Xem mẫu

  1. TÁC ĐỘNG NGUỒN TRỢ TRÚP XÃ HỘI ĐẾN MỨC ĐỘ STRESS Ở CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÀ NỘI LACE VIỆT NAM Nguyễn Thị Minh Phân viện Học viện hành chính Quốc gia, cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến tác động nguồn trợ giúp xã hội đến mức độ stress ở công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam (TNHH HNL Vina), 296 công nhân tham gia vào nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử d ng chính trong nghiên cứu, bảng hỏi gồm thang đo đánh giá mức độ stress bao gồm các câu hỏi liên quan đến các tác nhân gây stress trong hoạt động nghề nghiệp của c ng nhân và thang đo đánh giá sự tác động nguồn trợ giúp xã hội từ đồng nghiệp, từ phía gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết công nhân có mức độ stress nhẹ. Stress ở công nhân có mối tương quan thuận với sự tác động của nguồn trợ giúp xã hội từ đồng nghiệp và từ phía gia đình. Nguồn trợ giúp từ đồng nghiệp có mức độ tác động cao hơn so với nguồn trợ giúp từ phía gia đình c ng nhân. Từ khóa: Stress, mức độ stress, mức độ stress ở công nhân, trợ giúp xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hoạt động nghề nghiệp của công nhân có thể nảy sinh nhiều vấn đề, sự kiện khiến công nhân gặp stress, làm giảm hiệu quả hoạt động và năng suất lao động. Khi rơi vào tình trạng stress, công nhân nhận được sự trợ giúp, hỗ trợ từ người khác có thể giúp c ng nhân vượt qua stress. Chỗ dựa xã hội là những nơi mà con người có thể nhận được các nguồn cảm xúc, thông tin, ủng hộ, trợ giúp… th ng qua những mối quan hệ xã hội. Đó là nơi mà mỗi con người có thể nhờ cậy tin tưởng là chỗ dựa vật chất và tinh thần. Chính những điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống tâm lý của con người. Chỗ dựa xã hội về cơ bản có thể chia thành các chỗ dựa xã hội như: gia đình bạn bè đồng nghiệp, các tổ chức và t n giáo tín ngưỡng. Khi chỗ dựa xã hội vững chắc thì cuộc sống tâm lý cuẩ con người càng có điều kiện để phát triển ổn định hơn. Chỗ dựa xã hội của mỗi người tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của cá nhân [1, tr.78-82]. Có bằng chứng phù hợp cho thấy, nhân viên nhận được nhiều sự hỗ trợ thì có trải nghiệm căng thẳng và kiệt sức thấp hơn người khác (Lee & Ashforth 1996) và nơi nhân viên đang phải đối mặt với nhu cầu tiềm ẩn của căng thẳng xung đột và các vấn đề tại nơi làm việc, có sự hỗ trợ từ những người khác có thể làm giảm tác động của áp lực đến cá nhân, giúp cá nhân hạnh phúc hơn (O'Driscoll & Cooper, 2002). Một nghiên cứu của Van Dick về stress trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên đã cho thấy, hỗ trợ xã hội có tác d ng tích cực đối với sức khỏe và cũng là một hiệu ứng đệm giúp giẳm stress trong hoạt động nghề nghiệp [2, tr.39]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu sự tác động của nguồn trợ giúp xã hội đối với công nhân từ đồng nghiệp, và từ phía gia đình của c ng nhân đến công nhân khi công nhân gặp stress. Trên cơ sở đó chỉ ra mối tương quan giữa nguồn trợ giúp xã hội với mức độ stress ở công nhân, từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp. 1280
  2. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu 296 khách thể tham gia nghiên cứu trong đó nữ là 220 chiếm 74,3%, nam là 76 chiếm 25,7%, tuổi trung bình là 28,21. 2.2. Phƣơng ph p nghiên cứu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử d ng để tìm hiểu mức độ stress ở công nhân và sự tác động của nguồn trợ giúp xã hội. Các số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý theo phần mềm SPSS trong m i trường Window, phiên bản 22.0. Bảng hỏi sử d ng nghiên cứu gồm các thang đo: – Thang đo đánh giá mức độ stress ở công nhân bao gồm những câu hỏi là các tác nhân có liên quan đến công việc và m i trường làm việc liên quan đến gia đình sự ổn định và phát triển cá nhân trong công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp. Có 5 mức độ tác động của các tác nhân đến người lao động khiến người lao động cảm thấy stress, bao gồm: kh ng tác động = 1 điểm, hiếm khi tác động = 2 điểm, thi thoảng tác động = 3 điểm thường xuyên tác động = 4 điểm, rất thường xuyên tác động = 5 điểm. Dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn đã được phân tích để xác định độ tin cậy của thang đo stress ở người lao động. Thang đo gồm 31 item, với độ tin cậy Cronbach's Alpha = 0,68, hệ số tải các item của thang đo ≥ 0 5. Thang đo mức độ stress ở c ng nhân được chia theo 5 mức độ dựa theo điểm trung bình (ĐTB) mức độ tác động của các tác nhân bao gồm: không cảm thấy stress (1 ≤ ĐTB < 1,79); stress nhẹ (1,80 ≤ ĐTB < 2,59); stress trung bình (2,60 ≤ ĐTB < 3,39); stress cao (3,40 ≤ ĐTB < 4,19); stress rất cao (4,20 ≤ ĐTB ≤ 5). – Thang đo đánh giá tác động nguồn trợ giúp xã hội đến mức độ stress ở công nhân từ phía đồng nghiệp và từ phía gia đình là những sự trợ giúp về nhận thức, cảm xúc và hành vi tác động đến công nhân. Có 5 mức độ tác động của nguồn trợ giúp xã hội đến công nhân, bao gồm: không bao giờ trợ giúp = 1 điểm, hiếm khi trợ giúp = 2 điểm, thi thoảng trợ giúp = 3 điểm thường xuyên trợ giúp = 4 điểm, rất thường xuyên trợ giúp = 5 điểm. Dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn đã được phân tích để xác định độ tin cậy của thang đo tác động nguồn trợ giúp xã hội đến c ng nhân. Thang đo nguồn trợ giúp xã hội từ đồng nghiệp có 12 item, với độ tin cậy Cronbach's Alpha = 0,91, hệ số tải các item của thang đo ≥ 0 5. Thang đo nguồn trợ giúp xã hội từ gia đình gồm 8 item độ tin cậy Cronbach's Alpha = 0,93, hệ số tải các item của thang đo ≥ 0 5 Thang đo tác động nguồn trợ giúp xã hội đến c ng nhân được chia theo 5 mức độ dựa theo điểm trung bình (ĐTB) mức độ tác động của các nguồn trợ giúp bao gồm: không bao giờ (1 ≤ ĐTB < 1,79); hiếm khi (1,80 ≤ ĐTB < 2,59); thi thoảng (2,60 ≤ ĐTB < 3,39); thương xuyên (3,40 ≤ ĐTB < 4,19); rất thương xuyên (4,20 ≤ ĐTB ≤ 5). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả phân tích dữ liệu điều tra (biểu đồ 1) cho thấy, hầu hết công nhân có stress trong hoạt động nghề nghiệp ở mức độ nhẹ (có 273 c ng nhân ĐTB < 2 59). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Trịnh Viết Then về stress ở giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp [3] và các nghiên cứu về stress trong hoạt động nghề nghiệp của người lao động tại các nước đang phát triển. 1281
  3. 300 250 200 Số lượng 150 273 100 50 2 21 0 Không bị stress Stress nhe Stress trung bình Biểu đồ 1. Mức độ stress ở công nhân (N = 296) Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, mức độ stress nhẹ khiến người lao động tích cực trong hoạt động lao động, tuy nhiên, nếu người lao động chịu đựng mực độ stress thường xuyên có thể dẫn đến stress nặng và để lại nhiều hậu quả cho cá nhân và tổ chức. Khi gặp stress, công nhân nhận được nguồn trợ giúp xã hội về nhận thức, cảm xúc và hành vi sẽ giúp công nhân giải quyết những vấn đề này sinh trong hoạt động nghề nghiệp đêm lại hiệu quả lao động. Vậy trọng hoạt động nghề nghiệp của công nhân tại công ty TNHH HNL Vina, khi nảy sinh những sự kiện, vấn đề gây stress, công nhân có nhận được sự trợ giúp xã hội hay không? Bảng 1. Nguồn trợ giúp từ đồng nghiệp của công nhân (N = 296) Điểm trung Độ lệch STT Các trợ giúp bình chuẩn 1 Khi đến Công ty làm việc t i thấy an toàn và thoải mái 3,20 0,87 2 Lãnh đạo và tập thể Công ty lu n hiểu t i 2,72 0,83 3 Lãnh đạo và tập thể Công ty lu n cổ vũ động viên t i hoàn thành nhiệm v 2,49 0,80 4 Lãnh đạo và tập thể Công ty lu n kịp thời giúp t i xử l những tình huống khó 2,20 0,96 khăn trong c ng việc 5 Lãnh đạo và tập thể Công ty lu n đánh giá đúng về t i trong c ng việc 2,00 1,03 6 Khi t i gặp vấn đề khó khăn vướng mắc lãnh đạo và tập thể Công ty luôn phân 1,99 1,03 tích cho t i nhiều mặt của vấn đề 7 T i lu n nhận được sự chia sẻ động viên của đồng nghiệp 2,44 0,96 8 Khi gặp những vấn đề, tình huống khó khăn t i lu n cùng đồng nghiệp xử l vấn 2,28 0,86 đề đó 9 T i lu n thống nhất được cách xử l các vấn đề khó khăn xảy ra trong Công ty 2,66 0,73 với đồng nghiệp 10 Đồng nghiệp lu n cho t i những lời khuyên thấu đáo bổ ích. 2,60 0,82 11 Đồng nghiệp lu n phân tích cho t i hiểu vấn đề khi t i gặp vướng mắc 2,53 0,89 12 Đồng lu n động viên và tạo điều kiện cho t i sửa chữa những sai lầm khuyết 2,54 1,00 điểm trong c ng việc. Điểm trung bình của thang đo 2,47 0,64 1282
  4. Trong nghiên cứu này chúng t i đi tìm hiểu sự tác nguồn trợ giúp xã hội từ đồng nghiệp và từ gia đình của công nhân. Khi hoạt động nghề nghiệp, công nhân có thể nhận được những sự trợ giúp xã hội trực tiếp từ đồng nghiệp về Nhận thức, cảm xúc và hành vi. Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 1), nhìn chung công nhân nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp với mức độ hiếm khi. Trong các nguồn trợ giúp xã hội từ đồng nghiệp c ng nhân đã nhận được sự trợ giúp về nhận thức, cảm xúc và hành vi với mức độ thinh thoảng như: Khi đến Công ty làm việc tôi thấy an toàn và thoải mái (ĐTB = 3 20; ĐLC = 0 87) Lãnh đạo và tập thể C ng ty lu n hiêu t i (ĐTB = 2 72; ĐLC = 0,83); về hành vi Tôi luôn thống nhất được cách xử lý các vấn đề khó khăn xảy ra trong Công ty với đồng nghiệp (ĐTB = 2 66; ĐLC = 0,73); Đồng nghiệp luôn cho tôi những lời khuyên thấu đáo, bổ ích (ĐTB = 2,60; ĐLC = 0,82). Các sự giúp khác về nhận thức của đồng nghiệp đối với công nhân diễn ra ở mức độ hiếm khi (ĐTB < 2 60) Bảng 2. Nguồn trợ giúp từ gia đình của công nhân (N= 296) Điểm Độ lệch STT Các trợ giúp trung bình chuẩn 1 Gia đình là nơi t i lu n cảm thấy an toàn và thoải mái 2,88 0,81 2 Người thân trong gia đình lu n hiểu t i trong c ng việc ở Công ty 2,66 0,87 3 Người thân lu n động viên chia sẻ với t i khi t i gặp vấn đề khó khăn 2,32 0,84 trong c ng việc ở Công ty 4 Người thân lu n cho t i những lời khuyên bổ ích khi tôi gặp vấn đề khó 2,35 0,77 khăn trong c ng việc 5 Khi gặp vấn đề vướng mắc trong c ng việc người thân lu n phân tích 2,51 0,96 cho tôi hiểu vấn đề 6 Người thân lu n giúp t i khắc ph c xử l những vướng mắc trong 2,57 0,95 c ng việc 7 Người thân lu n tạo điều kiện cho t i hoàn thành nhiệm v trong c ng 2,56 0,90 việc ở Công ty 8 Người thân lu n tạo điều kiện cho t i nâng cao trình độ nghiệp v để 2,56 0,96 phát triển trong c ng việc Điểm trung bình của hang đo 2,55 0,72 Kết quả phân tích ở bảng 4 cho thấy, Ngoài sự trợ giúp xã hội trực tiếp từ đồng nghiệp khi công nhân gặp stress trong hoạt động nghề nghiệp, công nhân còn nhận được sự trợ giúp xã hội từ phía gia đình khi gặp stress tại nơi làm việc. Kết quả phân tích dữ liệu (bảng 2) cho thấy nhìn chung c ng nhân đã nhận được sự trợ giúp xã hội từ phía gia đình về nhận thức, cảm xúc và hành vi ở mức thi thoảng (ĐTB = 2 55; ĐLC = 0,72). Những nguồn trợ giúp khác từ phía gia đình đến công nhân có mức độ hiếm khi như: Người thân lu n động viên, chia sẻ với tôi khi tôi gặp vấn đề khó khăn trong c ng việc ở Công ty (ĐTB = 2 32; ĐLC = 0,84 ); Người thân luôn cho tôi những lời khuyên bổ ích khi tôi gặp vấn đề khó khăn trong c ng việc (ĐTB = 2 35; ĐLC = 0 77). 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số công nhân tại công ty TNHH HNL Vina có mức độ stress nhẹ. Khi bị stress, công nhân nhận được sự trợ giúp xã hội từ phía gia đình cao hơn so với sự trợ giúp xã hội từ phía đồng nghiệp. Điều này cho thấy sự ph hợp giữa mức độ stress với mức độ trợ giúp xã hội đối với công 1283
  5. nhân, có thể trong hoạt động nghề nghiệp, khi nảy sinh những vấn đề, tình huống gây stress c ng nhân đã có cách ứng phó hiệu quả. Tuy nhiên, những sự kiện, vấn đề gây stress cho công nhân không chỉ nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp mà có thể nảy sinh trong cuộc sống, kết quả nghiên cứu cho thấy, công nhân nhận được sự trợ giúp nhiều từ phía gia đình có thể trong đời sống công nhân chịu sự tác động từ các sự kiện, vấn đề gây stress nhiều hơn trong hoạt động nghề nghiệp. Như vậy, cần có những nghiên cứu phát triển nhằm tìm hiểu những sự kiện, tình hống gây stress, cách ứng phó với stress ở công nhân, những hậu quả liên quan đến stress ở công nhân để từ đó đề xuất những biện pháp giúp công nhân kiểm soát stress nhằm đem lại hiệu quả lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thị Mai Hương (chủ biên) (2007), cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Qadimi, A., Praveena, K.B. (2013), Occupational Stress And Job Burnout Among Primary School Teachers, Indian Streams Research Journal, Volume-3, Issue-8, Sept-2013. [2] JANINE PAULSE (2005), Sources of occupational stress for teachers, with specific reference to the inclusive education moel in the Western Cape, The Master Atium in the Department of Industrial Psychology, Faculty of Economic and Management Sciences, University of the Western Cape. [3] Trịnh Viết Then (2016), Stress ở giáo viên mầm no, Luận án tiến sĩ tâm l học, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội. 1284
nguon tai.lieu . vn