Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 118-126 TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Trần Đức Tuấn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: ductuan.tran57@gmail.com Tóm tắt. Thế giới hiện đại với sự bành chướng của toàn cầu hoá và sự phát triển như vũ bão cách mạng khoa học - công nghệ hiên đại đã khiến cho Trái Đất bị đảo lộn và biến đổi khí hậu (BĐKH) trở thành thách thức và nguy cơ lớn nhất đối với loài người trong thế kỉ XI. Trong bối cảnh này, giáo dục cần phải đóng một vai trò chủ chốt tạo nên những thay đổi tích cực trong hành vi, thái độ của các cá nhân và cộng đồng theo hướng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Chìa khoá và con đường có hiệu quả để nâng cao nhận thức và năng lực của các cá nhân, các cộng động thích ứng với những thách thức của biến đổi khí hậu là tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững (GDBĐKH vì sự PTBV) trong hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo giáo viên. Với tư cách là một trường đại học Sư phạm trọng điểm của cả nước, trong những năm qua Trường ĐHSP Hà Nội đã tích cực và sáng tạo trong trong việc đẩy mạnh GDBĐKH vì sự PTBV vào trong chương trình đào tạo giáo viên và đạt được những kết quả có ý nghĩa. Từ khóa: Giáo dục, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu. 1. Mở đầu Những đảo lộn trong đời sống kinh tế - xã hội và những tổn thất lớn lao về nhiều mặt của biến đổi khí hậu toàn cầu đòi hỏi thế giới và Việt Nam phải đổi mới nhận thức, nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu tác động và ứng phó thành công với những thách thức của BDDKH. Tuy nhiên, những nỗ lực hành động để giảm thiểu và ứng phó của chúng ta dường như là chưa đủ. Thực tế đã cho thấy nhận thức và của người dân và thế hệ trẻ về những hiểm họa của BĐKH còn nhiều còn hạn chế. Trong bối cảnh như vậy, việc tăng cường GDBĐKH vì một tương lai bền vững cho mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường đã nổi lên như một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Việt Nam cần quan tâm giải quyết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giáo dục trước những thách thức của BĐKH toàn cầu Một thế giới bền vững là thế giới không có phế thải khí nhà kính, nơi các nguồn tài nguyên tái sinh được sử dụng rộng rãi thay cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên 118
  2. Tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam nhiên không tái sinh được và tất cả rác thải được xử lí và tái chế. Tuy nhiên, bức tranh như vậy còn là một triển vọng xa xôi đối với trái đất. Sự phát triển của thế giới hiện đại theo mô hình công nghiệp hoá được đặc trưng bởi việc sử dụng với khối lượng khổng lồ các nguyên liệu hoá thạch, thâm canh hoá cao độ trong nông nghiệp, tàn phá, huỷ diệt rừng và các hệ sinh thái và với bùng nổ dân số đã dẫn đến sự tăng mạnh của phát thải khí nhà kính, tạo nên BĐKH toàn cầu. BĐKH đã khiến cho trái đất nóng lên, mực nước biển tăng và nhiều quốc gia có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm. BĐKH còn gây giảm sút và mất đi tính đa dạng sinh học - sự tổn thất to lớn về kinh tế, xã hội. Viễn cảnh đó sẽ là thảm hoạ đối với hàng tỉ con người, những người do đói nghèo, không có đất đai, thiếu nước. . . và không có khả năng, điều kiện để thích ứng với BĐKH. Hậu quả của BĐKH là cực kì nghiêm trọng và khó có thể lường hết được. BĐKH là vấn đề toàn cầu và để giảm thiểu BĐKH cần có những thoả thuận quốc tế. Trong khi việc đạt tới một thoả thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính không diễn ra một cách nhanh chóng như chúng ta mong đợi thì “BĐKH đang tiến triển nhanh hơn và dữ dội hơn là các nhà khoa học dự đoán” [2]. Vì vậy, trong khi chờ đợi các quốc gia tiếp tục đàm phán để đi đến những thoả thuận quốc tế quan trọng về BĐKH, các cá nhân, các cộng đồng có thể hành động ngay và giáo dục cần phải đóng vai trò chủ chốt tạo nên những thay đổi tích cực trong hành vi, thái độ của cá nhân, trong thể chế chính sách của nhà nước cũng như trong sản xuất công nghiệp, xã hội. Theo UNESCO, vai trò chủ chốt của giáo dục trong cuộc đấu tranh chống BĐKH thể hiện ở ba mặt. Một là, giáo dục đóng vai trò trong việc xây dựng năng lực và thái độ của cá nhân và xã hội đối với giảm thiểu BĐKH, Thứ hai, giáo dục có nhiệm vụ phát triển các kĩ năng, năng lực và thái độ thích ứng khi phải đương đầu với những tác động của khi hậu đã hiện rõ hoặc chưa định hình. Ba là, giáo dục có vai trò trong việc khích lệ và tăng cường sự hiểu biết và sự tham gia vào thực tiễn của BĐKH. 2.2. GDBĐKH theo quan điểm của giáo dục vì sự phát triển bền vững 2.2.1. Khái niệm về GDBĐKH vì sự PTBV Phương thức hiệu quả để nâng cao nhận thức và năng lực cá nhân, cộng đồng nhằm thích ứng với những thách thức của BĐKH là tăng cường GDBĐKH vì sự PTBV trong hệ thống giáo dục chính qui và phi chinh qui. GDBĐKH vì sự PTBV không đơn giản là giáo dục môi trường được thực hiện theo kiểu truyền thống mà được hiểu là giáo dục môi trường theo kiểu mới, hiện đại, được thực hiện theo những quan điểm, tiếp cận của GDPTBV và diễn ra trong những khuôn khổ, môi trường mà GDPTBV đòi hỏi “BĐKH không phải không chỉ là vấn đề môi trường khi xét theo những nguyên nhân gốc rễ của nó (các mô hình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa, mô hình sống và tiêu thụ vv.), khi xét theo những ảnh hưởng thực tế và do con người gây nên (nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, các dòng chất thải..), cũng như khi xét đển các phương tiện mà thông qua đó chúng ta có thể giảm nhẹ và thích ứng với công ước quốc tế về giảm thiểu cacbon, thuế xanh của các nước, các chương trình nâng cao nhận thức. . . . Đó là lí do tại sao UNESCO thúc đẩy ESD như là một khuôn khổ (khung cảnh) tốt nhất để giải quyết 119
  3. Trần Đức Tuấn các vấn đề BĐKH thông qua giáo dục”. Theo quan điểm của GDPTBV, một khuôn khổ thích hợp cho GDBĐKH vì sự PTBV, một mặt cần được xây dựng trên cơ sở xem xét và nghiên cứu đồng thời các khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội của sự PTBV trong mối liên hệ tương tác với nhau, mặt khác được phát triển các giá trị cơ bản của GDPTBV. Các giá trị cơ bản đó là: - Tôn trọng đối với phẩm giá và quyền con người của tất cả mọi người; - Cam kết đối với công bằng xã hội và kinh tế; - Tôn trọng quyền con người của các thế hệ tương lai; - Tôn trọng cộng đồng sống lớn hơn (cộng đồng con người) và bảo vệ các hệ sinh thái; - Tôn trọng sự đa dạng văn hóa và cam kết xây dựng văn hóa khoan dung, không bạo lực và hòa bình [6]. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc liên kết GDBĐKH với GDPTBV, gần đây UNESCO đã khởi xướng Chương trình GDBĐKH vì sự PTBV nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên như sau: - Tăng cường năng lực của các nước nhằm tạo ra GDBĐKH vì sự PTBV ở các trường THPT. - Khuyến khích và tăng cường các tiếp cận dạy học đổi mới để tích hợp GDBĐKH vì sự PTBV ở nhà trường phổ thông. - Nâng cao nhận thức về BĐKH và tăng cường các chương trình giáo dục không chính qui thông qua phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới và các quan hệ đối tác [6;10]. 2.2.2. Những đặc trưng của GDBĐKH vì sự PTBV Để thực hiện thành công GDBĐKH vì sự PTBV thì điều quan trong trước hết với những nhà giáo dục, giáo viên và các nhà hoạt động thực tiễn là nhận rõ và xác lập trên thực tế những đăc trưng cơ bản dưới đây của GDBĐKH vì sự PTBV: Định hướng toàn cầu và kết nối toàn cầu với địa phương. Suy nghĩ toàn cầu và hành động tại địa phương cần phải là phương châm của GDBĐKH. BĐKH không dừng lại ở biên giới quốc gia và thông qua BĐKH người ta biết rõ rằng hệ thống toàn cầu kết nối chặt chẽ với nhau. Vì vậy, các quyết định về sử dụng năng lượng, lối sống và hành vi của một bộ phận thế giới có thể tác động mạnh đối với hầu hết nếu không phải tất cả các bộ phận còn lại trên thế giới. Trong bối cảnh đó, định hướng toàn cầu, tư duy toàn cầu là một đặc trưng nổi trội của GDBĐKH vì sự PTBV. Để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có khả năng suy nghĩ và tư duy toàn cầu, các chương trình, tài liệu dạy học, các bài học cũng như và các phương tiện truyền thông cần tạo điều kiện để thực hiện một cuộc đối thoại toàn cầu và liên văn hóa về BĐKH (Lotz, Sisitka, 2010, trang 71-88). Định hướng toàn cầu của GDBĐKH sẽ tạo nên những tiền đề quan trọng để thế hệ trẻ hành động tốt hơn tại địa phương trong cuộc chiến chống BĐKH bởi vì định hướng toàn cầu của GDBĐKH sẽ giúp cho học sinh và sinh viên: 120
  4. Tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam - Biết những gì mà các nước, các cộng đồng khác đang làm khiến cho sự ấm lên của hành tinh thêm trầm trọng và hiểu được những lực lượng kinh tế, xã hội và chính trị toàn cầu nào là động lực làm trầm trọng hóa các vấn đề BĐKH. - Tiếp cận với những câu chuyện thành công và đầy cảm hứng của các nước, các cộng đồng, các tổ chức đã hành động để giảm nhẹ hoặc thích ứng với BĐKH... cũng như biết bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng, suy nghĩ và hành động như thế nào để ứng phó với BĐKH toàn cầu [7;12]. Định hướng tương lai và kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. PTBV là một khái niệm lạc quan, hướng tới tương lai. Quan điểm này để chỉ đạo việc thiết kế bài học và các hoạt động GDBĐKH nhằm tạo ra cho học sinh một tầm nhìn về một tương lai tốt đẹp mà con người mong muốn. GDBĐKH theo cách như vậy sẽ giúp học sinh có một cách nhìn nhận tích cực, lạc quan đối với sự phát triển xã hội. Định hướng tương lai đòi hỏi các bài học, hoạt động GDBĐKH không nên chỉ là đề cập những vấn đề gay cấn xã hội và những kịch bản về thảm họa liên quan đến BĐKH mà phải giúp cho học sinh thấy được triển vọng phát triển tốt đẹp mà xã hội và các cộng đồng có thể đạt tới. Vì vậy, câu hỏi cơ bản của bài học GDBĐKH không chỉ là “Hiện tại chúng ta đang đương đầu với những vấn đề BĐKH nào và chúng ta giải quyết chúng như thế nào?” mà phải bổ sung thêm là “Chúng ta mong muốn có một tương lai như thế nào trong BĐKH và đi tới nó bằng cách nào?”. Việc tổ chức những bài học và hoạt động như vậy sẽ tạo cơ hội để học sinh hình thành những kiểu tư duy đúng đắn, sáng suốt và phát triển ở các em những ý tưởng sáng tạo và những giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề thực tiễn. Việc tổ chức GDBĐKH theo kiểu kết nối đòi hỏi: - Tạo nên những kết nối toàn cầu và địa phương. Trong trường hợp này bài học cần phải giúp học sinh trả lời được câu hỏi như: Những hiện tượng BĐKH toàn cầu có ảnh hưởng đến các khu vực trên thế giới và Việt Nam như thế nào? Trong điều kiện nóng lên toàn cầu, Việt Nam cần phải làm gì và phối hợp với các nước trong khu vực và thế giới như thế nào để giảm thiểu và ứng phó với BĐKH? - Tạo nên những kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong trường hợp này bài học cần phải giúp học sinh trả lời được câu hỏi như: Những việc làm gì trong quá khứ đã tạo nên những hậu quả tiêu cực của ngày hôm nay? Những quyết định hôm nay của chúng ta có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai? - Tạo kết nối giữa các lĩnh vực sinh thái, kinh tế và văn hóa - xã hội. Trong trường hợp này bài học cần phải giúp học sinh trả lời được những câu hỏi như: Những quyết định của chúng ta có phù hợp với những quan điểm giá trị chung của toàn xã hội về sinh thái, kinh tế và văn hóa - xã hội không? Tạo kết nối giữa các lĩnh vực sinh thái, kinh tế và văn hóa-xã hội thì bài học cần phải giúp học sinh trả lời được câu hỏi. Định hướng hành động và phản ánh. Học sinh cần được tạo điều kiện để tham gia vào các quyết định có liên quan đến cá nhân hoặc cả tập thể lớp và cùng nhau chia sẻ hậu quả của các quyết định này. Sự tham gia của tất cả mọi người hoặc các nhóm người vào sự phát triển xã hội là nguyên tắc cơ bản của ý tưởng về PTBV. Vì vậy, thế hệ trẻ cần 121
  5. Trần Đức Tuấn được tạo điều kiện để tích cực tham gia vào các quá trình của sự PTBV. Những hiểu biết và nhận thức về tham gia của học sinh không tự động chuyển thành hành động trong nhà trường và xã hội. Vì vậy, khi thiết kế bài học, hoạt động GDBĐKH, giáo viên phải hình dung rõ khi nào và trong không gian học tập nào thì trong lớp học học sinh có được những cơ hội thực sự để tham gia vào các quá trình nhận thức và phản ánh những điều nhận thức được. Lí luận dạy học và thực tiễn đã chỉ rõ không phải lúc nào hành động cũng tạo ra tri thức và con đường để có được những kiến thức và nhận thức sâu sắc là phản ánh. Khi thiết kế bài học GDBĐKH theo định hướng hành động và phản ánh, giáo viên còn phải trả lời các câu hỏi như: Trong giờ học, học sinh sẽ cùng nhau kiến tạo và cùng ra quyết định ở đâu và như thế nào? Học sinh sẽ tham gia ở mức độ nào (lắng nghe ý kiến đến cùng đưa ra ý kiến hay độc lập nêu ý kiến)? 2.2.3. Những tiếp cận và nội dung cơ bản của GDBĐKH vì sự PTBV Khi tiến hành tổ chức GDBĐKH trong các trường phổ thông và sư phạm thì một câu hỏi quan trọng cần được trả lời là cần tổ chức GDBĐKH vì sự PTBV theo những tiếp cận dạy học nào? Những tiếp cận quan trọng sau đây cần được chú ý thực hiện: Tổ chức GDBĐKH như một quá trình học tập mở. Theo quan điểm sư phạm, trong khi “BĐKH đang tạo ra nhiều thách thức và nó đang kiểm tra khả năng của giáo dục trong việc tổ chức học tập xoay quanh những vấn đề được đặc trưng bởi sự biến động xã hội phức tạp, những kiến thức và những rủi ro không chắc chắn” thì việc dạy và học BĐKH cần được tổ chức như một quá trình mở, không giới hạn - kiểu học tập không có điểm đến cố định và cuối cùng. Các kỹ năng cơ bản mà học sinh và sinh viên cần cho học tập mở về BĐKH vì PTBV là: - Kỹ năng quản lý thông tin. Tiếp nhận, thể hiện và trình bày thông tin, tổ chức và xử lý thông tin, đánh giá thông tin. - Kỹ năng tư duy phê phán. Phê bình đánh giá dữ liệu, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thẩm định đạo đức, giải mã và lí giải cấu trúc các thông điệp của phương tiện truyền thông tin đại chúng, ra quyết định, tư duy hệ thống/quan hệ, xem những cái cụ thể như là một phần của tổng thể. - Kỹ năng hành động. Thể chế thay đổi/vận động hành lang, tiến hành chiến dịch, tham gia xóa mù chữ (đánh giá có phê phán sự lựa chọn hành động); thích ứng/tránh rủi ro. -Kỹ năng tương tác. Xây dựng sự đồng thuận và đàm phán, quyết đoán, lắng nghe, hợp tác, quản lý xung đột, đồng cảm và thể hiện tình đoàn kết. - Kỹ năng định hướng tương lai. Hình dung, ngoại suy, dự báo; backcasting (khả năng suy nghĩ ngược trở lại từ một điểm của một tương lai mong muốn). - Kỹ năng cá nhân. Đồng dư (khả năng nhận thức và hành động trong tình huống có mâu thuẫn giữa thái độ/giá trị và hành vi thực tế), hài hòa (hài hòa các khía cạnh tình cảm, trí tuệ, thể chất và tinh thần), cuộc sống đơn giản. Tiếp cận học tập thực tế và đa dạng. GDBĐKH vì sự PTBV định hướng mạnh vào thực tế. GDBĐKH kêu gọi cam kết tham gia và thực hiện hành động của các cá nhân và các cộng đồng trường học. Các thành viên trong cộng đồng trường học thường xuyên hoạt 122
  6. Tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam động làm việc với nhau trong một không gian hay trong một tòa nhà. Vì vậy, họ nên liên kết lại với nhau nhằm ủng hộ và trợ giúp các sáng kiến của giáo viên, học sinh về bảo vệ khí hậu và chống lại những tác động tiêu cực và nguy hiểm do BĐKH gây ra trong tương lai. Hơn nữa, cũng cần phải nhấn mạnh rằng để thành công trong GDBĐKH vì sự PTBV thì việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức GDBĐKH khác nhau nhằm tạo nên sự đa dạng, phong phú của phương pháp là điều kiện cơ bản mà giáo viên cần phải thực hiện. Thông qua các khóa học đào tạo và tập huấn giáo viên sẽ phát triển được năng lực phương pháp làm việc của chính mình theo nhiều cách khác nhau và sẽ có khả năng kết hợp sự thông minh của trí tuệ, cảm xúc và thực tế sinh động. Các khóa học như vậy sẽ là bằng chứng thuyết phục chứng tỏ rằng sự tương tác của trí tuệ cung cấp các bàn đạp mạnh nhất cho hành động đổi mới và cải cách [3]. GDBĐKH vì sự PTBV còn bao gồm việc học tập có hệ thống, trong đó sự hiểu biết mối quan hệ là hết sức quan trọng. Học sinh sẽ không hiểu được các hiện tượng và quá trình BĐKH một cách thấu đáo nếu các em xem xét, tìm hiểu và xử lý chúng biệt lập mà phải xem xét chúng trong mối quan hệ với nhau. Do BĐKH có tính phức tạp và không chắc chắn cao nên việc tiếp cận chúng là không dễ dàng. Vì vậy người học cần phải tư duy hệ thống, tư duy trong mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau khi học về BĐKH [4]. 2.2.4. Những nội dung cơ bản của GDBĐKH vì sự PTBV Để thực hiện thành công GDBĐKH vì sự PTBV thì điều rất quan trọng là phải quan tâm thực hiện tốt những định hướng cơ bản của GDBĐKH, đó là: Hướng vào nguyên nhân và hậu quả của BĐKH. Do những nguyên nhân của BĐKH gây ra bởi con người và liên quan đến các hoạt động của con người, những hoạt động này các phải được xác định và làm sáng tỏ. Chương trình GDBĐKH có thể và cần phải giúp cho con người nhận dạng và hiểu rõ các nguyên nhân của BĐKH cũng như việc hạn chế, giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Trong thực tiễn, đó là các hoạt động giáo dục nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, sử dụng các loại năng lượng tái sinh, thiết kế và sử dụng công nghệ xanh, tạo nên sự thay đổi trong lối sống, giảm thiểu những mất mát của biến đổi sinh học... trong khi chất lượng cuộc sống vẫn được đảm bảo. Trên phương diện xã hội và văn hoá, điều này có nghĩa là học tập để thay đổi văn hoá, lối sống, cơ cấu kinh tế và xã hội. GDBĐKH sẽ khuyến khích, hỗ trợ những hành động, lối sống, văn hóa, khát vọng, giá trị và các quan điểm huớng tới sự PTBV. Hướng vào hậu quả và giải pháp của BĐKH (tính thich nghi). Một số tác động của BĐKH có thể nhìn thấy, dự đoán được nhưng có một số là không dự đoán được. Những tác động này thể hiện khác nhau ở những bộ phận khác nhau trên trái đất. Chính phủ ở khắp nơi trên thế giới đang bắt đầu lựa chọn những ưu tiên cho việc thích ứng với BĐKH. Bên cạnh việc chia sẻ và chuyển giao kiến thức, các chiến lược xã hội, mô hình kinh tế, công nghệ cung cấp những giải pháp trên toàn thế giới, GDBĐKH cần đến những giải pháp thực tiễn thích ứng với BĐKH có ý nghĩa đối với các địa phương. Hậu quả của BĐKH có thể tiếp cận, định hướng trên bình diện kĩ thuật (thông qua giới thiệu các công nghệ mới về năng lượng) cũng như trên bình diện xã hội và văn hoá, nơi những mẫu hình 123
  7. Trần Đức Tuấn thực tiễn về thích ứng với BĐKH (thí dụ, thực tiễn về trang trại mới thích nghi với điều kiện khô hạn) sẽ trở thành một bộ phận và thay thế cho thực tiễn và truyền thống văn hoá hiện hành. Theo định hướng nêu trên, về mặt nội dung GDBĐKH cần liên kết 3 trụ cột chính sau đây: Kiến thức và kĩ năng. GDBĐKH trang bị cho người học những sự kiện, mức độ của sự biến đổi , các hậu quả tiềm năng, các giải pháp có thể thực hiện và chiến lược lãnh đạo để đi tới một con đường PTBV. Hơn nữa, GDBĐKH cần được thực hiện theo tiếp cận liên môn nhằm làm cho việc học tập trở nên sống động, cụ thể hơn, có nhiều trải nghiệm và liên quan nhiều hơn đối với các vấn đề thiết thực của cuộc sống. Giá trị và sáng tạo. Trở thành công dân toàn cầu, có cảm xúc cá nhân thuộc một cộng đồng nhân đạo, thân thiện và làm bạn với tự nhiên, yêu và bảo vệ hoà bình... được xem là những giá trị cần được khuyến khích khi tiến hành GDBĐKH. Thông qua GDBĐKH cần làm cho người học hiểu rằng không chỉ tự nhiên và Trái đất đang trong tình trạng nguy hiểm mà cả điều kiện cho việc duy trì một nền hoà bình bền vững của hàng triệu người cũng bị đe doạ. Hành vi, thái độ và năng lực công dân. Đổi mới hành vi, thái độ và nâng cao năng lực thích ứng với những thách thức của BĐKH được xem là nội dung và mục tiêu hàng đầu GDBĐKH. Sự thay đổi trong kiến thức và kĩ năng cần phải dẫn tới sự thay đổi hành vi, thái độ của người học theo những định hướng của GDBĐKH vì sự PTBV. 2.3. Tăng cường GDBĐKH vì sự PTBV ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Việc học tập của thế hệ trẻ ngày hôm nay sẽ tạo dựng nên thế giới ngày mai. Lí thuyết và thực tiễn đó chứng tỏ rằng con đường tốt nhất để bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu là thức tỉnh ý thức bảo vệ khí hậu vì sự PTBV, là nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH của học sinh, sinh viên và thế hệ trẻ, là lôi cuốn và khuyến khích thế hệ trẻ tham gia hoạt động thưc tiễn, bởi vì thực tiễn là tiêu chuẩn và thước đo của những hoạt động sáng tạo. Nhằm thúc đẩy các hoạt động GDPTBV và GDBĐKH vì sự PTBV, năm 2006, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì sự PTBV (Trung tâm GDPTBV), Trường ĐHSP Hà Nội đã được thành lập. Không chỉ dừng lại ở những nghiên cứu cơ bản và các hoạt động giảng dạy trên lớp, trong thời gian qua Trung tâm GDPTBV đã tích cực và năng động trong việc tổ chức các hoạt động thực tiễn có ý nghĩa về GDBĐKH. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể: - Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học và tập huấn về GDBĐKH. Trong năm 2009 và 2010 các hội thảo khoa học và hội thảo tập huấn quốc gia với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu quốc tế về GDBĐKH đã được tổ chức. Các cuộc hội thảo khoa học này đã thực sự tạo ra những diễn đàn khoa học rộng rãi để người tham gia trình bày các ý tưởng, sáng kiến, trao đổi ý kiến, thống nhất nhận thức và nâng cao hợp tác trong nước và quốc tế nhằm tăng cường các hoạt động GDBĐKH, đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho các nhà giáo dục, giáo viên phổ thông và sinh 124
  8. Tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam viên sư phạm. - Phát triển mạng lưới hợp tác về GDBĐKH. Một trong những kết quả quan trọng nhất của hội thảo toàn quốc về BĐKH được tổ chức tháng 10 năm 2009 tại Trường ĐHSP Hà Nội là thành lập Mạng lưới Khoa học và Giáo dục hành động ứng phó với BĐKH - Mạng lưới SAECC (Network on Science and Education Acting for Climate Change). Mạng lưới này ngày càng được củng cố và phát triển khi tích cực hợp tác với Trung tâm GDPTBV của ĐHSP Hà Nội tổ chức các hội thảo, tập huấn quốc gia và quốc tế nói trên. Liên kết và đổi mới để PTBV trở thành phương châm và nguyên tắc hoạt động của SAECC. - Đa dạng hóa các hình thức và hoạt động về GDBĐKH. Tại Khoa Địa lí Trường ĐHSP Hà Nội, GDBĐKH đã trở thành một đề tài quan trọng của bộ môn Phương pháp dạy học địa lí và ngày càng có nhiều sinh viên chọn GDBĐKH là đề tài nghiên cứu khoa học hay đề tài luận văn tốt nghiệp. Hơn nũa, dưới sự bảo trợ của Trung tâm GDPTBV Trường ĐHSP Hà Nội, nhóm tình nguyện Vì một tương lai bền vững (VSF Group) ra đời vào đầu năm 2010 và đã tổ chức thành công một số hoạt động có ý nghĩa như tổ chức chiến dịch vận động tắt đèn trong kí túc xá của Trường ĐHSP Hà Nội nhân ngày 27/3 Giờ Trái đất, tổ chức thảo luận về hành động vì biến đổi khí hậu sau khi chiếu bộ phim khoa học viễn tưởng về BĐKH The day after tomorrow và xây dựng Câu lạc bộ Hành động vì BĐKH. Năm 2012, Trung tâm GDPTBV sẽ phối hợp với UBQG UNESCO của Việt Nam và Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường, Bộ Môi trường và Tài nguyên tổ chức cuộc thi ảnh toàn quốc với chủ đề “BĐKH: Thách thức không chỉ riêng ai”. - Tăng cường các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực GDBĐKH. Sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của GDBĐKH dường như là chưa đủ để đảm bảo tổ chức thành công các hoạt động GDPTBV trong các trường phổ thông và sư phạm. GDBĐKH đòi hỏi phải được tổ chức với những phương pháp và hình thức đổi mới, có hiệu quả theo định hướng hành động và đẩy mạnh tổ chức các hoạt động GDBĐKH ngoài giờ lên lớp, coi trọng việc tổ chức cho học sinh, sinh viên tiến hành các dự án về GDPTBV. Tuy nhiên, nhiều trường học của Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm áp dụng các phương pháp hiện đại để tổ chức các chương trình, dự án ngoài giờ lên lớp cho học sinh phổ thông. Trong bối cảnh như vậy, việc tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này có ý nghĩa quan trong và Trung tâm GDPTBV, Trường ĐHSP Hà Nội đã mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm của các nước CHLB Đức, Pháp, Thụy Điển phối hợp các các hội thảo, tập huấn về GDBĐKH nhằm chia sẻ các kinh nghiệm và các mô hình thành công về GDBĐKH ở các nước phát triển . 3. Kết luận Trong khi chờ đợi các quốc gia tiếp tục đàm phán để đi đến những thoả thuận quốc tế quan trọng về BĐKH, các cá nhân, các cộng đồng có thể hành động ngay và giáo dục cần phải đóng một vai trò chủ chốt trong việc tạo nên những thay đổi tích cực trong hành vi, thái độ của cá nhân, trong thể chế chính sách của nhà nước và cũng như trong sản xuất công nghiệp và xã hội theo hướng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Chìa khoá và con đường có hiệu quả để nâng cao nhận thức và năng lực của các cá 125
  9. Trần Đức Tuấn nhân, các cộng động thích ứng với những thách thức của BĐKH là tăng cường GDBĐKH vì sự PTBV trong hệ thống giáo dục chính qui và phi chính qui. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đức Tuấn, 2010. Giáo dục biến đổi khí hậu: hợp tác để PTBV. Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo “Giáo dục biến đổi khí hậu: kinh nghiệm từ châu Âu và Việt Nam”. Trường ĐHSP Hà Nội. [2] Romm J.J, 2007. Hell and high Water: Global warming - The Solution and Politics - and What We Should Do. New York: William Morrow. [3] Pike, G & Selby, D., 1988. Global Teacher, Global Learner. London: Holder and Stoughton. [4] Selby, D., 2007. Von der Notwendigkeit eines Klimawandels in Bildungsystem ( the need for cliamte change in education). Internet Protal. Bildung for nachhaltige En- twicklung (Education for Sustainable Development) : www.bne.de. [5] Soren Breiting et. Al, 2009. Climate Change and Sustainable Development: The Re- sponde from Education. Danish Nation Report, Research Programme for environmetal and health education, Danish School of Education, University of Aarhus, Copenhagen, Denmark. [6] UNESCO, 2005. United Nations Decade of Education for Sustainable Development 2005-2014. International Implementation Scheme, Paris; UNESCO. [7] UNESCO, 2012. Climate Change in the Classroom. UNESCO Course for secondary schools on CCESD, Paris; UNESCO. [8] Christiana Figures. The New York Time. 15 February 2011. ABSTRACT Improving climate change education in Vietnam in the interest of sustainable development The rapid expansion of globalization in the world and the extremely rapid develop- ment of science and technology has made global climate change one of the biggest chal- lenges of mandkind in the 21 century, and the problem will only worsen. In this context, education is essential if we are to effect a positive change in the behavior and attitudes of individuals and communities to mitigate and adapt to climate change. The best way to enhance awareness and capabilities of people, especially young people, to tackle cli- mate change is to improve education - to change education for education for sustainable development (CCESD), and to improve the quality of teaching by forming teacher educa- tion organizations. A leading university of teacher education in Vietnam, Hanoi National University of Education (HNUE), has been active and dynamic in strengthening CCESD activities in its teacher education programs and has gained significant successes. 126
nguon tai.lieu . vn