Xem mẫu

  1. LỜI NÓI ĐẦU Kế toán doanh nghiệp là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ sở trong cơ cấu kiến thức và khung chƣơng trình đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Nam Định. Để giúp cho các giảng viên, giáo viên, sinh viên có tài liệu giảng dạy, nghiên cứu và học tập, Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Nam Định tổ chức biên soạn tập bài giảng “Kế toán doanh nghiệp”. Tập bài giảng gồm 7 chƣơng trình bày khá đầy đủ và chi tiết các phần hành kế toán trong doanh nghiệp và là tài liệu học tập cần thiết cho sinh viên. Tham gia biên soạn tập bài giảng này gồm có: - ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Dung – Chủ biên - ThS. Trần Thị Khánh Linh – Thành viên Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng trong quá trình biên soạn tập bài giảng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ban biên soạn rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của ngƣời đọc để có thể hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! BAN BIÊN SOẠN i
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................i CHƢƠNG 1.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP ............1 1.1. Những vấn đề chung về kế toán trong doanh nghiệp ............................................... 1 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................1 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán .....................................................................................2 1.1.3. Nội dung công tác kế toán ..............................................................................2 1.1.4. Các nguyên tắc kế toán cơ bản .......................................................................3 1.2. Nội dung của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp .................................... 5 1.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán ....................................................5 1.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán ở doanh nghiệp .......................... 6 1.2.3. Tổ chức lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp .................................7 1.2.4. Tổ chức áp dụng chế độ sổ kế toán ............................................................... 15 1.2.5. Tổ chức công tác lập và phân tích báo cáo tài chính ....................................16 1.2.6. Tổ chức kiểm kê tài sản ................................................................................16 1.2.7. Tổ chức kiểm tra kế toán ..............................................................................17 CHƢƠNG 2. ..................................................................................................................18 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, TIỀN VAY VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN .... 18 2.1. Kế toán vốn bằng tiền ............................................................................................. 18 2.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền và nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền ................18 2.1.2. Kế toán tiền tại quỹ của doanh nghiệp .......................................................... 18 2.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng ...........................................................................24 2.1.4. Kế toán tiền đang chuyển ..............................................................................28 2.2. Kế toán tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán ........................................................ 30 2.2.1. Kế toán tiền vay ............................................................................................ 30 2.2.2. Kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp ....................................33 BÀI TẬP ÔN TẬP ........................................................................................................79 CHƢƠNG 3. ..................................................................................................................83 KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG .....................83 3.1. Kế toán tiền lƣơng .................................................................................................. 83 3.1.1. Khái niệm ......................................................................................................83 3.1.2. Các hình thức trả lƣơng ................................................................................ 83 3.1.3. Nguyên tắc trả lƣơng..................................................................................... 84 3.1.4. Chứng từ sử dụng .......................................................................................... 84 3.1.5. Tài khoản sử dụng ......................................................................................... 85 3.1.6. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu .......................................... 85 ii
  3. 3.2. Kế toán các khoản trích theo lƣơng ........................................................................ 87 3.2.1. Khái niệm ......................................................................................................87 3.2.2. Chứng từ sử dụng .......................................................................................... 87 3.2.3. Tài khoản sử dụng ......................................................................................... 88 3.2.4. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ..........................................88 BÀI TẬP ÔN TẬP ........................................................................................................89 CHƢƠNG 4. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ ...................92 4.1. Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ nhỏ ........................... 92 4.1.1. Khái niệm ......................................................................................................92 4.1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ .................................................92 4.1.3. Tính giá nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ ..................................................93 4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ .............................................. 95 4.2.1. Trƣờng hợp doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên ......................................................................95 4.2.2. Trƣờng hợp doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ .............................................................................103 BÀI TẬP ÔN TẬP ......................................................................................................107 CHƢƠNG 5. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ...........................................................109 5.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định .............................................................. 109 5.1.1. Khái niệm tài sản cố định............................................................................109 5.1.2. Đặc điểm tài sản cố định .............................................................................109 5.2. Phân loại, đánh giá tài sản cố định .......................................................................109 5.2.1. Phân loại tài sản cố định .............................................................................109 5.2.2. Đánh giá tài sản cố định ..............................................................................111 5.3. Kế toán tài sản cố định hữu hình và vô hình ........................................................ 112 5.3.1. Khái niệm ....................................................................................................112 5.3.2. Chứng từ sử dụng ........................................................................................113 5.3.3. Tài khoản sử dụng .......................................................................................113 5.3.4. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ........................................114 5.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định ..........................................................................121 5.4.1. Khái niệm ....................................................................................................121 5.4.2. Phƣơng pháp khấu hao tài sản cố định .......................................................121 5.4.3. Tài khoản sử dụng .......................................................................................123 5.4.4. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ........................................123 BÀI TẬP ÔN TẬP ......................................................................................................125 CHƢƠNG 6. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP ........................................................................................128 iii
  4. 6.1. Chi phí sản xuất ....................................................................................................128 6.1.1. Khái niệm ....................................................................................................128 6.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ...........................................................................128 6.1.3. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất .........................................................129 6.2. Giá thành sản phẩm .............................................................................................. 130 6.2.1. Khái niệm ....................................................................................................130 6.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm .....................................................................130 6.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .........................131 6.2.4. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm ............132 6.2.5. Các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm .................................................133 6.3. Kế toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên .....................135 6.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................................................135 6.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................................................137 6.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ...................................................................138 6.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ............140 6.4. Kế toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ .............................. 144 6.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ....................................................144 6.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................................................145 6.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ...................................................................146 BÀI TẬP ÔN TẬP ......................................................................................................146 CHƢƠNG 7. KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ...147 7.1. Kế toán bán hàng ..................................................................................................147 7.1.1. Khái niệm bán hàng ....................................................................................147 7.1.2. Doanh thu bán hàng và thời điểm ghi nhận doanh thu ...............................147 7.1.3. Các phƣơng thức bán hàng .........................................................................147 7.1.4. Chứng từ sử dụng ........................................................................................149 7.1.5. Tài khoản sử dụng .......................................................................................149 7.1.6. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ........................................152 7.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu .................................................................156 7.2.1. Khái niệm ....................................................................................................156 7.2.2. Chứng từ sử dụng ........................................................................................156 7.2.3. Tài khoản sử dụng .......................................................................................157 7.2.4. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ........................................157 7.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp..................................159 7.3.1. Kế toán chi phí bán hàng ............................................................................159 7.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ........................................................162 7.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ...................................................................167 iv
  5. 7.4.1. Khái niệm ....................................................................................................167 7.4.2. Phƣơng pháp xác định kết quả kinh doanh .................................................167 7.4.3. Tài khoản sử dụng .......................................................................................167 7.4.4. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ........................................168 7.5. Báo cáo tài chính ..................................................................................................169 7.5.1. Khái niệm, mục đích, đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính .......................169 7.5.2. Thời gian lập và gửi báo cáo tài chính ........................................................170 7.5.3. Phƣơng pháp lập báo cáo tài chính .............................................................171 BÀI TẬP ÔN TẬP ......................................................................................................203 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................vi v
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Tên bảng Nội dung Trang Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái ...............................8 Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ ..............................10 Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ................................11 Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ .........................13 Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ..................14 Bảng 7.1: Mẫu “Bảng cân đối kế toán” .......................................................................172 Bảng 7.2: Mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” ...........................................176 Bảng 7.3: Mẫu “Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo phƣơng pháp trực tiếp” .................180 Bảng 7.4: Mấu “Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo phƣơng pháp gián tiếp” .................182 Bảng 7.5: Mẫu “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” ..................................................184 i
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung GTGT Thuế giá trị gia tăng VNĐ Việt Nam đồng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TN Thu nhập TNCN Thu nhập cá nhân TTĐB Tiêu thụ đặc biệt XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu XNK Xuất nhập khẩu BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn HHDV Hàng hóa dịch vụ TK Tài khoản DN Doanh nghiệp KQKD Kết quả kinh doanh CSKD Cơ sở kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản ii
  8. CHƢƠNG 1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về kế toán trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Hạch toán kế toán ra đời là tất yếu khác quan của nền sản xuất xã hội để phục vụ quản lý kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kế toán một môn khoa học cũng đã có sự thay đồi, phát triển không ngừng về nội dung, phƣơng pháp để đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội. Theo Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dƣới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Trong doanh nghiệp, kế toán đo lƣờng, ghi chép toàn bộ mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh, sau đó xử lý tổng hợp cung cấp các thông tin kinh tế tài chính về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, hƣ tình hình sử dụng vật tƣ, lao động, tiền vốn, chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, doanh thu bán hàng, lãi, lỗ kinh doanh, tình hình và biến động của tài sản doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, đối với doanh nghiệp, kế toán là phƣơng tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp với các đối tƣợng có quan hệ với doanh nghiệp, nó cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính hữu ích cho các đối tƣợng trong việc đề ra các quyết định kinh tế hợp lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong Luật kế toán có quy định về kế toán tài chính và kế toán quản trị, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. - Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tƣợng sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. - Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu của quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ kế toán. - Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế và tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị kế toán. 1
  9. - Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tƣợng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp.Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán. - Đơn vị kế toán: Đơn vị kế toán là bất kỳ một đơn vị kinh tế nào có kiểm soát các tài sản, các nguồn lực và tiến hành các công việc, các nghiệp vụ kinh doanh mà đơn vị đó phải ghi chép, tổng hợp và báo cáo. - Đơn vị tiền tệ kế toán: Đơn vị tiền tệ kế toán là đơn vị tiền tệ đƣợc sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Thƣớc đo tiền tệ là thƣớc đo chủ yếu trong kế toán dùng để biểu hiện giá trị các loại tài sản khác nhau nhờ đó mà kế toán có thể ghi chép, thu thập, xử lý thông tin và lập báo cáo tài chính. - Kỳ kế toán: Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tái chính. 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán Điều 5 Luật kế toán quy định các nhiệm vụ của kế toán bao gồm: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính; các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vu yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của các đơn vị kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào các nhiệm vụ quy định cho kế toán nói chung, kế toán tài chính doanh nghiệp xác định các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chức năng, yêu cầu trong doanh nghiệp. 1.1.3. Nội dung công tác kế toán Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự vận động của tài sản hình thành nên các nghiệp vụ kinh tế tài chính rất phong phú đa dạng với nội dung, mức độ, tính chất phức tạp khác nhau. Điều này đòi hỏi kế toán phản ánh, ghi chép, xử lý, phân loại và tổng hợp một cách kịp thời, đầy đủ, toàn diện và có hệ thống theo các nguyên tắc, chuẩn mực và những phƣơng pháp khoa học của kế toán tài chính. Tuy các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đa dạng, khác nhau, song căn cứ vào đặc điểm tình hình và sự vận động của tài sản cũng nhƣ nội dung, tính chất cùng loại của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính, thì toàn bộ công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: 2
  10. + Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu + Kế toán hàng tồn kho + Kế toán tài sản cố định + Kế toán đầu tƣ tài chính + Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng + Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm + Kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả + Kế toán các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu + Báo cáo tài chính Những nội dung trên của kế toán tài chính đƣợc Nhà nƣớc quy định thống nhất từ việc lập chứng từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, cũng nhƣ nội dung, phƣơng pháp ghi chép trên các tài khoản kế toán, sổ sách kế toán tổng hợp và việc lập hệ thống báo cáo tài chính phục vụ cho công tác điều hành, quản lý thống nhất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chƣơng II của Luật kế toán quy định nội dung công tác kế toán bao gồm: + Chứng từ kế toán + Tài khoản kế toán và sổ kế toán + Báo cáo tài chính + Kiểm tra kế toán + Kiểm kê tài sản, bảo quản, lƣu trữ tài liệu kế toán + Công việc kế toán trong trƣờng hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất. Sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. 1.1.4. Các nguyên tắc kế toán cơ bản Các nguyên tắc cơ bản là các chuẩn mực và hƣớng dẫn phục vụ việc lập báo cáo tài chính đạt mục tiêu dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh. Để đảm bảo thông tin kế toán cung cấp cho đối tƣợng theo những mục tiêu đã đề ra, kế toán phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Cơ sở dồn tích:Mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải đƣợc ghi vào sổ kế toán vào thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền. Báo cáo tài chính đƣợc lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh nhƣ bình thƣờng trong tƣơng lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng nhƣ không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trƣờng hợp 3
  11. thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và giải thích cơ sở đó sử dụng để lập báo cáo tài chính. Việc ghi chép kế toán đƣợc đặt trên giả thiết là doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất không bị giải thể trong tƣơng lai gần (thƣờng 12 tháng). Vì doanh nghiệp tiếp tục hoạt động không bị giải thể trong tƣơng lai gần, nên doanh nghiệp không quan tâm đến giá trị thị trƣờng những của tài sản, vốn, công nợ theo giá gốc chứ không phải phản ánh theo giá trị thị trƣờng (trừ những trường hợp theo nguyên tắc cẩn trọng). Giá gốc: Tài sản phải đƣợc ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản đƣợc ghi nhận theo số tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đƣợc ghi nhận. Giá gốc của tài sản không đƣợc thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các loại tài sản phải đƣợc ghi chép, phản ánh theo giá gốc của chúng, tức là theo số tiền mà đơn vị đã bỏ ra để có đƣợc những tài sản đó. Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu với chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tƣơng ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tƣơng ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu, chi phí của các kỳ trƣớc và chi phí của các kỳ sau nhƣng liên quan đến doanh thu đó. Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phƣơng pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải đƣợc áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trƣờng hợp có sự thay đổi chính sách và phƣơng pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình đƣợc lý do và sự ảnh hƣởng của sự thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính. Thực hiện đƣợc nguyên tắc nhất quán sẽ đảm bảo cho số liệu thông tin của kế toán trung thực, khách quan và đảm bảo tính thống nhất, so sánh đƣợc các chỉ tiêu của các kỳ với nhau. Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ƣớc tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: - Phải lập các khoản dự phòng nhƣng không đƣợc lập quá lớn; - Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ và chi phí; - Doanh thu và thu nhập chỉ đƣợc ghi nhận khi có bằng cứ chắc chắn về khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế, còn chi phí phải đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh. 4
  12. Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin đƣợc coi là trọng yếu trong trƣờng hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu sự chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót đƣợc đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải đƣợc xem xét trên cả phƣơng diện định lƣợng và định tính. Nguyên tắc này chú trọng đến các yếu tố, các khoản mục phí mang tính trọng yếu quyết định bản chất, nội dung của các sự kiện kinh tế, đồng thời lại cho phép bỏ qua không ghi chép các nghiệp vụ, sự kiện không quan trọng, không làm ảnh hƣởng tới bản chất, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1.2. Nội dung của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp 1.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là phƣơng tiện chứng minh bằng giấy tờ về sự phát sinh và hoàn thành của nghiệp vụ kinh tế tài chính tại một hoàn cảnh (không gian, thời gian) nhất định. Bản chứng từ là chứng minh về tính hợp pháp đồng thời là phƣơng tiện thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế. Theo Luật Kế toán Việt Nam: “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”. Doanh nghiệp phải tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán đã đƣợc quy định theo Luật kế toán và chế độ về chứng từ kế toán doanh nghiệp nhƣ sau: - Tổ chức việc lập, ký chứng từ kế toán Khi có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải tổ chức lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ đƣợc lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Chứng từ kế toán phải đƣợc lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trƣờng hợp chứng từ kế toán chƣa có quy định mẫu thì doanh nghiệp đƣợc tự lập chứng từ kinh tế nhƣng phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Luật kế toán. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không đƣợc viết tắt, không đƣợc tẩy xoá sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xoá sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ sai. Chứng từ kế toán phải đƣợc lập đủ số liên quy định. Trƣờng hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp thì liên gửi cho bên ngoài có dấu của doanh nghiệp. 5
  13. Ngƣời lập, ngƣời ký duyệt và những ngƣời khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải đƣợc ký bằng bút mực. Không đƣợc ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khác sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một ngƣời phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do ngƣời có thẩm quyền hoặc đƣợc uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chƣa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của ngƣời ký. Chứng từ kế toán chi tiền phải do ngƣời có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trƣởng hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền ký trƣớc khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. - Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán Để phục vụ cho công tác quản lý và công tác hạch toán kế toán, chứng từ kế toán phải luôn vận động từ bộ phận này sang bộ phận khác, theo một trật tự nhất định phù hợp với từng loại chứng từ và loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tạo thành một chu trình gọi là sự luân chuyển của chứng từ. Các giai đoạn của quá trình luân chuyển chứng từ bao gồm: + Lập chứng từ (hoặc tiếp nhận các chứng từ đã lập từ bên ngoài). + Kiểm tra chứng từ về nội dung và hình thức (kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ qua các yếu tố cơ bản của chứng từ). + Sử dụng để ghi sổ, chỉ đạo nghiệp vụ (cung cấp thông tin cho chỉ đạo nghiệp vụ, phân loại chứng từ, lập định khoản kế toán tƣơng ứng với nội dung chứng từ và ghi sổ kế toán). + Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán. + Lƣu trữ chứng từ (theo thời gian quy định), huỷ chứng từ (khi hết hạn lƣu trữ). 1.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán ở doanh nghiệp Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về hệ thống tài khoản kế toán, kể cả mã số và tên gọi, nội dung, kết cấu và phƣơng pháp kế toán của từng tài khoản kế toán. Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành, doanh nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của doanh nghiệp mình cũng nhƣ đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý để nghiên cứu, lựa chọn các tài khoản kế toán phù hợp, cần thiết để hình thành một hệ thống tài khoản kế toán cho đơn vị mình. Theo chế độ hiện hành, hiện có 2 hệ thống tài khoản để doanh nghiệp có thể lựa chọn là hệ thống tài khoản ban hành kèm theo thông tƣ 200/ TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014 và hệ thống tài khoản ban hành kèm theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6
  14. 1.2.3. Tổ chức lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lƣợng sổ, kết cấu các loại sổ, mẫu sổ và mối quan hệ giữa các loại sổ với trình tự và phƣơng pháp ghi sổ nhất định để ghi chép, tổng hợp, hệ thống hóa số liệu từ chứng từ gốc vào các sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Kế toán trƣởng căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ quy mô và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, căn cứ vào trình độ cán bộ kế toán và phƣơng tiện tính toán để lựa chọn hình kế toán thích hợp áp dụng cho đơn vị. Theo chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp đƣợc áp dụng một trong 5 hình thức kế toán sau: (1) Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; (2) Hình thức kế toán Nhật ký chung; (3) Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; (4) Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ; (5) Hình thức kế toán trên máy vi tính; Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lƣợng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phƣơng pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. 1.2.3.1. Hình thức kế toán Nhật ký - sổ cái a. Đặc điểm Đây là hình thức kế toán đơn giản bởi đặc trƣng về số lƣợng, kết cấu các loại sổ cũng nhƣ về trình tự hạch toán. - Trong hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. - Tách rời việc ghi chép kế toán ở tài khoản cấp 1 với việc ghi chép kế toán ở các tài khoản chi tiết và ghi ở 2 loại sổ kế toán khác nhau là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Không cần lập bảng đối chiếu số phát sinh của các tài khoản cấp 1 vì có thể kiểm tra đƣợc trính chính xác của việc ghi chép ở các tài khoản kế toán cấp 1 ngay ở dòng tổng cộng số phát sinh trong sổ nhật ký sổ cái b. Hệ thống sổ kế toán Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký - Sổ Cái; - Sổ kế toán chi tiết: Thẻ kế toán chi tiết, sổ chi tiết vật tƣ, sổ chi tiết phải thu của khách hàng, phải trả ngƣời bán …. c. Ƣu nhƣợc điểm: 7
  15. - Ƣu điểm: Đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, phù hợp với đơn vị có quy mô nhỏ có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nội dung đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số ngƣời làm kế toán ít. - Nhƣợc điểm: Không áp dụng tại các đơn vị có quy mô lớn và vừa, có nhiều nghiệp vụ phát sinh, nội dung phức tạp, sử dụng nhiều tài khoản.., kết cấu số không thuận tiện cho nhiều ngƣời ghi sổ cùng lúc nên việc báo cáo thƣờng chậm trễ. d. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Chứng từ kế toán Sæ, thÎ Sổ,to¸n kÕ thẻ Sổ quỹ Bảng tổng kế toán chi tiÕt hợp chứng chi tiết từ kế toán cùng loại Bảng NHẬT KÝ – SỔ CÁI tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái 1.2.3.2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ a. Đặc điểm Là hình thức kế toán thƣờng đƣợc sử dụng ở các doanh nghiệp có quy mô vừa, sử dụng nhiều tài khoản kế toán. Hình thức này tách rời việc ghi sổ theo trình tự thời gian với việc ghi chép theo nội dung kinh tế các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái 8
  16. Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế và đƣợc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải đƣợc kế toán trƣởng duyệt trƣớc khi ghi sổ kế toán. Việc ghi sổ kế toán chi tiết đƣợc căn cứ vào các chứng từ kế toán đính kèm theo chứng từ ghi sổ. Nhƣ vậy, việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi chép kế toán chi tiết là tách rời nhau. Mỗi tài khoản kế toán cấp 1 đƣợc ghi ở một tờ sổ riêng nên cuối tháng phải lập Bảng đối chiếu số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ cái b. Hệ thống sổ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Sổ kế toán tổng hợp : + Chứng từ ghi sổ; + Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; + Sổ Cái; - Sổ kế toán chi tiết: + Sổ kế toán chi tiết vật tƣ, Thẻ kế toán chi tiết. + Sổ chi tiết phải thu của khách hàng, phải trả ngƣời bán … c. Ƣu nhƣợc điểm Ƣu điểm: Dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, công việc kế toán đƣợc phân đều trong tháng, dễ phân chia công việc. Phù hợp với nhiều loại hình, quy mô đơn vị. Nhƣợc điểm: Ghi chép bị trùng lặp, tăng khối lƣợng công việc, giảm năng suất và hiệu quả công tác kế toán. d. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 9
  17. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sæ, thÎ Sổ, thẻ Bảng tổng hợp kÕ to¸n kế toán chứng từ kế toán chi chi tiÕt tiết cùng loại Sổ đăng ký CHỨNG TỪ GHI SỔ chứng từ ghi sổ Bảng Sổ Cái tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 1.2.3.3. Hình thức kế toán Nhật ký chung a. Đặc điểm Là hình thức kế toán đơn giản, đƣợc sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, đã sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Nhƣ vậy, hình thức này cũng có đặc điểm giống hình thức chứng từ ghi sổ nhƣng khác là không cần lập chứng từ ghi sổ mà chi căn cứ chứng từ kế toán để lập định khoản trực tiếp vào sổ Nhật ký chung hoặc nhật ký đặc biệt. Sau đó, căn cứ định khoản trong các sổ nhật ký này để ghi sổ cái. 10
  18. b. Hệ thống sổ kế toán Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. c. Ƣu nhƣợc điểm Ƣu điểm : Thuận tiện cho việc đối chiếu kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc, tiện cho việc sử dụng kế toán máy. Nhƣợc điểm : Một số nghiệp vụ bị trùng do vậy, cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng mới đƣợc ghi vào sổ cái d. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán Sổ nhật ký chi tiết đặc biệt Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 11
  19. 1.2.3.4. Hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ a. Đặc điểm Là hình thức kế toán đƣợc sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và lớn, trình độ, năng lực của các bộ kế toán tốt. Đây là hình thức đảm bảo tính chuyên môn hóa và phân công lao động kế toán. Hình thức này có đặc điểm chủ yếu sau: - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản) vào một sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là sổ Nhật ký - chứng từ. Kế toán lấy bên Có của Tài khoản kế toán làm tiêu thức phân loại các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh, tức là cá nghiệp vụ phát sinh liên đến bên Có của một tài khoản thì đƣợc tập hợp ghi vào Nhật ký – chứng từ mở cho bên Có của tài khoản đó. Khi ghi vào Nhật ký – chứng từ thì ghi theo quan hệ đối ứng tài khoản. Vì vậy số cộng cuối tháng ở Nhật ký – chứng từ chính là định khoản kế toán để ghi vào sổ cái. Nhƣ vậy Nhật ký chứng từ vừa là sổ nhật ký vừa là chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. - Không cần lập Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản tổng hợp vì số cộng ở các Nhật ký – chứng từ là các định khoản kế toán ghi Nợ, ghi Có vào các tài khoản phải cân bằng nhau. b. Hệ thống sổ kế toán Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Sổ kế toán tổng hợp gồm: + Nhật ký chứng từ; + Bảng kê; + Sổ Cái; - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. c. Ƣu nhƣợc điểm - Ƣu điểm: Giảm ghi chép trùng lặp, giảm khối lƣợng ghi chép hàng ngày, nâng cao năng suất lao động cho cán bộ kế toán. Tiện lợi cho việc chuyên môn hóa cán bộ kế toán. - Nhƣợc điểm: Mẫu sổ phức tạp, không phù hợp với các đơn vị quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế hoặc đơn vị có trình độ cán bộ kế toán còn yếu. 12
  20. d. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký Sổ và thẻ kế chứng từ toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ 1.2.3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định. Phần mền kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhƣng phải in đƣợc đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. 13
nguon tai.lieu . vn