Xem mẫu

  1. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG EU ThS. Trương Quang Minh, ThS. Trần Ánh Ngọc Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ tình hình xuất khẩu các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh một năm sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng tìm hiểu mức độ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây để đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này sang thị trường EU. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ thể tham gia trong chuỗi bao gồm các hộ nông dân, hợp tác xã, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà bán lẻ ở nước ngoài đã có sự liên kết và chia sẻ thông tin cũng như các nguồn lực cần thiết theo chiều dọc. Tuy vậy, sự hợp tác và chia sẻ theo chiều ngang giữa các chủ thể có cùng chức năng trong chuỗi chưa cao và vì thế cần có những phương thức phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các chuỗi cung ứng này. Từ khóa: Chuỗi cung ứng, EVFTA, hợp tác, trái cây, xuất khẩu IMPROVING SUPPLY CHAIN COOPERATION TO PROMOTE VIETNAM FRUIT EXPORTS TO THE EU Abstract: This study focuses on clarifying the export situation of Vietnam’s fruit products to the European Union (EU) market in the context of one year after the free trade agreement between Vietnam and the EU (EVFTA) came into force. In addition, it also delves into the level of collaboration between members in the supply chain of fruits to propose solutions to promote the export of these products to the EU market. The research results show that the actors in the chain including farmers, cooperatives, import-export enterprises, and foreign retailers have linked and vertically shared information as well as other resources. However, the horizontal collaboration and sharing among actors with the same function in the chain has not been as expected, and therefore, it requires appropriate solutions to further improve the efficiency of cooperation in these supply chains. Keywords: Supply chain, collaboration, fruits, EVFTA, export 1. Đặt vấn đề Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng tại các quốc gia châu Âu ngày càng quan tâm và có xu hướng gia tăng tiêu dùng các sản phẩm trái cây nhiệt đới, nhất là các loại tốt cho sức khỏe và có hương vị mới. Đồng thời, việc hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 đã giúp cho nhiều loại hàng hóa của hai bên trong đó có các sản phẩm trái cây được miễn giảm thuế quan theo lộ trình. Đây là cơ hội thuận lợi để các sản phẩm trái cây nhiệt đới vốn là 441
  2. thế mạnh của Việt Nam có thể tiếp cận được với người tiêu dùng ở các thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu (EU) cũng được biết đến là thị trường rất khắt khe về các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (Gibbon, 2004). Vì thế, việc nghiên cứu cách thức để nâng cao hiệu quả trồng trọt, chế biến và bảo quản các sản phẩm trái cây tươi của Việt Nam nhằm đáp ứng các quy định của thị trường EU là cần thiết để hỗ trợ các hộ nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa năng lực xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia này. Qua quá trình khảo cứu các công trình liên quan, nhóm tác giả nhận thấy sử dụng cách tiếp cận theo chuỗi cung ứng là phù hợp trong nghiên cứu về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nhất là khi vấn đề xác định nguồn gốc nông sản và an toàn thực phẩm là quan trọng. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng nông sản ở các quốc gia phát triển, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản ở các nước đang phát triển lại chưa được đề cập nhiều (Zakaria & cộng sự, 2014). Các nghiên cứu này cũng chưa tập trung làm mức độ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu. Do vậy, nghiên cứu chuỗi cung ứng các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang thị trường EU là cần thiết để các kết quả rút ra từ nghiên cứu có giá trị đóng góp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Thông qua việc phân tích mối quan hệ hợp tác giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng, nhóm nghiên cứu mong muốn có được đánh giá đúng về mức độ chia sẻ về thông tin, tri thức, công nghệ và các nguồn lực cần thiết giữa các chủ thể bên trong chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây của Việt Nam hiện nay. Việc nâng cao mức độ hợp tác và chia sẻ giữa các thành viên trong chuỗi được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, bảo quản và cung ứng mặt hàng trái cây của Việt Nam để phù hợp và đáp ứng được với các yêu cầu của thị trường EU. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Tổng quan nghiên cứu Trong khi nhiều nghiên cứu tập trung vào nhu cầu khách hàng và chất lượng sản phẩm trong chuỗi cung ứng rau - là phần sau của chuỗi, thì bài viết “Cải thiện hợp tác chuỗi cung ứng rau: một trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam” của Ying Yang và Mai Hà Phạm lại tập trung vào nhà cung cấp/ người nông dân - phần đầu của chuỗi. Bài viết trả lời câu hỏi về vai trò của người nông dân trong chuỗi cung ứng rau và xác định phương pháp tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng rau bền vững. Người nông dân có ba lựa chọn khi tìm kiếm sự hợp tác, đó là với thương lái, hợp đồng trực tiếp hoặc hợp tác xã. Tác giả đã chỉ ra rằng hợp tác chuỗi cung ứng là phù hợp nhất với người nông dân Việt Nam, đồng thời xác định rõ những hoạt động quan trọng cần thiết để khiến cho người nông dân cam kết với hợp tác chuỗi cung ứng và cơ chế mà hợp tác xã cần phát triển. Hợp tác xã cần hiểu biết về đặc điểm và mục tiêu của người nông dân, tạo ra động lực cho họ bằng cách thống nhất mục tiêu của hai bên và cuối cùng là tạo ra cơ chế phù hợp để quản lý người nông dân. Dựa vào nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng bộ hướng dẫn trong lĩnh vực và có hành động khởi xướng để hỗ trợ sự phát triển của chuỗi cung ứng rau bền vững. Hạn chế của nghiên cứu nằm ở tính tổng quát, từ đó mở ra hướng nghiên cứu định lượng với mẫu lớn hơn để mang tính đại diện cao hơn. 442
  3. Bài viết: “Khung lý thuyết cho sự hợp tác trong chuỗi cung ứng: bằng chứng thực nghiệm từ ngành thực phẩm nông sản” của A.Matopoulos và các tác giả phân tích khái niệm hợp tác chuỗi cung ứng và cung cấp khung lý thuyết chung cho các nghiên cứu thực nghiệm sau này. Lĩnh vực nông sản đã chứng kiến nhiều biến động vĩ mô như sự thay đổi thái độ của người tiêu dùng và sự hợp nhất của các doanh nghiệp trong ngành. Điều này khiến cho việc hợp tác trong chuỗi cung ứng trở nên cần thiết. Một số yếu tố vĩ mô khác cũng có sự biến động, ví dụ như xu hướng toàn cầu hóa, sự khắt khe hơn của các quy định về thực phẩm - tuy nhiên những yếu tố này không đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường mức độ hợp tác trong chuỗi. Trên góc độ vi mô, đặc điểm sản phẩm đó là cung - cầu không ổn định khiến cho các chủ thể dễ tập trung vào lợi ích ngắn hạn, tác động tiêu cực tới việc xây dựng niềm tin, vì vậy cản trợ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Nghiên cứu này có hai hạn chế chủ yếu. Thứ nhất, tác giả chỉ dựa trên một trường hợp mối quan hệ duy nhất giữa hai công ty ở Hy Lạp, vì vậy, khung lý thuyết cần có thêm kiểm nghiệm định lượng. Thứ hai, bài viết mới chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa hai chủ thể, vì vậy mở ra hướng nghiên cứu với các mối quan hệ phức tạp hơn trong chuỗi. Bài viết “Ảnh hưởng của EVFTA đến dòng chảy thương mại hoa quả giữa Việt Nam và EU” của Trần Đức Trọng và các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình WITS-SMART để đánh giá tác động của EVFTA đến dòng hoa quả xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, từ đó nhận định tiềm năng xuất nhập khẩu hoa quả và sản phẩm liên quan đến hoa quả. Tựu chung lại, việc xóa bỏ thuế quan sẽ giúp cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu, tuy nhiên, giá trị nhập khẩu tăng thêm cũng không phải là ít. EVFTA sẽ làm thay đổi cấu trúc xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU. Hạn chế của nghiên cứu đó là mô hình SMART chưa tính đến tác dụng phụ của các hiệp định kinh tế khác, cũng không tập trung vào các sự kiện kinh tế cụ thể trên thị trường hoặc phản ứng của các quốc gia khác. Xuất phát từ thực tế rằng sự kết nối giữa các khâu trong chuỗi cung ứng rau quả hiện còn rời rạc, gây lãng phí về nguồn lực, tác giả Nguyễn Nguyệt Nga với bài viết “Nghiên cứu ứng dụng kinh tế chia sẻ trong kết nối chuỗi cung ứng rau quả Việt Nam” nhận thấy việc ứng dụng kinh tế chia sẻ nhằm phát triển kết nối chuỗi cung ứng có thể mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Bằng cách kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu này có đóng góp về đánh giá lợi ích và khả năng tham gia các dịch vụ kinh tế chia sẻ của các chủ thể chuỗi cung ứng rau quả Việt Nam. Mô hình xây dựng dịch vụ kinh tế chia sẻ qua các nền tảng ứng dụng được các chủ thể ủng hộ với những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, để ứng dụng kinh tế chia sẻ đòi hỏi nhiều điều kiện như độ tin cậy, minh bạch và linh hoạt trong việc xây dựng nền tảng kinh tế chia sẻ. Nghiên cứu còn hạn chế là chưa thể hiện được kết quả theo vùng miền, khu vực khảo sát. Qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, các bài viết chủ yếu đề cập đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nông sản nói chung, chưa tập trung vào một thị trường xuất khẩu cụ thể; hoặc có đề cập tới thị trường liên minh châu Âu nhưng vào thời điểm nghiên cứu thì hiệp định EVFTA mới đưa vào thực thi nên chưa cập nhật được những tác động của hiệp định trong thời gian gần đây. Đó là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả sẽ sử dụng để mang lại tính mới cho bài viết này. 443
  4. 2.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 2.2.1. Chuỗi cung ứng nông sản Chuỗi cung ứng được hiểu là một mạng lưới bao gồm các doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh hợp tác và kết nối với nhau để thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu đầu vào, chuyển đổi các nguyên liệu đó thành bán thành phẩm hoặc thành phẩm và phân phối chúng đến tay người tiêu dùng cuối cùng (Tan et al., 1998; Ganeshan & cộng sự, 1999). Các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà cung cấp và nhà sản xuất mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp vận chuyển, kho bãi, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng (Wisner & cộng sự, 2014). So với các sản phẩm khác, mặt hàng nông sản chịu tác động rất lớn từ yếu tố thời tiết và các điều kiện tự nhiên. Hàng nông sản đặc biệt là trái cây cần có sự bảo quản kỹ lưỡng và thời gian lưu chuyển sản phẩm từ khi thu hoạch đến tay người tiêu dùng ngắn để đảm bảo tính tươi ngon của các sản phẩm. Căn cứ vào mối quan hệ, số lượng và vị thế đàm phán của các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng, các nhà nghiên cứu xác định được ba dạng thức cơ bản của chuỗi cung ứng trong ngành hàng nông sản bao gồm cả ngành hàng trái cây, mà các hộ nông dân có thể lựa chọn để tham gia (Rábade & Alfaro, 2006; Gramzow & cộng sự, 2018; Yang & cộng sự, 2020). Theo đó, các dạng chuỗi này bao gồm: Dạng chuỗi thứ nhất có sự tham gia của: Hộ nông dân - người thu mua - nhà bán buôn - nhà bán lẻ/siêu thị/ nhà hàng - người tiêu dùng cuối cùng. Đây là dạng chuỗi mà chủ yếu là các hộ cá thể có quy mô và sản lượng nhỏ thường tham gia. Đặc trưng của dạng chuỗi cung ứng này là có sự tham gia của nhiều người thu mua ở khâu trung gian trước khi các nguyên liệu hay sản phẩm nông sản đến tay doanh nghiệp chế biến hoặc các nhà doanh nghiệp bán buôn (Yang & cộng sự, 2020). Đội ngũ thu mua trung gian này thường sẽ tạo sức ép buộc các hộ nông dân phải giảm giá bán sản phẩm và chia sẻ lợi nhuận, trong khi không chịu san sẻ rủi ro khi vụ mùa bị ảnh hưởng (Ebata & Hernandez, 2017). Sự mất cân bằng trong quyền lực đàm phán và mối liên hệ giữa các bên tham gia có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của chuỗi cung ứng dạng này trong dài hạn. Dạng chuỗi thứ hai có sự tham gia của: Hộ nông dân/trang trại nuôi trồng theo hợp đồng đã ký trước - các nhà bán lẻ (siêu thị/nhà hàng/cửa hàng) - người tiêu dùng cuối cùng. Đây là dạng chuỗi cung ứng mà hoạt động nuôi trồng theo các hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã được ký kết trước đó với các nhà bán lẻ trung gian. Cách làm này giúp cho nguồn gốc và chất lượng của các sản phẩm nông sản được đảm bảo do các quy chuẩn về cách thức và chất lượng nuôi trồng đã được các bên liên quan quy định chặt chẽ. Đồng thời, người nông dân cũng được đảm bảo ổn định về giá thành sản phẩm, lợi nhuận và khả năng tiêu thụ đầu ra (Wang & cộng sự, 2014). Tuy nhiên, để tham gia được vào chuỗi cung ứng này hoàn toàn không dễ dàng đối với người nông dân bởi những tiêu chuẩn khắt khe về quy mô trồng trọt và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, dạng thức này vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho người nông dân do số lượng các nhà bán lẻ trên thị trường bị hạn chế. Vì quyền lực đàm phán thuộc về những doanh nghiệp bán lẻ này nên người nông dân vẫn có thể phải chịu sức ép về giá hoặc về chất lượng sản phẩm (Cadihon & cộng sự, 2003). Dạng chuỗi thứ ba có sự tham gia của: Hộ nông dân - các hợp tác xã- các nhà bán buôn/bán lẻ - người tiêu dùng. Ở dạng thức này, trong mỗi chuỗi cung ứng có sự tham gia 444
  5. của các hợp tác xã với vai trò là tổ chức nơi người nông dân cùng tập trung các nguồn lực sản xuất hoặc nguồn lực để vận chuyển, đóng gói, phân phối và tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp. Mục đích của việc thành lập hợp tác xã là để các hộ nông dân hợp tác tương trợ lẫn nhau, cùng nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản do mình làm ra. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các hợp tác xã cũng giúp cho quyền đàm phán của các hộ nông nghiệp được nâng lên do hợp tác xã sẽ đại diện cho các hộ này trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhà buôn hay nhà bán lẻ. Vì thế, thông qua tham gia vào các hợp tác xã có thể giúp người nông dân ứng phó tốt hơn với những biến động của thị trường và giảm bớt những rủi ro tiềm ẩn như trong dạng chuỗi thứ hai (Michalek & cộng sự 2018). Mô hình chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu bao gồm trái cây với sự tham gia của các chủ thể khác nhau được minh họa như hình dưới đây: Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và xây dựng 2.2.2. Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nông sản Ngày càng có nhiều các nghiên cứu dành sự quan tâm đến hợp tác trong chuỗi cung ứng và tiêu thụ nông sản nhằm đảm bảo sự công bằng và lợi ích cho tất cả các thành viên tham gia, từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào, sản xuất, thu hoạch chế biến và phân phối (Matopoulos & cộng sự, 2007; Yang & cộng sự, 2021). Theo đó, sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nông sản được hiểu là cách các chủ thể trong chuỗi cung ứng bao gồm người nông dân, các trung gian thương mại, doanh nghiệp sản xuất, các nhà bán buôn và bán lẻ kết nối với nhau cùng chia sẻ các nguồn lực và triển khai các hoạt động liên quan đến nuôi trồng, chế biến, sản xuất và tiếp thị để đưa các sản phẩm nông sản đến tay người tiêu dùng. Việc hợp tác trong chuỗi cung ứng giữa các chủ thể tham gia thường được thực hiện theo ba kiểu cơ bản bao gồm hợp tác theo chiều dọc, hợp tác theo chiều ngang và hợp tác đa chiều (Togar & Sridharan, 2014). 445
  6. Cụ thể, hợp tác theo chiều dọc là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp ở các khâu khác nhau bao gồm cung ứng, sản xuất, phân phối, bán lẻ thông qua việc chia sẻ thông tin, tri thức và các nguồn lực cần thiết để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Hợp tác theo chiều ngang xảy ra ở các doanh nghiệp có cùng chức năng ở trong chuỗi, thay vì cạnh tranh nhau, thì các doanh nghiệp này hợp tác chia sẻ các nguồn lực để có thể tiết kiệm chi phí và thực hiện các phần công việc của mình trong chuỗi được hiệu quả hơn. Trong khi đó, hợp tác đa chiều là sự kết hợp của hợp tác chiều dọc và hợp tác chiều ngang nhằm mục đích có được sự linh hoạt nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻ nguồn lực. Hợp tác theo chiều dọc thường gặp hơn và dễ áp dụng hơn so với hợp tác theo chiều ngang. Chuỗi cung ứng đạt được cả hai loại hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang có thể đạt được những lợi ích kinh doanh rất lớn (Sanda Renko, 2011). Hợp tác theo chiều dọc: Theo Deloitte (2008), có một số điều kiện cần được đáp ứng để có thể đạt được sự hợp tác theo chiều dọc thành công, bao gồm: - Điều kiện tài chính - các điều khoản thương mại liên quan đến giảm chi phí và lợi nhuận chung, - Đặc điểm về mối quan hệ - mối quan hệ cá nhân, sự tin tưởng lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau và cam kết, - Khả năng tương thích của các chiến lược - cùng phát triển các mục tiêu và chiến lược, - Đàm phán hiệu quả - sử dụng hiệu quả thời gian đàm phán và sự tham gia chủ động trong quá trình đàm phán, - Chất lượng quản lý khách hàng - người quản lý khách hàng cần có các dữ kiện và số liệu có liên quan, đồng thời nhận thức rõ công ty của họ hoạt động như thế nào. Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng mang đến những lợi ích cho các thành viên và cho khách hàng cuối cùng. Một vài trong số những lợi ích lớn nhất bao gồm: - Cải thiện giao tiếp và chia sẻ thông tin, - Bỏ đi những hoạt động tiêu tốn thời gian hoặc không mang lại giá trị tăng thêm, - Cân bằng hoạt động và giảm hàng tồn kho, - Dự đoán chính xác hơn và lên kế hoạch tốt hơn, - Cải thiện dòng nguyên vật liệu, - Dịch vụ khách hàng tốt hơn, thời gian cung cấp hàng ngắn hơn và giao hàng nhanh hơn, - Tổ chức linh hoạt hơn và phản ứng lại nhanh hơn với các điều kiện thay đổi. Lapide & ctg (2002) mô tả sự hợp tác là một quá trình gồm ba bước, bắt đầu với dạng đơn giản nhất là chia sẻ thông tin cho tới việc cùng đưa ra quyết định và hợp tác thắng - thắng trong mạng lưới. Theo Booz & Company (2009), những chủ thể, doanh nghiệp muốn xây dựng mối quan hệ tổng thể với những nhà cung cấp trong chuỗi sẽ có khả năng tăng doanh thu và cắt giảm chi phí. Có rất nhiều phương pháp hợp tác khả thi để cải thiện hiệu quả, tăng doanh thu và cắt giảm chi phí cho cả nhà bán lẻ và nhà cung cấp: 446
  7. Củng cố doanh thu/ lợi Cải thiện quy trình Giảm chi phí nhuận  Tăng cường sự thâm  Hợp tác ra mắt sản phẩm  Giảm bớt sự thiếu nhập các sản phẩm cốt mới hụt lõi  Cải thiện hiệu quả của nỗ  Củng cố hiệu quả  Xây dựng chiến lược lực marketing phân phối nhiều năm để phát triển  Cùng cải thiện việc lập kế  Thiết kế lại mô hình / xây dựng danh mục hoạch và quản lý khuyến trưng bày  Quản lý/ phân bổ lại mại  Tối ưu hóa vai trò không gian kệ và sản  Quản lý vòng đời của người mua hàng phẩm  Sử dụng dữ liệu POS và  Giảm bớt việc trả  Thúc đẩy sự tiện lợi của cải thiện tình trạng sẵn có hàng người tiêu dùng trên kệ  Cải thiện hiệu quả  Hợp tác chặt chẽ hơn  Cải thiện dự đoán nhu cầu thông qua cải tiến với các nhãn hiệu riêng khách hàng chuỗi cung ứng Những đòn bẩy cho sự hợp tác nhằm củng cố lợi nhuận (Booz & Company, 2009) Hợp tác theo chiều ngang: Hợp tác theo chiều ngang được định nghĩa bởi Liên minh châu Âu như là “sự phối hợp giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một cấp trong hệ thống giá trị”. Hợp tác theo chiều ngang xảy ra khi hai hoặc nhiều tổ chức không liên quan với nhau hoặc cạnh tranh nhau (ở cùng một cấp trong chuỗi cung ứng) sản xuất những sản phẩm tương tự hoặc các thành phần của một sản phẩm, xây dựng một liên kết hợp tác để chia sẻ những nguồn lực như nhà kho và năng lực sản xuất. Theo Cruijssen & ctg (2007), Trung tâm hợp nhất các nhà sản xuất (Manufacturers Consolidation Centers) là một ví dụ về hợp tác theo chiều ngang. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày ví dụ về việc 8 nhà sản xuất bánh kẹo Hà Lan đã hợp tác chặt chẽ bằng việc cung cấp 250 điểm trả hàng và ký hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần để hợp nhất các chuyến hàng và đạt được hiệu quả giao hàng. Trong một nghiên cứu sau này vào năm 2010, Cruijssen & ctg đánh giá sự hợp tác theo chiều ngang từ quan điểm của 82 doanh nghiệp vận tải đường bộ ở Flanders. Theo đó, hợp tác theo chiều ngang không dễ thực hiện do sự e ngại của các doanh nghiệp. Họ có xu hướng “đánh giá thấp những cơ hội và đánh giá quá cao những trở ngại” của hợp tác theo chiều ngang. Những trở ngại này bao gồm sự thiếu tin tưởng và nỗi sợ phải chia sẻ thông tin nhạy cảm (Everinghton & cộng sự, 2010). Về cơ hội, có thể kể đến việc giảm chi phí vận tải và thâm nhập được vào những thị trường mới (Lyons & ctg, 2012). Tuy nhiên, loại hợp tác này trong chuỗi cung ứng vẫn còn ở giai đoạn chưa phát triển (Saenz & cộng sự, 2015). Hợp tác theo chiều ngang là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa phân phối vì nó khai thác tốt hơn khái niệm chuỗi cung ứng như là mạng lưới cung ứng (Mason & ctg, 2007). Liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác, Cruijssen cho rằng sự lựa chọn đối tác là điều quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại của quá trình hợp tác. Sandberg thì nhấn mạnh vai trò của ban lãnh đạo trong cường độ và sự thành công của hợp tác. 447
  8. Hợp tác đa chiều: Hợp tác đa chiều kết hợp những lợi ích và năng lực chia sẻ của cả hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang. Logistics tích hợp và vận tải liên phương thức là những ví dụ về ứng dụng của hợp tác đa chiều nhằm hướng tới đồng bộ hóa những nhà vận chuyển của nhiều doanh nghiệp vào một mạng lưới vận tải hàng hóa hiệu quả liền mạch (Simatupang & Sridharan, 2002). Quá trình hợp tác diễn ra nhằm giúp các chủ thể trong chuỗi tận dụng được thế mạnh của từng bên qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn chuỗi cung ứng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng và từ đó tối đa hóa lợi ích cho tất cả các bên tham gia (Baratt & Oliveira, 2001; Wagner & cộng sự, 2002). Việc hợp tác trong chuỗi cung ứng còn giúp việc chia sẻ thông tin và tri thức giữa các nhân tố diễn ra thường xuyên và kịp thời hơn (Stank và cộng sự, 2001). Điều này giúp cho từng chủ thể trong chuỗi có thể tiếp cận được các bí quyết, kỹ năng, công nghệ mới, hay các nguồn lực cần thiết được sở hữu bởi các đối tác khác trong chuỗi (Vachon & Klasssen, 2008). Việc tiếp cận như vậy cho phép các doanh nghiệp hoặc hộ nông dân là thành viên trong chuỗi có thể học hỏi những tri thức hữu ích nhằm nâng cao được những năng lực riêng có về công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý (Dyer & Singh, 1998). Ngoài ra, sự hợp tác và gắn kết vì lợi ích chung giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng được cho là có thể giúp giảm thiểu được chi phí giao dịch cũng như những rủi ro tiềm ẩn do xung đột về lợi ích giữa các bên liên quan (Suong, 2017). Vì thế hàng hóa được cung cấp ra thị trường sẽ có sức cạnh tranh cao hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Mặc dù sự hợp tác giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng là rất quan trọng, tuy nhiên, trong bất kỳ chuỗi cung ứng của ngành hàng nào cũng tồn tại những rào cản gây khó khăn cho quá trình hợp tác giữa các bên. Để có được sự hợp tác hiệu quả trong chuỗi cung ứng đòi hỏi phải xây dựng tổ chức và cơ chế điều phối hoạt động giữa các nhân tố tham gia một cách hợp lý (Leyer & cộng sự, 2019). Trong thực tế, cấu trúc tổ chức của một số ngành nông sản thường tương đối phức tạp khi có nhiều chủ thể tham gia như người nông dân, người thu mua, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hay các nhà phân phối và bản lẻ (Matopoulos, 2004). Khi số lượng các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng tăng lên quá mức có thể khiến cho việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các bên trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Điều này tiềm ẩn các vấn đề liên quan trong quá trình hợp tác giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng (Matopoulos & cộng sự 2007). Vì thế, việc thiết lập được cấu trúc tổ chức chuỗi cung ứng hợp lý đi cùng với cơ chế phân quyền hiệu quả sẽ giúp giới hạn số lượng phù hợp các thủ thể tham gia và tạo động lực thúc đẩy các chủ thể này hoạt động tích cực hơn trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, việc xây dựng được niềm tin và có cơ chế minh bạch về san sẻ lợi ích cũng như rủi ro giữa các bên cũng sẽ giúp các chủ thể gắn kết hơn khi hợp tác trong chuỗi cung ứng (Barrat & Oliveira, 2001; La Londe, 2002). Làm tốt được những điều này để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các bên, chuỗi cung ứng sẽ hoạt động hiệu quả thể hiện ở việc hàng hóa được sản xuất và lưu thông thông suốt qua các khâu, đảm bảo đến tay người tiêu dùng đúng thời gian với chất lượng cao và giá thành phù hợp. 448
  9. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong bài viết này. Cụ thể, các số liệu thứ cấp tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, International Trade Center... được nhóm tác giả phân tích để làm rõ tình hình thực tế hoạt động xuất khẩu các sản phẩm trái cây từ Việt Nam sang thị trường EU. Bên cạnh đó, với mong muốn khám phá và làm rõ sự hợp tác giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng nông sản bao gồm các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang thị trường EU, các tác giả kết hợp cả khảo sát thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh của một số hợp tác xã và doanh nghiệp thương mại là các chủ thể đang tham gia trực tiếp trong chuỗi cung ứng này. Đây là phương pháp phù hợp cho phép nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận, khai thác để có được những kiến thức sâu hơn về vấn đề đang nghiên cứu (Yin, 2011; Fontana & Frey, 2005). Theo đó, hai hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở Sơn La bao gồm HTX Hoa Mười với 11 thành viên hiện đang sản xuất 40 ha cây ăn quả gồm xoài và nhãn theo tiêu chuẩn VietGap và HTX Hoàng Tuấn với 15 thành viên chăm sóc gần 30 ha nhãn được lựa chọn để khảo sát phục vụ nghiên cứu. Đồng thời, nhóm tác giả cũng kết nối với bốn doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản lớn bao gồm công ty thương mại Phúc Lâm có trụ sở ở Hà Nội, công ty Vina T&T Group ở TP. Hồ Chí Minh, công ty TNHH Chánh Thu ở Bến Tre và công ty LPT Import Export ở Hà Lan để tìm hiểu rõ hơn về mức độ liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng khi đưa các sản phẩm trái cây sang thị trường EU. Các câu hỏi phỏng vấn dưới dạng bán cấu trúc được thực hiện với đại diện các hợp tác xã và doanh nghiệp được lựa chọn phục vụ khảo sát. Bảng câu hỏi được chia thành ba phần, trong đó: phần đầu tiên bao gồm các câu hỏi để đánh giá về hoạt động riêng của từng hợp tác xã và doanh nghiệp; phần thứ hai làm rõ thực trạng kết nối theo chiều dọc và chiều ngang giữa các thành viên trong chuỗi; và phần thứ ba ghi nhận những kiến nghị từ những người được phỏng vấn về tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác trong chuỗi cung ứng trái cây sang thị trường EU. Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi chép lại để phân tích phục vụ nghiên cứu. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích theo chủ đề (Braun & Clarke, 2006; Kiger & Varpio, 2020) để làm quen với dữ liệu thu được từ phỏng vấn, qua đó, phát hiện các chủ đề liên quan từ những dữ liệu này nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Bên cạnh đó, để tăng độ tin cậy, nhóm tác giả cũng đã tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp bao gồm kế hoạch sản xuất, báo cáo kết quả kinh doanh của các chủ thể này để đối chiếu với những kết quả phỏng vấn và quan sát đã thu thập được trước đó. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU Về cơ cấu nền kinh tế, Việt Nam tập trung chủ yếu phát triển công nghiệp và dịch vụ. Ngành nông nghiệp chiếm vai trò tương đối nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 15% tỷ trọng GDP năm 2020. Tuy nhiên, không thể xem nhẹ tầm quan trọng của nông nghiệp, vì đây chính là “bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch” (Tổng cục thống kê, 2021). 449
  10. Tình hình sản xuất trái cây của Việt Nam Với điều kiện tự nhiên thuộc vùng nhiệt đới và sự thuận lợi về điều kiện đất đai cũng như khí hậu, Việt Nam phù hợp để sản xuất nhiều loại trái cây và có tiềm năng lớn trong sản xuất. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong 11 năm từ 2010 - 2020, diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam đã tăng lên 1.5 lần, từ 779 nghìn ha năm 2010 lên hơn 1 triệu ha năm 2020. Trong giai đoạn 2010 - 2013, diện tích này có sự sụt giảm nhẹ qua các năm, sau đó từ năm 2014 trở đi thì duy trì đà tăng trưởng khá đều đặn. Hình 1. Diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam (Đơn vị: nghìn ha) Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê Theo số liệu về sản lượng một số loại cây ăn quả của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, cam quýt là loại cây có sản lượng lớn và cũng có tốc độ tăng nhanh, từ 728 nghìn tấn năm 2010 lên hơn 1.3 triệu tấn năm 2020, tương đương mức tăng 86%. Đứng sau là xoài với sản lượng đạt 892 nghìn tấn năm 2020, tương đương mức tăng 54% so với năm 2010. Vải, chôm chôm ghi nhận sự dao động tương đối mạnh qua các năm, với sự sụt giảm sản lượng khoảng 10-15% vào các năm 2016, 2017 và 2019. 450
  11. Hình 2. Sản lượng một số cây ăn quả của Việt Nam (Đơn vị: nghìn tấn) Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê Tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU Trái cây Việt Nam đang được xuất khẩu đến 60 quốc gia, trong đó có các thị trường khắt khe như EU, Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên, so với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam không phải là quốc gia mạnh về xuất khẩu trái cây, khi mà tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này của thế giới từ Việt Nam chỉ chiếm 1%. Hình 3. Thị trường xuất khẩu hoa quả Việt Nam năm 2020 (Đơn vị: %) Nguồn: Số liệu từ International Trade Centre 451
  12. Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hoa quả lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020, với tỷ trọng chiếm 38.8% tổng giá trị hoa quả xuất khẩu. Xếp thứ hai là Hoa Kỳ với tỷ trọng 19.78% và thứ ba là thị trường EU với 16.78%. Theo số liệu cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hoa quả Việt Nam sang thị trường EU đã trải qua những thay đổi lớn trong vòng 10 năm từ 2011-2020. Trong các năm 2011- 2013, giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn với khoảng 300 triệu USD/ năm. Từ năm 2013- 2017, giá trị xuất khẩu ghi nhận đã tăng gấp ba lần, từ 281 triệu USD lên 908 triệu USD. Sau khi đạt mức cao nhất vào năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hoa quả Việt Nam sang EU có sự chững lại, với giá trị giảm 7% trong năm 2018 còn 842 triệu USD. Năm 2019, Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức giảm nhẹ kim ngạch xuất khẩu là 2% so với năm 2018, còn 828 triệu USD. Hình 4. Kim ngạch xuất khẩu hoa quả của Việt Nam sang EU (Đơn vị: nghìn USD) Nguồn: Số liệu từ International Trade Centre Đến năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song giá trị hoa quả xuất khẩu ghi nhận tăng nhẹ 3% so với năm 2019, đạt 853 triệu USD. Có được sự tăng trưởng này một phần là nhờ hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020. Đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả hai phía Việt Nam và EU. EVFTA được so sánh như “tuyến đường cao tốc” hai chiều cho xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU do các cam kết có mức độ tự do hóa sâu rộng, phạm vi bao trùm nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi nhiều nhất bởi 94% trong số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả xuất khẩu vào các nước EU được giảm về mức 0%. Đây là cơ hội để những sản phẩm trái cây là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa... có thêm lợi thế tiếp cận thị trường EU. Cũng trong năm 2020, EU nhập khẩu lượng hoa quả từ thế giới với tổng trị giá 51 tỷ USD (theo số liệu từ International Trade Center). Với con số 853 triệu USD mà EU 452
  13. nhập khẩu từ Việt Nam thì đây là một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ tương đương 1.67%. Như vậy, hoa quả Việt Nam gần như chưa có chỗ đứng nào rõ rệt trên thị trường EU trong thời điểm hiện tại. Hình 5. Cơ cấu hoa quả xuất khẩu Việt Nam sang EU năm 2020 Nguồn: Số liệu từ International Trade Centre Về mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng có mã HS 0801 - “Dừa, hạt Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc tách vỏ” chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu hoa quả Việt Nam sang EU, đạt gần 90% trên tổng kim ngạch hoa quả xuất khẩu năm 2020. Các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, với 4.14% kim ngạch là mặt hàng “Dâu tây tươi, quả mâm xôi, quả lý chua trắng hoặc đỏ, quả lý gai” (mã HS 0810) và 1.39% kim ngạch thuộc về mặt hàng “Trái cây có múi, tươi hoặc khô” (mã HS 0805). . Qua khảo sát một số hợp tác xã và doanh nghiệp điển hình đang tham gia vào chuỗi cung ứng mặt hàng trái cây xuất khẩu sang thị trường EU, nhóm nghiên cứu phát hiện một số vấn đề như sau: 3.2.1 Cấu trúc tổ chức chuỗi cung ứng Các doanh nghiệp được khảo sát đều tham gia vào chuỗi cung ứng theo dạng thức thứ ba với sự góp mặt của các hộ nông dân, hợp tác xã, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà bán lẻ. Ví dụ như công ty LTP B.V của Hà Lan là doanh nghiệp đầu tiên ở Châu Âu nhập khẩu nhãn lồng theo đường chính ngạch. Nhãn lồng được thu hái tại vùng trồng đạt chuẩn của một số hợp tác xã tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Tại Việt Nam quả nhãn đã được sơ chế đóng hộp với đầy đủ mã truy xuất nguồn gốc, bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm tiêu chuẩn. Lô nhãn lồng đầu tiên do công ty LTP nhập khẩu đã được phân phối ngay sau khi thông quan và kiểm tra chất lượng tại Hà Lan cho một số cửa hàng thực phẩm châu Á tại Hà Lan, Bỉ và Pháp để đưa đến người tiêu dùng ở các thị trường này. Tương tự, công ty Thương mại PL ở Hà Nội cũng đã liên kết với hai hợp tác xã Hoa Mười và Hoàng Tuấn ở huyện Sông Mã (Sơn La) để thu mua xuất khẩu sản phẩm nhãn sang thị trường 453
  14. Đức. Các công ty xuất nhập khẩu này đều liên kết trực tiếp với các hợp tác xã để thu mua, vận chuyển nội địa, sơ chế và bảo quản các sản phẩm trái cây để đưa sang thị trường nước ngoài, vì thế, số lượng các thành viên trong chuỗi cung ứng được giới hạn ở mức hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của toàn chuỗi. Việc nhiều chuỗi cung ứng trái cây được tổ chức theo dạng thức thứ ba như vậy được lý giải bởi các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) không chỉ là thị trường tiềm năng mà còn luôn được biết đến với những yêu cầu rất khắt khe về các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi xuất khẩu các sản phẩm trái cây tươi sang thị trường EU, các hộ nông dân và doanh nghiệp thương mại phải tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường và tuân thủ các quy định của nước sở tại. Vì thế, việc chủ động tham gia vào hợp tác xã có kinh nghiệm và kỹ năng tốt trong trồng trọt giúp các hộ nông dân có cơ hội được thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ thuật canh tác, thu hoạch hiện đại theo các tiêu chuẩn quốc tế do các hợp tác xã hướng dẫn. Bên cạnh đó, việc kết nối và phối hợp với các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước giúp cho các hợp tác xã và các hộ nông dân nắm được thông tin về nhu cầu của thị trường, các quy định chặt chẽ của các quốc gia EU liên quan đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, pháp luật của nước sở tại về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu hàng hóa và yêu cầu của các nhà bán lẻ ở thị trường nước ngoài về các mặt hàng trái cây. 3.2.2 Mối quan hệ hợp tác của chủ thể trong chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu sang EU Các chủ thể, doanh nghiệp được khảo sát cho thấy họ đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để hợp tác trong chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu sang thị trường EU. Các biện pháp này thuộc dạng hợp tác theo chiều dọc và chia thành 3 nhóm như Booz & Company (2009) đã phân loại, đó là: - Củng cố doanh thu/ lợi nhuận - Cải thiện quy trình - Giảm chi phí Cụ thể như sau: a) Hợp tác xã Hoa Mười và Hoàng Tuấn (Sơn La) Củng cố doanh thu/ lợi nhuận và Cải thiện quy trình: Khảo sát cho thấy hai HTX đã chia sẻ thông tin và giới thiệu về các công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản nông sản mới tới các hội viên của mình. Hai HTX đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp của huyện tổ chức các khóa tập huấn hướng dẫn cho các thành viên về kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap và cách ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng các vùng trồng trái cây đáp ứng các tiêu chuẩn như HACCP (Hazard Analysis Critical Control Points), BRC (Bristish retailer Consortium), hay MRL (Maximum Residue Level). Đồng thời, hai HTX cũng vận động và hỗ trợ kinh phí để các nông hộ thành viên đầu tư hệ thống tưới ẩm, tưới tự động giúp nâng cao hiệu quả chăm bón cây trồng. Các hộ nông dân tham gia hợp tác xã còn được hướng dẫn cách thức sử dụng và hỗ trợ một số loại phân bón và vật tư ít phổ biến trên thị trường. Trong khâu thu mua, chế biến và bảo quản 454
  15. thì các hộ nông dân được hỗ trợ về sơ chế nhãn quả tươi và đóng gói bao bì ở các cơ sở chế biến chung của HTX. Những biện pháp trên cho thấy hai HTX này có những nỗ lực để hợp tác với hộ nông dân cải thiện quy trình sản xuất nhằm tăng tính hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Điều này xuất phát từ sự liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu để cập nhật thông tin thị trường, đặc biệt là về những yêu cầu khắt khe liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ sự nhận thức đó, các Hợp tác xã phải sẵn sàng đầu tư nguồn lực về tài chính, về mối quan hệ, khả năng tương thích giữa các chiến lược và đàm phán hiệu quả với các chủ thể để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Chiến lược được xây dựng không chỉ trong thời gian ngắn hạn, mà hướng tới dài hạn với mục tiêu củng cố doanh thu/ lợi nhuận bền vững. b) Công ty LTP Import Export (Hà Lan) Cải thiện quy trình: Doanh nghiệp hỗ trợ nông dân về phương tiện vận chuyển, kho bảo quản, sơ chế và chế biến sâu các sản phẩm. Ví dụ, với các lô hàng thử nghiệm xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn sang thị trường Hà Lan bằng đường biển, do thời gian vận chuyển kéo dài hơn 5 tuần nên doanh nghiệp đã hỗ trợ người nông dân và các hợp tác xã trong khâu vận chuyển và bảo quản hàng hóa nội địa trước khi làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Cụ thể, doanh nghiệp đã hỗ trợ xe lạnh để đảm bảo trái cây tươi được vận chuyển thuận lợi và không bị biến đổi về chất lượng trong quá trình thu mua từ nhà vườn về kho bảo quản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm tra chất lượng, sơ chế sản phẩm trước khi xuất khẩu. Trái vải đã được xử lý qua nước đá pha dung dịch ổn định màu trước khi đóng hộp theo quy chuẩn để đảm bảo sản phẩm luôn giữ được màu sắc đẹp và tươi ngon trong quá trình vận chuyển dài ngày bằng đường biển. Doanh nghiệp chấp nhận đầu tư những khoản chi phí lớn để thử nghiệm cách thức chế biến, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm trái cây tươi sang thị trường nước ngoài. Cụ thể, doanh nghiệp đã đầu tư 33.000 Euro (EUR) để thử nghiệm đưa 6 tấn vải thiều Lục Ngạn được sơ chế và đóng gói theo phương pháp mới đáp ứng được yêu cầu bảo quản chất lượng sản phẩm khi vận chuyển đường biển với thời gian lên tới hơn 5 tuần. Như vậy, Công ty LTP B.V là một minh chứng rõ nét cho mô hình hợp tác theo chiều dọc trong chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu. Với đặc thù của sản phẩm trái cây là dễ hư hỏng, khó bảo quản, doanh nghiệp nhận thức rõ tầm quan trọng của sự liên kết chặt chẽ với các Hợp tác xã và hộ nông dân. Vì vậy, những khoản đầu tư về tài chính, nhân lực và vật lực được bỏ ra để tìm những hướng đi mới nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng. c) Công ty Thương mại Phúc Lâm (Hà Nội) Cải thiện quy trình: Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây, Phúc Lâm đóng vai trò là cầu nối giữa các hộ nông dân và hợp tác xã với các thị trường châu Âu khi chia sẻ các thông tin về nhu cầu thị hiếu của khách hàng, các quy định luật pháp và yêu cầu về thủ tục của nước sở tại đối với nhập khẩu từng loại mặt hàng trái cây khác nhau. Doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với các hợp tác xã ở Sơn La để hướng dẫn và giám sát đảm bảo tiêu chuẩn về quy trình canh tác, đảm bảo sản phẩm nhãn trước khi xuất khẩu được vệ sinh khử khuẩn trên bề mặt để phù hợp với việc vận chuyển quốc tế. 455
  16. Tương tự như LTP B.V, Công ty Thương mại Phúc Lâm cũng cho thấy tầm nhìn trong dài hạn và nỗ lực liên kết với các chủ thể khác trong chuỗi cung ứng. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, dành được chỗ đứng trên thị trường EU. d) Công ty PF (TP HCM) Cải thiện quy trình: PF đã đồng hành cùng với các hợp tác xã ở Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang) đưa sản phẩm vải thiều sang thị trường EU. Công ty này đã số hóa toàn bộ diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP về dữ liệu quản lý sản xuất, lắp đặt hệ thống camera giám sát ngay tại vườn trồng nguyên liệu, và giám sát chặt việc hộ nông dân thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và không tồn dư chất bảo vệ thực vật. Khi nắm được điểm yếu trong mắt xích sản xuất trái cây của Việt Nam, PF đã triển khai những biện pháp trên và mang lại một số hiệu quả rõ rệt, bao gồm cải thiện giao tiếp và chia sẻ thông tin; cân bằng hoạt động và giảm hàng tồn kho; dự đoán chính xác hơn và lên kế hoạch tốt hơn; cải thiện dòng nguyên vật liệu; tổ chức linh hoạt hơn và phản ứng nhanh với các điều kiện thay đổi. e) Vina T&T Group (TP HCM) Củng cố doanh thu/ lợi nhuận: Nhằm hướng tới doanh thu và lợi nhuận ổn định trong thời gian dài, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra nguồn lực tài chính để đảm bảo sự hợp tác trong chuỗi, chẳng hạn như trong việc đặt cọc cho nông dân 50 triệu đồng/ ha để mua nguyên vật liệu vào đầu vụ và chuẩn bị chi phí cấp tiêu chuẩn GlobalGAP là 2,000 USD mỗi 2 năm. Doanh nghiệp theo đuổi triết lý san sẻ lợi nhuận cho tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu. Điều này có vẻ như đi ngược lại với việc củng cố lợi nhuận, nhưng thực chất lại chính là một biện pháp có tính bền vững để xây dựng niềm tin và mối quan hệ vững chắc với các nhân tố còn lại trong chuỗi. Cải thiện quy trình: Doanh nghiệp liên kết hợp tác với các nhà vườn tại các tỉnh Bến Tre, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ, Hưng Yên, Sơn La, Hậu Giang. Doanh nghiệp thuyết phục nông dân hợp tác với doanh nghiệp và trồng đúng theo quy chuẩn đặt ra. Để có được sự tin tưởng của nông dân, Vina T&T đã chứng minh qua việc mua hàng một cách ổn định. Đầu năm 2020, trái thanh long gặp sự cố không xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do Covid-19, khiến giá giảm chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhờ có kho lạnh dự trữ, Vina T&T đã mua cho nông dân trong vùng liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với giá 15,000-18,000đ/kg. Qua đó, doanh nghiệp không chỉ giữ uy tín với nông dân mà còn góp phần giải cứu cho trái thanh long. Bên cạnh đó, Vina T&T còn chứng minh hiệu quả kinh doanh với lợi nhuận tốt so với trồng thông thường và bán cho thương lái. Nhận thấy sự cần thiết của việc liên kết với Hợp tác xã nhằm cải thiện quy trình xuất khẩu, doanh nghiệp đã rất nỗ lực để có được sự đồng thuận của tất cả các thành phần trong hợp tác xã, bao gồm cả thương lái, người bán phân bón - những thành phần này vốn không muốn hợp tác với doanh nghiệp từ ban đầu. Vina T&T đã chọn những hộ uy tín, 456
  17. hướng dẫn kỹ thuật, đưa phân bón của doanh nghiệp xuống... Khi công việc đạt hiệu quả sẽ tạo hiệu ứng tốt khiến cho những hộ khác tự động đi theo. f) Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu (Bến Tre) Cải thiện quy trình và Giảm chi phí: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc đi lại khó khăn khiến cho doanh nghiệp không về được vùng nguyên liệu thu mua sản phẩm. Để có đủ nguyên liệu cho việc chế biến sầu riêng tại Nha Trang và Bến Tre, Công ty Chánh Thu đã thành lập hai chi nhánh mới tại Đak Lak. Phụ trách hai chi nhánh này chính là các thương lái tại các địa phương. Họ đại diện doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Với Hợp tác xã, bên cạnh việc trồng thì có thêm nhiệm vụ thu hoạch, lựa chọn, sơ chế sản phẩm. Đây là một minh chứng điển hình cho việc khắc phục những tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 mang lại. Thay vì chấp nhận ngưng trệ hoạt động, doanh nghiệp đã tìm ra hướng khắc phục khó khăn, linh hoạt trong tổ chức, sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận và trao quyền để thương lái làm việc với nông dân tại các vùng nguyên liệu. 3.3. Những vấn đề còn tồn tại trong mối quan hệ hợp tác ở chuỗi cung ứng trái cây Việt Nam sang thị trường EU Chia sẻ thông tin và tri thức. Mặc dù các hợp tác xã đã phát huy vai trò rất cao trong việc chia sẻ thông tin và công nghệ liên quan đến trồng trọt, chế biến và bảo quản các sản phẩm nông sản trong đó có trái cây, tuy nhiên các hợp tác xã vẫn chưa chủ động được trong việc thu thập và chia sẻ các thông tin cần thiết liên quan đến thị trường EU để tìm ra các cơ hội mới. Việc tìm kiếm và khai thác các thị trường nước ngoài vẫn phụ thuộc vào các công ty xuất nhập khẩu trung gian, vì thế, các hợp tác xã và hộ nông dân vẫn còn những lúng túng nhất định trong khâu lên kế hoạch sản xuất và chế biến khi có sự biến động do những thay đổi bất thường về nhu cầu hay giá cả trên thị trường. Ở một số thời điểm vẫn còn xảy ra tình trạng nông dân không tiêu thụ được nông sản trong khi các nhà máy chế biến hay doanh nghiệp xuất khẩu vẫn thiếu nguyên liệu. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng cạnh tranh giữa các hợp tác xã hay các doanh nghiệp cùng ngành trong chuỗi cung ứng. Việc cạnh tranh ngầm này dẫn đến những hạn chế trong việc tự nguyện chia sẻ thông tin về thị trường và các cơ hội kinh doanh các sản phẩm nông sản bao gồm trái cây giữa các doanh nghiệp thương mại với nhau và vì thế phần nào làm giảm đi cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế trong đó có thị trường EU của một số mặt hàng trái cây. Chia sẻ các nguồn lực giữa các nhân tố trong chuỗi. Kết quả khảo sát cho thấy các chủ thể trong chuỗi cung ứng bao gồm cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có xu hướng không muôn chia sẻ ngang các nguồn lực như cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, kho bãi, phương tiện vận tải. Trong thực tế, vẫn còn tình trạng các hợp tác xã và các doanh nghiệp thương mại chưa thể hỗ trợ nhau khi thiếu nhân công mùa vụ hoặc thiếu kho lạnh để bảo quản các sản phẩm trái cây tươi sau thu hoạch chờ xuất khẩu. Như vấn đề về kho lạnh, chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn nên không phải hợp tác xã hay doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để đầu tư, nhất là với những sản phẩm nông sản mang tính mùa vụ thì có thể không khai thác hết được công suất kho lạnh vào thời điểm trái vụ. Vì thế, nếu có cơ chế chia sẻ kho lạnh giữa các hợp tác xã hay các doanh nghiệp thì có thể giúp các bên tiết kiệm 457
  18. được chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và chế biến. Tuy vậy, kết quả khảo sát cho thấy một số đơn vị sơ chế và xuất khẩu nông sản có tình trạng thừa kho lạnh trong ngắn hạn nhưng không muốn cho các doanh nghiệp khác thuê lại do hiệu quả kinh tế không cao và thời gian trống kho không dài. Điều này buộc các hợp tác xã và doanh nghiệp ở một số địa phương phải tự huy động nguồn lực để xây dựng các kho bảo quản của riêng mình. Như ở tỉnh Sơn La, hai hợp tác xã được khảo sát cho biết họ đã được phê duyệt và đang chờ chính quyền địa phương hỗ trợ nguồn lực về tài chính để xây dựng hệ thống kho lạnh bảo quản các sản phẩm trái cây. Điều này giúp các hợp tác xã bảo quản tốt hơn các sản phẩm nhất là khi tình hình dịch bệnh Covid 19 có nguy cơ kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng các sản phẩm này. Hiệu quả hoạt động logistics. Theo các doanh nghiệp trong năm 2020 và 2021, do chính sách phong tỏa để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 khiến cho giá vận tải đường biển và đường hàng không tăng cao, trung bình tăng từ 5 đến 7 lần so với trước đây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang thị trường quốc tế trong đó có các thị trường thuộc EU. Đơn cử là với sản phẩm nhãn lồng đủ tiêu chuẩn xuất sang Châu Âu là 75.000 đồng Việt Nam (VND)/kg, tuy nhiên chi phí cho logistics khiến cho giá bán tăng lên thành 270.000 VND/kg. Điều này đồng nghĩa với việc riêng chi phí logistics đã cao gấp 2,5 lần so với giá thành của sản phẩm. Việc giá sản phẩm nhãn lồng và nhiều loại trái cây của Việt Nam cao hơn các sản phẩm tương tự xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia do chi phí logistics tăng cao đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm này tại thị trường EU. 4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng trái cây của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy chuỗi cung ứng các mặt hàng trái cây của Việt Nam đã được hình thành để đưa các sản phẩm tiếp cận với thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe như EU. Về cơ bản, cấu trúc tổ chức của các chuỗi là phù hợp với số lượng các thành viên tham gia của các thành viên từ khâu sản xuất đến chế biến, xuất nhập khẩu và phân phối được giới hạn ở mức hợp lý. Giữa các thành viên đã có sự hợp tác và chia sẻ theo chiều dọc về thông tin, tri thức và các nguồn lực liên quan nhằm cải thiện quy trình, tăng lợi nhuận và giảm chi phí. Điều này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó về sự hợp tác và liên kết trong các chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam (vd. Nguyen, 2021; Yang & cộng sự, 2021). Tuy nhiên, để gia tăng hơn nữa mức độ liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng cần tiếp tục có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự kết nối, chia sẻ thông tin, tri thức và nguồn lực giữa các bên liên quan. Các giải pháp đó bao gồm: Thứ nhất, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của các nhân tố tham gia trong chuỗi liên kết về việc chia sẻ thông tin đối với hoạt động sản xuất và chế biến cho các thành viên trong chuỗi cung ứng. Điều này đòi hỏi các thành viên khi tham gia chuỗi cung ứng cần ký kết hợp đồng hợp tác nhằm đảm bảo các bên cam kết cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung gian cần cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường EU bao gồm cả thị hiếu khách 458
  19. hàng, quy định pháp luật nước sở tại, các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hợp tác xã và người nông dân để đảm bảo kế hoạch và quy trình trồng trọt và thu hoạch phù hợp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cần có những chế tài xử phạt hợp lý khi một trong các bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ của mình liên quan đến chia sẻ thông tin cho các nhân tố còn lại trong chuỗi. Thứ hai, các hợp tác xã và doanh nghiệp thương mại cùng nghiên cứu, chia sẻ với nhau cách thức sơ chế, bảo quản và cải tiến bao bì bảo vệ của các sản phẩm nông sản sao cho việc bảo quản chất lượng sản phẩm được kéo dài hơn. Từ đó, thuận tiện cho việc vận chuyển các sản phẩm sang châu Âu bằng đường biển thay vì đường hàng không để tiết giảm chi phí logistics qua đó giảm giá thành sản phẩm ở thị trường quốc tế. Thứ ba, các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng cũng cần thỏa thuận để xây dựng các cơ chế và tiêu chí chung nhằm tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động ra quyết định chung giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Khi có cơ chế phù hợp để thúc đẩy việc thống nhất và ra các quyết định chung giữa các nhân tố tham gia chuỗi cung ứng sẽ đảm bảo các bên cùng thống nhất được các công việc và mục tiêu cụ thể cần thực hiện. Đồng thời điều này bảo đảm sự hài hòa về lợi ích giữa các bên, tránh nảy sinh những xung đột về lợi ích có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hợp tác lâu dài giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Thứ tư, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Thương vụ Việt Nam ở các thị trường Châu Âu cần tiếp tục đóng vai trò làm cầu nối giữa các hộ nông dân và hợp tác xã trong nước với các nhà nhập khẩu ở nước ngoài. Bên cạnh việc thường xuyên cập nhật chia sẻ thông tin về cơ hội và quy định nhập khẩu ở mỗi thị trường, các cơ quan chức năng cũng cần lập danh sách các doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái cây uy tín trong nước để kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu trái cây và sản phẩm chế biến từ trái cây tại EU./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barratt, M. and Oliveira, A., 2001. Exploring the experiences of collaborative planning initiatives. International Journal of Physical Distribution & Logistics Management. 2. Ebata, A. and Hernandez, M.A., 2017. Linking smallholder farmers to markets on extensive and intensive margins: Evidence from Nicaragua☆. Food Policy, 73, pp.34- 44. 3. Ganeshan, R., Jack, E., Magazine, M.J. and Stephens, P., 1999. A taxonomic review of supply chain management research. Quantitative models for supply chain management, pp.839-879. 4. Gibbon, P., 2003. Value‐chain governance, public regulation and entry barriers in the global fresh fruit and vegetable chain into the EU. Development Policy Review, 21(5‐6), pp.615-625. 5. Gramzow, A., Batt, P.J., Afari-Sefa, V., Petrick, M. and Roothaert, R., 2018. Linking smallholder vegetable producers to markets-A comparison of a vegetable producer group and a contract-farming arrangement in the Lushoto District of Tanzania. Journal of Rural Studies, 63, pp.168-179. 459
  20. 6. La Londe, B., 2002. Insights: who can you trust these days?. Supply Chain Management Review, 6(3), pp.9-12. 7. Leyer, M., Richter, A. and Steinhüser, M., 2019. “Power to the workers”: Empowering shop floor workers with worker-centric digital designs. International Journal of Operations & Production Management. 8. Matopoulos, A., Vlachopoulou, M., Manthou, V. and Manos, B., 2007. A conceptual framework for supply chain collaboration: empirical evidence from the agri‐food industry. Supply Chain Management: an international journal. 9. Nga, N.N., 2021. Research on Applying Sharing Economy to Connecting the Supply Chain of Vegetables and Fruits in Vietnam. VNU Journal of Science: Economics and Business. 10. Rábade, L.A. and Alfaro, J.A., 2006. Buyer-supplier relationship's influence on traceability implementation in the vegetable industry. Journal of Purchasing and Supply Management, 12(1), pp.39-50. 11. Suong, H.T.T., 2017. Factors impacting on the supply chain collaboration of the furniture industry in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics, and Business, 4(4), pp.67-77. 12. Vachon, S. and Klassen, R.D., 2008. Environmental management and manufacturing performance: The role of collaboration in the supply chain. International journal of production economics, 111(2), pp.299-315. 13. Wang, H.H., Wang, Y. and Delgado, M.S., 2014. The transition to modern agriculture: Contract farming in developing economies. American Journal of Agricultural Economics, 96(5), pp.1257-1271. 14. Wisner, J.D., Tan, K.C. and Leong, G.K., 2014. Principles of supply chain management: A balanced approach. Cengage Learning. 15. Yang, Y., Pham, M.H., Yang, B., Sun, J.W. and Tran, P.N.T., 2021. Improving vegetable supply chain collaboration: a case study in Vietnam. Supply Chain Management: An International Journal. 16. Yin, R.K., 2011. Applications of case study research. Sage. 17. Zakaria, H., Adam, H. and Abujaja, A.M., 2014. Assessment of agricultural students of university for development studies intention to take up self-employment in agribusiness. International Journal of Information Technology and Business Management, 21 (1), 460
nguon tai.lieu . vn