Xem mẫu

  1. TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH TỚI DOANH NGHIỆP Rủi ro tài chính là một biến số  có tác động tới nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp và  cuối cùng là sẽ tác động đến giá trị của doanh nghiệp. Những tác động của rủi ro tài chính tới   doanh nghiệp được phân tích trên các khía cạnh chính sau đây: * Tác động của rủi ro tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính sẽ   ảnh hưởng tới doanh thu, chi phí và qua đó tác động tới lợi nhuận của   doanh nghiệp hay nói cách khác tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. – Tác động tới chi phí tài chính của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp có rủi ro tài chính đánh   giá ở mức cao dẫn tới chi phí huy động vốn ở mức cao (nhà đầu tư đỏi hỏi mức tỷ suất sinh   lời cao hơn cho đồng vốn mình bỏ  vào cho doanh nghiệp), chi phí kinh doanh của doanh   nghiệp tăng lên do biến động của các biến cổ  rủi ro tài chính như  lãi suất vay tăng cao làm   chi phí tài chính tăng cao, tỷ giả biến động theo chiều hướng không có lợi khiến chi phí nhập  khẩu thiết bị  đầu vào tăng… Doanh nghiệp cần bố  trí nguồn lực nhất định để  xử  lý, khắc   phục rủi ro tài chính do vậy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp gia tăng. – Tác động tới doanh thu của doanh nghiệp: Ngoài ra, do tác động của rủi ro tài chính việc  doanh nghiệp chiển khai các chiến lược tiêu thụ  sản phẩm có thể bị ảnh hưởng, nguồn lực  thực hiện các chính sách bán hàng, mở  thêm mạng lưới tiêu thụ  suy giảm … tác động tới   doanh thu thực hiện của doanh nghiệp. Đặc biệt nếu một doanh nghiệp có mức độ  vay nợ  cao thì các khách hàng có thể  không sẵn lòng sử  dụng dịch vụ  hoặc sản phẩm của doanh   nghiệp do lo ngại doanh nghiệp có thể thiếu nguồn lực tài chính để đảm bảo việc thực hiện   các nghĩa vụ với khách hàng đã được quy định trong hợp đồng. Rủi ro tài chính tác động tới doanh thu, chi phí của doanh nghiệp qua đó tác động tới kết quả  kinh doanh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. * Tác động của rủi ro tài chính tới dòng tiền và khả năng thanh toán
  2. Dòng tiền phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp phát sinh trong  một thời kỳ nhất định từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đừng trên góc độ chủ  sở hữu, dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE) là dòng tiền trong kỳ thuộc sở hữu của các   cổ  đông sau khi đã tính đến chi tiêu vốn cho đầu tư  tài sản và thanh toán nợ  gốc. Nhìn vào   dòng tiền thuần của chủ sỡ hữu sẽ nhận diện tốt hơn sự vận động thực tế của dòng tiền vào   ra doanh nghiệp. FCFE = [NI + Khấu hao + Khoản vốn vay mới] – [Đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi VLĐ +  Trả nợ vay gốc] Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào các biến số: lợi nhuận sau thuế, khấu hao,  nhu cầu đầu tư mới vào tài sản cố định, nhu cầu đầu tư vốn lưu động tăng thêm, khoản vay   vốn mới và số  vốn gốc vay cần chi trả  trong năm. Khi rủi ro tài chính xảy ra có thể   ảnh   hưởng tới lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, nguồn tiền dành để chi trả lãi vay tăng cao,  nhu cầu trả nợ  gốc các khoản vay cũ tăng trong bối cảnh tiếp cận khoản vốn vay mới khó  khăn hơn do vậy  ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền của doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu doanh  nghiệp bị mất cân đối dòng tiền, trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán   của doanh nghiệp khi nợ phải trả ngắn hạn gia tăng, nhu cầu đầu tư tài sản cố định theo kế  hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chưa huy động đủ nguồn tài trợ để đáp ứng. – Tác động của rủi ro tài chính tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở khả năng chiếm lĩnh thị phần và  tạo ra lợi nhuận. Đối với mỗi doanh nghiệp, khả  năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ  thuộc vào nhiều yếu tố trong đó một số yếu tố quan trọng kể đến như: đầu tư đổi mới trang   thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo dòng tiền phục vụ  hoạt động kinh doanh,   chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp… Để đảm bảo và tăng cường khả năng cạnh tranh  các doanh nghiệp cần huy động, sử dụng các nguồn lực của mình, rủi ro tài chính tác động  tới dòng tiền, sự  biến động trong chi phí do vậy tác động tới nguồn lực triển khai các hoạt  động của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. – Tác động của rủi ro tài chính tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
  3. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi tất yếu với mỗi doanh nghiệp là liên tục đầu   tư đổi mới, mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể huy động cả  nguồn lực nội   sinh lẫn nguồn lực ngoại sinh đáp ứng tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của mình. Tuy nhiên, khi  rủi ro tài chính xảy đến trực tiếp tác động tới lợi nhuận sau thuế  tức tác động tới quy mô  nguồn lực nội sinh của doanh nghiệp, hơn thế khả năng tiếp cận nguồn vốn ngoại sinh trở  lên khó khăn và đắt đỏ tức huy động vốn ngoại sinh cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, tốc độ tăng   trưởng của doanh nghiệp chịu tác động khi rủi ro tài chính xảy ra. Qua phân tích rủi ro tài chính tác động tới nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, qua đó tác  động tới mục tiêu quản trị  quan trọng đối với doanh nghiệp là giá trị  doanh nghiệp. Giá trị  doanh nghiệp là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền mà nhà đầu tư nhận được trong tương lai   do doanh nghiệp mang lại: Trong đó: V: Giá trị doanh nghiệp CFt: Là dòng tiền doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư r: Là tỷ suất chiết khấu (tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư) Rủi ro tài chính tác động trực tiếp tới dòng tiền của doanh nghiệp, không những thế còn tác  động tới tốc độ tăng trưởng dòng tiền thông qua việc ảnh hưởng của rủi ro tài chính tới tốc  độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặt khác, rủi ro tài chính còn tác động tới tỷ suất sinh lời   đòi hỏi của nhà đầu tư, doanh nghiệp nào có rủi ro càng cao tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà  đầu tư càng lớn do vậy sẽ tác động tới tỷ suất chiết khấu của dòng tiền. Như vậy, rủi ro tài   chính của doanh nghiệp tác động tới giá trị của doanh nghiệp.
nguon tai.lieu . vn