Xem mẫu

  1. TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ TRỢ GIÚP TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 NGHỆ AN Nguyễn Đậu Trương Hiệu trưởng trường DTNT Số 2 Thực hiện Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai cụ thể như sau: Làm thế nào để các em không chỉ học tốt, mà còn trở thành những con người tự giác, tự tin, năng động trong học tập cũng như trong cuộc sống. Bản thân tôi nghĩ rằng người giáo viên tư vấn cần phải cùng một lúc thực hiện nhiều biện pháp, một trong những biện pháp quan trọng nhất là công tác tư vấn học đường. Bởi vì tư vấn tốt sẽ giúp giáo viên đạt hiệu quả cao trong giáo dục học sinh. Mục tiêu của tư vấn chính là hỗ trợ học sinh tự nhận thức, tự giúp đỡ chính mình và tự thay đổi bản thân. Qua công tác tư vấn học đường, giáo viên tư vấn sẽ nắm được tâm tư tình cảm của các em, những khó khăn mà học sinh đang mắc phải, cùng sẻ chia, động viên và hướng dẫn các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống, giúp học sinh tự trải nghiệm để nhận ra giá trị thật của cuộc sống, tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết, để học sinh hiểu rằng “ tư vấn tâm lý học đường là chỗ dựa cho các em” cô yêu mến các em, giúp đỡ các em, vượt qua những khó khăn, những vấn đề mà tự bản thân các em không giải quyết được. Đồng thời công tác tư vấn học đường còn là cơ hội để xây dựng quan hệ thầy (cô) - trò gắn bó, bạn bè mến thương nhau, tạo cơ sở để xây dựng nên lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Khi làm được điều đó là chúng ta đang góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn. Các hoạt động cụ thể của tổ Tư vấn tâm lý học đường: 1.Tư vấn về Tình yêu, giới tính, quan hệ với bạn khác giới và tư vấn tâm lý lứa tuổi, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi Trong các buổi tư vấn về chủ đề: Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới thì học sinh đặt câu hỏi với chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Thu Hà 211
  2. những câu hỏi như: “Em thấy giáo dục giới tính rất quan trọng ,giáo dục càng sớm càng tốt và các em sẽ có những kiến thức từ cơ bản đến hiểu biết sâu rộng hơn khi trưởng thành”; “Em bắt đầu thắc mắc về giới tính nhiều khi em đến tuổi dậy thì, những lúc đó thấy cái gì cũng thay đổi và có lúc em có cảm giác lo sợ, hoang mang”, nhờ cô tư vấn để chúng em hiểu ạ? Đó là hai trong số nhiều ý kiến của học sinh về vấn đề giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên. Liệu đó có phải là sớm? Thuận theo quy luật, điều gì đến tất sẽ phải đến - tình yêu đến với các em cũng sẽ tự nhiên như hơi thở. Một buổi sáng đến trường chạm ánh mắt ấy thấy tim mình loạn nhịp… Thế là yêu! Mượn vở của bạn chép bài, khi trả vở lại kèm theo một nụ hồng ép vội… Thế là yêu! Ở lứa tuổi vị thành niên, các em đã có sự trưởng thành về giới tính, nảy sinh những tình cảm khác giới là lẽ tự nhiên song lại chưa có độ chín về nhận thức, về trách nhiệm. Vì vậy nếu không có những hiểu biết thiết yếu về “sức khỏe, giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên” sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Không đáng báo động hay sao khi Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên? Nguyên nhân do đâu? Khi được hỏi: “Ngày rụng trứng ở bạn nữ thường là ngày bao nhiêu hàng tháng?”. Một bạn nữ trả lời: Vào ngày 14 theo lịch dương; bạn khác lại hồ hởi tranh luận: Ngày 14 theo lịch âm. Mà không biết rằng đó là ngày thứ 14 tính theo chu kì của bạn nữ, và khả năng thụ thai trong những ngày này là rất cao! Khi được hỏi: Nếu như bạn nữ từ chối “yêu cầu” của em thì em nghĩ gì? Một bạn nam đã khẳng định: như vậy chứng tỏ bạn ấy không dành tất cả tình yêu cho em… Theo một thống kê của Việt báo thì trong số các em học sinh được hỏi chỉ có gần 30% hiểu thế nào là quan hệ tình dục an toàn và chỉ 58,7% biết phân biệt hành vi quấy rối tình dục với các trò đùa nghịch khác giới thông thường… Rõ ràng chính sự thiếu hiểu biết và nhận thức chưa đầy đủ về “sức khỏe, giới tính và tình yêu” ở tuổi vị thành niên khiến các em sẽ có những hành vi lệch lạc, gây ra những hậu quả đáng tiếc! 212
  3. Vậy giải pháp là như thế nào? Cần phải “giáo dục giới tính từ sớm hơn”! Theo các nhà khoa học nếu được giáo dục giới tính từ sớm, các em sẽ không có những hành vi lệch lạc về giới tính, sinh hoạt tình dục muộn hơn và có ít nguy cơ bị xâm hại hơn các em tự mò mẫm trong bể kiến thức về giới tính. Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình. Với những mong muốn như trên, các em thực sự đang rất cần một sự chuyển biến mới trong giáo dục. Đó là sự quan tâm nhiều hơn, cởi mở nhiều hơn, và giáo dục nhiều hơn nữa của gia đình, nhà trường và xã hội về những nội dung mà cho đến bây giờ nhiều người vẫn cho là tế nhị và khó nói. Nắm bắt được nhu cầu chính đáng và cấp thiết đó của các em học sinh, đã nhiều năm nay, trường PT Dân Tộc Nội Trú THPT Số 2 đã rất chú trọng giáo dục “sức khỏe, giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên”. - Các kiến thức được đan lồng trong những trong những giờ học chính khóa, những giờ sinh hoạt lớp, những buổi ngoại khóa thú vị, những buổi tư vấn do thầy cô giáo, chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Thu Hà, 2 cán bộ y tế của nhà trường đảm nhiệm… - Tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề "Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới”, có sự tham dự của chuyên gia tư vấn, để các em được thoải mái bộc lộ quan điểm của mình, tạo điều kiện các em được giao lưu, trao đổi các vấn đề còn vướng mắc của bản thân với chuyên gia tư vấn. - Tư vấn về giới tính, tiến hành chia lớp theo giới tính để tư vấn. Mời giáo viên nam trong trường được các em yêu mến ngồi trò chuyện giới tính với các học sinh nam. Còn học sinh nữ trong lớp do tôi trực tiếp tư vấn dựa trên tài liệu tham khảo và ý kiến của chuyên gia tư vấn. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước ở nhà một số câu hỏi về các vấn đề bản thân đang mắc phải. Thông qua các buổi tư vấn đó, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về giới tính của bản thân, còn giáo viên cũng nắm được những vướng mắc mà học sinh mình đang mắc phải để có thể hỗ trợ các em hiệu quả nhất. 213
  4. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh, nâng cao nhận thức của phụ huynh về vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi để có sự quan tâm đúng mức đến con cái, phát hiện kịp thời những biểu hiện không bình thường của các em để có sự hỗ trợ kịp thời. - Đối với các em đã có bạn trai (bạn gái), luôn theo dõi sát những biểu hiện của các em, thường xuyên gần gũi, trao đổi để nắm rõ tâm tư tình cảm của học sinh từ đó có những định hướng kịp thời, hiệu quả. - Ngoài ra tổ Tư vấn Tâm lý học đường phân công y tế trực thuộc tổ làm công tác chăm sóc sức khỏe học sinh hàng ngày, thăm khám, tư vấn sức khỏe cho học sinh, hướng dẫn học sinh phòng tránh các bệnh tật theo mùa, kết hợp với y tế dự phòng về phun thuốc chống muỗi, bệnh sốt rét, bệnh kiến ba khoang. Đầu năm học kết hợp với bệnh viện về khám sức khỏe, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên để phòng tránh bệnh tật, tự bảo vệ sức khỏe bản .Với sự hiểu biết của mình, chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Thu Hà và 2 cô y tế: Nguyễn Thị Như Gấm, Nguyễn Thị Hạnh đã phá tan sự mặc cảm, ngại ngùng, thiết lập mối quan hệ thân mật, tạo không khí sôi nổi, hào hứng để các em học sinh bày tỏ những điều “khó nói”. Trên cơ sở đó, buổi tư vấn đã đem lại cho các em học sinh những hiểu biết của mình xoay xung quanh vấn đề về “sức khỏe, giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên” như: Những cảm xúc mong manh, những tâm tư khó nói về tình bạn khác giới; cách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên bao gồm những hiểu biết về tuổi dậy thì, vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS... Những bài học thấm thía về hậu quả của lối sống không lành mạnh, của sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên được 2 cô y tế rút ra một cách sâu lắng trong suốt buổi ngoại khóa. Điều này đã trang bị cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết để tự bảo vệ chính mình và hướng tới thiết lập tình bạn, tình bạn khác giới trong sáng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi đẹp nhất. Các em hãy yêu, hãy tự hào về bản thân; hãy biết chăm sóc bản thân; trách nhiệm và làm chủ bản thân! Hãy biết nói “không” với quan hệ tình dục sớm và quan hệ tình dục không an toàn! 2. Tư vấn quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè - Tư vấn cho các giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp nên tổ chức các tiết sinh hoạt lớp theo chuyên đề: “quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, 214
  5. thầy cô và bạn bè”, phối hợp với Đoàn Thanh Niên tổ chức kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.Thông qua các trò chơi đó, xây dựng và củng cố mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, gắn bó. - Thường xuyên trao đổi với các em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của con người, phối hợp với hội phụ huynh của lớp tổ chức toạ đàm về vai trò của gia đình để lắng nghe các em chia sẻ suy nghĩ và những mong ước của bản thân đối với cha mẹ, đồng thời giúp các em hiểu được suy nghĩ, mong ước của cha mẹ và thông cảm với cha mẹ mình. - Trong quá trình học tập, xảy ra những va chạm giữa các em với nhau, giữa học sinh với giáo viên. Mỗi trường hợp như vậy, tôi chủ động gặp học sinh ngay sau đó, lắng nghe suy nghĩ của các em để hiểu rõ nguyên nhân, phân tích để các em thấy được cái đúng cái sai của bản thân, hỗ trợ các em tìm cách giải quyết vấn đề. - Trong các buổi tư vấn chung khi các em lớp 10 bước chân vào trường, tôi hướng dẫn học sinh hiểu rõ, nắm bắt các quy đinh tối thiểu cần thiết khi học tập và sinh hoạt trong nhà trường: a. Trong nhà trường: Trường học là nơi rèn đức, rèn tài của người học sinh. Trong môi trường này, mỗi học sinh phải lưu ý rõ về bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác. - Với thầy cô, nhân viên: Chào hỏi lễ phép khi gặp mặt. Không lẫn tránh hoặc tỏ thái độ dửng dưng: - Với quan khách đến liên hệ với trường: Lễ phép chào hỏi khi gặp mặt. Chỉ dẫn nơi khách cần liên hệ với thái độ niềm nở, trân trọng. - Với các anh chị lớp trên, bạn bè và các em lớp dưới: - Cần thể hiện sự tôn trọng, xem như là anh chị trong gia đình, không được ỷ thân ỷ thế hỗn láo. - Luôn ôn hoà, nhã nhặn, đoàn kết tương thân tương trợ khi có bất hoà hãy dùng lời nói để giải quyết, không dùng hành vi bạo lực khiến sự việc càng thêm mâu thuẫn. b. Những hành động và lời nói thông dụng trong ứng xử: - Với người trên hàng: Cúi đầu chào kết hợp với lời nói lễ phép: Thưa(...) tuỳ theo mối quan hệ và giới tính để xưng hô cho phù hợp. Nếu dùng từ “Chào” thì sau từ xưng hô phải có từ “ạ”. 215
  6. - Với người ngang hàng, dưới hàng: Có thể dùng lời thân thiện: Chào (bạn /em) hoặc mỉm cười, đưa tay chào, hoặc dùng những câu nói xã giao “Bạn đi đâu đó, đang làm gì vậy, có khoẻ không”. - Nói lời xin lỗi và nhận lời xin lỗi: Khi làm người khác khó chịu hoặc thiệt hại về vật chất hay tinh thần dù là nhỏ nhất, hãy mạnh dạn nói lời xin lỗi với thái độ hối tiếc. Khi được người khác xin lỗi hãy vui vẻ trả lời: “không sao” hoặc “không có gì”. Nếu đối tượng có vai vế lớn hơn hãy thêm từ “ạ!” - Yêu cầu được giúp đỡ và lời cảm ơn khi được giúp đỡ: Hãy nói với một thái độ nhã nhặn, thân thiện: 3. Tư vấn phương pháp học tập - Trước khi học: Trước khi bắt đầu học trên lớp, các em cần xem trước bài ở nhà nhằm có cái nhìn tổng quan, ghi chú lại những gì không rõ để trao đổi với thầy cô trên lớp. Học sinh cần có thời gian biểu học tập phù hợp và linh hoạt, không nên quá gò bó ngồi vào bàn học trong khoảng thời gian lâu, cần kết hợp với các hoạt động giải trí xen kẽ như: nghe nhạc, xem ti vi, luyện tập thể thao… - Trong khi học: Đây là giai đoạn học sinh nắm bài một cách toàn diện dựa trên sự hỗ trợ và hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình học, các học sinh không nên sao nhãng, tập trung vào bài giảng của thầy cô, thắc mắc khi không hiểu bài. Đối với các môn trao đổi nhóm, học sinh nên tích cực thảo luận những gì chưa hiểu, chia sẻ kiến thức mình biết để củng cố. - Sau khi học: Học sinh cần ôn bài trên lớp trong ngày, điều đó sẽ giúp nhớ lâu hơn và tránh quên kiến thức cho bữa học hôm sau. Tùy vào đặc trưng từng môn học mà có phương pháp thích hợp: tóm tắt kiến thức bằng công thức, hình ảnh hay liệt kê ngắn gọn theo dạng sơ đồ,… - Ở trường PT Dân Tộc Nội Trú THPT số 2 Nghệ An thì học sinh hầu hết tự học tại trường, các em tự học sau 16h00 và 19h00 đến 22h30 phút hàng ngày trên lớp và có các thầy trực kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn các em bởi Tự học là một trong những kỹ năng cốt lõi để thành công trong học tập. Tuy nhiên dù các em áp dụng các phương pháp tự họcnào thì việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi tự học là điều hết sức cần thiết, tạo tiền đề vững chắc cho cả quá trình học: - Tổ chức các câu lạc bộ Toán, Văn, Lý, Hóa hàng tuần để các em giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của Thầy, Cô, bạn bè và giải đáp những thắc mắc 216
  7. trong quá trình học tập để các em yêu các môn học, tự tin để phát huy tốt các môn học. - Tổ chức viết bài gửi tập san Suối Ngàn vào hai đợt kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 và Ngày Thành lập Đoàn 26/3 hàng năm để các em rèn dũa cách viết văn, nói lên những tâm tư, tình cảm, cảm xúc các em muốn chia sẻ qua đó nắm bắt được diễn biến tâm lý các em để kịp thời động viên các em ngày càng tốt hơn. 4. Tư vấn Kỹ năng sống, biện pháp ứng xử văn hóa phòng chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện - Với những chỉ đạo của nhà trường tổ tư vấn tâm lý đã tư vấn cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cán bộ lớp tổ chức các tiết sinh hoạt lớp theo chuyên đề kỹ năng sống. Giáo viên cho mỗi tổ lựa chọn một vấn đề các em thường mắc phải, các tổ thảo luận và cử một bạn rụt rè nhất tổ đứng dậy trình bày. Các tổ khác lắng nghe và góp ý kiến.Thông qua các tiết sinh hoạt này, rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình, mạnh dạn khi đứng trước đám đông, từng bước khắc phục tâm lý xấu hổ, rụt rè, e ngại ở một số học sinh trong lớp. - Kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3, cùng tập thể lớp tổ chức buổi trình diễn: trang phục đẹp của phụ nữ Việt Nam thế kỷ XXI, tạo điều kiện để các em thoả sức sáng tạo trong cách chọn trang phục. Mỗi tổ sẽ cử một bạn đại diện trình diễn và cả tổ sẽ chuẩn bị cho thí sinh của mình. Ban giám khảo sẽ đặt ra câu hỏi cho thí sinh. 5. Tư vấn cách sinh hoạt tại Kí túc xá - Xây dựng biểu điểm đánh giá tiết học trên lớp, tổng hợp đánh giá học sinh hàng tuần, thi đua giữa các lớp. Hướng dẫn học sinh cách ăn ở, sắp xếp vệ sinh phòng ở. Sau đó có thể trực tiếp trao đổi cởi mở với các em trong phòng một cách thân thiện: vấn đề vệ sinh phòng ở nên phân công trực phòng như thế nào, hướng dẫn các em sử dụng điện, quạt, toa lét, nước điện tiết kiệm ra sao. Chăn màn, giường chiếu nên thay đổi như thế nào cho gọn gàng. - Cần đề ra chỉ tiêu thi đua cho phòng đó nhằm động viên khích lệ các em. - Giáo viên quản lý có thể làm động tác ghép cặp học sinh trong phòng với đối tượng cá biệt để tạo dựng đôi bạn. 217
  8. 6. Tư vấn trong các Hoạt động thể dục, thể thao Hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh trong trường nhằm phát triển thể lực, rèn luyện phẩm chất, nhân cách, góp phần nâng cao kết quả học tập, kỹ năng cho học sinh thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện. Giáo viên tư vấn động viên, khuyến khích học sinh tự giác tham gia luyện tập thể dục, thể thao, học võ và hình thành thói quen thường xuyên rèn luyện thân thể nhằm góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường sống, học tập lành mạnh cho học sinh trong trường, qua đó hạn chế đẩy lùi tệ nạn xã hội, hình thành cách sống khoa học trong thế hế trẻ học sinh, như chú trọng việc luyện tập thể dục thể thao cho học sinh vào các buổi sáng hàng ngày trong tuần đều đặn, bên cạnh đó tổ chức thành lập các đội bóng chuyền nam, nữ, bóng đá nam, nữ, đội cầu lông nam, nữ, đội đá cầu, đội cờ… tạo không khí hào hứng thích thú, vui tươi, những tiếng cười sảng khoái sau những buổi học căng thẳng và mệt mỏi. 7. Tư vấn trong hoạt động sản xuất, cải thiện đời sống Học sinh dân tộc nói chung các em đều phải tham gia giúp đỡ gia đình lao động, sản xuất từ khi còn nhỏ tuổi, khi các em đến trường được các thầy cô tạo điều kiện định hướng trong việc lao động sản xuất các em đều tham gia tốt các hoạt động này. Tận dụng những mảnh đất trống trong diện tích của trường chúng tôi lên kế hoạch mua dụng cụ lao động, hạt giống và hướng dẫn các em làm đất trồng rau xanh các loại và còn đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi lợn để cải thiện bữa ăn hàng ngày cho các em có rau sạch tự chính tay các em trồng, thịt lợn sạch tự các em nuôi, chăm sóc để các em luôn được ăn những thực phẩm sạch nhằm khích lệ các em tham gia vào các hoạt động này một cách tích cực và hiệu quả. Thông qua các buổi lao động giáo dục cho học sinh tinh thần kỷ luật,biết thương yêu và kính trọng người lao động. 8. Tư vấn các hoạt động chính trị, xã hội, nhân đạo, hướng về cội nguồn - Giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Các phương pháp được sử dụng phổ biến là: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng; khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của học sinh; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sưu tầm ca dao, dân ca các dân 218
  9. tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ cồng chiêng...), hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc, trưng bày bản sắc văn hóa của các dân tộc, tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian. 9. Tư vấn Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần Hướng dẫn các em nội dung sinh hoạt dưới cờ nhằm phát động các phong trào thi đua có liên quan đến hoạt động giáo dục trong nhà trường, nêu gương người tốt việc tốt, vượt khó học giỏi…Ngoài ra các em nhận xét các hoạt động của nhà trường qua các tổng hợp thi đua hàng tuần của tổ Giáo vụ - Quản Sinh và Đoàn trường để nhận xét dưới cờ, qua ống kính kí túc xá và vào dịp các ngày lễ lớn như 20/11, 26/3 các em bình luận tập san “Suối Ngàn” để rèn luyện kỹ năng viết cũng như trau dồi cảm xúc, bộc lộ tài năng viết, làm thơ của các em để tâm hồn các em luôn đẹp, yêu đời hơn, các em hát những bài hát tặng các thầy, cô, các bạn và qua việc này rèn luyện cho học sinh tự tin khi đứng trước đám đông, mọi người, nói năng lưu loát hơn. 10. Tư vấn cho học sinh về bảo vệ an toàn trong sử dụng mạng xã hội và ứng xử văn hóa trên mạng trước công nghệ 4.0 - Giáo viên làm công tác tư vấn phải hướng dẫn, tuyên truyền cho các học sinh những mặt tích cực và tiêu cực của công nghệ 4.0 thiết thực để các em sử dụng công nghệ 4.0 có ích trong học tập và rèn luyện như: cách sử dụng công nghệ 4.0 và ứng xử văn hóa trên mạng nhằm mục đích giúp các em học sinh nhận thức, ý thức rõ hơn và giúp học sinh nhận thức rõ hơn về cách cư xử và giao tiếp của bản thân trong trường học và trên mạng xã hội. Qua đó rèn luyện cho các em các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu trong trường. Đồng thời giúp các em có nhận thức được những mặt tốt, lợi ích cũng nhưng những mặt xấu của mạng xã hội. - Thiết lập đường dây nóng giữa học sinh và giáo viên tư vấn để những em có tính rụt rè, không dám hỏi trực tiếp có thể đặt câu hỏi về những vấn đề mình đang mắc phải. Tôi cung cấp số điện thoại, địa chỉ mail cá nhân và địa chỉ facebook cho học sinh để các em tiện trao đổi. Tất cả các câu hỏi của học sinh 219
  10. tôi cố gắng trả lời trong ngày, những vấn đề quá rắc rối, tôi sẽ trả lời sớm nhất sau khi tham khảo ý kiến của chuyên viên tư vấn. 11. Tư vấn học sinh gặp khó khăn về tâm lý Ở lứa tuổi chưa hẳn trưởng thành mà cũng không còn là trẻ con đây là một khó khăn tâm lý rất phổ biến ở học sinh, đặt ra cho những người giáo viên không chỉ cần có kiến thức mà còn phải có sự hiểu biết và kỹ năng xử lý thật tốt. Hiểu được điều đó, tổ tư vấn tâm lý của trường đã có buổi tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về cách giúp đỡ học sinh có khó khăn về tâm lý. 12. Tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn (sai lệch so với mức bình thường) - Tăng cường các mối quan hệ giữa phụ huynh, giáo viên, các tổ chức giáo dục và bảo trợ trẻ em. Các lực lượng này cần làm việc trong sự hợp lực, thống nhất. - Kỷ luật của lớp học/nhà trường cần được xây dựng dựa trên sự thống nhất giữa các lực lượng giáo viên/nhà trường - phụ huynh - học sinh. - Củng cố hành vi mẫu của học sinh trong nhà trường thông qua hệ thống khen thưởng. - Tổ chức những buổi nói chuyện giữa học sinh và những cán bộ thực thi pháp luật để trẻ hiểu rõ hơn các quyền mà mình được hưởng cũng như những trách nhiệm/hạn chế cần thực thi. - Nhà trường, giáo viên luôn phải đảm bảo các quy tắc ứng xử công bằng đối với tất cả các học sinh. Đặc biệt tránh các tình huống những học sinh có vai trò lãnh đạo không tuân theo các quy tắc/quy định chung, và hậu quả nhận được khi không tuân theo lại nhẹ hơn những học sinh không có vai trò lãnh đạo. - Trong nhà trường nên tổ chức các chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm đối với các hành vi lệch chuẩn. Sử dụng các nhân viên Tâm lý học đường, công tác xã hội cho công việc này. 13. Tư vấn hướng nghiệp Để tư vấn tốt cho học sinh nhất là học sinh khối 12 sắp bước vào ngưỡng cửa đại học thì trước hết giáo viên tư vấn phải nắm rõ các thông tin, kiến thức cần tư vấn và tìm hiểu sở thích nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp của học sinh bằng cách: 220
  11. - Thông qua trò chuyện - Thông qua kết quả học tập - Thông qua các trắc nghiệm: + Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp + Trắc nghiệm năng lực nghề nghiệp Tiếp đến giáo viên tư vấn lựa chọn hướng đi phù hợp với học sinh (về năng lực, sở thích, điều kiện bản thân và nhu cầu xã hội) như: - Tư vấn nhận thức về bản thân - Tư vấn tìm kiếm thông tin về ngành, nghề - Tư vấn tìm kiếm thông tin về hệ thống trường đào tạo - Tư vấn ra quyết định lựa chọn ngành, nghề 14. Tham vấn tâm lý đối với học sinh khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu hỗ trợ đưa đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường Trong quá trình tư vấn nếu có trường hợp nào vượt quá tầm kiểm soát, khả năng của giáo viên tư vấn thì giáo viên đó nên đến các trung tâm tư vấn, tìm các chuyên gia có kinh nghiệm để tư vấn trực tiếp cho học sinh hoặc tư vấn gián tiếp cho giáo viên tư vấn và khi lĩnh hội, có giải pháp thì về trả lời, tư vấn cho học sinh. Chuyên gia tư vấn tâm lý học đường là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm với tập thể học sinh các lớp. Nói một cách khác, chuyên gia tư vấn tâm lý học đường là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách là sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), chuyên gia tư vấn học đường có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh từng lớp không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hoá, bằng sự gương mẫu của người chuyên gia tư vấn, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện.Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, chuyên gia tư vấn tâm lý có khả năng biến 221
  12. những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh. Vận dụng các nội dung tư vấn học đường trong công tác giáo dục đã giúp cho chuyên gia tư vấn xây dựng được các lớp đoàn kết, tương thân, tương ái. Củng cố được mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên bộ môn,giáo viên chủ nhiệm, học sinh với gia đình. Giúp học sinh giải quyết được những vấn đề khó khăn của bản thân trong quá trình học tập. Vận dụng các nội dung tư vấn học đường đã giúp cho người giáo viên gần gũi hơn với các em, từ đó nắm bắt được những vấn đề phát sinh trong lứa tuổi học sinh để có những định hướng giáo dục phù hợp đối với các em. Mang lại hiệu quả cao cho công tác giáo dục học sinh. Trên đây là thực trạng và một số giải pháp tăng cường giáo dục giới tính và trợ giúp tư vấn tâm lý học đường mà trường PT Dân Tộc Nội Trú THPT Số 2 đã thực hiện trong những năm qua và đem lại nhiều kết quả tốt, thúc đẩy sự hiểu biết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, với chuyên gia tư vấn, với Cán bộ - công nhân viên nhà trường…đặc biệt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chúng tôi chia sẻ và rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía trường bạn./. 222
nguon tai.lieu . vn