Xem mẫu

  1. TÁC ĐỘNG TỪ HÀNH VI NGƯỜI DÙNG TIN SỐ ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Ths., Nguyễn Thị Ngọc, Email: ngocnt@hvnh.edu.vn Giám đốc Trung tâm Thông tin-Thư viện-Học viện Ngân hàng Ths., Trần Thị Tươi, Email: tuoitt@hvnh.edu.vn Tóm tắt: Thư viện số đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Với những tính năng ưu việt của thư viện số như tiết kiệm thời gian và chi phí, phương thức đọc tài liệu tiện lợi,… nên các Thư viện đại học đều đã phát triển loại hình này và tạo được môi trường văn hóa đọc thân thiện với người dùng tin. Muốn xây dựng môi trường văn hóa đọc hiện đại các cơ quan thông tin thư viện cần đặc biệt quan tâm đến hành vi người dùng tin: Những ai tạo nên thị trường thông tin? Thị trường thông tin cần những gì? Những ai tham gia vào thị trường đó? … Bài viết giới thiệu về Trung tâm Thông tin – Thư viện, Học viện Ngân hàng và công tác nghiên cứu hành vi người dùng tin từ đó đề ra kế hoạch hoạt động và chiến lược phát triển bền vững đến năm 2023. Từ khóa: Thư viện số, Hành vi người dùng tin, Chuyển đổi số, Văn hóa đọc, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Học viện Ngân hàng MỞ ĐẦU Thư viện số (TVS) mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng đã phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt là ở các trường đại học, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra sôi động góp phần tích cực trong chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của đất nước. TVS không đơn thuần là nơi lưu trữ phổ biến thông tin mà trở thành trung tâm tri thức, dữ liệu lớn. Do những tính năng ưu việt của TVS như tiết kiệm thời gian, chi phí, tìm tin tiện lợi, … nên các thư viện trường đại học ở Việt Nam đều đã phát triển loại hình dịch vụ số này nhằm đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao từ những người dùng tin (NDT) thời kỳ công nghệ 4.0. NDT đã nhận thức được những lợi ích của dịch vụ TVS nhưng còn thiếu kỹ năng, công nghệ, e ngại về tính bảo mật của các dịch vụ số. Vì thế, để đi đến hành vi sử dụng dịch vụ TVS, NDT còn phải trải qua quá trình phân tích lựa chọn giữa các loại dịch vụ thư viện truyền thống và TVS. Nghiên cứu hành vi NDT, thói quen sở thích của họ đối với các loại hình dịch vụ thư viện sẽ tác động nhiều đến quyết định chiến lược phát triển của một thư viện. Đối với Học viện Ngân hàng, NDT luôn là “trung tâm” để mọi hoạt động, mọi sản phẩm và dịch vụ thông tin hướng tới. Trước khi định hướng chiến lược phát triển xây dựng TVS, chúng tôi đã khảo sát nhu cầu tin, phân tích thực trạng, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm mục đích cuối cùng là tạo môi trường TVS mà ở đó NDT có thể 165
  2. khám phá và sáng tạo tri thức, có thể tìm kiếm và truy xuất toàn bộ kho dữ liệu về chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng. Tài liệu số, tri thức số tạo nên sức cạnh tranh lớn trong xếp hạng và đảm bảo tiêu chí kiểm định trường đại học. TVS là không gian kết nối tri thức, thúc đẩy sáng tạo, nảy sinh ý tưởng khoa học của NDT, là một phần không thể thiếu của mô hình đại học thông minh định hướng đổi mới, sáng tạo. 1. Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Ngân hàng Trung tâm Thông tin - Thư viện (Trung tâm TT-TV) Học viện Ngân hàng (HVNH) có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và quản lý của Học viện thông qua việc sử dụng, khai thác các loại hình tài liệu trong thư viện và các nguồn thông tin khác. Tham mưu giúp Giám đốc Học viện xây dựng quy hoạch, tổ chức kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin - thư viện trong Học viện. Với lịch sử gần 60 năm hình thành và phát triển qua các giai đoạn phát triển chính: Trường Cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng thành lập Phòng Nghiên cứu khoa học và Thư viện năm 1985. Giai đoạn 2004 - 2005: Từ tháng 3/2004 phòng Tư liệu - Thư viện và xuất bản thuộc Viện NCKH Ngân hàng đã được Giám đốc Học viện điều chuyển về Học viện Ngân hàng và thành lập Trung tâm Thông tin - Thư viện trực thuộc Ban Giám đốc Học viện. Giai đoạn 2006 - 2009: Đây là giai đoạn thay đổi mạnh mẽ của Trung tâm về hạ tầng cơ sở vật chất, đánh dấu bằng việc khai trương tòa nhà Trung tâm TT-TV gồm 7 tầng với diện tích sử dụng 1.600m2. Giai đoạn 2010 đến nay: Giai đoạn này có sự thay đổi căn bản cả về chất và lượng, trở thành thư viện hiện đại, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên Học viện. Trung tâm đã được trang bị hệ thống an ninh hiện đại bao gồm cổng RFID, camera giám sát đảm bảo an toàn cho nguồn tài liệu và cơ sở vật chất. Hạ tầng công nghệ được đầu tư hiện đại, đã sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong quản lí sử dụng thư viện. Từ tháng 8/2017, Trung tâm tiếp nhận và quản lý hoạt động Nhà sách Học viện Ngân hàng, có nhiệm vụ bán giáo trình và tài liệu tham khảo và văn phòng phẩm cho người dùng. Hiện nay, đội ngũ CBVC của Trung tâm gồm 13 người, trong đó 69% cán bộ có tuổi đời dưới 40, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao (đạt 53% chuyên ngành TT-TV thạc sĩ và nghiên cứu sinh). Họ là những cán bộ có tâm huyết, có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, tài liệu của NDT. 2. Mô hình nghiên cứu hành vi người dùng tin - Khái niệm về hành vi người dùng tin số: là toàn bộ hành động mà người dùng tin bộc lộ ra trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng, đánh giá đối với thông tin và dịch vụ số nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Ngày càng nhiều những nhà quản trị thư viện đã phải đưa vào việc nghiên cứu hành vi NDT để trả lời những câu hỏi chủ 166
  3. chốt: Những ai tạo nên thị trường thông tin? Thị trường thông tin cần những gì? Những ai tham gia vào thị trường đó? … Khi nghiên cứu về hành vi NDT cần tập trung vào những đặc điểm của NDT, văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý, ảnh hưởng như thế nào đến hành vi sử dụng thông tin? - Các yếu tố ảnh hưởng: Hành vi của người dùng tin thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm: Văn hóa; Cá nhân; Tuổi và giai đoạn của chu kỳ sống; Thái độ; Tâm lý; Nghề nghiệp; Nhận thức; Lối sống; Hiểu biết... - Mô hình: Xuất phát từ tình hình nghiên cứu liên quan và nền tảng lý thuyết về hành vi NDT, chúng tôi đã lựa chọn mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB) kết hợp với mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để nghiên cứu hành vi NDT đối với dịch vụ số trong thời kỳ chuyển đổi số. Trong quá trình nghiên cứu, kết hợp trao đổi với các chuyên gia, cán bộ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực dịch vụ số, các nhóm NDT đã và đang sử dụng dịch vụ số, nhóm tác giả cũng bổ sung thêm vào mô hình TPB mở rộng nhóm biến số về chất lượng thông tin và chất lượng hệ thống tác động đến dự định sử dụng dịch vụ số của NDT. Mô hình nghiên cứu có dạng như được thể hiện trong sơ đồ (hình 1): Cảm nhận về mức độ hữu ích Thái độ đối với Ý định sử dụng Thực tế sử dụng dịch vụ TVS dịch vụ TVS dịch vụ TVS Cảm nhận về mức độ có thể sử dụng Quy chuẩn chủ quan về dịch vụ TVS Cảm nhận kiểm soát hành vi dịch vụ TVS Chất lượng thông tin trên Website Chất lượng hệ thống Internet nking Hình 1. Sơ đồ: Mô hình nghiên cứu 167
  4. 3. Phân tích hành vi người dùng tin Để đảm bảo độ tin cậy khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến với biến kiểm soát là đã sử dụng hoặc chưa sử dụng dịch vụ TVS, quy mô mẫu điều tra cần phải đảm bảo tối thiểu 300 người đã sử dụng dịch vụ TVS, 300 người chưa sử dụng dịch vụ số trước đó. Chính vì vậy, để đảm bảo đạt được quy mô mẫu tối thiểu, chúng tôi đã tiến hành điều tra 700 đối tượng NDT thuộc các nhóm khác nhau: giảng viên, nghiên cứu viên, cao học viên, nghiên cứu sinh và sinh viên. Địa bàn được khảo sát bao gồm Hà Nội, Phú Yên, Bắc Ninh có các phân viện và cơ sở đào tạo của Học viện Ngân hàng. Phục vụ 80.00 100.00 quản lý 90.00 70.00 67.00 Học tập hàng ngày 80.00 60.00 60.00 Hàng 70.00 Nghiên ngày cứu khoa 50.00 học 50.00 60.00 45.00 Phục vụ 50.00 giảng dạy 40.00 33.00 40.00 30.00 Hàng Tự nâng 30.00 tuần cao trình 30.00 độ 20.00 Viết luận 20.00 án, luận văn 10.00 10.00 10.00 Không sử dụng Viết - chuyên đề, 5.00 Sinh viên, học Nghiên cứu Giảng viên 0.00 khoá luận 0.00 viên Sinh viên, học Nghiên cứu Giảng viên Giải trí viên Biểu đồ: cảm nhận, thái độ của NDT về mức độ hữu ích của tài liệu số Trong tổng số 700 đối tượng được khảo sát, có 647 phiếu thu về đảm bảo yêu cầu để tiến hành phân tích. 53 phiếu bị loại chủ yếu do có sự mâu thuẫn thông tin được cung cấp hoặc thiếu quá nhiều thông tin, thông tin không nhất quán. Tổng số mẫu điều tra được sử dụng để phân tích là 647 người. Theo số liệu của biểu đồ có thể thấy sự khác biệt trong mức độ sử dụng TLS của các nhóm NDT. Nhóm nghiên cứu sử dụng TLS hàng ngày phục vụ mục đích nghiên cứu của mình. Giảng viên cũng thường xuyên sử dụng TLS trong việc giảng dạy và giới thiệu TLS với sinh viên của mình. Nhóm sinh viên sử dụng TLS nhiều hơn khi làm nghiên cứu khoa học và hoàn thành khóa luận hay chuyên đề tốt nghiệp. Sinh 168
  5. viên khoa Hệ thống thông tin quản lý, Tài chính, Ngân hàng sử dụng nhiều TLS hơn sinh viên các ngành khác. NDT đã sử dụng tài liệu số trước đó có kỹ năng tìm kiếm, đọc tài liệu số tốt hơn những người mới tiếp cận… Bảng 1: Thống kê số NDT biết đến dịch vụ số Nội dung Sinh viên, Nghiên cứu Giảng viên học viên - Biết và truy cập đến Website Thư viện số của HVNH Có biết, đã truy cập 90.00 100.00 95.00 Có biết, chưa truy cập 10.00 0.00 5.00 Không biết, chưa truy cập 0.00 0.00 0.00 - Hạn chế khi đọc tài liệu số Phí truy cập cao 20.00 15.00 18.00 Thiết bị truy cập đắt tiền 49.00 42.00 42.00 Phương thức sử dụng phức tạp 55.00 45.00 49.00 - Nguyên nhân nào cản trở việc truy cập và khai thác tài liệu số Chưa biết cách sử dụng tài liệu số 50.00 55.00 40.00 Chưa biết đến các nguồn tài liệu số của Thư viện 60.00 45.00 60.00 Chưa có các thiết bị đọc phù hợp 30.00 0.00 0.00 Nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn người dùng được khảo sát biết đến tài liệu số (90% đối với sinh viên, 95% đối với giảng viên và 100% đối với nghiên cứu viên). Nhận thức và việc sử dụng TLS đã tăng lên theo thời gian sử dụng tài liệu. Phân tích chéo bảng số liệu thống kê các yếu tố và hạn chế khi truy cập dịch vụ số giữa các nhóm đối tượng NDT đã chứng minh thêm rằng nhóm sinh viên đã sử dụng mục lục trực tuyến và trang web thư viện để truy cập và tải TLS bên cạnh các công cụ tìm kiếm khác. Nhóm người nghiên cứu đã biết đến TVS và các dịch vụ số tuy nhiên 55.00% số người chưa biết cách khai thác TLS hiệu quả. Nhóm giảng viên, trên thực tế cũng có khá nhiều người chưa biết cách sử dụng TLS. Sự kén người dùng của TLS khiến NDT khó tiếp cận, tác động trực tiếp đến kết quả nghiên cứu và học tập của NDT. Hạn chế trong sử dụng dịch vụ số đối với các nhóm NDT chủ yếu là do kỹ năng thông tin, khả năng ứng dụng công nghệ và thói quen sử dụng tài liệu… Qua nghiên cứu này Trung tâm có thể điều chỉnh chiến lược đào tạo người dùng tin, chú trọng đến các lớp hướng dẫn kỹ năng sử dụng tài liệu số. Có kế hoạch tạo lập thói quen đọc tài liệu số, có phương thức cải thiện độ ì và chậm đổi mới thích ứng xu thế của NDT. Đọc tài liệu 169
  6. số đã được coi như xu thế xã hội và góp phần đẩy mạnh chiến lược phát triển văn hóa đọc tại Trung tâm TT-TV HVNH. Bảng: Tần suất, thời gian sử dụng tài liệu số Nội dung Sinh viên, học viên Nghiên cứu Giảng viên - Thiết bị đọc tài liệu số Điện thoại 65.00 70.00 80.00 Máy tính 45.00 50.00 40.00 Thiết bị đọc 0.00 0.00 0.00 Khác 0.00 0.00 0.00 - Khoảng thời gian đọc tài liệu số/ 01 ngày? Không đọc 10.00 - 5.00 1 giờ 65.00 10.00 75.00 2 giờ 25.00 80.00 15.00 Τrên 2 giờ 5.00 10.00 5.00 - Thời diểm đọc tài liệu số thời điểm trong ngày Βuổi sáng 15.00 5.00 5.00 Βuổi trưa 20.00 20.00 30.00 Βuổi chiều 30.00 10.00 20.00 Βuổi tối 70.00 90.00 70.00 Theo khảo sát, đa số cán bộ nghiên cứu và giảng viên đã sử dụng thiết bị di động (70%) và máy tính (80%) để đọc TLS, máy tính cũng được các khá đông người dùng sử dụng để tìm TLS. Không nhóm NDT nào sử dụng các thiết bị đọc chuyên dụng do sự tiện dụng từ điện thoại thông minh và máy tính xách tay mà NDT sẵn có, họ sẽ sử dụng để khai thác TLS. Hiện nay, có rất nhiều trình đọc điện tử để NDT lựa chọn như Kindle thiết bị đọc sách điện tử phổ biến nhất trên thị trường hay NOOKs của Barnes & Noble, các đầu đọc điện tử của Sony và các trình đọc điện tử Kobo. NDT cũng có thể tìm các cách khác để đọc sách điện tử bằng cách tải xuống các ứng dụng đọc sách điện tử… Các nhà nghiên cứu và giảng viên có thời gian sử dụng TLS số nhiều hơn hẳn sinh viên do trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng công nghệ của họ tốt hơn rất nhiều. Thêm vào đó họ là những người nghiên cứu chuyên sâu cần nguồn tài liệu chuyên ngành hẹp, rộng về lĩnh vực họ nghiên cứu. Thời gian từ 19 giờ trở đi đa số NDT truy cập đến TLS để tham khảo cho mục đích học tập, viết bài của mình (70% người dùng vào buổi tối đối với nhóm sinh viên và giảng viên; 90 % nhóm nhà nghiên cứu đọc tài liệu vào buổi tối). Trung tâm cần có kế hoạch đảm bảo hạ tầng công nghệ, 170
  7. tập chung truyền thông tài liệu số, hướng dẫn kỹ năng sử dụng CSDL vào thời điểm nhiều người sử dụng tài liệu số này. 100.00 100.00 Sinh 90.00 viên, học 90.00 80.00 viên Sinh viên, 80.00 70.00 học viên 70.00 60.00 Nghiên cứu 50.00 60.00 Nghiên 40.00 50.00 cứu 30.00 Giảng 40.00 20.00 viên 10.00 30.00 Giảng - 20.00 viên 10.00 0.00 Tiếng Việt Tiếng Anh Biểu đồ: Thống kê ngôn ngữ, tài liệu chuyên ngành NDT đọc Để trả lời các câu hỏi về ngôn ngữ TLS và nội dung của TLS, nghiên cứu này cho thấy rằng những người được hỏi có xu hướng sử dụng TLS phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu và giảng dạy của họ. Như được hiển thị trong biểu đồ, các chủ đề về kinh tế, luật kinh tế được nhiều người dùng tham khảo, các chuyên ngành hẹp chỉ có sinh viên và nhà nghiên cứu chuyên ngành đó sử dụng tài liệu. Tài liệu là ngôn ngữ Anh đươc 95% sinh viên tìm kiếm trong khi các tài liệu chuyên ngành tiếng Anh được nhiều nhà nghiên cứu (70%) và giảng viên (50%) sử dụng hơn. Sử dụng phân tích chéo chúng tôi đã tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ người dùng với ngôn ngữ và chủ đề họ quan tâm. Sinh viên quá chú tâm chọn TLS để hoàn thành các môn học, họ không dùng nhiều thời gian đọc TLS cho các mục đích giải trí, bổ sung kiến thức nên về văn hóa xã hội, thay vào đó, họ chọn các loại hình giải trí hấp dẫn hơn. Đọc sách thụ động và đối phó vẫn tồn tại ở sinh viên, người đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Trung tâm đặc biệt chú trọng hướng dẫn kỹ năng thông tin, tạo hứng thú đọc nhằm góp phần tạo ra các thế hệ sinh viên có năng lực toàn diện và đầy đủ nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng. Qua biểu đồ trên có thể thấy các nhóm NDT hài lòng về việc không bị giới hạn thời gian và địa điểm truy cập TLS. Việc đầu tư thêm kinh phí cho việc mua sắm nguồn tài nguyên số cũng được các nhóm NDT khuyến cáo thư viện (trên 70% ý kiến của nhóm NDT là nhà nghiên cứu và giảng viên). 171
  8. - Dễ tìm kiếm, dễ 80.00 đọc, dễ sao chép 70.00 Sinh viên, - Không hạn chế 60.00 học viên thời gian,số người 12.00 truy cập 50.00 17.00 5.00 - Không bị giới 40.00 hạn thời gian sử dụng 30.00 Nghiên 11.00 cứu - Không bị giới 20.00 30.00 hạn địa điểm sử dụng 10.00 25.00 - Tìm kiếm và sử - dụng thông tin Tăng Đầu tư Nâng cao Marketing Tăng Đào tạo Giảng nhanh chóng cường hệ kinh phí trình độ TLS cường liên NDT khai viên thống máy mua tài cán bộ cán kết với các thác tài - Tài liệu số có tính, nâng liệu số bộ thư viện TV khối liệu số tính cập nhật, linh cấp đường kinh tế truyền hoạt cao Biểu đồ: Thống kê mức hài lòng và góp ý của NDT Trên thế giới nghiên cứu hành vi người dùng TLS bắt đầu vào khoảng năm 2001. Các nghiên cứu trước đó là chủ yếu được tiến hành trong các thư viện với quy mô nhỏ. Từ năm 2007 các cuộc khảo sát quy mô lớn hơn được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như bảng câu hỏi, phân tích nhật ký sử dụng cơ sở dữ liệu TLS, phỏng vấn nhóm tập trung, cũng như nhiệm vụ phân tích ... Các tài liệu nói chung đưa ra những kết quả khác nhau về nhận thức, cách sử dụng, thái độ và chấp nhận tài liệu số của NDT từ đó có thể biết được nhu cầu tin, thói quen dùng tin của họ. 4. Khuyến nghị Giải pháp về chính sách có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong nâng cao hiệu quả tổ chức và khai khác TLS, xây dựng văn hóa đọc hiện đại. Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế chính sách, thông qua luật Thư viện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thư viện nhằm phục vụ hiệu quả nhu cầu tin, quản trị tối ưu TVS trong cuộc cách mạng 4.0. Đối với Trung tâm thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng để xây dựng được thư viện số thông minh văn hóa đọc đọc tài liệu số thân thiện bắt nhịp xu thế chuyển đổi số đang diễn ra. Ngoài những khuyến nghị về chính sách, cơ chế của ngành cần được sự quan tâm sát đáng của Ban giám đốc Học viện và từ chính Trung tâm. Sau khi có kết quả nghiên cứu hành vi người dùng tin Trung tâm cần điều chỉnh kế hoạch, chiến lược phát triển như sau: - Tăng cường đầu tư trang thiết bị, hạ tầng công nghệ đảm bảo cho kế hoạch xây dựng TVS và chiến lược phát triển bền vững của Trung tâm: Nâng cấp hệ thống đường truyền mạng internet với tốc độ nhanh và có tính ổn định đảm bảo NDT khi tìm kiếm thông tin nhanh chóng; Xây dựng hệ thống máy chủ, máy trạm với hệ thống lưu giữ dữ liệu trên điện toán đám mây đảm bảo an toàn dữ liệu. Cần đầu tư mua thêm thiết bị lưu trữ dữ liệu cho máy chủ đảm bảo an toàn nguồn tin số từ đó tăng chất lượng dịch vụ cung cấp TLS cho các phân viện và cơ sở đào tạo của Học viện; Nâng 172
  9. cấp phần mềm quản lý TLS; Đầu tư giải pháp công nghệ trục tích hợp thông tin (ESB - Enterprise Service Bus) … - Bổ sung tài liệu số: Tập trung mua quyền truy cập hoặc mua CSDL đặc biệt là với CSDL báo, tạp chí để đảm bảo cân bằng diện bổ sung tài liệu, đồng thời cung cấp thông tin có tính cập nhật cao cho NDT; Xây dựng các BST đa dạng hơn như CSDL bài trích, CSDL giáo sư gồm thông tin khoa học của các giáo sư, tiến sỹ công tác tại HVNH …, bổ sung TLS phù hợp với chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu của Học viện; Thu thập tài liệu Tài nguyên giáo dục mở (OER - Open Educational Resources là xu hướng tài liệu số mang tính mở phục vụ giáo dục đào tạo. - Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TVS: TT TTTV HVNH nói riêng cần phải chú trọng đến việc cung cấp cho người dùng các dịch vụ và tiện ích có giá trị gia tăng cao, đáp ứng không chỉ nhu cầu của một nhóm NDT mà còn phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân: Dịch vụ tra cứu và tìm kiếm tài liệu toàn văn TLS; Dịch vụ tham khảo ảo; Dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc đối với tài nguyên số - Đẩy mạnh công tác marketing TLS: Ứng dụng mô hình marketing SAVE trong marketing TLS; Ứng dụng các kênh truyền thông mới trong quảng bá sản phẩm dịch vụ đối với TLS. - Nâng cao năng lực khai thác thông tin cho NDT: Xây dựng kế hoạch cho việc phát triển các lớp đào tạo về kỹ năng thông tin và khai thác TLS cho từng nhóm đối tượng NDT: Lập khung chương trình đào tạo bao gồm nội dung chi tiết về nguồn tin số hiện có và cách thức truy cập, khai thác, tìm kiếm nâng cao trong CSDL hoặc nguồn học liệu mở trên Internet. - Nâng cao trình độ cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu phát triển TVS: Năng lực phát triển và xử lý kỹ thuật tài nguyên số; Năng lực quản lý tri thức số; Năng lực marketing và phát triển dịch vụ thông tin số; Kỹ năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu NDT. KẾT LUẬN Chuyển đổi số là xu thế, là tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội cho các thư viện vượt lên trong cuộc CMCN 4.0. Khi đó, dữ liệu và công nghệ số làm chuyển đổi toàn diện chiến lược hoạt động thư viện. TVS đã và đang phát triển ở Việt Nam như một xu hướng tất yếu. Một bộ phận không nhỏ NDT đã bắt đầu quen với dịch vụ số và tỏ ra khá hài lòng với dịch vụ này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự phù hợp của mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB) kết hợp với mô hình Chấp nhận công nghệ (TAM) để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi NDT. Cảm nhận về mức độ hữu ích và mức độ dễ sử dụng ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ của NDT đối với dịch vụ số. Thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức mức độ kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tới ý định sử dụng TLS. Từ ý định sử dụng, NDT tiếp tục bị ảnh hưởng của chất lượng Website của thư viện trước khi đi đến hành vi sử dụng dịch vụ số. Để phát triển được dịch vụ số, các thư viện cần chú ý thông điệp truyền thông 173
  10. marketing, trong đó cần chú trọng các nội dung: những tiện ích, những thuận lợi, lợi ích của TVS; tính dễ sử dụng và an toàn, bảo mật của dịch vụ số. Bên cạnh đó, Thư viện cần quan tâm tới đầu tư hạ tầng công nghệ, chất lượng và giao diện Website, nguồn nhân lực để vận hành hệ thống… Để chuyển đổi số thành công, cần phải có sự đầu tư nguồn lực, quyết tâm thực hiện của tất cả các thành phần trong xã hội. Nhằm xác định tầm nhìn, mục tiêu và những định hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu vào chiến lược phát triển Thư viện chúng tôi nghiên cứu hành vi của NDT. Từ kết quả nghiên cứu thu được có những giải pháp chiến lược trong xây dựng và phát triển Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng phát triển vững mạnh, đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ đáp ứng tốt nhất, tiện ích nhất nhu cầu tin của các đối tượng NDT thuộc HVNH, xây dựng thư viện thông minh xứng tầm với Học viện Ngân hàng – trường đại học đa ngành định hướng ứng dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. Chechen Liao et al. (2006), Theory of planning behavior (TPB) and customer satisfaction in the continued use ofe-service: An integrated model. Computers in Human Behavior, 23(6), 2804-2822 2. Liao, C., Chen, J. L., & Yen, D. C. (2007). Theory of planning behavior (TPB) and customer satisfaction in the continued use of e-service: An integrated model. Computers in Human Behavior, 23(6), 2804-2822. 3. Tanja Dmitrovic, Irena Vida (2010), Consumer behavior induced by product nationality: The evolution of the field and its theoretical antecedents 4. Tarkiainen, A., & Sundqvist, S. (2005). Subjective norms, attitudes and intentions of Finnish consumers in buying organic food. British Food Journal, 107(11), 808-822. 5. Tarkiainen, A., & Sundqvist, S. (2005). Subjective norms, attitudes and intentions of Finnish consumers in buying organic food. British Food Journal, 107(11), 808-822. Tiếng Việt 1. Đỗ Văn Hùng (2017). Hợp tác và chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong kỷ nguyên số/Sách chuyên khảo: Xây dựng và phát triển Thư viện số Việt Nam: Quá khứ- Hiện tại- Tương lai. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 194- 220. 2. Nguyễn Hoàng Sơn (2011). Thư viện số: Hai thập kỷ phát triển trên thế giới, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam//Tạp chí Thông tin và Tư liệu, Số 2, tr. 2-20. 174
nguon tai.lieu . vn