạn D. Nhu cầu của xã hội Câu 6. Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các quyết định của hãng và hộ gia đình đƣợc gọi là: A. Kinh tế vĩ mô B. Kinh tế vi mô C. Kinh tế thực chứng D. Kinh tế gia đình Câu 7. Điều nào dƣới đây là tuyên bố thực chứng: A. Tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế cung nhà ở B. Lãi suất cao là không tốt đối với nền kinh tế C. Các chủ nhà nên đƣợc tự do đặt giá tiền thuê nhà D. Chính phủ cần kiểm soát các mức tiền thuê do chủ nhà đặt Câu 8. Điều nào dƣới đây không đƣợc coi là bộ phận của chi phí cơ hội của việc đi học đại học: A. Học phí B. Chi phí ăn uống C. Thu nhập lẽ ra có thể kiếm đƣợc nếu không đi học D. Tất cả các điều trên Câu 9. Vấn đề nào dƣới đây thuộc kinh tế vi mô: A. Các nguyên nhân làm giá cam giảm B. Các nguyên nhân làm giảm mức giá chung C. Nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế D. Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát 14
nguon tai.lieu . vn