Xem mẫu

  1. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỚC TÌNH TRẠNG CẮT GIẢM HÀNG NGHÌN LAO ĐỘNG TS. Nguyễn Thị Minh Hòa1 - ThS. Hà Tuấn Anh2 Tóm tắt: Việc cắt giảm lao động hàng loạt không chỉ gây nhiều hệ lụy cho chính người lao động và gia đình họ, mà còn gây bất ổn về mặt xã hội. Bài viết này tập trung phân tích việc thực hiện quản lý nhà nước về lao động tại tỉnh Trà Vinh diễn ra trong điều kiện, bối cảnh hơn 10 nghìn lao động trong tổng số hơn 40 nghìn lao động ngành da giày của tỉnh bị cắt giảm vào thời điểm cận Tết nguyên đán nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu bảo vệ quyền lợi, tăng cường cơ hội tái hòa nhập thị trường lao động của lao động mất việc, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến sự ổn định xã hội trước mắt và lâu dài. Từ khóa: quản lý nhà nước về lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động, lao động bị mất việc. Abstract: The reduction of mass labor not only causes many consequences for workers themselves and their families, but also causes social instability. This article focuses on analyzing the implementation of state management on labor in Tra Vinh province, taking place in the context that the situation of more than 10,000 workers in a total of more than 40,000 laborers in the province’s leather and footwear industry has been sacked, at the time of the Lunar New Year. This state management work aims to ensure the achievement of rights protection goals, enhance the opportunities for labor market reintegration of unemployed workers, and minimize negative impacts on stability, immediate and long-term social planning. Keywords: State management of labor; protecting workers’ rights; job losser. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận Sa thải hoặc chấm dứt không tự nguyện việc làm luôn xảy ra và biến động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hiện nay, sa thải đã trở thành một thành phần cơ bản trong chiến lược tái cấu trúc của chủ doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khi các nhà tư bản, chủ doanh nghiệp thực hiện với mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Đây chính là khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường tự do. Theo các trường phái Cổ điển và Tân cổ điển, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phản ánh một cách vắn tắt thông qua hàm sản xuất Q = f(L, C, T, A) trong đó Q là sản 1 Email: nguyenthiminhhoa1212@yahoo.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động - Xã hội. 2 Chuyên viên - Viện Phát triển bền vững, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
  2. 404 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 lượng đầu ra; L, C và T lần lượt là yếu tố đầu vào của lao động, vốn và đất đai - nguyên liệu; A là vectơ mô tả thực trạng của kiến ​​thức và công nghệ liên quan đến sản xuất (Humphrey, Thomas M., 1997). Như vậy, có thể thấy rằng, vì một lý do nào đó, khi doanh nghiệp phải giảm sản lượng thì việc cắt giảm riêng lẻ hoặc đồng thời các yếu tố đầu vào là tất yếu. Một trong những yếu tố dễ tác động nhất để đạt được mục tiêu này đó là cắt giảm lao động. Trong một diễn biến khác, khi tỷ suất hiệu quả chi cho lao động thấp hơn so với các yếu tố khác, chủ doanh nghiệp sẽ cân đối cắt giảm lao động và tăng đầu tư vào các yếu tố còn lại. Sa thải nhân công cũng được quan sát thấy trong nhiều trường hợp khi các chủ doanh nghiệp sử dụng phương pháp này nhằm tăng lợi nhuận ngắn hạn (tức bằng cách giảm chi phí lao động), ngay cả trong thời kỳ kinh tế phát triển thịnh vượng (mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy chiến lược này cải thiện hiệu suất trong trung hạn hoặc dài hạn). Sa thải hay cắt giảm lao động không tự nguyện gây ra những hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế, xã hội và bản thân cũng như gia đình người lao động. Ở tầm vĩ mô, sa thải sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, tăng bất bình đẳng thu nhập, phá vỡ cấu trúc xã hội, gia tăng tỷ lệ tội phạm, thậm chí dẫn tới bất ổn về chính trị, tạo gánh nặng chi trả phúc lợi xã hội đối với nền kinh tế. Mất việc làm dẫn đến sự gia tăng sự bất ổn về tâm lý, ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động: một mặt họ mất tinh thần, mất tự tin, trầm cảm; mặt khác lòng tự trọng, uy tín, và địa vị của họ bị suy giảm. Các cá nhân trở nên sợ hãi, chán nản, mất lòng tin, xung khắc và đối nghịch với chủ sử dụng lao động, trầm trọng hơn họ có thể hoài nghi về các thể chế chính trị xã hội. Không những thế, thất nghiệp còn ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình của người lao động: gây căng thẳng và phá hủy các mối quan hệ gia đình. Những người thất nghiệp được nhận thấy có sự điều chỉnh, thích ứng kém hơn đối với tương lai, môi trường gia đình và xã hội (Layton, C., 1988). Một bài học quan trọng từ các cuộc khủng hoảng là thị trường cần sự giám sát và điều tiết thích hợp của chính phủ để hoạt động hiệu quả. Sự hiểu biết này trở nên quan trọng hơn khi các thị trường ngày càng phức tạp và tinh vi. Mặc dù thừa nhận vai trò không thể thiếu của thị trường và giá cả báo hiệu sự khan hiếm và phân bổ nguồn lực trong cạnh tranh, các nhà kinh tế đều nhấn mạnh các tình huống trong đó các tương tác không được kiểm soát giữa các tác nhân kinh tế có thể tạo ra kết quả tiêu cực đối với xã hội. Tăng trưởng kinh tế được điều tiết bởi bàn tay vô hình của thị trường mang lại lợi ích lớn cho xã hội. Ý tưởng tự do kinh doanh này thống trị trong suốt thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 theo quan điểm của Adam Smith, David Ricardo và những người khác. Tuy nhiên, sau đại suy thoái toàn cầu (1929-1933) Nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes (1883-1946) lập luận rằng các thị trường vốn không ổn định, và nếu duy chỉ có thị trường thì có thể tự suy thoái hơn là tự điều chỉnh. Keynes và những người theo học thuyết của Keynes nhấn mạnh: Sự can thiệp của chính phủ là cần thiết để thúc đẩy tổng cầu trong thời kỳ thất nghiệp cao. Họ đưa ra các khuyến nghị định hướng chính sách của các chính phủ nhằm quản lý tổng cầu và duy trì đủ việc làm mà không gây ra lạm phát (Hamermesh Daniel S., 1976). Gần đây, cuối những năm 1990 cho tới đầu những năm 2000, nhận thức rõ hơn về sự bất lực của thị trường đối phó với các yếu tố bên ngoài, các nhà kinh tế như Joseph Stiglitz, Amartya Sen, Paul Krugman và Dani Rodrik nêu lên tầm quan trọng của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chính phủ và
  3. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 405 thị trường. Sự tồn tại “khiếm khuyết và bất lực của thị trường” đòi hỏi các chính phủ phải có những can thiệp cụ thể (Joseph Stiglitz, Amartya K. Sen, Jean-Paul Fitoussi, 2009) và (Krugman, P., 1998). 1.2. Thực tiễn tại Việt Nam Cắt giảm lao động là hoạt động của người sử dụng lao động nhằm làm giảm bớt số lượng lao động trong doanh nghiệp do một số nguyên nhân như thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế hoặc do dôi dư lao động sau khi doanh nghiệp tiến hành sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, được quy định tại Điều 44, 45 Luật Lao động 2012. Trong bối cảnh cắt giảm hàng nghìn lao động thì việc thực hiện quản lý nhà nước về lao động đóng vai trò quan trọng trong việc: (1) Đảm bảo quá trình cắt giảm lao động diễn ra một cách trật tự, tránh tổn thất, đúng quy định của pháp luật; (2) Phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ lao động như doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 44 đến Điều 49 Luật Lao động 2012: Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh về việc cắt giảm lao động, hoàn tất thủ tục về sổ bảo hiểm xã hội, trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động,…; (3) Hỗ trợ lao động bị cắt giảm tái hòa nhập thị trường lao động thông qua hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu trên, chính sách pháp luật của Việt Nam quy định rất rõ vai trò của các bên trong bảo vệ quyền lợi người lao động bị cắt giảm. Thứ nhất, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương. (1) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong trường hợp doanh nghiệp cắt giảm hàng nghìn lao động như trả lương, thưởng, hoàn tất sổ bảo hiểm xã hội, trả trợ cấp thất nghiệp,…; (2) Phối hợp với công đoàn trong thương lượng, thỏa thuận với doanh nghiệp về phương án cắt giảm lao động đảm bảo quyền lợi tối đa của lao động yếu thế; (3) Tổ chức hướng dẫn người lao động lập hồ sơ đăng ký hưởng các chế độ trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp và (4) Phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp, nơi tập trung nhiều lao động bị cắt giảm triển khai các phiên giao dịch việc làm nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề hỗ trợ người lao động nhanh chóng tái hòa nhập thị trường lao động hoặc tự tạo việc làm. Thứ hai, vai trò của tổ chức công đoàn. (1) Thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương trong đối thoại, thương lượng, hợp tác với người sử dụng lao động trong việc lựa chọn phương án cắt giảm lao động nhằm giảm thiểu tác động đến nhóm lao động yếu thế như lao động nữ; (2) Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động cho người lao động trong việc chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn, tránh tình trạng đình công, gây bất ổn về môi trường xã hội, môi trường đầu tư; (3) Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về cắt giảm lao động như phương án sử dụng lao động tiếp tục làm việc, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi
  4. 406 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 chấm dứt hợp đồng lao động về chi trả lương, thưởng hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội, chi trả trợ cấp mất việc,… 2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG BỊ THÔI VIỆC CỦA CÔNG TY TNHH GIÀY DA MỸ PHONG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Bảng 1: Thực trạng lao động bị cắt giảm của Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong Lao động trước khi bị cắt giảm Lao động bị cắt giảm Lao động hợp Lao động hợp Lao động hợp Lao động hợp đồng không Tổng đồng không Tổng số đồng có xác đồng có xác xác định thời số xác định thời Phân xưởng định thời hạn định thời hạn hạn hạn Xưởng Tiểu Cần 10.290 4.511 1.164 3.347 Xưởng Trà Cú 5.114 3.200 623 2.577 Xưởng Phước Hưng 4.453 2.431 951 1.480 Tổng 19.857 4.222 15.635 10.142 2.738 7.404 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh (2019), Báo cáo nhanh số 205/ BC- SLĐTBXH về tình hình cắt giảm lao động tại 3 xưởng của Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong do thu hẹp sản xuất Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong thành lập vào năm 2005, có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Đài Loan). Quy mô lao động của Công ty tại 03 phân xưởng tính đến tháng 1/2019 là 19.857 người, chiếm gần 1/2 tổng số lao động ngành may da giày của tỉnh Trà Vinh (hơn 40 nghìn lao động), trong đó gần 80% lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn (15.635 người). Do số lượng (70%) đơn hàng bị cắt giảm, kéo theo thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn đến Công ty phải cắt giảm 10.142 lao động vào tháng 01/2019, chiếm hơn 50% lao động hiện có của Công ty. Điều này gây tâm lý hoang mang, lo lắng không chỉ của bản thân người lao động, mà của cả gia đình và địa phương, nơi 03 phân xưởng của Công ty đang hoạt động nếu không có việc thực hiện quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng tỉnh. 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NGÀNH DA GIÀY BỊ CẮT GIẢM Ở TỈNH TRÀ VINH Một là, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động bị cắt giảm. Nhờ có sự vào cuộc tích cực của tổ công tác liên ngành của tỉnh, đặc biệt là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công ty cam kết và đã chi trả đầy đủ chế độ cho người lao động bị thôi việc theo đúng quy định của pháp luật lao động và không chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Điều này góp phần bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Kết quả, chỉ sau hơn 2 tuần nhận được thông báo lý do cho thôi việc (29/01 - 18/02/2019), toàn bộ lao động mất việc nhận được đủ lương, thưởng tết, tiền lương tháng ngừng việc, trợ cấp mất việc cho người lao động đối với thời gian làm việc cho công ty mà chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, 2019); Hai là, thương lượng hình thức lựa chọn đối tượng cắt giảm “theo danh sách cắt ngang” nhằm hạn chế tình trạng lao động trên 35 tuổi bị thôi việc. Điều này phù hợp với điều kiện và bối cảnh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có xu hướng sa thải người lao
  5. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 407 động trên 35 tuổi diễn ra ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc không phải toàn bộ lao động trên 35 tuổi bị thôi việc (chiếm 1/3 lao động của Công ty). Điều này góp phần hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến sự ổn định xã hội trước mắt và vấn đề an sinh xã hội trong tương lai. Thực tế cho thấy, lao động trên 35 tuổi của ngành da giày thiếu cơ hội chuyển đổi việc làm trên thị trường lao động chính thức nếu rơi vào tình trạng thất nghiệp do tuyệt đại đa số là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo1; khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới của lao động trên 35 tuổi giảm, kéo theo nhóm lao động này khó đáp ứng được yêu cầu trong các dây chuyền tự động, buộc phải làm việc tại khu vực phi chính thức. Ba là, tăng cường công tác vận động người lao động và gia đình đồng thuận với việc cắt giảm lao động do những khó khăn của công ty, đảm bảo việc làm cho lao động còn lại. Trước ngày Công ty chính thức công bố cho hơn 10 nghìn lao động thôi việc, Ủy ban Nhân dân các địa phương, nơi Công ty hoạt động, đã phối hợp với lãnh đạo các hội đoàn thể và các phòng chuyên môn triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong thời gian Công ty thực hiện việc cắt giảm lao động. Trong đó, phối hợp với công đoàn cơ sở ưu tiên tăng cường công tác, tuyên truyền ổn định tư tưởng của người lao động, vận động người lao động chấp hành đúng quy định của pháp luật lao động, quy định của công ty và gia đình người lao động đồng thuận với việc cắt giảm lao động do những khó khăn của Công ty hiện nay. Đồng thời, Tỉnh chỉ đạo Tổ công tác, các ngành, địa phương thường xuyên nắm tình hình để xử lý kịp thời, tránh phát sinh các điểm nóng. Kết quả là tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội tại địa bàn các phân xưởng của Công ty cơ bản ổn định (UBND tỉnh Trà Vinh, 2019a). Điều này góp phần giảm áp lực cho Công ty từ phía người lao động và địa phương, hoạt động sản xuất của Công ty đi vào ổn định, đảm bảo việc làm cho hơn 9 nghìn lao động còn lại, tránh các tổn thất không đáng có và quan trọng hơn nữa là bảo đảm tình hình trật tự an toàn xã hội tại địa phương; Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn về quyền làm việc của lao động nữ trong thời gian mang thai. Một đặc điểm của lao động ngành may da giày là tập trung nhiều lao động nữ và trong độ tuổi sinh đẻ (dưới 35 tuổi). Tuy nhiên, trong số đó không ít lao động nữ không biết hoặc không quan tâm đến quyền được bảo vệ việc làm trong thời gian mang thai được quy định tại khoản 3, Điều 155, Luật Lao động 2012: “3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Hậu quả là hàng trăm lao động nữ làm việc tại Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong nằm trong số hơn 10 nghìn lao động bị thôi việc do không cung cấp hồ sơ về tình trạng mang thai cho Công ty. Kết quả là sau khi được tư vấn, hướng dẫn, đến hết tháng 2/2019 đã có gần 150 lao động nữ (UBND tỉnh Trà Vinh, 2019b) đến nộp kết quả khám thai, báo cáo đang trong tình trạng mang thai, được Công ty công bố hủy bỏ quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, được quay trở lại Công ty làm việc. Có được kết quả trên chính là nhờ sự vào cuộc tích cực, kịp thời của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, công đoàn cơ sở. 1 Tính đến năm 2017, tỷ lệ lao động đang làm việc của tỉnh Trà Vinh chỉ đạt 11,7%, chỉ bằng ½ mức chung của cả nước (21,4%), thấp hơn cả mức chung của Đồng bằng sông Cửu Long (12,1%). Nguồn: Tổng cục Thống kế (2018), Niên giám thống kê Việt Nam 2017. Năm 2016 cả nước có tới hơn 84% lao động ngành dệt may, da giày chưa qua đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật không bằng. Nguồn: TCTK (2017), Tính toán từ Báo cáo điều tra Lao động việc làm năm 2016.
  6. 408 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Năm là, chủ động triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ người lao động nhanh chóng tái hòa nhập thị trường lao động Tìm kiếm cầu lao động ngoài tỉnh cả trong nước và ngoài nước. Trong bối cảnh thị trường lao động địa phương chưa phát triển, không có khả năng thu hút hơn 10 nghìn lao động cùng một thời điểm thì việc tìm kiếm mở rộng thị trường ngoài tỉnh được coi là kênh giải quyết việc làm quan trọng. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phát hành công văn Số 225/SLĐTBXH- LĐVL&GDNN ngày 31/01/2019 về việc hỗ trợ tuyển dụng lao động gửi các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố (TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang); phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế, Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn liên tục cập nhật, tiếp nhận thông tin đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động từ các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tổ chức kết nối cung - cầu lao động ngay tại Ủy ban Nhân dân xã, nơi tập trung lao động bị cắt giảm. Việc tổ chức hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm ngay tại ủy ban nhân dân xã góp phần thu hút được nhiều nhất số lao động bị cắt giảm tham gia, đồng thời giúp họ tiếp cận các nhà tuyển dụng, vị trí việc làm, nắm bắt được các thông tin về thu nhập, phúc lợi trên thị trường lao động trong và ngoài tỉnh, mức độ phù hợp với năng lực trình độ của lao động địa phương. Chỉ trong thời gian ngắn từ ngày 12/02/2019 đến 04/3/2019, cả Trung tâm Dịch vụ việc làm Trà Vinh được huy động phối hợp với UBND các huyện, xã, phòng Lao động thuộc các huyện, nơi tập trung chủ yếu lao động của Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong bị thôi việc thực hiện 34 phiên giao dịch việc làm1. Kết quả thu hút được 5.562 lao động tham dự, có 2.061 lao động đăng ký tìm việc làm, với sự tham gia của 709 lượt công ty tuyển dụng trong nước và 182 lượt công ty xuất khẩu lao động. Bảng 2: Thực trạng thực hiện các phiên giao dịch việc làm tại các huyện dành cho lao động của Công ty TNHH Giầy da Mỹ Phong bị cắt giảm Số lao động tham gia Số doanh nghiệp tham gia Số phiên (người) (lượt doanh nghiệp) giao dịch Tuyển Huyện Trong đó, số lao Tuyển dụng LĐ đi việc làm dụng Tổng số động đăng ký làm việc có thời (phiên) trong tìm việc làm hạn ở nước ngoài nước Huyện Tiểu Cần 11 1.653 725 168 38 Huyện Trà Cú 16 3.559 1.209 468 125 Huyện Cầu Kè 04 324 117 57 16 Huyện Càng Long 02 26 10 16 03 Tổng 33 5.562 2.061 709 182 Nguồn: UBND tỉnh Trà Vinh (2019a), Thông tin tình hình lao động của Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong (Đến cuối ngày 05/03/2019) Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về thông tin thị trường lao động. Trung tâm dịch vụ việc tỉnh đã tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm cung cấp thông tin tuyển dụng nhanh 1 01 phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại Trung tâm.
  7. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 409 nhất đến người lao động bị cắt giảm, giúp họ sớm tái hòa nhập thị trường lao động như treo 740 băng rôn, 140 cờ phướn tại các xã, thị trấn tuyên truyền thông tin tuyển dụng và Ngày hội việc làm. Kết quả là chỉ trong thời gian rất ngắn (01 tháng tính cả thời gian tết), đến 05/3/2019 đã có hơn 40% (4.079) lao động trong tổng số lao động bị Công ty Mỹ Phong cắt giảm sắp quay lại thị trường lao động trong nước; ngoài ra, còn có 105 lao động trong tổng số 122 lao động trúng tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên, số lao động tham gia các phiên giao dịch việc làm còn thấp, chỉ đạt 5.562 lao động mặc dù được tổ chức ngay tại xã. Sáu là, tổ chức hướng dẫn người lao động lập hồ sơ đăng ký hưởng các chế độ trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Rõ ràng, hoạt động này ngoài việc giúp người lao động bị mất việc có khoản thu nhập để tiếp tục duy trì, ổn định cuộc sống, còn giúp họ nhận kinh phí học nghề, để có nghề nghiệp mới, tăng cơ hội tìm kiếm được việc làm, hoặc học ngoại ngữ để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Giầy da Mỹ Phong thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội của lao động bị cắt giảm; hướng dẫn người lao động bị mất việc làm nhưng chưa tìm được việc làm mới lập hồ sơ đăng ký hưởng các chế độ trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật như chi trả trợ cấp thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cộng với hỗ trợ riêng của tỉnh. Chỉ trong 03 ngày đầu tháng 03, trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã tiếp nhận được 560 hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, nhưng đến nay chưa có lao động bị cắt giảm đăng ký học nghề. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đã nỗ lực, chủ động triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho người lao động, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập thị trường lao động cũng như chuyển đổi nghề nghiệp, song hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước chưa cao. Có thể do một số nguyên nhân sau: 1) Từ phía người lao động. Đa số lao động bị cắt giảm chủ yếu là lao động phổ thông, hạn chế về nhận thức nên chưa chủ động trong tìm kiếm việc làm, không nhiệt tình tham gia các phiên giao dịch việc làm, còn ỷ lại vào chính quyền địa phương; Bộ phận lao động khác chỉ tìm cơ hội việc làm khác, có tâm lý ngại học nâng cao trình độ để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm tốt hơn tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; 2) Từ phía công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở chưa làm tốt chức năng tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động đến người lao động, quan tâm đến lao động nữ - chiếm chủ yếu trong lực lượng lao động của Công ty. Điều này dẫn đến không ít lao động nữ mang thai nhưng không nộp kết quả khám thai cho Công ty, rơi vào tình trạng bị cắt giảm; 3) Từ phía Liên đoàn lao động tỉnh. “Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp” là trách nhiệm của Liên đoàn lao động, được quy định tại điều 15 Luật Công đoàn 2012. Tuy nhiên, hoạt động này tại tỉnh chưa thực sự hiệu quả khi cả tỉnh chỉ có 11,7% lao động đang làm việc qua đào tạo;  4) Từ chính sách. Người lao động đã qua đào tạo là những người thuộc 1 trong những trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 141/2017/NĐ-CP, trong đó có đối tượng: “h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề”. Nhưng trên thực tế, người lao động được doanh nghiệp đào tạo, được bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo và được trả lương theo kết quả đào tạo,
  8. 410 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nhưng vẫn được coi là lao động phổ thông do không được cấp chứng chỉ. “Toàn bộ lao động được Công ty đào tạo 2 tháng, tương đương là công nhân kỹ thuật không bằng, bậc 1, được cộng 7% vào lương. Công ty đào tạo rất tốt để người lao động làm được và đạt được định mức” (Phỏng vấn sâu lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh). Vì vậy, những lao động bị cắt giảm có từ 1 - 13 năm kinh nghiệm, khi chuyển sang doanh nghiệp khác làm cùng công việc lại được tính là lao động phổ thông làm giảm động lực tìm kiếm cơ hội việc làm. 2. KHUYẾN NGHỊ Một là, Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện pháp luật lao động, kịp thời phát hiện và khắc phục mọi bất cập trong quá trình triển khai cũng như trong văn bản pháp luật về lao động. Chú trọng kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách an sinh xã hội khác có liên quan đến người lao động làm việc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là lao động nữ. Điều này góp phần đảm bảo tối đa quyền lợi người lao động khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Hai là, Tăng cường tuyên truyền về chính sách BHTN với mục tiêu nâng cao nhận thức của xã hội về lợi ích khi tham gia BHTN, đặc biệt là việc hỗ trợ học nghề. Tuyên truyền về chính sách BHTN, mức hỗ trợ học nghề; trình tự thủ tục để thực hiện hỗ trợ học nghề; quyền và trách nhiệm của người lao động đang hưởng TCTN tham gia học nghề, cơ sở dạy nghề trong việc hỗ trợ người thất nghiệp học nghề. Điều này góp phần nâng cao nhận thức cho người lao động về công tác hỗ trợ học nghề, nâng cao trình độ tay nghề, tăng cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp và tự tạo việc làm mới cho bản thân. Ba là, Trung tâm dịch vụ việc làm tiếp tục hàng ngày tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho lao động bị cắt giảm. Thời gian tới số lượng lao động bị cắt giảm đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng, vì vậy cần bố trí đủ cán bộ tư vấn việc làm, tư vấn học nghề hoặc tư vấn các lớp về kinh doanh, sản xuất tại hộ gia đình để người lao động tiếp cận được các thông tin tuyển dụng, sớm quay lại thị trường lao động hoặc tự tạo việc làm; Bốn là, Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ. Liên đoàn lao động tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để có thể sẵn sàng chuyển đổi việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động trong bối cảnh việc làm luôn biến động; Năm là, Tiếp tục rà soát số lao động không tham gia các phiên giao dịch việc làm. Đây là cơ sở để tỉnh đánh giá mức độ có việc làm, những khó khăn, rào cản của lao động sau khi bị cắt giảm. Từ đó đề xuất các giải pháp trong thời gian tới hỗ trợ những lao động này sớm tái hòa nhập thị trường lao động; Sáu là, Giám sát hoạt động sản xuất của Công ty. Khi có đơn hàng mới, có nhu cầu tuyển dụng lao động phải ưu tiên tuyển lại những lao động đã bị Công ty cắt giảm
  9. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 411 Bảy là, Ban hành cơ chế kết hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Hoạt động này giúp người lao động khi tham gia đào tạo tại doanh nghiệp có cơ hội nhận chứng chỉ nghề bậc 1. Điều này đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi chuyển việc tới doanh nghiệp cùng ngành nghề, có công việc yêu cầu cùng trình độ. Cuối cùng, cần thúc đẩy hoạt động truyền thông tại các xã, thị trấn thuộc huyện có nhiều lao động bị cắt giảm để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người lao động trong tìm kiếm việc làm, đào tạo nghề. Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ (2017), Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. 2. Hamermesh, Daniel S (1976), ‘Econometric Studies of Labor Demand and Their Application to Policy Analysis’, The Journal of Human Resources, Vol. 11, No. 4 Autumn, 1976, pp. 507-525. 3. Humphrey, Thomas M. (1997), ‘Algebraic Production Functions and Their Uses before Cobb-Douglas’, FRB Richmond Economic Quarterly, Vol. 83, No. 1, Winter 1997, pp. 51-83. 4. Joseph Stiglitz, Amartya K. Sen, Jean-Paul Fitoussi, (2009), The measurement of economic performance and social progress revisited: Reflections and Overview, hal-01069384. https://hal-sciencespo.archives-ouvertes.fr/ hal-01069384. Truy cập ngày 5/4/2010. 5. Krugman, P., (1998), “What’s new about the new economic geography?’, Oxford Review of Economic Policy, Volume 14, Issue 2, June 1998, Pages 7–17. 6. Layton, C., (1988), ‘Psychological Effects of Unemployment: A Selected Overview’, The Journal of the Royal Society for the Promotion of Health, Volume 108, issue 1 (1988). 7. TCTK (2018), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017. 8. TCTK (2017), Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016. 9. UBND tỉnh Trà Vinh (2019a), Thông tin tình hình lao động của Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong (Đến cuối ngày 05/03/2019) 10. UBND tỉnh Trà Vinh (2019b), Báo cáo số 20/BC-UBND về tình hình Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong cắt giảm lao động do thu hẹp sản xuất ngày 01/02/2019
nguon tai.lieu . vn