Xem mẫu

  1. TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THẾ HỆ MỚI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM Nguyễn Hồng Chỉnh* 1 TÓM TẮT: Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã hình thành nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng, đưa đất nước nhanh chóng tiến đến mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên một trong những ngành công nghiệp được xem là nhân tố thúc đẩy nền công nghiệp phát triển đó là công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Tuy nhiên CNHT lại chưa phát triển tương xứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trong những năm vừa qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thúc đẩy CNHT của Việt Nam phát triển nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy để huy động nguồn lực cho CNHT phát triển trong giai đoạn tới chúng ta có một chiến lược thu hút FDI có tính đột phá, rõ ràng, định hướng đâu là thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là những ngành CNHT mà Việt Nam ưu tiên phát triển. Từ khóa: CNHT, FĐI, Phát triển, công nghiệp, tăng cường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các yếu tố tác động đến FDI trong thập kỷ tới thì cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là trào lưu có tính thách thức và đột phá nhất. Tiếp đó là các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Các hiệp định này có khả năng thúc đẩy tăng trưởng GDP và giúp Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao hơn. Công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia. Ở tầm vĩ mô, phát triển CNHT giúp giảm kim ngạch nhập khẩu đầu vào sản xuất, giúp hạn chế các căng thẳng về thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế cũng như ngoại tệ đối với những nước nhập khẩu hàng hóa. Với các tập đoàn đa quốc gia, một trong những yếu tố được quan tâm nhất khi đầu tư ra nước ngoài là khả năng “địa phương hóa” các loại linh kiện phục vụ lắp ráp sản phẩm. Đối với các nước đang phát triển, CNHT và FDI có quan hệ mật thiết với nhau, tương hỗ lẫn nhau và thể hiện trên nhiều khía cạnh. Một mặt, FDI là tiền đề thúc đẩy CNHT trong nước hình thành và phát triển. Thậm chí có thể nói, không có vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tác - chủ yếu là hoạt động gia công, lắp ráp - thì không có ngành CNHT ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu quốc tế đã nói nhiều đến “tác động lan tỏa” của các doanh nghiệp FDI đối với nền công nghiệp nói chung và ngành CNHT nói riêng của nước sở tại. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của CNHT trong nước sẽ làm tăng sức hấp dẫn trong thu hút FDI. Theo số liệu điều tra do tổ chức JETRO tiến hành tại các cơ sở lắp ráp cơ khí của các nhà đầu tư Nhật Bản ở Đông Nam Á, chi phí linh kiện, phụ tùng chiếm đến 70-90% giá thành sản phẩm, trong khi chi phí nhân công chỉ chiếm khoảng 10%. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết, quá trình xây dựng và phát triển CNHT ở các nước đang phát triển có thể chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1 là thời kỳ khởi đầu, khi Ban quản lý khoa học, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. *
  2. 1030 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA chưa có FDI đi vào, trong nước thường đã có ít nhiều cơ sở CNHT cung cấp linh phụ kiện cho các đơn vị sản xuất, lắp ráp thành phẩm. Đến khi có FDI, một số cơ sở CNHT sẽ phát triển mạnh hơn, nếu tham gia được vào mạng lưới sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Giai đoạn 2 là khi FDI tăng mạnh khiến nhu cầu về linh phụ kiện gia tăng, làm tăng nhanh số lượng các cơ sở CNHT trong nước phục vụ các doanh nghiệp FDI. Những cơ sở nào sớm hình thành mối liên kết với doanh nghiệp FDI sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt và sẽ có bước tiến vượt bậc. Giai đoạn 3 là thời kỳ phát triển cao trào. Sau một thời gian hoạt động, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp FDI được mở rộng, tạo ra thị trường ngày càng lớn cho CNHT, theo đó nhiều nhà ĐTNN cũng có thể tìm đến đầu tư vào lĩnh vực này [3]. 1. Theo mục tiêu tại Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại 9028/ QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương thì trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc ba lĩnh vực chủ yếu [2]: - Lĩnh vực linh kiện phụ tùng: phát triển linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 cung ứng được 60% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó giá trị xuất khẩu các sản phẩm linh kiện phụ tùng chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực này. Đến năm 2030, cung ứng được 80% nhu cầu trong nước, đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao. - Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày: phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp dệt may đạt 65%, ngành da giày đạt 75-80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất xuất khẩu. - Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao: phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong công nghiệp công nghệ cao. Hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này. Hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu điện tử. Để thực hiện được mục tiêu này thì chúng ta Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI theo hướng chuyển dịch trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư phù hợp cho “sản phẩm” của Việt Nam sang phát triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai, nhờ đó có thể tăng tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng của FDI, Đó là việc chọn lọc những dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn có giá trị gia tăng cao, những dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia để tạo ra sức lan tỏa thúc đẩy doanh nghiệp trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua sự kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay đó chính là FĐI thế hệ mới 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA Khu vực FDI thời gian qua đã đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khu vực này đóng góp tới 70% kim ngạch xuất khẩu, 50% giá trị sản xuất công nghiệp, 22 - 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 15 - 19% ngân sách…Và khu vực FDI đã thực sự được coi là “động lực tăng trưởng của Việt Nam trong 30 năm Đổi mới vừa qua. Cũng vẫn chưa phải là phân tích chuyên sâu, mà chỉ nhìn “bề nổi” thông qua các con số, thì có thể thấy rõ một thực tế khác. Đó là, trong 30 năm qua, dù Việt Nam đã thu hút được
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1031 trên 300 tỷ USD vốn FDI, nhưng đó mới chỉ là con số đăng ký. Con số giải ngân thực tế, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ ước đạt 163,9 tỷ USD, bằng 53,2% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Năm 2017, Việt Nam thu hút FDI đạt 35,88 tỷ USD, vốn thực hiện chỉ đạt 17,5 tỷ USD [3]. Biểu đồ 1: Thu hút vốn FĐI qua 30 năm của Việt Nam Nguồn: https://bnews.vn/tinh-hinh-thu-hut-fdi-qua-30-nam/95281.html Có thể nói Việt Nam đã đạt được kết quả đặc biệt tốt trong thu hút FDI. Dòng vốn FDI hàng năm tăng gần 1.000% trong 10 năm qua.Năm 2016, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã vượt qua tất cả các quốc gia ASEAN khác trừ Singapore. Theo tỷ trọng trên GDP đầu người, thu hút vốn FDI của Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc hoặc Ấn Độ (và tất cả các quốc gia ASEAN lớn trừ Malaysia). Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp khoảng 22-25% vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 55% giá trị sản lượng công nghiệp, 70% kim ngạch xuất khẩu, 20% GDP, 18% thu ngân sách, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 3,7 triệu lao động và nhiều triệu lao động gián tiếp... nhưng tác động lan tỏa của khu vực FDI chưa được như kỳ vọng. Doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo Báo cáo đánh giá mới đây của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), chỉ 21% số doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Còn theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ sản phẩm được mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước chỉ chiếm khoảng 27% tổng giá trị đầu vào của DN FDI. Theo đó, mới khoảng 36% số doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào mạng lưới sản xuất để xuất khẩu của khối FDI, rất thấp so với tỷ lệ 60% ở Ma-lai-xi-a hay Thái-lan. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp Việt Nam đang được hưởng lợi rất ít từ hiệu ứng lan tỏa do dòng vốn FDI mang lại qua quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp FDI. Năm 2012, có 1.631 doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thu hút được nhiều vốn FDI là điện - điện tử với số vốn thu hút trên 10 tỷ USD, cơ khí: 5,2 tỷ USD, dệt may: 5,1 tỷ USD… Lĩnh vực đầu tư của khu vực FDI như vậy là phù hợp với năng lực sản xuất của các ngành sản xuất hạ nguồn ở Việt Nam: Các ngành cơ khí, điện - điện tử và dệt may hiện đã khá phát triển với sản lượng sản xuất tương đối lớn, nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cao [1].
  4. 1032 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Biểu đồ 2: Giá trị sản xuát công nghiệp của ngành CNHT Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ tổng cục thống kê năm 2016 Theo Niên giám về công nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam 2016-2017 của Trung tâm phát triển doanh nghiệp CNHT - Viện chiến lược chính sách công nghiệp, trong năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) lĩnh vực linh kiện phụ tùng ước đạt 316 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% GTSXCN toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó sản xuất linh kiện kim loại có GTSXCN cao nhất, đạt 150 nghìn tỷ đồng. GTSXCN linh kiện điện - điện tử đạt 117 nghìn tỷ đồng, phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Theo các nghiên cứu giai đoạn 2011-2025, Việt Nam chi 250 tỷ USD nhập trang thiết bị. Trong CNHT, tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu trong nước của một số ngành trọng điểm như ôtô chiếm 20-30%; da - giày, dệt - may trên 10%. Với ngành cơ khí chế tạo, năm 2015 Việt Nam nhập khẩu 27,6 tỷ USD máy móc, thiết bị, trong khi giá trị xuất khẩu máy móc chỉ đạt 8,2 tỷ USD. Năng lực ngành cơ khí chỉ đáp ứng 32,12% nhu cầu trong nước. Theo báo cáo của Viện Chiến lược Công nghiệp, tỷ lệ linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước mới chỉ đạt 27,8%, trong khi đó tại Thái Lan đã đạt 60% và Trung Quốc cũng đạt tỷ lệ nội địa hóa 50%. Bên cạnh đó ở nước ta mới có khoảng 0,3% số doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNHT trong tổng số gần 500 nghìn doanh nghiệp [5]. Không chỉ ít về số lượng, mà chất lượng các doanh nghiệp CNHT của Việt Nam cũng còn yếu. Vốn FDI vào Việt Nam đa phần vẫn đến từ các nước châu Á mà chưa thu hút được nhiều dự án đến từ các nước phát triển như Mỹ, các nước châu Âu. Theo thống kê điều tra của Tổ Chức Thúc Đẩy Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO), tỉ lệ cung ứng nội địa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam còn yếu chỉ khoảng 33.2% trong khi tại Thái Lan lên đến 56.8%. Biểu đồ 3: Tỉ lệ cung ứng nội địa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam Nguồn:https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cong-nghiep-ho-tro-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-20180911090051916.htm
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1033 Dự thảo Chiến lược thu hút FDI giai đoạn 2018-2030 đưa ra danh mục các ngành trọng điểm gồm: Công nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp phụ trợ (sản xuất kim loại/khoáng sản/hóa chất/nhựa phẩm cấp cao và linh kiện công nghệ cao), máy móc, thiết bị công nghiệp, logistics, sản phẩm nông nghiệp mới giá trị cao, công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo, dịch vụ ứng dụng CNTT.  Lĩnh vực CNHT thu hút được nhiều vốn FDI là điện- điện tử với số vốn thu hút trên 10 tỷ USD, cơ khí thu hút được trên 5,2 tỷ USD, dệt may trên 5,1 tỷ USD. Lĩnh vực hóa chất thu hút được trên 1,9 tỷ USD vốn FDI và CNHT ngành da giày chỉ thu hút được khoảng 305,6 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư của khu vực FDI như vậy là phù hợp với năng lực sản xuất của Việt Nam: CNHT ngành cơ khí, điện- điện tử và dệt may hiện đã khá phát triển do nhu cầu sản phẩm CNHT các ngành hạ nguồn cao. Các ngành hóa chất, da giày có giá trị sản xuất tương đối thấp, thu hút đầu tư khó khăn hơn. Bảng 1. Thống kê FDI vào CNHT ở Việt Nam phân theo ngành và quy mô doanh nghiệp Vốn đầu tư Số lượng CNHT các ngành DN nhỏ DN vừa DN lớn (USD) DN Cơ khí 5.239.400.032 595 124 300 171 Điện – Điện tử 10.159.979.009 445 90 179 176 Hóa chất 1.950.924.451 225 47 121 57 Dệt may 5.149.091.377 307 110 123 74 Da giày 305.617.079 59 13 30 15 Tổng số FDI CNHT 22.805.011.948 1.631 384 753 493 Tỉ trọng FDI trong CN 20,8% 13,2% Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, 2015 Trong 1.631 doanh nghiệp FDI đầu tư vào CNHT, có tới 493 doanh nghiệp thuộc loại có quy mô lớn (chiếm 30,2% tổng số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này), doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm 69,8% trong khi trên thế giới, các nhà cung cấp cỡ vừa và nhỏ chiếm tới trên 98% tổng số doanh nghiệp CNHT. Số doanh nghiệp quy mô lớn khá cao là do các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực này chủ yếu là các nhà cung cấp lớp 1, 2 của các tập đoàn đa quốc gia với quy mô sản xuất lớn, cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp hoặc xuất khẩu linh kiện, bán thành phẩm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lớp thấp hơn đầu tư rất ít. Từ kết quả khảo sát 194 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyên sản xuất linh kiện kim loại, linh kiện điện, điện tử và linh kiện nhựa, cao su vào đầu năm 2017 cho thấy số lượng doanh nghiệp nội địa cung ứng cho các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, máy công nghiệp [1]... 3. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THẾ HỆ MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIỆT NAM Do vai trò quan trọng của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đối với công nghiệp hóa và với nền kinh tế Việt nam, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp hỗ trợ càng trở nên cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên việc thu hút FĐI vào CNHT còn nhiều bất cập hạn chế cần khắc phục, nhất là FĐI thế hệ mới Thứ nhất, trong các doanh nghiệp FĐI vẫn còn hiện tượng chuyển giá, tranh chấp lao động, tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp…Nhiều dự án FDI đưa vào dây chuyền công nghệ lạc hậu nên có tác động tiêu cực đến môi trường. Báo chí đã đề cập nhiều về sự tàn phá môi trường của một số doanh nghiệp FDI như công ty Vedan tại Đồng Nai, công ty Tung Kuang tại Hải Dương, công ty Long Tech
  6. 1034 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA tại Bắc Ninh... Nhiều doanh nghiệp chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, chỉ vận hành hệ thống xử lý chất thải khi cơ quan chức năng quản lý môi trường phát hiện và xử phạt. Đặc biệt, kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hiện rất yếu, hay nói cách khác việc tận dụng nguồn vốn FDI mang lại chưa cao. Điều này mang lại hệ quả là tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp Việt Nam yếu, công nghiệp phụ trợ hạn chế, hiệu quả của FDI từ đó cũng hạn chế…CNHT đã đề cập tới mấy chục năm nay rồi, dù 2 năm gần đây phát triển tốt hơn nhưng vẫn chậm hơn so với kỳ vọng. Nếu so với các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc, việc tận dụng nguồn vốn FDI của Việt Nam có hiệu quả thấp hơn. Thứ hai, Nguồn vốn rất chất lượng từ EU, Mỹ không xứng tầm với quan hệ thương mại, quan hệ xã hội, kinh tế, chính trị với Việt Nam. Điểm lại 28 nước châu Âu đầu tư vào Việt Nam mới chỉ được hơn 20 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, thậm chí Đài Loan…Những nước đó họ đầu tư ra nước ngoài đâu ít, như Đức đầu tư ra nước ngoài mỗi năm 100 tỷ USD, Pháp hơn 80 tỷ USD, Anh cũng rất lớn. Vậy tại sao cả EU 28 nước, trong đó riêng Hà Lan chiếm 8 tỷ USD…Tương tự như Mỹ, mỗi năm đầu tư hơn 300 tỷ USD ra nước ngoài nhưng đầu tư vào Việt Nam mới chỉ khoảng 10 tỷ USD [3]. Rõ ràng, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam rất nhỏ so với tiềm lực. Những điều trên cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam không hấp dẫn với nguồn vốn có chất lượng từ các nước có trình độ công nghệ cao, công nghệ nguồn, hệ thống quản lý tiên tiến và pháp luật minh bạch. Các nhà đầu tư nước ngoài thường đặt ra 3 vấn đề: một là, sự quan ngại của họ về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ thời gian tới; hai là chính sách mở rộng dung lượng thị trường và những bất ổn trong chính sách liên quan đến kêu gọi đầu tư: chính sách thuế, chính sách phí, và chính sách phát triển hạ tầng; ba là, sự phối hợp giữa các Bộ/ngành liên quan để ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển hạ nguồn và thượng nguồn sản phẩm. Ba là, Việt Nam chưa có khả năng đầu tư lớn vào lĩnh vực CNHT cho nên để đạt được cơ cấu công nghiệp phù hợp cần có chiến lược và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng liên doanh hoặc thu hút 100% vốn FDI vào phát triển CNHT cũng như có thể nhập khẩu các sản phẩm của CNHT trong giai đoạn đầu để phục vụ phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo. Sau đó, cần đẩy mạnh phát triển các ngành thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu các loại sản phẩm của CNHT. Cơ cấu công nghiệp cần được xây dựng theo hệ thống mở để thu hút và tiếp nhận có hiệu quả các nguồn lực về tài chính, đa dạng hoá nguồn vốn và liên kết thương mại, chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực từ nước ngoài phục vụ việc phát triển CNHT. Việc hấp thụ một lượng vốn FDI cho sản xuất linh kiện và phụ tùng sẽ trực tiếp mở rộng các ngành CNHT của Việt Nam và gián tiếp giúp các doanh nghiệp trong nước liên kết lại. Bốn là, Trong thời gian tới, hơn một nửa các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được miễn thuế theo quá trình tự do hoá thương mại. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất được sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ, phù hợp với nhu cầu thì sẽ không tránh được việc bị đào thải. CNHT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và công ty sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Điều này sẽ trực tiếp tạo ra gánh nặng về ngoại tệ cho quốc gia, đồng thời để ngỏ thị trường nội địa cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Vì vậy thu hút FDI thông qua đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài cho phát triển CNHT tại Việt Nam là nhu cầu cấp thiết nhằm giúp các doanh nghiệp nội địa tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Khi CNHT trong nước phát triển thì đó cũng là lực hút đối với nguồn vốn FDI mới đến Việt Nam. 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ Mặc dù FDI góp phần quan trọng vào phát triển CNHT, nâng cao trình độ công nghệ của Việt Nam. Thế nhưng FDI vào CNHT vẫn còn nhiều hạn chế. FDI đã và sẽ vẫn là một khu vực quan trọng trong nền
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1035 kinh tế Việt Nam và cũng như phát triển CNHT của Việt Nam. Song trong bối cảnh mới, Việt Nam rất cần “tư duy lại”, “thiết kế lại” và “xây dựng lại” cả về cách nhìn nhận và cách thu hút FDI Một là, Chính phủ cần có các chính sách cụ thể để thu hút FDI thể hệ mới vào phát triển CNHT như: Chỉ thu hút FDI vào các dự án CNHT công nghệ cao, có cam kết chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường; Thu hút FDI vào các dự án sản xuất CNHT phục vụ nhu cầu nội địa; Thu hút FDI vào các dự án sản xuất CNHT thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn lắp ráp hiện có ở Việt Nam; Thu hút FDI vào các dự án sản xuất vật liệu phục vụ công nghiệp chế biến, chế tạo; Thu hút FDI từ các TNCs, MNCs đặc biệt là các tập đoàn sản xuất linh kiện xuất khẩu; Thu hút FDI từ các dự án giúp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, FDI chúng ta vẫn nặng về chào mời những ưu đãi về đất đai, thuế, nhân công giá rẻ, tất cả mọi thứ. Bộ Kế hoạch đầu tư giúp Chính phủ xây dựng lại chiến lược thu hút FDI trên cả nước. Đặc biệt tập trung vào những ngành có tiềm năng, không thể để phân tán như hiện nay nhiều nơi muốn làm gì thì làm, như thế chúng ta mới có sức mạnh tổng hợp. Hai là, Việt Nam cần khuyến khích, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp cung ứng linh kiện phụ tùng thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia hiện đã đầu tư, sản xuất ở Việt Nam. Việc kêu gọi được các doanh nghiệp này vào Việt Nam sản xuất sẽ làm tăng khả năng cung ứng trong nước, giảm dần các công đoạn phải nhập khẩu, giúp các tập đoàn hiện đang đầu tư ở Việt Nam có chiến lược phát triển và đầu tư sản xuất lâu dài hơn. Mặt khác, thu hút các doanh nghiệp này vào đầu tư tại Việt Nam cũng dễ dàng hơn do họ đã có khách hàng trong nước. Dung lượng thị trường trong nước là một yếu tố quan trọng để phát triển CNHT cũng như thu hút FDI vào CNHT, trong thời gian tới cập tập trung thu hút FDI đầu tư sản xuất các sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, tranh thủ tiếp cận công nghệ cao, kỹ năng quản lý và điều hành hiện đại. Chú trọng đến các nhà sản xuất hàng đầu ở các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc… Ba là, Cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần phải nhận thức được rõ tầm quan trọng này, từ đó có những động thái và sự nỗ lực thiết thực để thu hút FDI. Trước hết cần, xây dựng mạng lưới liên kết các doanh nghiệp theo ý tưởng “góp gió làm bão”. Vì ở Việt Nam sứ mệnh này chỉ có thể trông chờ vào sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân với triết lý “kiếm mảnh trời riêng”, tìm những phân mảnh thị trường tránh đối đầu trực tiếp với khối doanh nghiệp nhà nước hay nước ngoài, khiến hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ tư nhân hoạt động trong tình trạng phân tán, nhỏ lẻ. Cùng với hạn chế trong trao đổi thông tin và hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, kết quả là dù có những thành viên đầy tiềm năng, nhưng trên toàn cục đội ngũ doanh nghiệp phụ trợ tư nhân của Việt Nam không có được một sức mạnh tổng hợp. Chính phủ phải xây dựng cho mình một chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, đề ra được những mục tiêu và chính sách phát triển dài hạn, rõ ràng, cũng như đề được ra những giải pháp phát triển cụ thể, có luận cứ khoa học và thực tiễn, lựa chọn những lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển, tăng thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Bốn là, Chính phủ thực hiện những chương trình hỗ trợ cụ thể để thu hút FDI. Các biện pháp khuyến khích về thuế, tự do hoá thương mại, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo các chuyên gia giỏi trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, các nhà quản trị kinh doanh và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng đổi mới và phát triển khoa học - công nghệ cho các doanh nghiệp và điều quan trọng là phải làm cho doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích của mình trong phát triển dài hạn, làm sao để tạo ra được một “cú huých” cho dòng chảy FDI. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn tận dụng các nguồn lực – đặc biệt là các nguồn lực FDI để phát triển CNHT, trước hết cần xây dựng một
  8. 1036 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA hệ thống thông tin đầy đủ cũng như phải phát huy vai trò kết nối doanh nghiệp của các Hiệp hội. Do đó khi xây dựng Luật về CNHT, cần quy định những trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan có thẩm quyền cũng như các Hiệp hội trong việc xây dựng, cung cấp thông tin cũng như kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT. Trong trường hợp cần thiết, cần quy định rõ Trang thông tin về CNHT với các quy định cụ thể về thẩm quyền quản lý, nghĩa vụ cung cấp thông tin, bảo quản thông tin... để các doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối. Năm là, Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI: Trong quá trình xem xét, thẩm định dự án, tiêu chí hàng đầu là xem xét sự phù hợp của dự án với mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, với quy hoạch của từng ngành, từng địa phương, sau đó mới xem xét các tiêu chí khác như: 1) Dự án đưa lại lợi ích gì cho ngành, cho địa phương (như thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng cao); 2) Dự án có làm tổn hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng dân cư; và 3) có nên dành cho doanh nghiệp trong nước (nếu các doanh nghiệp này đáp ứng được) để dần hình thành đội ngũ doanh nghiệp lớn mạnh. Tập trung xem xét kĩ từng công đoạn trong chu trình đầu tư - kinh doanh của FDI tại Việt Nam: Từ xúc tiến đầu tư, thẩm định cấp phép, quản lý sau cấp phép… để làm rõ vì sao ở từng khâu còn để có các tồn tại như mất cân đối trong tỷ lệ những nhà đầu tư tiềm năng, cấp phép chưa phù hợp quy hoạch, dự án chậm triển khai (dự án treo), gây ô nhiễm môi trường, DN bỏ trốn…Lấy kinh doanh bền vững, tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng và việc kết nối với doanh nghiệp Việt Nam (tham gia và vươn dần lên trong chuỗi giá trị) làm một nội dung quan trọng hàng đầu trong xúc tiến và đánh giá kết quả thu hút FDI. Không dừng ở đó, nó phải được chuyển hóa thành chính sách phát triển. Ngoài ra cần chú ý đến các giải pháp hình thành các cụm liên kết ngành, xây dựng môi trường kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ số. 5. KẾT LUẬN Phát triển CNHT là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Chính phủ, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam. Xét trên cả tầm nhìn trung và dài hạn ngành CNHT đóng một vai trò quan trọng bởi đây là luận điểm cần thiết để xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho công nghiệp Việt Nam. Có thể nói, CNHT liên quan hầu hết tới các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng như ôtô, xe máy, cơ khí, hóa dầu, điện, điện tử, chế tạo máy… không chỉ có các doanh nghiệp trong nước, do khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn rất hạn chế mà ngay cả các doanh nghiệp FDI cũng gặp phải khó khăn, nhất là các linh kiện, phụ kiện đòi hỏi tính chính xác cao. Các ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Hiện nay, ĐTNN trong lĩnh vực này chủ yếu là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...Môi trường đầu tư trong lĩnh vực này còn hạn chế và các doanh nghiệp thực sự chưa tính toán được mức lợi nhuận so với chị phí đầu tư nên chưa mặn mà với hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục là động lực quan trọng để phát triển CNHT trong giai đoạn tới. Nghiên cứu này đã phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT. Để thực hiện thành công việc thu hút FDI vào phát triển CNHT, cần có những giải pháp mang tính đột phá, có hiệu quả và có tính thực thi cao là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ngoài các giải pháp chung như ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng thị trường nội địa để tạo ưu thế về quy mô thị trường, tập trung khắc phục các “nút thắt” về cơ
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1037 sở hạ tầng, nguồn nhân lực, phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước, trong đó có công nghiệp hỗ trợ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, chúng ta cùng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Với những kinh nghiệm chính sách quý báu đã đúc kết được sau 30 năm phát triển, ĐTNN vào lĩnh vực CNHT sẽ tiếp tục đạt được những thành công và có những đóng góp xứng đáng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo (2017), “Đánh giá tình hình thực thi các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và các giải pháp trong thời gian tới”, Bộ công thương Bộ Công Thương (2014), Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2030”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Dự thảo: “Chiến lược và Định hướng Chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030”. Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về phát triển công nghiệp hỗ trợ Trung tâm phát triển doanh nghiệp CNHT, “Nên giám về công nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam 2016-2017”, Viện chiến lược chính sách công nghiệp. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám Thống kê 2016, Hà Nội. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cong-nghiep-ho-tro-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-20180911090051916.htm https://bnews.vn/tinh-hinh-thu-hut-fdi-qua-30-nam/95281.html https://baodautu.vn/thu-hut-fdi-the-he-moi-mo-khoa-canh-cua-cong-nghe d87680.html http://baodauthau.vn/dau-tu/nhan-dien-nhung-tac-nhan-moi-trong-thu-hut-fdi-68929.html
nguon tai.lieu . vn