Xem mẫu

  1. TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TỚI SINH VIÊN HIỆN NAY Triệu Thị Nguyễn, Huỳnh Ng c Đạt Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Quang Hùng TÓM TẮT Chúng ta đang sống trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 và công nghệ đóng vai trò mấu chốt. Hiện nay khi mạng lưới internet đã phủ sóng một cách rộng rãi thì các dịch vụ giải trí, thư giãn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Trong đó có mạng facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng internet. Facebook thực chất cũng chỉ là kênh giao lưu, trò chuyện như Yahoo, Skype, Twitter, Blog nhưng nó lại có khả năng gây nghiện đối với người dùng. Nghiện facebook thời đại ngày nay đang trở thành ‚hiện tượng‛ cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có. Mạng xã hội Facebook ra đời năm 2004 và có mặt ở Việt Nam vào năm 2009, hiện tại nước ta có lượng người dùng Facebook cao thứ 7 thế giới. Liệu vấn đề này có tác động như thế nào đến cuộc sống của giới trẻ? Mạng xã hội Facebook được nhiều sinh viên sử dụng với mục đích giải trí và đặc biệt là mục đích học tập, trao đổi thông tin học tập. Bên cạnh những tác động tích cực, ở một góc độ nào đó, mạng xã hội Facebook gây ra những tác động tiêu cực đến sinh viên. Bài viết tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm giúp sinh viên sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý để phát huy tối đa những lợi ích mà Facebook đem lại. Từ khóa: Facebook, thực trạng, tác động, giải pháp, sinh viên. 1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK Facebook là một dịch vụ mạng xã hội truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg sáng lập. Facebook là một trang mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những thông tin cá nhân, kết bạn, giao lưu, tương tác với mọi người. Chẳng cần bàn cãi hay bình luận gì thêm, chúng ta đều không thể phủ nhận được những lợi ích và vai trò to lớn mà Facebook mang lại. Còn gì kỳ diệu hơn khi mà nhờ nó, hai con người ở hai vùng miền khác nhau, xa cách về địa lý, không gian, vậy mà lại có thể quen nhau, kết bạn với nhau trong sự tương hợp về sở thích, mục tiêu chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối internet. Thú vị hơn nữa khi mọi tin tức về giới showbiz, thần tượng, bạn bè, người thân đều được chúng ta cập nhật từng phút, từng giây? Bao nhiêu lợi ích không nhỏ của Facebook đã đủ trở thành chiếc nam châm thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Càng dùng Facebook, càng có nhiều bạn, càng có nhiều điều hấp dẫn, thú vị mời gọi. Theo số liệu thống kê, năm 2018, người dùng ở Việt Nam đạt 33,86 triệu người, tăng 6,9% so với năm 2017. Dự đoán đến năm 2022, ở Việt Nam sẽ có khoảng 40,55 triệu người dùng Facebook. Tính đến quý 2 năm 2017, có hơn 2 tỷ lượt truy cập Facebook mỗi ngày. Việt Nam hiện đang xếp thứ 7 trong số các quốc gia có lượng người dùng lớn 2416
  2. nhất. Tính chung về mảng mạng xã hội, Việt Nam có khoảng 40% người dùng, phân bổ chủ yếu là ở giới trẻ và ngày càng đa dạng về đối tượng và lượng người sử dụng. Vào tháng 5/2019 Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng Facebook (Theo báo cáo của Social Media Stats). Hình 1: Việt Nam nằm trong TOP 7 về lượng người sử dụng Facebook (Nguồn: Báo Dân Trí 04/2018) Có thể nói, mạng xã hội Facebook ra đời là một trong những bước tiến của các phương tiện truyền thông mới, bởi thực sự nó đã mang đến nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu, mục đích vô cùng đa dạng của mỗi cá nhân: từ công việc, học tập, kinh doanh và đặc biệt là khả năng mở rộng và thiết lập các mạng lưới giao tiếp một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn về không gian và thời gian với chi phí rẻ nhất. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng trở thành một kênh giải trí hoàn hảo khi trở thành nơi lý tưởng để giới trẻ giải tỏa áp lực trước những vấn đề mà họ phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Trước hàng loạt tiện ích, mạng xã hội dường như đang trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của thanh thiếu niên.[1] Từ kết quả về thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong sinh viên trên các khía cạnh: mức độ, thời gian, thời điểm, mục đích sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay như sau: Bảng 1: Mức sử dụng các mạng xã hội của sinh viên Mức độ sử dụng Kh ng sử dụng Hiế hi sử dụng Thường uy n sử dụng Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Số lượng Số lượng Tên MXH % % % Facebook 3 1,4 19 8,9 190 89,2 Tumblr 149 70,0 42 19,7 21 9,9 Instagram 122 57,3 48 22,5 42 197 Tango 200 93,9 9 4,2 3 1,4 Youtube 9 4,2 55 25,8 148 69,5 2417
  3. Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook là cao nhất chiếm 89,2% và chỉ có 3 sinh viên không sử dụng Facebook chiếm 1,4%. Bên cạnh đấy, Youtube có tỷ lệ sinh viên sử dụng đứng thứ hai trong số các mạng xã hội. Cụ thể, sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội Youtube chiếm 69,5%, sinh viên ít sử dụng chiếm 25,8% và sinh viên không sử dụng chỉ chiếm 4,2%[2]. Nếu như Facebook có sức thu hút giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên bởi tính năng kết nối, chia sẻ với mọi người trên toàn thế giới thì Youtube hấp dẫn giới trẻ với những video clip trực tuyến, đa dạng thể loại về phim ảnh, âm nhạc, thời sự,… Với một tài khoản trên Youtube, người dùng sẽ có một kênh video của riêng mình để có thể đăng những đoạn clip yêu thích, cùng chia sẻ chúng với bạn bè, người thân, thậm chí những người lạ. Ngoài ra, người dùng có thể lưu lại những clip mình mong muốn, sắp xếp chúng theo thứ tự, theo dõi các kênh mình quan tâm, bình luận trên các video yêu thích từ đó có thể kết nối với nhiều bạn bè. Mặc dù sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến bộ phận này đang được nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau, song dù thế nào cũng cần thừa nhận những bước tiến khả quan của các trang mạng xã hội ở Việt Nam với số lượng người sử dụng có thể tiếp tục gia tăng trong tương lai. 2 LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI TỪ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI SINH VIÊN 2.1 Lợi ích Thứ nhất, với mạng xã hội facebook, sinh viên có thể dễ dàng làm quen với nhiều người, kết nối bạn bè. Với tính năng chat miễn phí và không giới hạn thì đây là một công cụ giúp các bạn có thể trò chuyện và tán gẫu một cách thuận tiện nhất. Khi giao tiếp trên facebook, sinh viên cũng có thể kết nối với bạn bè của mình và nhận được thông tin cập nhật về cuộc sống của họ. Đây cũng là công cụ giúp bạn liên lạc với bạn bè của bạn ngay cả khi bạn không có thời gian gặp gỡ họ. Thứ hai, cập nhật thông tin nhanh chóng, đây được đánh giá là tính năng ‚hấp dẫn‛ người dùng của facebook. Chẳng cần mua báo giấy hay mất thời gian theo dõi chương trình thời sự, bạn chỉ cần lấy điện thoại ra và vào Facebook là đã có thể cập nhật tin tức nóng hổi, những sự kiện mới nhất trong và ngoài nước… Với facebook, sinh viên có thể nắm bắt thông tin xã hội vô cùng nhanh chóng, và theo xu hướng phát triển của xã hội. Thứ ba, không những là nơi kết nối bạn bè và cập nhật thông tin, Facebook còn là một kênh giải trí hữu ích sau mỗi giờ làm việc căng thẳng đầy mệt mỏi. Cụ thể, Facebook xuất hiện hàng trăm những video hài hước của các nước trên thế giới, hàng ngàn những bức ảnh vui nhộn đầy sáng tạo của các bạn trẻ và hàng nghìn những đoạn phim cắt ra từ những tác phẩm điện ảnh kinh điển… có tác dụng giải trí cao. Ứng dụng này cũng là kho trò chơi khổng lồ đầy hấp dẫn được cập nhật thường xuyên, sinh viên có thể tha hồ lựa chọn và chơi thỏa thích mà không hề thấy chán. Thứ tư, Facebook được xem là ‚mảnh đất màu mỡ‛ và lý tưởng để những người thích kinh doanh có thể rao bán những mặt hàng của mình. Thực tế, có rất nhiều người kinh doanh online và thành công, có cuộc sống dư dả nhờ công việc kinh doanh đó. Bên cạnh đó, người mua hàng cũng sẽ rất thuận tiện khi chỉ cần ngồi nhà, chọn một mặt hàng trên Facebook và đợi người ta chuyển hàng đến chứ không cần phải mất công đi lựa chọn ở những cửa hàng xa xôi. 2418
  4. Thứ năm, Facebook cũng là nơi bồi dưỡng tâm hồn, đời sống tình cảm của con người. Đây là nơi tập trung những thước phim cảm động đầy giá trị nhân sinh, những câu chuyện cảm động về tình người và cả những hình ảnh khơi gợi lên những cảm xúc tốt đẹp nhất về tình yêu, tình thương với căm ghét, lòng căm phẫn với cái xấu xa bạo ngược… tất cả có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách và tu dưỡng đạo đức của sinh viên. 2.2 Tác hại Bên cạnh những tác dụng tích cực thì facebook cũng tồn tại nhiều hạn chế: Thứ nhất, giảm tương tác giữa con người với nhau, nghiện mạng xã hội đang là thực trạng phổ biến, khiến nhiều người d ng dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh m nh. Bên cạnh đó, nó cũng khiến bạn buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè ‚ảo‛ hơn cuộc sống thực. Dần dần, làm giảm tương tác giữa người với người trong đời sống thực tế. Thử tưởng tượng xem bạn bè và người thân của bạn sẽ cảm thấy thế nào khi gặp mặt họ mà bạn cứ dán mắt vào Facebook qua chiếc Smartphone? Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh m nh, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè ‚ảo‛ hơn những g ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa. Thứ hai, tăng mong muốn gây chú ý, có thể thấy, việc đăng những status mơ hồ nhằm câu like và view không còn là chuyện lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu quá thường xuyên. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để t m like và notification sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của sinh viên. Thứ ba, việc quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm sinh viên quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay v t m kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành ‚anh h ng bàn phím‛ và nổi tiếng trên mạng. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, những người sử dụng mạng xã hội càng nhiều th càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Chính vì thế, nếu sinh viên có biểu hiện thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt Facebook trong một thời gian. Ngoài ra, sử dụng Facebook trong thời gian dài sẽ tốn khá nhiều thời gian của bạn, đồng thời ảnh hưởng đến công việc cũng như một số sinh hoạt khác của bạn. Có những người khi ăn cũng Facebook, ngủ cũng Facebook, thậm chí sử dụng Facebook ngay cả trong giờ học và làm việc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thời gian mà nó còn ảnh hướng tới sức khỏe, năng suất, chất lượng của việc học tập cũng như làm việc. Thứ tư, mạng xã hội cũng có thể làm tê liệt và giết chết quá tr nh sáng tạo. Quá tr nh lướt những trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Trong thời gian dài, có thể gây ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người dùng. Sử dụng ý tưởng của người khác, cập nhật thông tin sai lệch không chính thống. Nếu hôm nay bạn có kế hoạch làm việc, học tập th hãy tuyệt đối tránh xa các trang mạng xã hội! Thứ năm, thời gian gần đây, ‚Anh h ng bàn phím‛ không còn là một cụm từ xa lạ. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối th 2419
  5. ngoài đời con người cũng dần trở nên bất lịch sự hơn hẳn. Đôi khi chỉ cần những phát ngôn không đúng hai sai lệch hoặc ‚đá đểu‛ cũng gây nên những vụ ẩu đả rất đáng tiếc. Nhiều người sử dụng Facebook như là nơi để than thở các vấn đề trong cuộc sống gia đ nh, và đây cũng là một cách gián tiếp nói xấu người khác. Thậm chí có nhiều bạn trẻ lấy mạng xã hội Facebook là nơi trút bầu tâm sự, nơi thể hiện mình với phương thức ‚muốn nói bao nhiêu thì nói, nói thỏa thích, chỉ cần sướng m nh‛... Nhiều bạn chỉ vì không hài lòng với bố mẹ hoặc với bậc trên của mình mà lên mạng chửi đổng, điều này không khác nào chửi đểu và thường mang lại hậu quả khôn lường cho giới trẻ. Bên cạnh đó, facebook còn gây một số hạn chế như thiếu riêng tư, mất ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thúc đẩy thế giới về sự di động… Lợi dụng các trang mạng để quảng bá, mua bán, giao dịch các văn hóa phẩm đồi trụy. Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cả bản thân người đăng và nạn nhân bị bôi nhọ. Dụ dỗ lôi kéo trẻ em, trẻ vị thành niên với những chiêu trò lừa đảo tinh ranh. Bên cạnh những tác hại của việc sử dụng mạng xã hội Facebook quá nhiều như ở trên, đối với các bạn học sinh, sinh viên sử dụng Facebook quá nhiều có kết quả học tập kém hơn 20% so với sinh viên khác. Ngoài giờ học, 88% sinh viên không sử dụng Facebook tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 75% sinh viên sử dụng Facebook không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập. 2.3 Các giải pháp chúng ta nên làm Đầu tiên, không để Facebook luôn trong trạng thái đăng nhập và tắt các thông báo (notification) từ Facebook. Thoát Facebook là cách chắc chắn nhất để sinh viên tránh lúc nào cũng kiểm tra xem có thông tin mới nào hay không. Nếu sinh viên luôn giữ đăng nhập Facebook, sự tò mò trong việc kiểm tra các tin nhắn, tin mới trên ‚News feed‛ là không thể tránh khỏi. Thoát Facebook là một cách hay giúp sinh viên biến thói quen tự động vô thức của mình thành một nỗ lực có ý thức. Hãy cố gắng để chỉ mở trang này vào thời gian giải lao hay nghỉ ăn trưa. Sau đó, khi làm việc trở lại, bạn hãy đăng xuất ngay lập tức. Khi sinh viên download công cụ vào Facebook riêng, Facebook sẽ luôn thông báo mỗi khi có một bình luận (comment) được đưa lên tường của các bạn. Việc tắt những thông báo này giúp sinh viên tránh bị thu hút và ‚cám dỗ‛ xem liệu mọi người đang nói cái gì. Một cách hay có thể giúp các bạn đó là chọn để Facebook gửi các thông báo này tới email và kiểm tra vào những thời gian phù hợp mà không cần phải đăng nhập vào Facebook. Thứ hai, đặt mục tiêu trong thời gian thích hợp. Không tính thời gian bạn phải sử dụng facebook nghiêm túc trong công việc, kinh doanh, hoặc học tập. Lập danh sách tất cả những việc bạn muốn dành thời gian thực hiện, như ngủ, ở bên bạn bè và/hoặc gia đ nh, tập thể dục, trò chuyện, làm việc hay học tập,... Xác định nên dành bao nhiêu giờ mỗi tuần là lý tưởng cho những nhu cầu này. Xem xét bạn đã lãng phí bao nhiêu giờ mỗi tuần, bao nhiêu giờ bạn muốn dành ra để thư giãn hoặc chăm sóc bản thân. Với lượng thời gian còn lại, bạn có thể dành ra số giờ phù hợp cho việc dùng facebook Thứ ba, lập thời gian biểu mới. Nếu việc sử dụng facebook mất quá nhiều thời gian, bạn có thể loại bỏ vấn đề này bằng cách lấp đầy thời gian biểu của mình bằng các hoạt động thay thế. Việc thay 2420
  6. đổi thời gian biểu bằng những hoạt động trung lập có thể phá vỡ thói quen của bạn. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên chơi máy tính mỗi tối, hãy thay đổi thời gian biểu để trong suốt khoảng thời gian này bạn sẽ đi mua sắm, dọn dẹp nhà cửa, hay các hoạt động khác, điều này sẽ giúp bạn tránh xa chiếc máy tính của mình. Thứ tư, tham gia nhiều hoạt động xã hội, bạn cần lập danh sách tất cả những gì muốn làm thay vì dành thời gian trên Facebook. Sau đó, bắt đầu kế hoạch với ít nhất một hoạt động một ngày. Ví dụ, nếu muốn đọc sách nhưng không có thời gian, bạn có thể mang theo sách và đọc nó lúc ăn sáng thay vì đăng nhập vào Facebook. Sau đó, hãy tăng hoạt động (nếu có thể) nhưng bạn cần duy trì ít nhất một hoạt động thay thế mỗi ngày. Bất kỳ khi nào bạn cảm thấy muốn sử dụng Facebook thì hãy tự nhắc nhở bản thân rằng tốt hơn hết là nên trực tiếp đi gặp gỡ bạn bè. Gọi điện cho bạn bè hoặc tổ chức những bữa tiệc nhỏ để tụ tập cùng nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một số hoạt động thể dục thể thao, đọc sách, làm đồ handmade, chụp ảnh, nhảy múa hát hò, nấu ăn và chuyển hướng sự quan tâm của mình ra ngoài Facebook. Thứ tư, không nên cài đặt facebook trên điện thoại di động. Với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, ‚cơn nghiện‛ Facebook càng có nguy cơ trở nên mạnh hơn khi mà chúng ta có thể truy cập ngay cả khi đang trên đường đi du lịch hoặc đi làm. Vì thế, không nên tải ứng dụng này về điện thoại di động. Chỉ sử dụng hạn chế ở máy tính sẽ giúp bạn dễ ‚cắt cơn‛ hơn. Thứ năm, sử dụng thẻ nhắc nhở về chứng nghiện mạng xã hội và kiên quyết ngưng sử dụng chúng với tần suất lớn có thể là cách vô cùng hiệu quả để giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội. Bạn hãy sử dụng miếng dán nhắc nhở hoặc thẻ số và viết lời nhắn cho bản thân, sau đó hãy dán chúng ở những nơi dễ nhìn thấy, chẳng hạn như ở trên bàn, bàn đặt máy tính, kệ bếp,… Hoặc thậm chí, bạn có thể cân nhắc đến việc đặt chúng trong túi áo mỗi khi ra ngoài [3]. Facebook là một công cụ giống như bất kỳ công cụ nào khác, sẽ có lợi khi chúng ta sử dụng nó một cách hợp lý. Nếu bạn cảm thấy nó kiểm soát cuộc sống của bạn nhiều hơn, hãy thực hiện các bước trên để dần "cai nghiện". Khi được sử dụng một cách khoa học, đó là một tài nguyên có giá trị cho phép bạn kết nối theo những cách có ý nghĩa. 3 KẾT LUẬN Mạng xã hội Facebook là một phương tiện, một công cụ có cả những mặt tích cực, tiêu cực và có tác động không nhỏ tới đời sống của sinh viên nói chung và hoạt động học tập của sinh viên nói riêng. Mạng xã hội Facebook giúp sinh viên kết nối với nhiều bạn bè, cập nhật thông tin, tham gia và chia sẻ tài liệu trong các nhóm học tập. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế bởi có những mối quan hệ trên Facebook chỉ là ảo, việc sử dụng Facebook quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới công việc, học tập, sức khỏe hay gây ra một số rắc rối trong cuộc sống. Đồng thời, nghiên cứu của nhóm tác giả cũng đưa ra được kết quả rằng việc sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên hiện nay. Điều cần lưu ý là, sinh viên cần biết cách sử dụng Facebook một cách hợp lý để phát huy tối đa những lợi ích mà mạng xã hội Facebook đem lại. Ở thế giới nào hay bất cứ vật gì điều có hai mặt: lợi và hại, thế giới ảo cũng không ngoại lệ đặc biệt trên ứng dụng 2421
  7. thịnh như facebook. Nhưng thay vì đợi một hậu quả xảy ra, bạn cần phải tạo ra một thói quen lành mạnh cho chính mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://tdfoss.vn/tin-tuc/goc-chia-se/thuc-trang-su-dung-mang-xa-hoi-facebook-o-nuoc-ta- hien-nay-254.html [2] http://www.vietnamplus.vn/facebook-mang-xahoi-duoc-ua-chuong-nhat-viet- nam/168051.vnp [3] https://toplist.vn/top-list/cach-cai-nghien-mang-xa-hoi-hieu-qua-nhat-18757.htm 2422
nguon tai.lieu . vn