Xem mẫu

Nguyễn Thị Thanh Hồng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

183(07): 111 - 116

TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA SINH VIÊN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG
HỌC TIẾNG ANH TRONG LỚP HỌC ĐÔNG NHIỀU TRÌNH ĐỘ CỦA SINH VIÊN
NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Thanh Hồng*, Nguyễn Thị Khánh Ly, Vũ Kiều Hạnh
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Với mục đích điều tra nguyên nhân chính của việc sinh viên ít tham gia vào các hoạt động học
tiếng Anh trong các lớp học đông, nhiều trình độ của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Y
Dược- Đại học Thái Nguyên và đề xuất thực hiện một số giải pháp cho vấn đề này, nhóm nghiên
cứu đã quyết định để thực hiện nghiên cứu sau đây theo các bước của nghiên cứu hành động. Các
kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng nguyên nhân chính của việc sinh viên ít tham gia vào
các hoạt động học tiếng Anh trong các lớp học đông, nhiều trình độ của sinh viên năm thứ nhất
trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên không phải từ sinh viên mà từ phía giáo viên và
phương pháp giảng dạy của mình. Sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động lớp học tiếng Anh
được cải thiện đáng kể sau khi nhóm nghiên cứu sử dụng các hoạt động với thủ thuật phân loại
sinh viên ở các cấp độ khác nhau để phù hợp trình độ của mỗi sinh viên. Do đó, bản thân giáo viên
có thể tăng cường được sự tham gia của sinh viên trong các hoạt động học trong các lớp học đông,
nhiều trình độ bằng cách sử dụng các kỹ thuật giảng dạy phù hợp, chẳng hạn như hoạt động cặp
nhóm và phân loại trình độ.
Từ khóa: lớp học đông sinh viên, nhiều trình độ, sự tham gia, hoạt động học, hoạt động nhóm,
phân loại trình độ.

ĐẶT VẤN ĐỀ *
Hiện nay chúng ta đang bước vào quá trình
hội nhập về kinh tế - chính trị, văn hóa với
các quốc gia trên thế giới, thông thạo tiếng
Anh là một nhu cầu rất cần thiết đối với bất kì
ai, đặc biệt đối với các sinh viên Việt Nam“những chủ nhân tương lai của đất nước”.
Sử dụng thành thạo tiếng Anh giúp chúng ta
tự tin trong giao lưu và hợp tác với các bạn bè
quốc tế. Trong công việc, ngoài năng lực
chuyên môn, việc sử dụng thành thạo tiếng
Anh là rất cần thiết đối với bất cứ ai.
Ở Việt Nam hiện nay, việc dạy tiếng Anh
không chỉ được thực hiện trong trường phổ
thông mà còn được xem là một môn học bắt
buộc ở bậc đại học. Sinh viên theo học tại các
trường tại Đại học Thái Nguyên nói chung và
tại trường Đại học Y Dược nói riêng đều phải
học các học phần tiếng Anh bắt buộc. Tuy
nhiên, có một thực tế cho thấy rằng đối với
hầu hết sinh viên, tiếng Anh là một môn học
thực sự khó và sinh viên thường không hứng
*

thú với các bài giảng tiếng Anh. Những sinh
viên này đến từ những vùng miền khác nhau,
có nền tảng kiến thức khác nhau, phong cách
học khác nhau, tốc độ học khác nhau và động
cơ học môn tiếng Anh cũng khác nhau nhưng
đều được xếp chung một lớp để học môn
tiếng Anh với số lượng từ 50 đến 80 sinh viên
trong một lớp. Do vậy, một trong những khó
khăn mà các giảng viên ngoại ngữ phải đối
mặt là phải dạy trong các lớp học quá đông
sinh viên với nhiều trình độ khác nhau. Trong
quá trình giảng dạy, nhiều giảng viên cho biết
mặc dù họ đã cố gắng hết sức để thiết kế các
hoạt động học nhằm thu hút sinh viên nhưng
không phải tất cả sinh viên đều tham gia tích
cực [1]. Nhiều sinh viên chỉ ngồi nghe và ghi
chép một cách thụ động mà không tham gia
các hoạt động xây dựng bài, cũng không hỏi
giảng viên bất cứ câu hỏi gì nếu có gặp khó
khăn. Chính điều này khiến giảng viên khó
nắm bắt được sinh viên hiểu bài hay không.
Hơn nữa, một số sinh viên hay làm việc riêng
trong lớp mà không cần chú ý tới bài giảng và
phần nhiều trong số này đều không có chút

Tel: 0912898282; Email: thanhongmf@gmail.com

111

Nguyễn Thị Thanh Hồng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

kiến thức nào về bài học và ngày càng trở
nên chán nản hơn với các hoạt động học tiếng
Anh trong lớp.
Những vấn đề nêu trên đặt ra cho các giảng
viên tiếng Anh của Bộ môn Ngoại ngữ trường
đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên câu
hỏi về lý do tại sao sinh viên không hào hứng
và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học
hoặc thậm chí là trốn học khi có giờ tiếng
Anh. Điều này cũng thôi thúc các giảng viên
tiếng Anh tìm giải pháp để giải quyết vấn đề
này một các hiệu quả. Do vậy, nhiệm vụ của
các giảng viên tiếng Anh là phải tìm ra các
nguyên nhân chính của việc sinh viên ít tham
gia và thụ động khi tham gia vào các hoạt
động học, thiết kế và áp dụng các thủ thuật
dạy học phù hợp để tăng cường sự tham gia
của sinh viên một cách hiệu quả nhất.
Với những lý do nêu trên nhóm nghiên cứu
quyết định thực hiện đề tài “Tăng cường sự
tham gia của sinh viên vào các hoạt động học
tiếng Anh trong lớp học đông, nhiều trình độ
của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y
Dược- Đại học Thái Nguyên”.
Mục tiêu nghiên cứu

183(07): 111 - 116

Tiêu chuẩn chọn sinh viên
- Là sinh viên đại học chính quy năm thứ
nhất, có điểm kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu
vào, đã học tiếng Anh ở bậc trung học hoặc
dự bị đại học.
Tiêu chuẩn chọn giảng viên
- Là những giảng viên có trình độ thạc sĩ,
có kinh nghiệm giảng dạy đại học từ 5 năm
trở lên.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng nghiên cứu
hành động 7 bước của Mc Bride & Schotak
(1989) [1] để hoàn thành nghiên cứu bởi vì nó
thực sự rõ ràng và dễ áp dụng trong tình
huống thực tế tại trường đại học Y Dược-Đại
học Thái Nguyên.
Với mục đích điều tra các nguyên nhân chính
của việc sinh viên ít tham gia vào các hoạt
động học trong các lớp học tiếng Anh đông,
nhiều trình độ; và đề xuất và thực hiện một số
giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của
sinh viên, tác giả của nghiên cứu này quyết
định thực hiện nghiên cứu theo bảy bước của
nghiên cứu hành động,

- Điều tra nguyên nhân của việc sinh viên ít
tham gia vào các hoạt động trong lớp ở các
lớp đông, nhiều trình độ.
- Đề xuất một số giải pháp để tăng cường
năng lực tham gia của sinh viên trong các
hoạt động học tiếng Anh ở các lớp học đông,
nhiều trình độ.
- Tiến hành dạy thử nghiệm để đánh giá các
giải pháp đề xuất trong việc hỗ trợ giảng viên
tiếng Anh thúc đẩy sự tham gia của sinh viên
vào các hoạt động trong lớp học tiếng Anh
đông, nhiều trình độ.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu bao gồm: 204
sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất và
6 giảng viên tiếng Anh của Bộ môn Ngoại
ngữ, trường Đại học Y Dược - Đại học Thái
Nguyên.
112

Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu hành động của Mc
Bride & Schotak (1989)

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Sau khi dạy và quan sát sinh viên năm thứ
nhất học tiếng Anh, người nghiên cứu thấy
rằng hầu hết sinh viên chỉ ngồi học và ghi
chép một cách thụ động, hiếm khi chủ động

Nguyễn Thị Thanh Hồng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

tham gia vào các hoạt động học hay hỏi giáo
viên kể cả khi không hiểu bài.
Bước 2: Thu thập số liệu
Thu thập những số liệu đầu tiên về nguyên
nhân của việc sinh viên ít tham gia vào các
hoạt động học tiếng Anh
Bước 3: Phân tích số liệu
Dựa trên việc phân tích số liệu thu thập được
từ bảng câu hỏi điều tra và phiếu quan sát lớp,
giả thuyết nghiên cứu được xây dựng để phát
triển kế hoạch hành động với việc áp dụng
các kỹ thuật mới trong giảng dạy.
Bước 4: Lập kế hoạch hành động
Lên kế hoạch cho việc dạy thử nghiệm áp
dụng phương pháp dạy học mới thông qua
việc thiết kế các hoạt động học phù hợp với
từng nhóm trình độ sinh viên trong lớp.
Bước 5: Thực hiện kế hoạch hành động
Dạy thử nghiệm phương pháp dạy học mới
trong 4 tuần.
Bước 6: Thu thập số liệu sau kế hoạch
hành động

183(07): 111 - 116

Sau 4 tuần, số liệu về động cơ học và sự tham
gia của sinh viên và các hoạt động trong lớp
học tiếng Anh được thu thập thông qua bảng
câu hỏi điều tra và phiếu quan sát lớp.
Bước 7: Phân tích số liệu và đánh giá kết
quả đạt được
Số liệu được thu thập trong 4 tuần được phân
tích và so sánh với kết quả của 2 tuần đầu tiên
để đánh giá giải pháp đề xuất trong kế hoạch
hành động.
Công cụ thu thập số liệu
- Bảng quan sát lớp, áp dụng của Peacock, M.
(1997) [5].
- Phiếu điều tra sinh viên
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Số liệu thu thập được từ bảng quan sát lớp
Số liệu bảng 1 cho thấy tỷ lệ phần trăm trung
bình sinh viên tham gia các hoạt động học
trong buổi 1 là 47,8%, buổi 2 là 47,6% và
buổi 3 là 50,7%.

Bài
1
2
3

Số lượng
sinh viên

Bảng 1. Số liệu thu thập được trước khi dạy thử nghiệm
1

2
2
1

Số lần được ghi nhận có tham gia hoạt động
3
4
5
6
7
8
9
6
13
16
3
5
4
10
13
8
3
2
7
11
9
13
5

10

% tham gia
47,8%
47,6%
50,7%

Bài
1
2
3

Số lượng
sinh viên

Bảng 2. Số liệu thu thập được sau khi dạy thử nghiệm
1

2

Số lần được ghi nhận có tham gia hoạt động
3
4
5
6
7
8
9
9
17
4
11
15
5
8
12

9
10
13
15

10
2
5

% tham gia
72,2%
79,6%
80,4%

Có thể nhìn thấy rõ ràng từ bảng số liệu ở trên, phần trăm trung bình thời gian sinh viên tham gia
vào các hoạt động trong lớp khi thủ thuật dạy học mới được áp dụng cao hơn nhiều so với trước
đó. Điều này chứng minh rằng sinh viên đã thực sự hứng thú và tham gia vào các hoạt động học
trong lớp.

113

Nguyễn Thị Thanh Hồng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

183(07): 111 - 116

Số liệu thu thập được từ phiếu điều tra sinh viên trước và sau khi dạy thực nghiệm
Bảng 3. Thái độ của sinh viên đối với việc học tiếng Anh
Thích
Không thích
Trước khi dạy thực nghiệm
78,0%
13,3%
Sau khi dạy thực nghiệm
86,7%
8,9%

Có thể
8,9%
4,4%

Bảng 4. Ấn tượng của sinh viên với các giờ học tiếng Anh
Trước khi dạy thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm

Buồn chán
17,8%
0%

Không thú vị lắm
42,2%
4,5%

Khá thú vị
18,8%
51,1%

Thú vị
24,4%
31,1%

Rất thú vị
6,7%
13,3%

Bảng 5. Ấn tượng của sinh viên với các hoạt động trong lớp học tiếng Anh
Trước khi dạy thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm

Buồn chán
15,6%
6,6%

Không thú vị lắm
44,4%
0%

Khá thú vị
24,4%
37,8%

Thú vị
11,1%
55,6%

Rất thú vị
4,5%
0%

Bảng 6. Sự tham gia của sinh viên tới các hoạt động trong lớp học.

Trước khi dạy thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm

Không
tham gia
42,2%
0,0%

Không
tham gia lắm
26,7%
11,1%

Hoàn toàn
tham gia
20,0%
51,1%

Tham
gia
8,9%
33,3%

Nhiệt tình
tham gia
2,2%
4,5%

Bảng 7. Ý kiến của sinh viên về sự phù hợp của các hoạt động học trong lớp học tiếng Anh
đối với trình độ của sinh viên

Trước khi dạy thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm

Không
phù hợp
20,0%
0%

Không
phù hợp lắm
51,1%
11,1%

Khá
phù hợp
17,8%
55,6%

Phù
hợp
11,1%
22,2%

Rất
phù hợp
0%
11,1%

Bảng 8. Ý kiến của sinh viên về sự phù hợp của tài liệu học tập

Trước khi dạy thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm

Không
phù hợp
8,1%
0,0%

Không phù
hợp lắm
33,3%
11,1%

Khá
phù hợp
40%
51,1%

Phù hợp
17,0%
37,8%

Rất
phù hợp
1,6%
0%

Bảng 9. Ý kiến của sinh viên về sự phù hợp của phương pháp giảng dạy
được áp dụng trong các giờ học tiếng Anh

Trước khi dạy thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm

Không
phù hợp
13,3%
0%

Không thực
sự phù hợp
53,3%
4,4%

Khá
phù hợp
24,5%
57,8%

Phù hợp
6,7%
37,8%

Rất
phù hợp
2,2%
0%

BÀN LUẬN
Việc áp dụng phương pháp mới có sử dụng thủ thuật phân loại trình độ trong các hoạt động học
đã thành công với sự tăng lên của phần trăm sinh viên tham gia vào các hoạt động học [2], [3].
Sinh viên thích thú và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động học trong lớp được thiết kế với các
nhiệm vụ học khác nhau để phù hợp với trình độ của từng nhóm sinh viên. Thời gian tham gia
vào các hoạt động trong giờ học của sinh viên đã tăng lên.
114

Nguyễn Thị Thanh Hồng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

183(07): 111 - 116

Phần trăm số lần sinh viên tham gia vào các hoạt động học trước và sau dạy thử nghiệm

100
80
60
40
20

Phần trăm số lần sinh viên tham
gia vào các hoạt động trước và
sau dạy thử nghiệm

0
Lesson Lesson Lesson Lesson Lesson Lesson
1
2
3
4
5
6

Biểu đồ 1. Phần trăm sinh viên tham gia vào các hoạt động học trước và sau khi dạy thử nghiệm

Hầu hết sinh viên đã thể hiên sự thích thú
trong việc học tiếng Anh cũng như tham gia
vào các hoạt động trong giờ học một cách chủ
động và tích cực hơn.
Thái độ của sinh viên đối với kỹ thuật mới
được áp dụng để phân loại trình độ sinh viên
và thiết kế các hoạt động trong lớp học đã
được cải thiện đáng kể.
Thái độ của sinh viên khi tham gia vào các
hoạt động học là chủ động hơn, thoải mái và
tích cực hơn.
KẾT LUẬN
1. Việc phân tích số liệu từ nghiên cứu trước
hành động đã khẳng định lý do của việc sinh
viên ít tham gia vào các hoạt động học trong
lớp học đông nhiều trình độ bắt nguồn từ các
hoạt động trong lớp và quá trình giảng dạy
của giáo viên. Việc áp dụng các phương pháp
dạy học và các hoạt động học không phù hợp
với các trình độ khác nhau của sinh viên trong
cùng một lớp đã làm giảm hứng thú, sự tập
trung, động lực học của sinh viên với các hoạt
động học trong lớp học đông, nhiều trình độ.
2. Việc áp dụng các hoạt động học có phân
loại trình độ giúp giáo viên tạo ra được môi
trường học tập tích cực và tăng cường sự
tham gia của sinh viên vào các hoạt động học.
Để làm được điều đó đòi hỏi các giáo viên
phải chuẩn bị bài giảng một cách cẩn thận có
áp dụng các hoạt động học phân loại trình độ
sinh viên và đồng thời chuẩn bị kỹ năng điều

khiển và quản lý một lớp học đông sinh viên
và nhiều trình độ.
3. Việc áp dụng các hoạt động học có phân
loại trình độ giúp thúc đẩy động lực học của
sinh viên giúp sinh viên tham gia chủ động và
tích cực hơn vào các hoạt động học.
KHUYẾN NGHỊ
1. Để sinh viên tham gia vào các hoạt động
học và thúc đẩy sự tham gia của sinh viên vào
các hoạt động học tiếng Anh trong lớp đông,
nhiều trình độ, giáo viên cần tổ chức các hoạt
động với các nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau
phù hợp với trình độ của mỗi nhóm sinh viên.
2. Giáo viên cần chú ý và quan tâm hơn đối
với nhóm sinh viên có năng lực sử dụng
ngôn ngữ yếu hơn để có những chiến thuật
dạy học phù hợp, do vậy có thể tăng được
thời gian tham gia vào các hoạt động học
trong lớp và thúc đẩy họ tham gia tích cực và
chủ động hơn.
3. Để làm cho sinh viên có hứng thú và tích
cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học,
giáo viên nên chia sẻ các ý tưởng thiết kế bài
giảng với sinh viên, chẳng hạn như có thể nói
với sinh viên về nhóm của họ và để họ lựa
chọn đặt tên cho nhóm mình. Theo cách này,
sinh viên sẽ cảm thấy tự tin và chủ động tham
gia vào các hoạt động trong giờ học.
4. Các giáo viên cần tiếp tục nghiên cứu áp
dụng các thủ thuật dạy học hiện đại hơn để
tăng cường sự tham gia của sinh viên trong
giờ học tiếng Anh.
115

nguon tai.lieu . vn