Xem mẫu

  1. Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Phần 1 Tân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục. Người ta thường nói rằng: Trường tương tác và giao lưu của văn hóa nghệ thuật nói chung là phạm vi diễn ra các tác động qua lại trong một tổng thể phức hợp nhiều
  2. thành tố như: chủ thể sáng tạo văn hóa nghệ thuật, tác phẩm, công trình, thiết chế, người tuyển chọn, phân phối, phương tiện quảng bá, nhà nghiên cứu, phê bình, công chúng thưởng thức, tiêu thụ. Nói riêng về các thành tố văn hóa thì sách báo vừa là sản phẩm của đời sống tinh thần, có giá trị tư tưởng- văn hóa to lớn lại vừa là một trong các phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng có thể tuyên truyền quảng bá, cổ động các tư tưởng mới và tổ chức thành phong trào sâu rộng. Về không gian, phạm vi địa lý, trong các trường văn hóa khu vực Châu Á, có lẽ Trung Quốc được coi là một trung tâm có ảnh hưởng to lớn đối với trường văn hóa láng giềng - các nước lân bang trong nhiều thời gian, trong đó có cả giai đoạn đầu thế kỷ XX. Các thành tố nói trên, chúng ta chỉ phân tích sách báo "tân thư", gọi thế để phân biệt là sách báo viết bằng chữ Hán chủ yếu do các nhà tư tưởng, trí thức cách mạng của Trung Quốc viết ở Trung Quốc hay ở Nhật Bản được chuyển về Việt Nam. Tân Thư trình bày, phản ánh hiện trạng của Trung Quốc và thế giới, đề xuất những phương sách giải quyết những vấn nạn của Trung Quốc dưới chế độ mục nát của Thanh triều. Đó là những nguồn tư liệu chủ yếu về các trào lưu tiến bộ, duy tân trên thế giới để phần lớn tầng lớp sĩ phu Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX hấp thụ, tham chiếu, học hỏi, giác ngộ, mà xây dựng nên các phong trào dân tộc, dân chủ mới mẻ ở nước ta thời kỳ đó. 1. Ảnh hưởng của Tân Thư đối với sĩ phu Việt Nam Theo chúng tôi, trước Tân Thư các Hán tịch cổ tuy đa dạng về nhiều lĩnh vực nhưng không đi vào dòng chảy chung của thế giới ở một số khía cạnh dưới đây: Nếu nói rộng thì cả tầng lớp tri thức nho sĩ, hẹp hơn thì các nhà tư tưởng, các nhà sáng tác văn học, nghệ thuật chủ yếu là vì bản thân để lập danh. Các tư tưởng như lập thân, lập công, lập ngôn... "Không công danh thời thối nát với cỏ cây”(như nhà Nho Việt Nam Nguyễn Công Trứ đã nói theo triết lý nhà Nho) suy cho cùng là vì nhu cầu cá nhân và chưa phải là rành mạch, hướng đích vì cả nhân quần rộng lớn. Dù mức độ đậm nhạt của các nhà nho thể hiện khác nhau nhưng đều thấy phảng phất hay rất rõ nét xu hướng đó ở phương Đông (trừ Nhật Bản). Một số nhà nho khi sáng tác thì chỉ ra hiện thực đen tối, hạn chế cửa hoàn cảnh xã hội, chính trị thời phong kiến, nhưng không dự báo được
  3. tương lai và không tìm thấy được đường hướng khắc phục khả thi, sát thực tế. Khổng Tử luyến tiếc chế độ Nghiêu Thuấn và bản thân cũng mưu cầu làm quan, Mạnh Tử tiến bộ hơn cho rằng vua hèn kém, xấu xa thì có thể phế bỏ (nhưng không nói cách thức phế bỏ), đến các nhà nho như Lý Tư, Tô Tần, Trương Nghi... thì mưu cầu danh lợi mạnh mẽ. Trong khi đó ở phương Tây, nhờ ảnh hưởng của các triết thuyết tiến bộ, họ hiểu sâu sắc giá trị của tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái, giao lưu quốc tế, cách mạng, ủng hộ đức hy sinh như là một đạo đức lối sống xã hội, các ý tưởng, tư tưởng mới mẻ vì cộng đồng thường được khuyến khích và phát triển. Có thể nói các tư tưởng tiến bộ của phương Tây khi thâm nhập vào phương Đông tựa như luồng gió mới, như ánh sáng rực rỡ, hấp dẫn. Chính vì thế, trong cuốn Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã hồ hởi viết: "Sách mới, báo mới xuất hiện đã tràn qua nước ta, mà ảnh hưởng nhất là sách của Khang Hữu Vi, cùng Lương Khải Siêu, vì sách ấy nói tới dân quyền tự do, phát minh được cái đặc sắc - chân tướng của văn minh Âu Châu rất nhiều, tiên sinh Phan Châu Trinh thường qua lại với ông Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ mượn những sách nói trên trong lòng ham thích quên ngủ, quên ăn, từ đó trong tư tưởng đổi hẳn ra một cách mới mẻ" (Minh viên Huỳnh Thúc Kháng: Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử, Nxb Anh Minh, Huế, 1959). Chí sĩ Phan Bội Châu sau khi thấy phong trào Cần Vương thất bại trong khi tư tưởng bế tắc, nhờ tiếp xúc với Tân Thư đã mở rộng tầm mắt, dần hình thành cho mình chủ trương mới để cứu nước, canh tân Chính cụ viết trong "Phan Bội Châu niên biểu rằng: Tôi vì xem các bộ sách Tân Thư (Trung Đông chiến kỷ, Phổ Pháp chiến kỷ của Lương Khải Siêu, Doanh hoàn chiến lược của Từ Kế Dư mới hiểu qua được tình trạng cạnh úđlul ở trong hoàn hải, thảm trạng quốc vong chủng diệt càng kích thích trong đầu óc sâu lắm. Nhờ Tân Thư, qua Tân Thư những người có đầu óc cầu thị, thậm chí cả những trí thức biết Nho học, hiểu tiếng Pháp, theo Công giáo như Nguyễn Trường Tộ đã thu lượm được kiến thức, có được tầm nhìn hơn hẳn những trí thức không có cơ hội tiếp xúc với Tân Thư.
  4. Nhiều sĩ phu có óc tiến thủ, cùng thế hệ hai cụ Phan thậm chí mấy thập kỷ tiếp theosau đó vẫn chịu ảnh hưởng Tân Thư sâu sắc, đậm nét. Các trí thức đó đã say sưa, phấn khích bàn về lịch sử Duy tân nước Nhật, lịch sử thống nhất nước Đức, lịch sử cách mạng Pháp, lịch sử tư tưởng Tây Âu, các sự kiện thế kỷ ánh sáng ở Châu Âu, triết học thế kỷ XVIIcủa Pháp, lịch sử Italia, những thách thức của Trung Quốc thời nhà Thanh trước sự văn minh vượt trội, hùng mạnh của phương Tây... được các tác phẩm Tân Thư lần đầu tiên quảng bá sang Việt Nam. Các tác phẩm nổi tiếng của Montesquieu (được dịch ra chữ Hán như "Vạn phép tinh lý"), trước tác của Rousseau, Voltairre... sách của hai nhà cách mạng Trung Hoa Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, các nhân sĩ lớp mới như Nghiêm Phục, Lâm Lạc Tri, Từ Kế Dư, Dương Hồ Mạnh, học giả Nhật Bản Takayama Rinjiro đã giúp các nhà nho, mở đường cho họ nhìn nhận lại đạo lý Khổng Mạnh, thấy được phần lạc hậu, trì trệ của các học thuyết cũ kỹ, hư học, lôi cuốn họ say sưa nhìn lại thế giới, xem lại mình với cái nhìn rộng hơn, khách quan hơn, có nhiều đối sánh để phân tích rút ra các bài học kinh nghiệm và được thực tiễn kiểm chứng. Các chí sĩ ưu tú hàng đầu của Việt Nam khi ấy như hai cụ Phan ngay khi còn ở trong nước hay ra ngoại quốc trăn trở tìm đường cứu nước, tiếp cận với Tân thư đã tìm thấy và hoàn thiện những ý tưởng cách mạng cho mình.
nguon tai.lieu . vn