Xem mẫu

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 1-6

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Bùi Trường Giang - Học viện Chính trị Công an nhân dân
Ngày nhận bài: 20/10/2018; ngày sửa chữa: 31/10/2018; ngày duyệt đăng: 01/11/2018.
Abstract: The political consciousness education of students in universities in general, the students
of People’s Police Academy in particular is one of very important tasks, contributing to fostering
the young generation who have absolute belief in victory in the cause of building and developing
the country along the path that our Party and President Ho Chi Minh have chosen. Through the
analysis of the difficulties and challenges, the post proposes some solutions to improve the
effectiveness of political education for students People’s Police Academy of Vietnamese in the
current context.
Keywords: Enhancing Efficiency, political consciousness education, People’s Police Academy.
1. Mở đầu
Giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện
Công an nhân dân ở Việt Nam hiện nay bao gồm giáo
dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, quy định của Ngành và của Trường; truyền thống
vẻ vang của dân tộc, của Đảng và của lực lượng Công an
nhân dân; giáo dục bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống,
nhân cách người chiến sĩ Công an cách mạng theo sáu
điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, từ đó giúp họ nâng
cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, sẵn sàng
nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao... Nhiệm vụ
này không chỉ chịu tác động của các quy luật đặc thù
trong công tác tư tưởng mà còn chịu những tác động tổng
hợp, đan xen của những yếu tố khách quan - chủ quan,
bên trong - bên ngoài, tích cực - tiêu cực. Vì vậy, việc
nghiên cứu, phân tích, dự báo các yếu tố thuận lợi, khó
khăn tác động đến giáo dục ý thức chính trị cho học viên
sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ý
thức chính trị cho học viên các học viện công an nhân
dân. Do hạn chế về thời lượng, bài viết chỉ đề cập một
cách khái quát những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách
thức trong công tác giáo dục ý thức chính trị cho học viên
ở các học viện công an nhân dân, cũng như đề xuất một
số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác
này trong bối cảnh hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những tồn tại, hạn chế trong việc giáo dục ý thức
chính trị cho học viên các học viện công an nhân dân
hiện nay và những vấn đề đặt ra
2.1.1. Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lí, giảng viên
nặng về giáo dục kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chưa
thật sự coi trọng giáo dục ý thức chính trị cho học viên

Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục lí luận chính trị cho
học viên là giáo dục về thế giới quan Mác - Lênin và
phương pháp luận khoa học. Đây là một trong những vấn
đề quan trọng của việc giáo dục lí luận chính trị cho học
viên ngành Công an nhằm tạo ra người cán bộ công an
không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà trước hết,
phải có phẩm chất chính trị - tư tưởng vững vàng, có đạo
đức, có lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, đội ngũ cán bộ,
giảng viên, quản lí học viên là yếu tố có vai trò rất quan
trọng đến chất lượng giáo dục ý thức chính trị cho học
viên, do đó, cần có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên
và sát sao của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, sự tận
tâm với nghề của các đoàn thể, cán bộ, giảng viên.
Hiện nay, việc giáo dục ý thức chính trị cho học viên
trong các học viện thường là các hình thức giáo dục lồng
ghép thông qua các môn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam... Mặt khác, nhiều giảng viên, báo cáo viên
giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giảng
dạy về nghị quyết, nói chuyện chuyên đề thời sự cho học
viên nhưng chưa thật sự quan tâm đến hiệu quả, chất
lượng của bài giảng. Giảng viên chủ yếu tập trung vào
nội dung chuyên môn mà chưa chú trọng đến việc giáo
dục ý thức chính trị cho học viên, một bộ phận cán bộ
quản lí học viên còn có tư tưởng xem trọng chuyên môn,
chuyên ngành, xem nhẹ các môn giáo dục tư tưởng,
chính trị, do đó việc bố trí thời gian, chất lượng, giáo án,
bài giảng cho các môn học này chưa khoa học... Điều này
đã ảnh hưởng không tốt trong nhận thức, thái độ của học
viên đối với quá trình giáo dục. Bên cạnh đó, năng lực,
phẩm chất của một bộ phận nhỏ giảng viên, cán bộ quản
lí chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều giảng viên, cán bộ quản

1

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 1-6

lí học viên trong các học viện có tuổi đời, tuổi nghề còn
trẻ, nên chưa có kinh nghiệm, còn hạn chế về năng lực
chuyên môn, kĩ năng sư phạm, kiến thức thực tiễn. Trình
độ tin học, ngoại ngữ của giảng viên chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, do đó, kĩ năng áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực chưa đạt được hiệu quả.
Nhiều khoa, bộ môn chưa đủ về số lượng giảng viên, số
đông lại là bộ phận trợ giảng, do đó đội ngũ giảng viên
chính phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau, ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, trước tác
động của nền kinh tế thị trường, của thực tiễn đời sống
xã hội, đã dẫn đến những biểu hiện tiêu cực về phẩm chất
đạo đức trong một bộ phận nhà giáo. Vấn đề này cũng
làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục ý thức chính
trị cho học viên.
2.1.2. Năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện, tâm lí ngại học,
lười học các môn lí luận chính trị, vi phạm nội quy, thờ ơ
với chính trị của một bộ phận học viên chưa đáp ứng với
yêu cầu, nhiệm vụ của quá trình giáo dục ý thức chính trị
Tự giáo dục là một yếu tố gắn liền với quá trình giáo
dục. Tự giáo dục bao gồm khả năng tự nhận thức, tự đánh
giá, tự kiểm tra, tự điều chỉnh hành vi của mình sau quá
trình tác động có mục đích của chủ thể. Năng lực tự học
của học viên được biểu hiện là học viên phải biết tự dùng
lí trí, hiểu biết của mình để xử lí và tiếp nhận thông tin
một cách linh hoạt, không tuân theo một chương trình
dạy học cứng nhắc. Qua đó, học viên có thể tự điều chỉnh
quá trình học tập của mình cho phù hợp, có thể mở rộng,
thu hẹp hoặc thiết kế riêng cho mình quá trình nhận thức,
tiếp nhận kiến thức, cũng như hình thành các kĩ năng mà
đã tiếp thu được. Ví dụ như: kĩ năng làm việc với sách
báo, tra cứu thông tin trên mạng, tra cứu thông tin ở thư
viện; kĩ năng xử lí, tổ chức, đánh giá nội dung học tập,
tóm tắt nội dung học trên lớp, nêu câu hỏi cho mỗi phần
học, lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng áp
dụng kết quả học vào việc đánh giá các vấn đề thực tiễn
đặt ra, chuẩn bị cho thi và kiểm tra kết thúc học phần,
chuyển hóa kiến thức thành hành động trong thực tiễn,
giao tiếp, ứng xử khi làm việc với người khác...
Tuy nhiên, việc tự học, tự giáo dục của học viên các
học viện công an nhân dân ở Việt Nam hiện nay vẫn còn
hạn chế. Phần lớn học viên không có kế hoạch sử dụng
thời gian tự học cho các môn khoa học Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các môn khoa học xã hội và nhân
văn một cách hợp lí. Việc học tập chủ yếu vẫn chỉ dựa
vào vở ghi bài trên lớp, giáo trình sẵn có, mà ít nghiên
cứu tài liệu tham khảo, sách báo, tạp chí... vì thế, kiến
thức họ nắm được còn hời hợt. Chưa thật sự chủ động,
tích cực suy nghĩ để nắm bắt nội dung kiến thức, để liên
hệ lí luận với thực tiễn. Trong khi tự học, học viên chưa
có thói quen so sánh, khái quát, hệ thống hóa kiến thức

nên nắm kiến thức không sâu và không chắc, do đó học
viên chưa có đủ khả năng làm chủ kiến thức của mình,
chưa thường xuyên trao đổi, tranh luận, truy bài cùng
nhau. Quá trình giáo dục sẽ chỉ đem lại hiệu quả cao khi
có sự tác động phức hợp giữa tính mục đích của chủ thể
và tính tích cực tự giác, tự giáo dục của đối tượng tiếp
nhận tri thức, trong rèn luyện, phấn đấu không ngừng.
Quá trình giáo dục ý thức chính trị cho học viên nhằm
tạo ra ở người học sự tự chuyển hóa những nhu cầu vốn
có của xã hội thành hệ thống nhu cầu, động cơ, mục đích
và kĩ năng tự học tập, tự rèn luyện của mỗi học viên thông
qua quá trình giáo dục và hoạt động thực tiễn của bản
thân. Đây là quá trình thống nhất giữa giáo dục và tự giáo
dục, tự rèn luyện, là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi
cá nhân học viên. Nhưng hiện nay, do mặt trái của cơ chế
thị trường cùng với sự thiếu ý thức trong tự giáo dục, tự
rèn luyện, nên một bộ phận học viên sinh ra lười học,
ngại học, học đối phó, ý thức chấp hành nội quy, quy chế,
điều lệnh chưa cao, thậm chí có hành vi vi phạm điều
lệnh Công an nhân dân, vi phạm pháp luật. Theo số liệu
thống kê năm học 2017-2018 ở Học viện An ninh nhân
dân có 6 học viên, Học viện Cảnh sát nhân dân có 30 học
viên bị kỉ luật.
Một bộ phận học viên bị ảnh hưởng tiêu cực của quá
trình toàn cầu hóa và mặt trái cơ chế thị trường, đề cao
sức mạnh của đồng tiền, chạy theo lối sống vật chất, thực
dụng, quên đi sự nghiệp cách mạng của bao thế hệ cha
ông để lại, xa rời với lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa
của đất nước. Xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, xa rời với
giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mĩ tục của dân
tộc. Trước tâm lí thực dụng và điều kiện sống của các
thành phần trong xã hội có sự khác nhau sẽ tác động lớn
đến thanh niên thi vào ngành Công an với những mục
đích khác nhau, cơ cấu xã hội của đối tượng được đào tạo
biến đổi phức tạp, bất lợi cho chất lượng giáo dục, đào
tạo. Trong trường hợp giáo dục ý thức chính trị cho học
viên không đạt được mục đích cần thiết có thể sẽ làm xuất
hiện và lây lan thêm lối sống thực dụng, chỉ quan tâm đến
những giá trị vật chất thiển cận, từ bỏ những giá trị truyền
thống, thờ ơ với chính trị, với vận mệnh đất nước và xói
mòn lí tưởng xã hội chủ nghĩa, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả
đối với giáo dục ý thức chính trị cho học viên trong các
học viện công an nhân dân ở nước ta hiện nay.
2.1.3. Những bất cập trong đổi mới nội dung, chương
trình, hình thức và phương pháp giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo ý thức chính trị cho học
viên, yêu cầu đầu tiên là phải đổi mới nội dung giáo dục.
Nội dung giáo dục chủ yếu tập trung vào việc giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

2

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 1-6

nước, quy định của ngành, trung với Đảng và hiếu với
dân; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân và với xã hội chủ nghĩa. Muốn nhận thức sâu sắc,
đầy đủ đòi hỏi mỗi học viên phải có tư duy lí luận, khả
năng khái quát hóa, trừu tượng hóa cao. Trong khi đó,
học viên là lớp người trẻ, tư duy lí luận và kinh nghiệm
sống còn hạn chế, cho nên để hiểu biết sâu sắc những
kiến thức lí luận chính trị là điều không dễ dàng. Trong
khi đó, nội dung giáo dục ý thức chính trị ở các học viện
công an nhân dân thường dừng lại ở những quan điểm, lí
luận chung, chưa đi sâu phân tích làm rõ những căn cứ lí
luận, gắn với thực tiễn công tác, chiến đấu trên lĩnh vực
bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội. Tính chiến đấu, tính thuyết phục của công tác giáo
dục ý thức chính trị chưa cao, thiếu sắc bén trong đấu
tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực
phản động. Hình thức, phương pháp và môi trường giáo
dục ý thức chính trị chưa theo kịp với sự phát triển của
thời đại kinh tế tri thức và công nghệ thông tin. Ngày nay,
với sự phát triển của kinh tế tri thức, thời đại của khoa
học công nghệ và bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiện
nay vẫn còn nhiều trường đại học, học viện vẫn áp dụng
hình thức giáo dục truyền thống, “thầy - giáo án, phấn
bảng - trò, thầy đọc - trò chép”, chưa tích cực ứng dụng
những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin trong quá trình dạy học, chưa coi trọng
việc “lấy người học làm trung tâm” trong quá trình dạy
học nhằm phát huy tính tích cực của học viên. Điều này
đang đặt ra một thách thức không hề nhỏ đối với các nhà
trường trong thời đại của cách mạng 4.0 hiện nay. Đồng
thời, hoạt động giáo dục ý thức chính trị cho học viên chỉ
được thực hiện thông qua các nội dung lồng ghép, hình
thức giáo dục gián tiếp thông qua các môn khoa học lí
luận chính trị, thông qua các hoạt động đoàn thanh niên...
mà chưa dành nhiều thời gian cho việc xây dựng kế
hoạch, chương trình, nội dung có tính chất chính khóa.
Trong các học viện công an nhân dân, những môn lí luận
chính trị chỉ là những môn đại cương, số đơn vị học trình,
thời gian học ít. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng giáo dục ý thức chính trị cho học viên trong các
học viện công an nhân dân hiện nay.
2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức
chính trị cho học viên ở các học viện công an nhân dân
hiện nay
2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về
sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục ý thức
chính trị cho học viên
Đây là một trong những giải pháp cơ bản, quan trọng
nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và
trách nhiệm của các chủ thể tiến hành giáo dục ý thức

chính trị cho học viên các học viện công an nhân dân.
Thông qua đó làm chuyển biến đồng bộ các khâu, các
bước trong quá trình giáo dục. Giải pháp này có ý nghĩa
quyết định đến kết quả giáo dục ý thức chính trị cho học
viên công an trong giai đoạn hiện nay. Để phát huy vai
trò của các cấp ủy Đảng trong công an đối với việc nâng
cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho học viên trong
các học viện công an nhân dân, trước hết cần có sự thay
đổi trong nhận thức, tư duy. Các cấp ủy Đảng, lãnh đạo,
chỉ huy trong công an cần thay đổi nhận thức về vai trò
của thanh niên công an nói chung và học viên công an
nói riêng, khẳng định vai trò quan trọng của nó đối với
công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân, hoàn
thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội. Việc phát huy vai trò của các cấp ủy
Đảng trong công an đối với giáo dục ý thức chính trị cho
học viên không những là cơ sở định hướng chính trị cho
hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công an
nhân dân, mà còn là điều kiện bảo đảm cho các cấp ủy
lãnh đạo chặt chẽ, giáo dục học viên, đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới.
Sinh viên nói chung và học viên công an nói riêng là
một bộ phận rất quan trọng của xã hội, tiêu biểu cho sức
mạnh của dân tộc. Do đó, công tác thanh niên, học viên
là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân
tố quan trọng quyết định sự thành bại của cách mạng Việt
Nam. Các cấp ủy Đảng, Đảng ủy, Ban Giám đốc các học
viện cần nhận thức sâu sắc rằng: Chăm lo cho công tác
học viên, thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn là xây
dựng Đảng trước một bước, là quá trình xây dựng và
chuẩn bị đội dự bị tin cậy cho Đảng; thấy rõ vai trò to lớn
của học viên công an trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng nói chung, trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của
công an nhân dân nói riêng, do đó, phải thực sự coi giáo
dục ý thức chính trị cho học viên công an là nhiệm vụ
quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng, Đảng ủy, Ban Giám đốc các học viện. Cần làm
cho cán bộ, giảng viên, đảng viên quán triệt tư duy mới
của Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng cục chính trị về
giáo dục ý thức chính trị cho học viên. Trên cơ sở nhận
thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của học
viên và giáo dục ý thức chính trị cho học viên, nắm vững
các quan điểm của Đảng về giáo dục học viên sẽ giúp
cho các cấp ủy Đảng, Đảng ủy, Ban Giám đốc các Học
viện Công an nhân dân đề cao trách nhiệm, xác định
đúng đắn mục tiêu, phương hướng giáo dục học viên
Công an nhân dân, có như thế mới phát huy hết vai trò
chủ thể giáo dục trong giáo dục ý thức chính trị cho học
viên. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ khắc phục được
những hạn chế trong nhận thức về giáo dục ý thức chính
trị cho học viên của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chỉ huy,

3

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 1-6

cán bộ, đảng viên trong các học viện công an nhân dân
hiện nay.
2.2.2. Hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy và học tập các môn khoa học
chính trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ý thức
chính trị cho học viên
Đây là giải pháp quan trọng, nó chỉ ra tính đúng đắn,
tính khoa học và thiết thực của nội dung được giáo dục.
Là yếu tố cơ bản, trực tiếp tác động đến chất lượng sản
phẩm được đào tạo, quyết định mức độ đạt được mục tiêu
của quá trình giáo dục. Sự vận động của thực tiễn xã hội,
đất nước. Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo sĩ quan công
an trong giai đoạn hiện nay, cần có sự điều chỉnh về nội
dung, chương trình, hình thức và phương pháp giáo dục
ý thức chính trị cho học viên. Trên cơ sở đó, hoàn thiện
chương trình, phù hợp với nội dung, sự đổi mới về hình
thức, phương pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ý
thức chính trị cho học viên các học viện công an nhân
dân hiện nay. Trong những năm qua, thực tiễn công tác
giáo dục chính trị cho thấy: những mặt còn tồn tại, hạn
chế trong chất lượng sản phẩm đào tạo sĩ quan trong các
học viện công an có những nguyên nhân từ nội dung,
chương trình, hình thức và phương pháp giáo dục ý thức
chính trị. Qua trao đổi, thảo luận, đa số giảng viên, học
viên đều cho rằng: Hoàn thiện chương trình, đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học các môn khoa học chính trị;
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng
cho học viên, là giải pháp đặc biệt quan trọng để nâng
cao hiệu quả giáo dục.
2.2.3. Nâng cao năng lực của những người trực tiếp thực
hiện các hình thức, phương pháp giáo dục ý thức chính
trị cho học viên các học viện công an nhân dân
Những người trực tiếp thực hiện các hình thức,
phương pháp như: giảng dạy, quán triệt nghị quyết, báo
cáo chuyên đề, tình hình chính trị, thời sự, chỉ thị, mệnh
lệnh, chủ trì hội nghị, tuyên truyền, cổ động, tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, diễn đàn, hội thảo khoa
học... là chủ thể trực tiếp giáo dục ý thức chính trị cho
các học viên. Lực lượng này trong giáo dục rất phong
phú, đa dạng, có cả những người là cán bộ lãnh đạo, chỉ
huy các cấp, là giảng viên các khoa, bộ môn, là cán bộ
quản lí học viên, quản lí GD-ĐT, có cả những người đã
nghỉ chế độ, thậm chí có cả học viên. Như vậy, yêu cầu
về năng lực giáo dục ý thức chính trị cho học viên của
những chủ thể này cũng đa dạng tùy thuộc theo tính chất,
mức độ, mục đích giáo dục. Tuy nhiên, với ý nghĩa là chủ
thể trực tiếp giáo dục, họ cần phải có năng lực về chuyên
môn để trực tiếp tác động vào đối tượng được giáo dục
bằng sự hiểu biết sâu sắc của mình trên nhiều phương
diện giáo dục, vừa phải có hình thức, phương pháp, cách
thức phù hợp với đối tượng và nội dung, có khả năng cảm

hóa người học bằng tình cảm, niềm tin và nhân cách của
chính mình nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho
người học, chuyển hóa người học theo mục tiêu, nhiệm
vụ đặt ra. Muốn vậy, những người trực tiếp giáo dục phải
có trình độ chuyên môn, hiểu biết cần thiết về nội dung
và biết lựa chọn những hình thức, phương pháp, cách
thức phù hợp, đặc biệt là phải có phương pháp sư phạm
để truyền thụ tri thức và nghệ thuật để cảm hóa người
học. Để có được điều đó thì mỗi chủ thể trực tiếp giáo
dục ý thức chính trị cho học viên cần phải thường xuyên
nâng cao về phẩm chất, năng lực, chuyên môn, nghiệp
vụ của mình. Đây là một quá trình gồm những hình thức,
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong
suốt cuộc đời giáo dục.
2.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giáo
dục, tự rèn luyện của học viên trong việc nâng cao ý thức
chính trị
Con đường tự tu dưỡng, tự giáo dục, tự rèn luyện đã
được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng. Tại Đại hội
Sinh viên lần thứ II, Người căn dặn thanh niên: “Thanh
niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải
tự giác, tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình
để xứng đáng với nhiệm vụ của mình” [8; tr 399]. Trong
đó, học viên công an nhân dân yêu cầu đòi hỏi cao hơn
về lí tưởng cách mạng và sự trung thành với Đảng, do đó
phải phát huy vai trò tự học, tự giáo dục, tự rèn luyện của
học viên các học viện công an nhân dân là giải pháp quan
trọng giúp cho họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành.
Các hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học viên
là sự nỗ lực, tự nguyện, tự giác của học viên nhằm trau
dồi, bổ sung kiến thức, hoàn thiện hơn về nhân cách, từ
đó củng cố, nâng cao lí tưởng, đạo đức cách mạng, ý thức
chính trị của người cán bộ, loại trừ được những hạn chế,
khuyết điểm không phù hợp với những chuẩn mực đạo
đức của xã hội, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
và nhiệm vụ xây dựng lực lượng công an nhân dân vững
vàng về phẩm chất chính trị. Vì vậy, trong các học viện
công an cần khơi dậy cho các em ý thức tự giáo dục, tự
rèn luyện. Mỗi học viên công an nhân dân phải luôn ý
thức rõ trách nhiệm của mình trước Đảng, ngành, đơn vị
và đồng đội, đồng chí của mình về quá trình tự giáo dục,
tự rèn luyện. Phải nhận thức rằng, quá trình tự giáo dục,
tự rèn luyện của học viên là công việc thường xuyên hàng
ngày và phải thực hiện trong suốt cuộc đời của mình.
2.2.5. Phát huy vai trò chủ động, nòng cốt, xung kích của
tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong giáo dục ý
thức chính trị cho học viên các học viện công an nhân dân
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định:
“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị
tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ
cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng

4

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 1-6

và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong
phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa;
đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh” [9; tr 67-68].
Tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong các
học viện công an nhân dân là lực lượng giúp cho Đảng
ủy Công an Trung ương, Đảng ủy, Ban Giám đốc các
học viện tổ chức giáo dục đoàn viên, học viên trong các
học viện; tổ chức các hoạt động xung kích của Đoàn và
các phong trào của học viên; đề xuất ý kiến và giải quyết
những nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của học viên;
tổ chức phối hợp hoạt động với tổ chức Đoàn Công an
Trung ương với tổ chức Đoàn ở địa phương, góp phần
tham gia xây dựng chính trị ở trung ương với địa phương
vững mạnh; đồng thời tích cực tham gia vào công tác xây
dựng Đảng trong Công an nhân dân. Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân nói
chung có vai trò nòng cốt trong tham mưu, hướng dẫn,
tiến hành công tác thanh niên, sinh viên công an, trong
đó, giáo dục ý thức chính trị, lí tưởng, đạo đức cách
mạng, truyền thống cho học viên là một mặt công tác
quan trọng, thường xuyên trong các học viện công an
nhân dân. Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên trong các
học viện cần kết hợp chặt chẽ trong việc đẩy mạnh công
tác giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, của dân
tộc, của Đoàn, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt nghiêm túc
những chỉ thị của Đảng, của ngành và của Đoàn.
Công tác quan trọng này cần được cụ thể hóa trong
các chương trình hành động, kế hoạch công tác của tổ
chức Đoàn. Tổ chức Đoàn cần phân công cán bộ, chiến
sĩ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên
và coi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất
lượng hoạt động của các tổ chức Đoàn. Ngoài ra, cần
quan tâm đầu tư, tạo điều kiện, củng cố và phát triển đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Tổ chức Đoàn;
cần xây dựng cơ chế phối hợp Đoàn Thanh niên trong
Công an nhân dân với Đoàn Thanh niên giữa các học
viện với Hội Sinh viên và với các tổ chức làm công tác
chính trị tư tưởng trong Công an nhân dân trong việc tổ
chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục học viên.
Đảng ủy Công an Trung ương cần thường xuyên lãnh
đạo xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong Công an nhân dân vững mạnh về mọi mặt,
lãnh đạo trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
của Đoàn và bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn
có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là
giải pháp quan trọng, trực tiếp nâng cao hiệu quả công
tác sinh viên trong ngành công an, góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho học viên. Tổ chức
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên

trong Công an nhân dân đóng vai trò nòng cốt trong tổ
chức, hướng dẫn, phát huy vai trò của đoàn viên, học viên
công an nhân dân vào sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ chế
độ, bảo vệ nhân dân và bảo đảm an ninh, trật tự đất nước.
Với vai trò quan trọng đó, tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên
trong Công an nhân dân cần không ngừng được kiện
toàn, hoàn thiện, đổi mới mô hình tổ chức theo hướng
vừa đảm bảo nguyên tắc, vị thế tổ chức, vừa đảm bảo
nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực lãnh đạo, tổ chức
hướng dẫn đoàn viên, học viên.
2.2.6. Cần kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục ý thức chính
trị cho học viên với việc đấu tranh chống quan điểm, tư
tưởng sai trái, thù địch và mọi biểu hiện của chủ nghĩa
cá nhân
Muốn đạt được chất lượng, hiệu quả cao trong giáo
dục ý thức chính trị cho học viên các học viện công an
nhân dân ở Việt Nam hiện nay, cần phải bám sát nội
dung, yêu cầu có tính chất định hướng trong xây dựng và
phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa VIII) khái quát thành 5 đức tính
nổi bật: Tinh thần yêu nước và tự cường dân tộc trên cơ
sở thống nhất lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; có ý thức tập thể, đoàn kết “mình vì mọi người, mọi
người vì mình”; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn
minh, giữ nghiêm đạo đức truyền thống và pháp luật Nhà
nước; lao động chăm chỉ, có kĩ thuật, sáng tạo và hiệu
quả; suốt đời học tập nhằm không ngừng rèn luyện và
nâng cao trí, đức, thẩm mĩ và thể lực. Ngoài ra, cần quán
triệt sâu sắc và vận dụng những yêu cầu, nội dung cơ bản
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Trung thành tuyệt đối
với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, với nhân dân; phát
huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn
kết dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản trong sáng; nêu cao
chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa; nêu cao ý chí tự
lực, tự cường, giữ gìn và phát triển truyền thống, bản sắc
văn hóa Việt Nam.
Để xây dựng và phát triển các phẩm chất về chính trị,
đạo đức của học viên trong các học viện của ngành Công
an, cần hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của Đảng, nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân
dân trong điều kiện mới của nước ta, đồng thời phải gắn
với chức trách, nhiệm vụ của mỗi học viên. Trong đó,
quá trình phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức của mỗi
học viên cũng cần phải nhận thức rõ và kiên quyết loại
bỏ những mặt còn tồn tại, hạn chế của tư tưởng, hành vi
đạo đức cũ, những đạo đức phản nhân văn, trái với luân
thường đạo lí của con người Việt Nam chân chính và trái
với những nguyên lí đạo đức Mác - Lênin, tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh. Để giáo dục, rèn luyện ý thức chính
trị, đạo đức cho học viên Công an nhân dân theo tư tưởng

5

nguon tai.lieu . vn