Xem mẫu

  1. TÁC ĐỘNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM ThS. Trần Thị Mỹ Hằng K. Quản trị Kinh doanh – trường Đại học Công nghệ TP.HCM TÓM TẮT Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang lan tỏa mọi nơi. Cuộc cách mạng này ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó nguồn nhân lực cũng không ngoại lệ. Việt Nam là quốc gia có lợi thế đang trong thời kỳ dân số vàng nên nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay sẽ có những lợi thế riêng nhưng cũng có những thách thức đáng kể trong thời kỳ CMCN 4.0 Từ khóa: CMCN 4.0; Nguồn nhân lực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ. Nguồn nhân lực được xem là quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá và phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Với lợi thế đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay sẽ có những lợi thế riêng nhưng bên cạnh đó cũng có những thách thức đáng kể trong thời kỳ CMCN 4.0. 2. TÌM HIỂU CUỘC CÁNH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (CMCN4.0) Cuộc CMCN 4.0 mô tả về một môi trường mà máy tính, tự động hóa và con người nói chung sẽ cùng nhau làm việc theo một cách hoàn toàn mới. Robot, máy móc sẽ được kết nối vào hệ thống máy tính. Các hệ thống này sử dụng thuật toán để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít hoặc thậm chí là không cần sự can thiệp nào từ con người. Từ đó có thể thấy CMCN lần thứ 4 mang đến cơ hội và cũng đầy thách thức với nhân loại. Cuộc cách mạng này có thể đưa đến tình trạng bất bình đẳng lớn, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Quá trình tự động hóa diễn ra sẽ dẫn đến thay thế con người trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nếu người lao động không thích ứng nhanh, bắp kịp với sự thay đổi của quá trình sản xuất thì sẽ dẫn tới hiện tượng bị dư thừa lao động hay thất nghiệp. 3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.305.847 người vào ngày 14/05/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, đứng thứ 14 thế giới, thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/). Theo Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 4/2017 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam ước tính khoảng 55,1 triệu người, chiếm khoảng 57% tổng dân số (Nguồn: https://Vnep.org.vn). Như vậy, Việt Nam có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, và đang trong thời kỳ dân số vàng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0. Với số lượng nhân lực đông, dồi dào thì chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo của Việt Nam cũng có thể được xem là thế mạnh trong quá trình CMCN 4.0. Việt Nam có gần 12 triệu nhân lực đã qua đào tạo, có trình độ từ đào 655
  2. tạo nghề trở lên, trong đó nhân lực có trình độ từ đại học trở lên có khoảng hơn 5 triệu người, chiếm 44% trong tổng số nhân lực đã qua đào tạo như bảng bên dưới: Bảng 1. Lao động Việt Nam năm 2017 phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: nghìn người Trình độ chuyên môn kỹ thuật 2017 (ƣớc tính) Đại học trở lên 5,264.48 Cao đẳng chuyên nghiệp 1,567.03 Trung cấp chuyên nghiệp 2,110.85 Dạy nghề từ 3 tháng trở lên 2,957.68 Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 42,867.23 Tổng 54,767.25 Nguồn: Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn) Tuy nhiên, qua bảng 1 có thể thấy, bên cạnh lực lượng lao động đã qua đào tạo, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao (42,867.23 nghìn người). Đây thực sự là rào cản, hạn chế lớn của nhân lực Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 này. Đồng thời, những hạn chế này đã đưa đến nhiều hệ lụy khác như năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh cũng như giá trị nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động không cao. Bảng 2. Cơ cấu lao động có việc làm theo nhóm nghề nghiệp Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Điều tra Lao động việc làm 2014,2015,2016,4/2017 Lực lượng lao động hiện nay của Việt Nam mới chỉ tập trung vào các phân khúc lao động phổ thông, lao động bậc thấp và bậc trung (Bảng 2). Do đó, ở từng nhóm ngành cụ thể vẫn thiếu hụt lao động chất lượng cao, bản thân các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút lao động. Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công 656
  3. bố cho thấy, 69% số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đang vấp phải khó khăn trong việc tuyển dụng được các cán bộ kỹ thuật có tay nghề để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Báo cáo cũng nêu, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa có nhiều đột phá. Doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng đào tạo và hiệu quả của lao động Việt Nam năm 2017 chỉ đạt 3,8 điểm(8). Do đó, doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho hoạt động đào tạo khi tuyển dụng nhân sự mới và mức độ chi tăng qua các năm. Trong khi đó, về chất lượng lao động, lao động Việt Nam được đánh giá đang phải đối mặt với không ít thách thức và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Một báo cáo khác của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố tháng 4/2018, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0 Hình 1. Thứ hạng về chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam và các nước ASEAN Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018 Hình 2. Thứ hạng về chỉ số lao động có chuyên môn cao của Việt Nam và các nước ASEAN Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018 657
  4. Hình 3. Thứ hạng về chỉ số chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam và các nước ASEAN Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018 Báo cáo chỉ ra rằng, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0. Số liệu về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai 2018 chỉ xếp thứ 70/100. Tương tự, chỉ số lao động có chuyên môn cao xếp thứ 81/100 và chỉ số chất lượng đào tạo nghề, Việt Nam xếp thứ 80/100. Đây là chỉ số rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM 4.1. Về vấn đề việc làm Tác động của CMCN 4.0 đối với việc làm sẽ là sự dịch chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức và thâm dụng công nghệ. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0. Do đó, trong tương lai, một số ngành nghề ở Việt Nam sẽ biến mất do tác động của cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, tích cực hơn, CMCN 4.0 sẽ tạo thêm ngành nghề, việc làm mới mà người máy hay robot không thể đáp ứng được, điều đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, trình độ cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.  Trí tuệ nhân tạo AI tác động đến vấn đề việc làm Sự tác động đầu tiên phải kể đến là sự bùng nổ của điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính (computer) đã trở thành công cụ thường nhật của nhiều người. Các thiết bị này giúp việc tổ chức lao động và giải quyết mọi vấn đề rất nhanh chóng. Điển hình là thông qua việc nộp hồ sơ online, nhà tuyển dụng sẽ đỡ mất thời gian lọc hồ sơ ứng viên, vì đã có phần mềm hỗ trợ, đồng thời, rút ngắn tối đa thời gian xử lý các thủ tục hành chính. Các chuyên viên tiền lương, bảo hiểm cũng rút ngắn được thời gian làm việc và thay vào đó có thể phát triển những công việc khác cho doanh nghiệp. Thay vì trước đây cần một người trợ lý sắp xếp các lịch trình và nhắc nhở công việc thì ngày nay chỉ cần một chiếc smartphone nhỏ gọn đã làm được công việc này. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo đang được hoàn thiện để có thể thực hiện được các chức năng của một con người. Thế nhưng, bên trong mỗi con người luôn chứa đựng tiềm năng, một khả năng nào đó mà AI không thể thay thế được. Do vậy, để cạnh tranh với trí tuệ nhân tạo thì con người phải tự hoàn thiện mình nhằm cung cấp lao động với chất lượng cao. 658
  5.  Tác động của internet kết nối vạn vật đến việc làm Internet kết nối vạn vật hoặc Mạng lưới vạn vật kết nối internet (Internet of Things - IoT) là một mạng lưới kết nối mọi người, dữ liệu, quy trình và vật chất với nhau. Luồng dữ liệu liên tục mà IoT thu thập được đang tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới cho các nhà sản xuất. Ví dụ, các sản phẩm được kết nối có thể cung cấp cho kỹ thuật viên những thông tin chi tiết về thành phần, bộ phận và vấn đề kinh doanh với hiệu suất cụ thể. Nó cho phép kỹ thuật viên tư vấn chi tiết hơn hoặc đề xuất các bộ phận thay thế hoặc sửa chữa thích hợp. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm thông minh hơn. Ví dụ, các nhà sản xuất ô tô đang nghiên cứu cho ra đời dòng xe ô tô không người lái. Triển khai sản xuất thông minh hơn, tiết kiệm được thời gian và nhân lực từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.  Tác động của dữ liệu lớn đến việc làm Đối với doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay, một khi làm chủ được dữ liệu lớn thì họ sẽ có cơ hội thành công lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh hiện đại; người quản lý và người lao động sẽ được hưởng lợi hơn từ việc trích xuất thông tin một cách chính xác, hữu ích với chi phí thấp hơn. 4.2. Tác động của công nghiệp 4.0 đề vấn đề đào tạo Trong CMCN 4.0 lần này, cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Ai có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, người đó sẽ thành công. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam vẫn chưa cao. Đó là một thách thức lớn trong vấn đề đào tạo cho các Trường giáo dục tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai. CMCN 4.0 đã đặt ngành giáo dục trước nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng này, bản thân các trường có thể chưa dự đoán hết được những kĩ năng mà thị trường lao động cần. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường giáo dục đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở đào tạo nghề chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kĩ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức, kĩ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống chưa thể đáp ứng. Đây là thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền giáo dục của Việt Nam đã và đang còn bộc lộ nhiều hạn chế. 5. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY  Thứ nhất, các trƣờng đào tạo cần thiết kế lại chƣơng trình đào tạo, đổi mới phƣơng pháp dạy và học, nâng cao các kỹ năng mềm cho sinh viên Đánh giá một cách khách quan cho thấy, hệ thống đào tạo của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo, phương thức đào tạo vẫn theo kiểu cũ, thiếu tính tương tác, sự gắn kết với thực tiễn, học không đi đôi với hành, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đặc biệt trong xu thế phát triển của CMCN 4.0. Do đó, cần sớm đổi mới chương trình, nội dung đào tạo đại học theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực và phù hợp. Một giải pháp đưa ra đó là cần trang bị các kỹ năng mềm cho sinh viên ngay từ trong nhà trường, bằng cách đưa kỹ năng mềm vào trong chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra cho sinh viên. Không những thế cần khuyến khích và đẩy mạnh việc tự học của sinh viên, tăng cường việc dạy thực tiễn từ các chuyên gia, doanh nhân…không chỉ 100% kiến thức là giáo viên giảng dạy.  Thứ hai, tạo mối liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp 659
  6. Giữa các doanh nghiệp với các trường đại học cũng như các cơ sở đào tạo thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ, doanh nghiệp phải là nơi đặt hàng cho các trường đại học về nhu cầu nhân lực, tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam chưa được thực hiện tốt, dẫn đến trường hợp nhân lực vừa thừa nhưng lại vừa thiếu. Do đó, cần tập trung gắn kết hoạt động đào tạo của nhà trường với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua các mô hình liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo tại các trường gắn rất chặt với doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung, từ đó hai bên cùng chủ động nắm bắt và đón đầu các nhu cầu của thị trường lao động.  Thứ ba, nâng cao năng lực, chất lƣợng giảng viên: Trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0, các trường phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, phương thức đánh giá kết quả đầu ra của sinh viên, bồi dưỡng giảng viên theo hướng thực học, thực nghiệm và định hướng vào công nghệ. Cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, giáo dục tiên tiến, áp dụng đào tạo online, kết nối mạng để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, giảng viên trong hệ thống nối mạng thống nhất trong toàn quốc và trên toàn cầu. Chỉ có như vậy mới có thể tiếp tục đổi mới giải pháp chiến lược quốc gia cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng dạy. Các trường phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học tiên tiến, kiện toàn công tác quản lí nhà giáo, nhà trường; nâng cao đãi ngộ với giảng viên có trình độ, am hiểu ứng dụng công nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn) [2] Dân số, https://danso.org/viet-nam/ [3] Diễn đàn kinh tế thế giới. Báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai - WEF Readiness for Future of Production Report 2018 [4] Diễn đàn dân trí Việt Nam (2018). Cách mạng 4.0: Giải pháp nào cho lao động Việt Nam?. Truy cập tại: https://dantri.com.vn/viec-lam/cach-mang-40-giai-phap-nao-cho-lao-dong-viet-nam- 2018102207432216.htm [5] Đấu thầu (2018). Nguồn nhân lực 4.0: Cơ hội và thách thức. Truy cập tại: http://baodauthau.vn/doanh-nghiep/nguon-nhan-luc-40-co-hoi-va-thach-thuc-69031.html [6] Edmund J.Malesky và cộng sự (2018), Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI cấp tỉnh của Việt Nam năm 2018 [7] Phạm Ngọc Trang - Cách mạng công nghiệp 4.0 – Thực tiễn và thách thức đặtt ra đối với các trường đại học và đội ngũ giảng viên trẻ. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 90-93 [8] Nhân dân điện tử (2018). Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng “sân chơi” 4.0. Truy cập tại: http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/36367602-chuan-bi-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao- dap-ung-%E2%80%9Csan-choi%E2%80%9D-4-0.html [9] Tạp chí cộng sản (2018). Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm ở Việt Nam. Truy cập tại: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Van-hoa-xa-hoi/2018/52474/Tac-dong-cua-cach- mang-cong-nghiep-40-den-viec-lam-o.aspx 660
nguon tai.lieu . vn