Xem mẫu

  1. TÁC HẠI CỦA FACEBOOK ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Trịnh Văn Tài, Trương Thạnh Tính, Dương Diễm Quỳnh Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Vă Hậu TÓM TẮT Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem đến cho xã hội loài người những thay đổi vượt bậc. Mỗi một đột phá trong lĩnh vực công nghệ lại tạo tiền đề phát triển một loại hình truyền thông mới. Trong Thời đại 4.0 của ‚thế giới phẳng‛, không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội, đặc biệt hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube, Twitter,… Mỗi mạng xã hội có sự thành công nhất định dựa trên sự phù hợp với những yếu tố về địa lý, văn hóa. Tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội, nổi bật nhất là Facebook. Ở đó những thông tin nhanh, những khối lượng thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí,… Chính vì những tiện ích như vậy đã làm thu hút số lượng đông đảo sử dụng Facebook, đặc biệt là giới trẻ. Rất nhiều người trẻ biết cách dùng Facebook một cách hiệu quả. Mặc khác, Facebook là nơi gây ra nhiều tác hại, gây ‚nghiện facebook‛. Chính vì thế vấn đề bây giờ là nhìn ra ‚ tác hại của facebook đối với giới trẻ và cách khắc phục‛ để cùng nhau tạo nên một mạng xã hội văn minh, tích cực. 1 GIỚI THIỆU 1.1 Khái niệm Mạng xã hội (MXH) Nếu sử dụng từ khóa ‚mạng xã hội‛ và tìm kiếm từ khóa đó trong Google, sẽ nhận được hàng triệu kết quả khác nhau. Điều đó khẳng định rằng cụm từ mạng xã hội là cụm từ rất quen thuộc trong thế giới của những người sử dụng Internet tại Việt Nam hiện nay. Nhưng để định nghĩa mạng xã hội là gì thì hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, bản thân cụm từ ‚social network‛ cũng có rất nhiều tranh cãi trong cách chuyển ngữ chính xác. Dưới góc nhìn xã hội học đã đưa ra khái niệm về MXH: Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian (Nguyễn Hải Nguyên, 2019). Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa có bài ‚Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay‛ trong tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội của mình đã có nhận định, Mạng xã hội là một sự liên kết giữa các cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với cộng đồng được biểu hiện dưới nhiều hình để thực hiện chức năng xã hội. Trên cơ sở những quan điểm và định nghĩa về MXH của các tác giả và các đặc điểm chung của MXH, chúng tôi thống nhất đi đến một khái niệm chung về MXH như sau: 2162
  2. Mạng xã hội (social network) là một website mở trong đó người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết nối và tương tác với mọi người thông qua các tính năng riêng biệt của MXH. Mạng xã hội có những tính năng như gọi nghe trực tiếp, gọi qua video, email, phim ảnh, chia sẻ blog và xã luận. Mạng xã hội ra đời giúp mọi người liên kết với nhau thuận tiện hơn, trở thành một phần tất yếu của mỗi người cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều cách để tìm kiếm bạn bè, đối tác dựa theo group như tên trường hoặc tên thành phố hoặc dựa trên thông tin cá nhân như (địa chỉ email) hoặc nickname để tìm kiếm bạn bè. 1.2 Định nghĩa mạng xã hội “Faceboo ” Facebook: Là trang MXH phát triển nhất hiện nay, người dùng có thể truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành. Facebook chiếm vị trí dẫn đầu về lượng người dùng cũng như sự phổ biến trên toàn thế giới. Ngoài ứng dụng Facebook đơn thuần còn có Facebook Messenger - ứng dụng chat OTT cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện tới các tài khoản Facebook khác và một số tính năng hữu ích khác. 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK Facebook là một dịch vụ MXH truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg sáng lập. Mục đích của MXH này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho người khác cũng như người dùng có thể cập nhật hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Thêm một đặc tính nổi bật của Facebook chính là người dùng có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình. Chính những đặc điểm trên khiến Facebook trở thành MXH phổ biến nhất hiện nay. Theo báo cáo của Social Media Stats năm 2018, người dùng internet ở Việt Nam đạt 33.86 triệu người, tăng 6.9% so với năm 2017. Dự đoán đến năm 2022, ở Việt Nam sẽ có khoảng 40.55 triệu người dùng Facebook. Tính đến quý 2 năm 2017, có hơn 2 tỷ lượt truy cập Facebook mỗi ngày. Việt Nam hiện đang xếp thứ 7 trong số các quốc gia có lượng người dùng lớn nhất. Tính chung về mảng MXH, Việt Nam có khoảng 40% người dùng, phân bổ chủ yếu là ở giới trẻ và ngày càng đa dạng về đối tượng và lượng người sử dụng. Vào tháng 5/2019 Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng Facebook. Việt Nam nằm trong TOP 7 về lượng người sử dụng Facebook, theo Báo Dân Trí 04/2018. Có thể nói, mạng xã hội Facebook ra đời là một trong những bước tiến của các phương tiện truyền thông mới, bởi thực sự nó đã mang đến nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu, mục đích vô cùng đa dạng của mỗi cá nhân: từ công việc, học tập, kinh doanh và đặc biệt là khả năng mở rộng và thiết lập các mạng lưới giao tiếp một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn về không gian và thời gian với chi phí rẻ nhất. Thực tế, Facebook đã trở nên phổ biến khi đồng hành cùng giới trẻ Việt mọi lúc mọi nơi, kể cả khi họ sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, làm việc, giải trí… Nó dường như trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày giúp mọi người kết nối, theo dõi thông tin và chia sẻ mọi thứ 2163
  3. theo cách đơn giản nhất. Bên cạnh đó, những tính năng tỏ ra khá gần gũi với văn hóa Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Facebook chinh phục được giới trẻ và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Mặc dù Facebook đang rất phổ biến trong giới trẻ song do nhu cầu và mục đích sử dụng hết sức đa dạng của người dùng nên hầu hết mỗi người đều đang dùng ít nhất hai MXH song song. Theo kết quả khảo sát, Youtube với tính năng hỗ trợ xem và chia sẻ video hiện là trang mạng có lượng người dùng lớn thứ hai ở Việt Nam sau Facebook (56,3%); đứng thứ ba là Instagram (24,5%) chuyên xem và chia sẻ ảnh. 2.1 Những tác hại khi dùng mạng xã hội “Faceboo ” Một số kết quả nghiên cứu của nhóm: – Tăng nguy cơ trầm cảm: Những người sử dụng mạng xã hội càng nhiều th càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Chính vì thế, nếu bạn có biểu hiện thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt Facebook trong một thời gian. – Khi tiếp xúc với ánh sáng màn hình quá lâu, nếu não không sản xuất đủ melatonin, kết hợp với các bức xạ điện tử phát ra từ thiết bị điện tử, sẽ dẫn bạn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ, gây mệt mỏi, kiệt sức vào ngày hôm sau. Khi đã bị mất ngủ, khó ngủ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một loạt hệ lụy kéo theo sau đó như: da dễ lão hóa, nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. – Khi sử dụng các thiết bị điện tử trong bóng tối còn ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực của bạn. Chúng ta dễ dàng bị các bệnh lý về mắt như khô mắt, mỏi mắt, suy giảm thị lực, thoái hóa điểm vàng. Cũng đã có trường hợp được ghi nhận ở trên thế giới việc sử dụng điện thoại có thể gây mù tạm thời.New England Journal of Medicine có viết, có 2 phụ nữ đã bị mù tạm thời khoảng 15 phút mỗi ngày trong một thời gian dài, nguyên nhân là vì họ sử dụng điện thoại khi nằm nghiêng trong bóng tối dẫn đến việc một bên mắt phải làm quen với ánh sáng còn một bên phải làm quen với bóng tối, và khi họ tắt điện thoại, hai bắt cần vài phút để điều chỉnh dẫn đến hiện tượng mù tạm thời. – Facebook làm xao nhãng mục tiêu cá nhân: Việc quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay v t m kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kĩ năng cần thiết, các bạn chỉ cắm đầu vào mạng xã hội. – Giảm tương tác giữa người với người: Hiện nay, nghiện mạng xã hội đang là thực trạng phổ biến, khiến nhiều người d ng dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh m nh. Bên cạnh đó, nó cũng khiến bạn buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè ‚ảo‛ hơn cuộc sống thực. Dần dà, làm giảm tương tác giữa người với người trong đời sống thực tế. – Khi bạn giao tiếp quá nhiều trên Facebook, khi mà ngôn ngữ giao tiếp của chúng ta là ngôn ngữ viết, thay vì là ngôn ngữ nói như bình thường, thì khả năng giao tiếp của chúng ta sẽ ngày một suy giảm mà bản thân chúng ta sẽ không ý thức được điều đó. Mặc dù ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đều là cách để chúng ta sử dụng để giao tiếp, nhưng giữa chúng có sự 2164
  4. khác biệt rõ ràng. Khi mà ngôn ngữ viết chúng ta không phải đối diện với người cần giao tiếp, có thời gian sắp xếp câu từ, chỉnh sửa sao cho hợp lý thì đối với ngôn ngữ nói, chúng ta hoàn toàn phải sử dụng sự nhanh nhạy của não bộ để sắp xếp ngay lập tức những điều chúng ta chuẩn bị nói ra với người giao tiếp ngay trước mặt. – Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung được xây dựng để gắn kết con người lại với nhau, đề cao tự do ngôn luận, là nơi con người thoải mái nói lên suy nghĩ, cảm xúc bản thân. Nhưng có một số bộ phận người lại dựa vào quyền tự do ngôn luận đó để cho bản thân mình quyền phán xét người khác, chúng ta hay gọi đó là ‚anh hùng bàn phím‛. Chắc hẳn cụm từ này không hề xa lạ với các bạn, những ‚anh hùng bàn phím‛ xuất hiện ở khắp nơi, không chỉ Facebook mà còn tất cả các mạng xã hội khác. Một scandal nào đó của một ngôi sao, một quán ăn lỡ không làm hài lòng khách, một bộ phim vừa mới ra … tất cả đều có thể trở thành đối tượng của ‚anh hùng bàn phím‛. Họ chỉ trích, mắng chửi, sử dụng lời lẽ tiêu cực để phê phán một đối tượng nào đó để thỏa mãn cái tôi bản thân và chứng tỏ họ là người thông minh. 2.2 Lợi ích khi dùng mạng xã hội “Faceboo ” Mạng xã hội Facebook có nhiều tác hại, nhưng ẩn trong đó chúng ta cũng sẽ tìm thấy nhiều lợi ích từ nghiên cứu của nhóm. Giúp bạn kết nối m i người: Với mạng xã hội facebook, bạn có thể dễ dàng làm quen với nhiều người. Với tính năng chat miễn phí và không giới hạn thì đây là một công cụ giúp bạn có thể trò chuyện và tán gẫu một cách thuận tiện nhất. Facebook là công cụ giải trí hữu ích: Cụ thể, Facebook xuất hiện hàng trăm những video hài hước của các nước trên thế giới, hàng ngàn những bức ảnh vui nhộn đầy sáng tạo của các bạn trẻ và hàng nghìn những đoạn phim cắt ra từ những tác phẩm điện ảnh kinh điển… có tác dụng giải trí cao. Phương tiện giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn: Facebook cũng là nơi bồi dưỡng tâm hồn, đời sống tình cảm của con người. Đây là nơi tập trung những thước phim cảm động đầy giá trị nhân sinh, những câu chuyện cảm động về tình người, về tình yêu... Ngoài ra còn có thể học online qua các bài giảng, livestream của các thầy cô qua fb. Đầu năm 2020, Corona, một loại dịch bệnh ảnh hưởng đến toàn cầu đã xảy ra, mọi người ai cũng thực hiện cách ly tại gia, toàn bộ những trường học, những nơi hoạt động thương mại,… đều cho đóng cửa. Và nhờ có MXH facebook mà mọi người có thể nắm bắt thông tin ngay tại nhà mình một cách nhanh nhất về tình trạng những ca mắc bệnh tại Việt Nam và toàn thế giới, những học sinh sinh viên có thể nắm bắt được lịch học của mình ngay trên trang thông tin của trường mình trên fb,… 2165
  5. 3 CÁCH KHẮC PHỤC 3.1 Hãy sử dụng Facebook vào những dịp cần thiết Ví dụ công việc của bạn hay việc học tập nằm trên Facebook thì bạn hãy sử dụng những Lúc thật sự cần thiết. Công việc đó có thể là xem một thông báo hay bàn bạc vấn đề gì đó mà thông qua Facebook. Khi hoàn tất công việc thì đừng nên quá níu kéo với nó mà hãy chuyển sang làm một việc khác trên Facebook hoặc ngoài Facebook thì càng tốt. Điều đó sẽ tập cho bạn một thói quen là hễ sử dụng Facebook là có công việc chứ không phải để tiêu thời gian lãng phí. 3.2 Đừng lạm dụng Facebook Khi bạn làm công việc của bạn trên Facebook xong, thường thì bạn sẽ táy máy mà lướt vài đoạn xem bạn bè có gì hấp dẫn không. Lời khuyên chân thành là nếu trong giờ làm việc hay đang gấp thì hãy gác lại mà lướt Facebook trong những giờ rảnh. Một điều nữa là đừng tự lừa dối bản thân là sử dụng Facebook để làm công việc trong khi bạn đang lướt một cách vô ích. Để bạn không lạm dụng Facebook thì tôi có một số cách như sau: – Đặt hẹn giờ: Đặt khoảng thời gian cần thiết như 5 phút hay 10 phút để báo cho bạn biết là sử dụng đã đủ rồi. – Nhờ những người bạn xung quanh nhắc bạn ví dụ như bạn cùng phòng chẳng hạn. 3.3 Đừng viết những lời trách móc hay xả giận trên xì-ta-tút Những câu status như thế sẽ làm bạn của bạn cho rằng bạn đang tức giận và làm mất hình tượng rất nhiều mặc dù họ không biết chuyện gì đang xảy ra với bạn. Và những câu status như vậy không giải quyết gì mà còn làm cho chuyện của bạn trở nên phức tạp hơn. 3.4 Dừng liên lạc hay cố tỏ ra nổi tiếng với những người mà bạn hầu như không quen biết Vì khi đó, thông tin của bạn hay trạng thái của bạn sẽ xuất hiện nhiều hơn trên trang chủ của họ. Nếu lỡ rơi vào tầm ngắm của bọn xấu thì khó mà thoát. 3.5 Hạn chế cập nhật vị trí hay check-in tức thời Ví dụ phòng của bạn có 3 người, mà bạn và 2 người kia đang đi ngắm hoa bắt bướm tại Bến Thành, và check-in vị trí. Trong khi phòng trọ bạn đang cách xa chỗ đó. Thì có thể một bọn xấu xa xấu xí nào đó canh me phòng bạn lâu rồi và thời gian di chuyển từ Bến Thành về phòng trọ tất nhiên sẽ rất lâu. Khi đó, bọn chúng có thể dễ dàng đột nhập vào phòng của bạn nghỉ ngơi, xơi nước, lướt face hay ‚mượn‛ vài thứ quý giá mà không bao giờ trả lại. 3.6 Hãy tích lũy thêm kiến thức thay vì lướt Facebook Dành thời gian để trau dồi các kỹ năng mềm như đọc sách học tiếng Anh thay vì ngồi lướt Facebook hàng giờ liền. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể luyện tập thể thao, chơi các môn thể thao mình yêu thích giúp chúng ta rèn luyện trí não. 2166
  6. 4 KẾT LUẬN Xã hội ngày càng phát triển con người cũng từng bước đi lên cùng với sự phát triển ấy. Có thể thấy, MXH đóng vai trò quan trọng trong đời sống và ảnh hưởng nhiều đến với giới trẻ. Đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hoá - hiện đại hoá, sự có mặt của MXH Facebook đã giúp cho giới trẻ rất nhiều tiện ích, tạo ra một bầu không khí văn minh. Nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những tác hại, những tình trạng ‚nghiện Facebook‛ làm cho bầu không khí ấy trở nên tiêu cực đi. Vì thế mỗi người trong chúng ta cần nhìn nhận và có biện pháp để khắc phục tình trạng ấy để cùng tạo ra một mạng xã hội Facebook tích cực, lành mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Long (2007) Những nghiên cứu Tâm lý học, NXB Chính trị Quốc gia. [2] Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên 2016), ‚Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay‛, tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội. 2167
nguon tai.lieu . vn