Xem mẫu

  1. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THÍCH ỨNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Đỗ Văn Dũng* TÓM TẮT: Trong bối cảnh khoa học, công nghệ ngày càng phát triển, kiến thức ngày càng gia tăng, nhu cầu học tập của người học ngày càng đa dạng đặc biệt là xu hướng hội nhập quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp như hiện ngay, thì trình độ chuyên môn, khả năng vận dụng công nghệ và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) của giáo viên đóng vai trò quyết định cho chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Trên cơ sở phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến hệ thống giáo dục nghề nghiệp, phân tích thực trạng hiện nay và nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đến 2020, bài viết đề xuất những biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ và đổi mới PPDH thích ứng CMCN 4.0 trong GDNN. Đề xuất của bài viết có ý nghĩa định hướng cho việc phát triển khả năng ứng dụng công nghệ và đổi mới PPDH cho giáo viên GDNN. Từ khóa: nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ trong dạy học, chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, cách mạng công nghiệp 4.0. 1. Mở đầu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, các sản phẩm công nghệ cao ngày càng được ứng dụng phổ biến trong sinh hoạt, trong sản xuất công nghiệp và trong giáo dục. Điều này đã làm cho nhu cầu học tập (NCHT) của người học ngày càng đa dạng. Đặc biệt, giáo dục GDNN là lĩnh vực có kiến thức gắn liền với công nghệ và tác động qua lại trực tiếp với công nghệ, nên NCHT của người học có những thay đổi rất nhanh và đa dạng. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo, việc phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có ý nghĩa quan trọng cho mục tiêu phát triển GDNN trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, phần lớn nhà giáo GDNN ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ mới và đổi mới PPDH. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và kết quả học tập của người học. Do đó, việc nghiên cứu biện pháp năng cao năng lực ứng dụng công nghệ và đổi mới PPDH cho nhà giáo GDNN thích ứng với CMCN 4.0 là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. * Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM 446
  2. Với mục đích đề xuất biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ và đổi mới PPDH trong giáo GDNN thích ứng CMCN 4.0, bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về những tác động đến sự thay đổi nghề nghiệp trong tương lai, vai trò của nhà giáo GDNN trong kỹ nguyên số, kinh nghiệm của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM và biện pháp phù hợp với bối cảnh hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những tác động đến sự thay đổi nghề nghiệp trong tương lai Theo Lee Rainie (2017), trung tâm nghiên cứu những dự án về đời sống và internet của Mỹ, sự thật về nghề nghiệp trong tương lai sẽ có những thay đổi dưới tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo như sau [1]: (1) Bản chất công việc đang thay đổi theo sự gia tăng của nền kinh tế tri thức; (2) Từ 1990, việc làm phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực dịch vụ sức khỏe và giáo dục; (3) Tự động hóa, robot, trí tuệ nhân tạo đang thay thế các công việc truyền thống của người lao động; (4) Người ta nghĩ đến nhiều ngành nghề có nguy cơ không do con người thực hiện (có thể sẽ được thay thế bởi robot hoặc máy tính); (5) Người ta cảm thấy lo lắng hơn là lạc quan về tự động của tương lai; (6) Người lao động cảm thấy những viễn cảnh tích cực hơn là tiêu cực về tác động tổng thể của công nghệ đến nghề nghiệp; (7) Người lao động có trình độ cao thích nói hơn về công nghệ làm gia tăng cơ hội, tạo ra những ngành nghề hấp dẫn hơn; (8) Người ta nghĩ kiến thức máy tính, ứng xử xã hội, kỹ năng giao tiếp và cơ hội đào tạo là chìa khóa thành công; (9) Người Mỹ nghĩ rằng trường học (cả trường công và trường dân lập) có trách nghiệm nhiều nhất trong việc tạo ra sự chắc chắn cho người lao động có những kỹ năng phù hợp; (10) Thay đổi chương trình giáo dục và giáo dục nghề nghiệp là tất yếu. 2.2. Vai trò của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số Trước sự đa dạng về nhu cầu học tập của người học, sự tác động mạnh mẽ của từ cuộc CMCN 4.0 và xu hướng giáo dục STEM, CTĐT, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN sẽ có những thay đổi phù hợp. Bên cạnh chuẩn đầu ra và nội dung CTĐT được xác định phù hợp với chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà 447
  3. giáo GDNN [2, 3]. Sự tích hợp công nghệ và ứng dụng dạy học số trong CTĐT, bồi dưỡng sẽ được triển khai trong thời gian tới [4, 5]. Cùng với việc ứng dụng công nghệ IoTs trong phát triển dạy học số (Dital Pedagogy) và công nghệ thực tế - ảo vào trong dạy học. Vai trò của giáo viên sẽ chuyển dần từ truyền thụ kiến thức, sang hướng dẫn học sinh phát hiện kiến thức mới. Đồng thời, các lớp học số, lớp học ảo sẽ phát triển mạnh. Người học sẽ quen dẫn với việc học tập qua mạng internet, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên ảo [6]. Đây là thành xu hướng phát triển tất yếu trong hoạt động đào tạo GDNN. Vì vậy, bên cạnh phát triển về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, nhà giáo GDNN phải có khả năng đổi mới PPDH như sau [7]: - Chuyển đổi vai trò giáo viên từ truyền thụ kiến thức, sang hướng dẫn học sinh học tập, nghiên cứu để phát hiện kiến thức mới. - Đổi mới PPDH, đặc biệt là vận phương pháp dạy học số theo mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) và lớp học đảo ngược (Flip – Flopped Classroom); học tập theo dự án (Project based Learning); học tập thông qua thực hành tích cực (Learning by doing); … - Tích hợp việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sáng tạo kỹ thuật với việc phát triển năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm; giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp. 2.3. Kinh nghiệm của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM là đơn vị đi đầu trong công tác đổi mới hoạt động đào tạo. Kết quả quá trình đổi mới đã giúp sinh viên của trường có tỷ lệ việc làm cao sau khi tốt nghiệp; số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường có tỷ lệ cao và gia tăng điểm chuẩn xét tuyển đầu vào; doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đánh giá cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Một số hoạt động tiêu biểu trong đổi mới đào tạo của nhà trường như sau: (1) Xác định Triết lý giáo dục của trường: Nhân bản, sáng tạo, hội nhập; (2) Thiết kế lại CTĐT theo tiếp cận CDIO, Project based Learning; (3) Công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp; (4) Triệt để áp dụng CNTT trong mọi hoạt động; (5) Đổi mới mạnh mẽ, triệt để PPDH (dạy số, blended learning with LMS, Project based Learning), phương pháp đánh giá và thực hiện chính sách trợ lý giảng dạy (TA); (6) Nâng cao năng lực tiếng Anh, quan hệ quốc tế và dự án quốc tế; 448
  4. (7) Hợp tác toàn diện với doanh nghiệp; (8) Chính sách cán bộ; (9) Phát triển nghiên cứu khoa học và sân chơi kỹ thuật cho sinh viên; (10) Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định quốc tế; (11) Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và Big data; (12) Thành lập trường đại học ảo (UTEX). 2.4. Biện pháp phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Từ những phân tích trên cho thấy, khả năng vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên là xu thế tất yếu trong đổi mới PPDH của nhà giáo GDNN. Vì vậy, trong bối cảnh GDNN chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, để phát triển năng vận dụng công nghệ trong dạy học, cần chú trọng đến những vấn đề sau: 2.4.1. Cho phép các trường ĐHSPKT lập dự án đầu tư chương trình đào tạo nhà giáo GDNN lĩnh vực trực tiếp phục vụ cuộc CMCN 4.0 - Đánh giá sự tác động của những đột phá về công nghệ mới như: trí tuệ nhận tạo, robot thông minh, IoTs, dữ liệu lớn, in 3D, vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học, lưu trữ năng lượng, tin học lượng tử, … đến đời sống xã hội nói chung và GDNN nói riêng, từ đó xác định nhu cầu nguồn nhân lực và danh mục ngành nghề cần đào tạo nguồn nhân lực phụ vụ cuộc CMCN 4.0 làm cơ sở để phát triển CTĐT, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN; - Phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp nhà giáo đáp ứng chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo GDNN, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cuộc CMCN 4.0; - Xác định quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với những với sự tác động của cuộc CMCN 4.0; - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện dạy học cho những CTĐT, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN thuộc lĩnh vực trực tiếp phục vụ cuộc CMCN 4.0; - Rà soát và điều cơ cấu lại ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển những CTĐT, bồi dưỡng thuộc những ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cuộc CMCN 4.0; - Tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong từng vị trí việc làm thuộc lĩnh vực GDNN với đổi mới PPDH trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. 449
  5. 2.4.2. Có chính sách phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (1) Tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ số cho các cơ sở GDNN: - Rà soát và đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, hạ tầng mạng internet và thiết bị công nghệ, từ đó trang bị bổ sung phù hợp với yêu cầu chung về kỹ thuật và nhu cầu tổ chức dạy học số của mỗi trường, bao gồm: + Xác định quy mô tổ chức dạy học số; + Nâng cấp hoặc trang bị hạ tầng mạng internet; + Xây dựng phòng học số và trang bị các thiết bị công nghệ phù hợp như: Tivi, máy tính, camera và một số thiết bị thông minh khác. (2) Xây dựng hệ thống học tập trực tuyến: - Ban hành chính sách và hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở GDNN phát triển hệ thống LMS phù hợp với yêu cầu triển khai các khóa học trực tuyến; - Hệ thống học tập trực tuyến được xây dựng dựa trên những yêu cầu cơ bản sau: + Không giới hạn bởi không gian và thời gian: Cho phép người học linh hoạt được thời gian và địa điểm học tập; + Hấp dẫn người dùng: Ứng dụng đa phương tiện, giúp nội dung dạy học tích hợp văn bản, hình ảnh, âm thanh và màu sắc để tăng tính hấp dẫn cho bài học; + Linh hoạt quá trình học tập: Cho phép người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình; + Dễ tiếp cận và truy nhập ngẫu nhiên: Cho phép người học tự tìm ra các kỹ năng học tập cho riêng mình dưới sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến; + Cập nhật thường xuyên: Nội dung khoá học được cập nhật thường xuyên đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của người học; + Học tập hợp tác và phối hợp: Người học có thể dễ dàng trao đổi trực tuyến với nhau trong quá trình học tập. Việc trao đổi có thể diễn ra giữa giáo viên với người học và giữa người học với nhau. (3) Xây dựng nguồn học liệu số: - Xây dựng cơ sở dữ liệu số cho những nội dung học tập trực tuyến phục vụ hoạt động học tập của người học; - Nguồn học liệu số bao gồm: (1) Tài liệu học tập và sách Ebook; (2) Bài 450
  6. giảng điện tử; (3) Video dạy học; (4) Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ cho giáo viên và người học: - Ban hành chính sách đào tạo bồi dưỡng nhà giáo GDNN về khả năng ứng dụng công nghệ trong dạy học; - Hỗ trợ, khuyến khích giáo viên và học sinh tham gia dạy học trực tuyến như sau: + Hướng dẫn giáo viên và người học sử dụng hệ thống học tập trực tuyến, xây dựng bài giảng điện tử và số hóa nội dung dạy học; + Xây dựng lớp học trực tuyến theo ba cấp độ và có chế độ khen thưởng giáo viên tương ứng; + Có chính sách công nhận tín chỉ mà người học tích lũy được thông qua học tập trực tuyến; + Kết hợp hình thức đánh giá kết quả học tập người học qua trực tuyến và trên lớp học truyền thống. (5) Chia sẻ nguồn lực dạy học số giữa các trường: - Ban hành chính sách chia sẻ năng lực và tài nguyên dạy học số trong hệ thống GDNN, giúp các trường nâng cao năng lực và thúc đẩy sự phát triển dạy học số bền vững; - Các trường có năng lực cùng hợp tác phát triển dạy học số, cụ thể như sau: + Xây dựng chung hệ thống học tập trực tuyến, hoặc liên kết khai thác hệ thống đã của một cơ sở giáo dục đã có; + Xây dựng chung nguồn dữ liệu số phù hợp với đặc điểm GDNN; + Xây dựng quy chế hợp tác giữa các trường khai thác hệ thống học tập trực tuyến và tài nguyên số chung. 2.4.3. Thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ và đổi mới PPDH - Ban hành chính sách thúc đẩy và hỗ trợ nhà giáo GDNN tích cực đổi mới phương pháp dạy học và chuyển đổi vai trò từ truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn học sinh tự phát hiện kiến thức mới; - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các phương pháp dạy học tích cực cho nhà giáo GDNN; - Đặt hành các trường Đại học SPKT, đặc biệt là trường Đại học SPKT TP. 451
  7. HCM tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng vận dụng PPDH tích cực như: học tập thông qua dự án (Project based Learning), học tập thông qua thực hành tích cực (Learning by doing), học tập thông qua việc làm (Work based Learning), ...; - Xây dựng không gian học tập mở, không gian sáng tạo công nghệ tại các cơ sở GDNN phục vụ cho việc vận dụng PPDH tích cực trong dạy học; - Xây dựng chương trình, tài liệu học tập và tổ chức bồi dưỡng nhà giáo về năng lực vận dụng phương pháp dạy học số như: Cấu trúc của hệ thống LMS; Xây dựng bài giảng, tài liệu học tập số; Tổ chức và quả lý học tập trên trang LMS. 3. Kết luận Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và hội nhập quốc tế là một trong những mục tiêu quan trọng của GDNN hiện nay. Để hiện thực hóa mục tiêu này và nâng cao chất lượng GDNN, bên cạnh các yếu tố về CTĐT, cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện dạy học, thì việc nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới PPDH cho nhà giáo GDNN luôn được xem là yếu tố quan trọng, phù hợp với sự phát triển của xã hội và NCHT của người học. Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động đến nghề nghiệp tương lai, vai trò của nhà giáo GDNN trong kỹ nguyên số và chia sẻ kinh nghiệm của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, bài viết đã đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho nhà giáo GDNN, bao gồm: (1) Cho phép các trường ĐHSPKT lập dự án đầu tư chương trình đào tạo nhà giáo GDNN lĩnh vực trực tiếp phục vụ cuộc CMCN 4.0; (2) Có chính sách phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; (3) Thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ và đổi mới PPDH. Việc triển khai thực hiện đồng bộ những biện pháp này sẽ góp phần phát triển năng lực dạy học nói chung và khả năng đổi mới PPDH nói riêng cho đội ngũ nhà giáo GDNN đáp ứng yêu cấu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN trong bối cảnh tác động của cuộc CMCN 4.0 như hiện nay./. 452
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Thông tư ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học, Số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017. 2. Bùi Văn Hồng. (2016). Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol 61, số 08 (2016), tr. 107 – 116. 3. Bùi Văn Hồng. (2017). Tích hợp kiến thức công nghệ và thực hành kỹ năng nghề trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol 62, số 04 (2017), tr. 91 – 99. 4. Bùi Văn Hồng. (2018). Công nghệ IoT và ứng dụng phát triển lớp học số tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM. (2018). Tạp chí Khoa học Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, số 52 – 53 (tháng 1 – 2/2018), tr. 90 – 98. 5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Tp. HCM. (2017). Thông tư quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN, Số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (2018). Dự thảo Đề án thí điểm đào tạo, đào tạo lại người lao động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Hà Nội, 8/2018. 6. Đỗ Văn Dũng. (2018). Các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN, Tài liệu tọa đàm kho học về quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDNN và phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN, Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Tiểu ban GDNN, Hải Phòng, 11/2018, tr. 11 – 19. 7. Lee Rainie. (2017). 10 facts about jobs in the future, Pew Research Center’s Internet & American Life Project, https://www.slideshare.net. 453
nguon tai.lieu . vn