Xem mẫu

  1. Tai Chua
  2. Công dụng: Quả tai chua là loại thức ăn rất quen thuộc của người dân miền Bắc Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn. Ở nước ta, đây là nguồn acid citric tự nhiên quan trọng. Thịt quả rất chua, với vị chua thanh mát, thường phơi khô dùng để nấu canh, đặc biệt là dùng nấu canh riêu cua hoặc canh cá. Quả tai chua phơi khô còn có tác dụng giải độc. Chất chua trong vỏ quả (acid citric) dùng làm chất cắn màu trong kỹ nghệ nhuộm tơ lụa, làm bóng đồ vàng, bạc. Hạt nướng ăn ngon, nhưng nếu ăn nhiều dễ bị nôn và đau bụng. Vỏ quả sắc uống chữa sốt, khát nước. Acid hữu cơ trong quả và vỏ chủ yếu là acid hydroxycitric (trong lá: 1,7%; quả: 2,3%; và vỏ: 12,7%). Lacton acid- hydroxycitric, acid oxalic và acid citric có mặt trong lá, quả và vỏ với lượng rất nhỏ. Chiết xuất bằng methanol từ vỏ thân cây tai chua đã thu được các hợp chất (2E, 6E, 10E)- (+)-4β3-hydroxy-3-methyl-5β-(3,7,11,15- tetramethylhexadeca-2,6,10,14-tetraenyl)cyclohex-2-en-1-one,1,4- (1,1dimethyl-pro-2-enyl)-1,5,6-trihydroxy-3-methoxy-2-(3-methylbut-2- enyl)xanthen-9 (9h)-one2 và rubraxanthone 3. Ở Myanmar và Thái Lan, người ta dùng lá và thân non nấu ăn. Tại Ấn Độ, quả được dùng làm thuốc
  3. chữa bệnh đau đầu, đau dạ dày và bệnh lỵ. Cây trồng ở rừng phòng hộ có giá trị phủ đất, chống xói mòn tốt. Hình thái: Cây gỗ trung bình hay lớn, có thân thẳng, cao 20-30 m, đường kính 40-80 cm; vỏ xám đen, có nhựa mủ vàng chảy ra ở vết đẽo; cành nhiều, thẳng, thường đâm ngang, đầu hơi rủ xuống. Lá hình bầu dục thon, dài 20- 30 cm, rộng 6-8 cm, phiến lá màu lục đậm, mặt trên nhẵn bóng; gân bên xếp song song; cuống lá mảnh, dài gần 2 cm. Hoa tạp tính, hoa đực xếp 3-8 hoa thành tán ở ngọn nhánh, cánh hoa dài bằng hai lá đài; nhị nhiều. Hoa lưỡng tính đơn độc; nhị thành 4 nhóm; bầu trên có 6-9 ô, với đầu nhụy xẻ 4-8 thùy. Quả thịt hình cầu hơi dẹt, kích thước to hơn quả cam sành, đường kính 8-12 cm chia thành múi, vỏ quả màu vàng da cam, thịt quả rất dày màu đỏ nhạt hay hồng, có 6-8 hạt, mang áo hạt. Phân bố: - Việt Nam: Cây mọc rải rác trong rừng ở vùng núi và trung du các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
  4. Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh; Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum và Gia Lai. - Thế giới: Cây mọc ở trạng thái hoang dại hay trồng trọt tại Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Đông và Đông Bắc Ấn Độ, Myanmar. Đặc điểm sinh học: Cây phân bố trong các rừng nhiệt đới thường xanh, mưa ẩm, ở độ cao 200-800 m trên mặt biển; tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới hoặc á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm 22-260C, lượng mưa 1500- 2500 mm. Khi còn non là cây ưa bóng, độ che thích hợp từ 0,2-0,5. Khi trưởng thành là cây chịu bóng hoặc ưa sáng hoàn toàn. Vì vậy thường gặp tai chua ở tầng cây gỗ ưu thế sinh thái, dưới tán các cây to như lim, sến; hoặc cây phân bố ven sông suối, chân núi, ven rừng; thường cùng mọc thôi chanh, chẹo, sấu, dó trầm. Tai chua ưa đất có lớp mặt sâu dày, độ ẩm cao, nhưng thoát nước, phân hoá từ đá sa thạch, phiến thạch, granít hoặc đá vôi. Ít khi gặp tai chua mọc trong rừng nửa rụng lá với bằng lăng ưu thế (tại Sa thầy và Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; An Khê, tỉnh Gia Lai). Ở đây tai chua thường mọc rải rác ven suối, trên đất bazalt hay phù sa cổ cùng với dầu rái và lộc vừng. Cây phát triển tốt, kích thước lớn và cho quả nhiều hàng năm.
  5. Nhân dân thường có tập quán đánh cây con tai chua về trồng trong vườn rừng hoặc quanh nhà để lấy quả ăn. Trồng ven suối cùng một số cây khác như phay, sấu, tai chua sinh trưởng nhanh và cho nhiều quả hơn so với các cây trồng nơi quang trống, không có cây bạn và xa nguồn nước Cây ra hoa tháng 3-4, quả chín tháng 6-8.
nguon tai.lieu . vn