Xem mẫu

  1. TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY CẤP CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠ THỊ KIM NHUNG Trường Đại học Sư phạm Huế Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ có những tác động tiêu cực tới sức khỏe cũng như đe dọa tới tới sự an toàn và tính mạng con người. Nội dung nghiên cứu đề cập đến những tác động của biến đổi khí hậu tới trẻ mầm non; những yêu cầu về chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong bối cảnh mới đối với giáo viên mầm non; từ đó, đề xuất việc tăng cường giáo dục và rèn luyện kĩ năng chăm sóc sức khỏe trẻ em và ứng phó với tình huống nguy cấp cho sinh viên Ngành Giáo dục Mầm non - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế để đáp ứng yêu cầu chăm sóc trẻ trong bối cảnh khí hậu hiện nay. Từ khoá: Biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe, giáo dục mầm non, trẻ em. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu đang có những tác động mạnh mẽ lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên quy mô toàn cầu trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng nhiệt độ làm xuất hiện ngày càng nhiều các hình thái thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như đe dọa tới sự an toàn và tính mạng của con người. Trẻ mầm non là những đối tượng nằm trong nhóm dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu vì sức đề kháng cũng như khả năng phòng vệ còn yếu. Việt Nam có hơn 4 triệu trẻ đang ở độ tuổi mầm non và khoảng 300 ngàn giáo viên làm việc tại hơn 14 ngàn trường mầm non phân bố ở nhiều vùng miền khác nhau, từ thành phố cho đến các bản làng xa xôi. Với vai trò hết sức đặc biệt, vừa là cô giáo nhưng cũng như người mẹ thứ hai, giáo viên mầm non luôn quan tâm chăm sóc, che chở bảo vệ các em nhỏ khỏe mạnh, an toàn. Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tinh thần cho trẻ vừa tạo lòng tin cho phụ huynh và xã hội khi gửi trẻ đến các cơ sở giáo dục mầm non. Trong giai đoạn hiện nay, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và chấn thương về mặt thể chất cũng như sang chấn tinh thần ở trẻ. Nhận thức rõ điều này trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non phải luôn chú trọng đến việc giáo dục, rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng như xử lí nhanh chóng, chính xác khi gặp các tình huống nguy cấp. 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON Biến đổi khí hậu có nhiều tác động tới sức khỏe trẻ em, có thể chỉ ra một số tác động chính liên quan đến chăm sóc sức khỏe và sự an toàn cho trẻ như sau: 366
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Không khí ô nhiễm do đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch và cháy rừng... với nhiều khí độc như ozone, nitrogen oxide, sulfur oxide và các thành phần hữu hình khác làm giảm sự phát triển của phổi và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt hen suyễn và dị ứng. Tỷ lệ mắc hen toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua do tăng ô nhiễm môi trường và 5 triệu trẻ em chết do bệnh có liên quan tới ô nhiễm không khí.[2] - Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt tình trạng gia tăng nhiệt độ và tia bức xạ làm nguy cơ mất nước, cảm nóng và cháy nắng gia tăng. Môi trường không khí khô nóng cũng làm tăng nguy cơ cháy nổ. - Hạn hán gây thiếu nguồn nước sạch và là yếu tố thuận lợi cho bệnh tiêu chảy, ghẻ lở, viêm màng tiếp hợp, bệnh mắt hột bùng phát. - Mưa lớn gây lũ lụt ở đồng bằng, sạt lở đất ở vùng núi gây tình trạng đuối nước, bị vùi lấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Bên cạnh đó, nó còn phát sinh các bệnh lây truyền qua thức ăn và nước uống. Trẻ bị các sang chấn tinh thần khi chứng kiến thảm họa thiên nhiên tàn phá nhà cửa, mất người thân… - Khí hậu biến đổi làm gia tăng các bệnh dịch cũ như sốt rét, sốt xuất huyết cũng như phát sinh các bệnh dịch mới ảnh hưởng đến trẻ. Ước tính biến đổi khí hậu đã phát sinh khoảng 30 bệnh nhiễm khuẩn mới hoặc những bệnh cũ trỗi dậy như bùng phát hội chứng phổi do hantavirus. [2] - Ngoài những tác động trực tiếp nêu trên, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến năng suất của các hệ sinh thái, làm giảm khả năng cung ứng nguồn lương thực thực phẩm, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ như gây tình trạng chậm lớn, suy dinh dưỡng do thiếu ăn. 3. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhiệm vụ của giáo viên mầm non về chăm sóc cho trẻ bao gồm những nội dung như sau: Bảng 1. Nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ [1] STT Nội dung 1 Tổ chức bữa ăn 2 Tổ chức ngủ 3 Vệ sinh cá nhân 4 Vệ sinh môi trường 5 Khám sức khỏe định kì 6 Đánh giá sự phát triển thể lực 7 Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì 8 Phòng tránh bệnh thường gặp, theo dõi tiêm chủng 9 Bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thường gặp 367
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, giáo viên mầm non cần trang bị thêm một số kiến thức cũng như kĩ năng để chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cụ thể: - Kiến thức: + Thứ nhất, sinh viên phải hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện, tác động của ô nhiễm môi trường nói chung, biến đổi khí hậu nói riêng đến đời sống con người nói chung, đến sức khỏe của trẻ em nói riêng. Từ đó biết biện pháp phòng ngừa, giải quyết ô nhiễm môi trường, giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu. + Thứ hai, sinh viên phải biết cách chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng chống với bệnh tật. + Thứ ba, sinh viên phải biết các nguyên nhân, biểu hiện, biện pháp chăm sóc và phòng tránh các bệnh ở trẻ nhỏ trong bối cảnh hiện nay. - Kĩ năng: Sinh viên phải có các kĩ năng sau: + Kĩ năng phòng ngừa bệnh cho trẻ: Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên nguy cơ dễ mắc bệnh cao hơn người lớn. Đặc biệt biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp xuất hiện nhiều bệnh mới ảnh hưởng đến quá trình lớn lên của trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần phải tăng cường phòng ngừa bệnh cho trẻ trong giai đoạn hiện nay. Giáo viên cần chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống cho trẻ phải sạch sẽ, loại bỏ những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như khói bụi, khói thuốc lá, các loại khí độc hại... Bên cạnh đó, do nhiệt độ tăng cao, thiếu nước, lũ lụt các bệnh về đường tiêu hóa cũng rất dễ phát sinh. Giáo viên cũng cần chú ý đến công tác tổ chức bữa ăn một cách cẩn thận, từ việc lựa chọn thực phẩm, tổ chức nấu đến cho trẻ ăn tại nhóm lớp; lựa chọn nguồn nước sạch, vệ sinh nguồn nước để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe. + Kĩ năng đảm bảo an toàn và phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp, bên cạnh đó Việt Nam là quốc gia có nhiều sông hồ, ao, suối nên nguy cơ trẻ bị đuối nước rất dễ xảy ra. Việc này đòi hỏi giáo viên cần có kĩ năng xây dựng môi trường an toàn, loại bỏ các nguy cơ trẻ tiếp cận với môi trường nước khi không có giáo viên hay người lớn đi kèm. Ngoài tai nạn đuối nước, vấn đề cháy nắng, bỏng do tia cực tím cũng cần phải đặc biệt chú ý trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Việt Nam là nước nhiệt đới, mùa hè có thời gian chiếu sáng trong ngày dài, cường độ chiếu sáng mạnh. Thêm vào đó, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, tầng ôzôn ngày càng bị mỏng dần làm cho nồng độ tia bức xạ bước sóng ngắn gia tăng do nên nguy cơ trẻ bị bỏng và cháy nắng rất cao. Do vậy, giáo viên phải có kĩ năng nhận biết các dấu hiệu thời tiết bất lợi để chủ động bố trí thời gian hoạt động ngoài trời phù hợp, không cho trẻ tiếp xúc với tia nắng 368
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 mặt trời quá lâu, ở những thời điểm có mật độ tia cực tím cao để phòng ngừa nguy cơ say nắng, cảm nóng, bỏng. + Kĩ năng chăm sóc, xử lí khi trẻ bị bệnh, chấn thương: Trong bối cảnh hiện nay, nguy cơ trẻ bị bệnh cũng như chấn thương gia tăng đòi hỏi sinh viên phải có kĩ năng chăm sóc, xử lí những trường hợp trẻ bị bệnh hay tai nạn. Đặc biệt là những bệnh lí, tai nạn nguy hiểm đến tính mạng như đuối nước, chảy máu, khó thở, chấn thương xương khớp, bỏng... Giáo viên cần phải có những kĩ năng sơ cứu cơ bản như sơ cứu ngưng tim ngưng thở, chảy máu, bỏng... Trong trường hợp nguy cấp, trường mầm non ở xa trung tâm, khi chưa có cán bộ y tế giáo viên cũng có thể cứu được tính mạng trẻ. + Kĩ năng xử lí khi gặp những tình huống nguy cấp: Với đặc thù phân bố rộng khắp, từ trung tâm thành phố đến từng bản làng xa xôi; trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, trường mầm non là những điểm xung yếu nhất, dễ bị đe dọa bởi các hiện tượng bất thường của thời tiết như lũ lụt, sạt lở đất, hay sự cố cháy nổ... Bên cạnh đó giáo viên mầm non chủ yếu là nữ, các cháu còn rất nhỏ nên việc đối phó với tình huống bất lợi gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mỗi giáo viên cần nhận thức rõ những nguy cơ cũng như kĩ năng đánh giá tình hình để có phương án giải quyết kịp thời trong những tình hình cụ thể. Ví dụ có mưa lớn, nước dâng cao, lũ về hay sạt lở đất cần sơ tán trẻ đến nơi an toàn kịp thời. Hay trường hợp sấm sét, chập điện, cháy nổ giáo viên cũng cần xử lí theo các bước phù hợp để bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ cũng như cho chính bản thân mình. - Thái độ: Sinh viên phải có ý thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Từ đó không ngừng học hỏi, rèn luyện những kĩ năng nghề, đặc biệt những kĩ năng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu. 4. TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHĂM SÓC TRẺ VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY CẤP CHO SINH VIÊN MẦM NON TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Để đáp ứng yêu cầu trong chăm sóc trẻ trong bối cảnh hiện nay, cần chú ý tăng cường giáo dục và rèn luyện cho sinh viên thêm những kiến thức và kĩ năng chăm sóc trẻ trong quá trình đào tạo. 4.1. Tăng cường giáo dục, rèn luyện kĩ năng cho sinh viên khi học các học phần trong chương trình đào tạo giáo viên tại trường đại học Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học của Đại học Sư phạm - Đại học Huế có nhiều học phần có thể tăng cường giáo dục rèn luyện kĩ năng chăm sóc sức khỏe trẻ và ứng phó với tình huống nguy cấp trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho sinh viên như sau: 369
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Bảng 2. Thống kê các học phần có liên quan đến giáo dục rèn luyện chăm sóc sức khỏe cho trẻ [3] Số tiết STT Tên học phần Số tín chỉ thực hành 01 Môi trường và con người 2 02 Sinh lí học trẻ em 3 03 Dinh dưỡng trẻ em 3 15 x 2 04 Vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ em 4 15 x 2 05 Cấp cứu ban đầu cho trẻ mầm non 3 15 x 2 06 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non 3 Trong mỗi học phần giảng viên có thể tăng cường giáo dục, rèn luyện cho sinh viên các kiến thức, kĩ năng khác nhau, cụ thể: - Môi trường và con người: Giáo dục cho sinh viên các kiến thức về nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe; các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường, kĩ năng ứng phó với tình huống bất thường của thời tiết; giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Sinh lí học trẻ em: Tăng cường giáo dục cho sinh viên sự khác biệt trong cấu tạo và hoạt động của các cơ quan và cơ thể trẻ em so với người trưởng thành. Do cơ thể trẻ phát triển chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng yếu nên nguy cơ mắc bệnh và chấn thương cao. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh tới những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lớn lên của trẻ, trong đó có yếu tố môi trường và bệnh tật. - Dinh dưỡng trẻ em: Tăng cường giáo dục về vai trò dinh dưỡng đối với trẻ, đặc biệt vai trò tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật; biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. - Vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ: Tăng cường giáo dục về các bệnh lí thường gặp cũng như các bệnh mới phát sinh trong giai đoạn hiện nay. Từ đó rèn các kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh môi trường sống để tăng cường sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ. - Cấp cứu ban đầu cho trẻ: Tăng cường rèn luyện các kĩ năng sơ cứu cho trẻ như ngưng tim - ngưng thở, đuối nước, bỏng, điện giật, chảy máu, chấn thương xương khớp... và xử lí các tình huống nguy cấp xảy ra ở trường mầm non - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non: Trong học phần này có thể giáo dục các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ. Giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhất là nhiễm độc do vi khuẩn, nấm trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 4.2. Giáo dục rèn luyện tại các trường mầm non Trong chương trình đào tạo, có các Học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tế - thực địa, kiến tập, thực tập, sinh viên có cơ hội đi thực tế tại các trường mầm non, 370
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 thông qua đó để giáo dục và rèn luyện thêm về chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội tốt để quan sát, theo dõi những hoạt động chăm sóc trẻ tại trường đồng thời cụ thể những kiến thức đã học tại trường đại học vào thực tế. Qua hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non, sinh viên cũng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của bản thân để đáp ứng những yêu cầu của nghề nghiệp trong bối cảnh mới. 4.3. Giáo dục rèn luyện thông qua hoạt động ngoại khóa, các buổi tập huấn Trong thời gian vừa qua, Khoa Giáo dục Mầm non - trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế cũng đã tổ chức cho sinh viên tham gia một số lớp tập huấn về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ như sơ cứu, vệ sinh cơ thể, chăm sóc sức khỏe, tổ chức dinh dưỡng cho trẻ... Tuy hoạt động này không tổ chức thường xuyên nhưng cũng là cơ hội tốt để sinh viên được giáo dục, rèn luyện với sự hướng dẫn của các chuyên gia. Với vị thế của một trường đại học có nhiều quan hệ hợp tác đào tạo với các trường đại học trong cũng như ngoài nước, với các tổ chức phi chính phủ, với các trung tâm chăm sóc sức khỏe… nhà trường cũng như khoa Giáo dục Mầm non cần quan tâm, mở rộng hơn nữa các mối quan hệ với các tổ chức uy tín để tìm nguồn kinh phí cũng như sự hỗ trợ của các chuyên gia mở các lớp tập huấn cho sinh viên. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về các vấn đề môi trường, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu như hưởng ứng giờ trái đất, thu gom rác, vệ sinh trường học... Đây là những hoạt động bổ ích, nhằm nâng cao ý thức công dân về vấn đề môi trường đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm, nhận thức về nghề cho các giáo viên mầm non. 5. KẾT LUẬN Giáo dục rèn luyện kĩ năng chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng trong đào tạo giáo viên mầm non trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Với vai trò là người chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên mầm non vừa là cô giáo nhưng đồng thời cũng là người mẹ thứ hai chăm lo sức khỏe cho trẻ; tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường sống có nhiều thay đổi bất lợi. Việc giáo dục rèn luyện những kĩ năng này cần được quan tâm thực hiện một cách tích cực thông qua các hoạt động nêu trên để sản phẩm đào tạo thực sự có chất lượng, có khả năng đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp trong giai đoạn mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình mầm non mới, Nxb Giáo dục, 2009. [2] Nguyễn Công Khanh, Biến đổi khí hậu toàn cầu với sức khỏe trẻ em, http://baosuckhoe.org/suc-khoe-tre-em/bien-doi-khi-hau-toan-cau-voi-suc-khoe-tre- em.html, 15h, ngày 3/1/2017. [3] Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Chương trình khung đào tạo giáo viên mầm non. 371
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Title: ENHANCING SKILL RELATED TO TAKE CARE OF CHILDREN AND DEAL WITH EMERGENCY FOR PRE-SCHOOL EDUCATION STUDENTS, COLLEGE OF EDUCATION – HUE UNIVERSITY IN THE CONTEXT OF CLIMATE CHANGE Abstract: The climate change can affect negatively human health as well as threat of life safety. This manusript describes the impacts of climate change on preschool children and requirements for preschool teachers to care the children health in the new context. Therefore, we put forward the solutions for training students in Department of Preschool, Hue University of Education, enhancing skill practice of children healthy care and how to deal the emergency to meet the requirements of children healthy care in the context of climage change. Keyworks: Climate change, Health care, Preschool education, Children. ThS. TẠ THỊ KIM NHUNG Giảng viên Khoa Giáo dục Mầm Non - trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tel: 0982988853, Email: tathikimnhung@gmail.com 372
nguon tai.lieu . vn