Xem mẫu

  1. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP TỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM Hoàng Thị Hoài Hương, Đào Hồng Ngọc, Phạm Thị Phương Trầm Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu đi sâu vào phân tích và đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tới xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thông qua sử dụng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA và mô hình SMART. Kết quả cho thấy xu hướng biến động về lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam với các nước thành viên RCEP. Ngoài ra, mô hình SMART cũng chỉ ra những thị trường mà Việt Nam hướng tới xuất khẩu hàng dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều khi thuế quan giảm hay một số mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn khi RCEP có hiệu lực. Từ đó, nghiên cứu đưa ra hàm ý chính sách cho Chính phủ và giải pháp cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy ngành dệt may phát triển. Từ khóa: Hiệp định RCEP, xuất khẩu hàng dệt may, mô hình SMART, chỉ số RCA. 1. GIỚI THIỆU RCEP là một hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới, với 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu (Bộ Công Thương, năm 2021). Trong những năm qua, ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong toàn ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Ngành dệt may Việt Nam nằm trong top 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Theo số liệu từ Vitas, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Việc tham gia Hiệp định RCEP sẽ khắc phục được những khó khăn còn tồn tại, đồng thời mở ra một thị trường lớn hình thành chuỗi cung ứng với mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu cởi mở hơn so với các Hiệp định thương mại tự do EVFTA,  Tác giả liên hệ: 035 213 1482 Email: huongentrol@gmail.com 21
  2. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research CPTPP..., góp phần nâng cao vị thế ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tác động của tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế các nước thành viên RCEP Yoshifumi và Ikuma (2013) tập trung nghiên cứu về các FTA trong khuôn khổ ASEAN, đặc biệt là năm FTA hiện có với các quốc gia ASEAN+6, từ đó đưa ra nhận định về thời cơ và thách thức của RCEP. Romyen và cộng sự (2018) đã sử dụng chỉ số tự do hóa thương mại để phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với mức độ mở cửa của nền kinh tế các quốc gia ASEAN+5. Nguyễn Tiến Dũng (2015, 2016) sử dụng chỉ số thương mại và mô hình trọng lực để phân tích về thay đổi trong thương mại của Việt Nam và các nước RCEP. Nguyễn Tiến Dũng (2018) tiếp tục sử dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu về sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam qua phân tích quan hệ thương mại của Việt Nam và các nước RCEP đồng thời đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa và thị trường các nước thành viên RCEP. Nguyễn Tiến Dũng (2019) đã sử dụng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), mô hình cân bằng khả toán toàn cầu (CGE) và mô hình trọng lực để đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP đến nền kinh tế Việt Nam. 2.2. Ngành công nghiệp dệt may các nước thành viên RCEP và tác động của hội nhập kinh tế đến hoạt động của ngành Phan Thị Mai Ly (2015) đưa ra góc nhìn toàn cảnh về dệt may Việt Nam, khái quát về Hiệp định RCEP và các nội dung cơ bản. Nghiên cứu sử dụng các chỉ số ngành và mô hình cân bằng từng phần (SMART) để đánh giá tác động của thực hiện các cam kết RCEP đến hoạt động thương mại hàng dệt may Việt Nam với các nước ASEAN+6. Sheng Lu (2017) đã áp dụng cơ sở dữ liệu GTAP 9 mới nhất để đánh giá tổng quan về cách mà hiệp định RCEP tác động đến sự tích hợp của chuỗi cung ứng T&A trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 22
  3. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Võ Thanh Thu và cộng sự (2018) sử dụng mô hình WITS-SMART để đánh giá tác động tiềm tàng của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam ở ba cấp độ HS tương ứng là 2, 4, 6 chữ số, với giả định thuế quan sẽ được sẽ được cắt bỏ hoàn toàn vào năm 2026. 2.3. Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã bàn về tác động của tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế của các nước thành viên RCEP nói chung và ngành công nghiệp dệt may hay hoạt động của ngành nói riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu chưa mang tính cập nhật, vẫn còn đề cập đến sự tham gia của Ấn Độ. Nhiều nghiên cứu chỉ bao quát chung về tác động của RCEP tới nền kinh tế hay một số ngành công nghiệp trọng điểm mà chưa đề cập đến xuất khẩu hàng dệt may. Ngoài ra, một số bài báo cũng đề cập đến triển vọng của RCEP và đưa ra những phân tích định tính về tăng trưởng xuất khẩu dệt may, tuy nhiên chưa có bài báo nào sử dụng mô hình định lượng để đánh giá chuyên sâu về tác động của RCEP đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tiếp thu và kế thừa có chọn lọc những kết quả của nghiên cứu trước đó, đồng thời lựa chọn chỉ số RCA và mô hình SMART để phân tích chi tiết tác động của Hiệp định RCEP đối với việc xuất khẩu ngành hàng dệt may. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN Khái niệm xuất khẩu hàng dệt may: Là hoạt động buôn bán những sản phẩm của ngành dệt may như thành phẩm quần áo hàng may mặc hay những nguyên liệu cho quá trình sản xuất như bông, sợi, vải… được sản xuất ở quốc gia này sang các quốc gia khác dưới sự quản lý giám sát của nhà nước. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do (FTA): Là một thỏa thuận giữa các bên ký kết nhằm cắt giảm và xóa bỏ rào cản trong hoạt động thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia, dẫn đến việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do mà trong đó các bên ký kết vẫn giữ nguyên những chính sách thương mại đối với các bên không là thành viên của khu vực mậu dịch tự do. Tác động của Hiệp định thương mại tự do 23
  4. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research • Tác động tĩnh hay còn gọi là tác động thương mại được hiểu là những tác động sẽ diễn ra trong bất cứ một liên kết thương mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào. Tác động tĩnh của FTA bao gồm hai khía cạnh là tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại. • Tác động động: Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cũng có thể tạo ra những tác động động và dài hạn. Ba tác động được đề cập trong nghiên cứu: mở rộng thị trường, thúc đẩy cạnh tranh và thu hút đầu tư. Nội dung cơ bản của Hiệp định Hiệp định quy định các nội dung liên quan đến: Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Quy trình đánh giá sự phù hợp, Biện pháp Thương mại, Dịch vụ thương mại, Di chuyển thể nhân, Đầu tư, Thương mại điện tử, Sở hữu trí tuệ (IP), Mua sắm chính phủ. 4. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN TRONG RCEP 4.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới Hình 1: Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra các thị trường lớn trên thế giới giai đoạn 2010-2019 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên số liệu từ WITS-UN COMTRADE 24
  5. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang EU27 lại giảm đáng kể. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường RCEP có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Có thể thấy chỉ trong vòng 10 năm tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường RCEP đã tăng lên gần bằng thị trường Mỹ và gấp hơn 3 lần thị phần của EU. Như vậy, thị trường RCEP ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam. 4.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên trong RCEP Kim ngạch xuất khẩu Hình 2: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường RCEP so với thế giới năm 2010, 2019 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên số liệu của UN COMTRADE Từ hình 2 ta có thể thấy, RCEP là thị trường xuất khẩu tương đối lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh của dệt may Việt Nam, với trị giá xuất khẩu năm 2010 chiếm khoảng 24% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tham gia vào các 25
  6. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research khu vực thương mại tự do ASEAN+1 đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, do vậy sau nhiều năm con số này vẫn tiếp tục tăng mạnh và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới. Cơ cấu các thị trường xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường RCEP giai đoạn 2010-2019 tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 18,8%, điều này cho thấy được sự tăng trưởng đáng kể của ngành dệt may Việt Nam trong 10 năm qua và RCEP là một thị trường tiềm năng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá chậm như: Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Philippines, Lào, Malaysia, Thái Lan. Điều này có thể lý giải bởi hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước thành viên RCEP, một số quốc gia cũng đã đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật nghiêm ngặt hơn,... Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Myanmar và Brunei lại cao nhất, đây sẽ là những đối tác tiềm năng mà Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Bảng 1: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường các nước thành viên RCEP Năm 2010 Năm 2019 Kim Tốc độ tăng Tỷ trọng Tỷ trọng ngạch trưởng trong tổng Kim ngạch trong tổng xuất bình quân STT Thị trường kim ngạch xuất khẩu kim ngạch khẩu hàng năm xuất khẩu (triệu USD) xuất khẩu (triệu (%) (%) (%) USD) 1 Trung Quốc 492,082 17,181 4095,262 27,382 26,546 2 Hàn Quốc 806,868 28,937 4035,009 26,979 19,584 3 Nhật Bản 1297,360 33,226 4447,098 29,734 14,669 26
  7. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research New 4 6,842 0,240 36,322 0,243 20,380 Zealand 5 Australia 54,427 1,966 301,389 2,015 20,946 6 Brunei 0,058 0,002 0,636 0,004 30,484 7 Indonesia 126,103 4,229 468,456 3,132 15,698 8 Singapore 34,151 0,961 123,336 0,825 15,336 9 Philippines 61,520 2,059 176,796 0,243 12,445 10 Lào 14,567 0,527 18,069 0,121 2,423 11 Campuchia 85,572 2,987 721,925 4,827 26,738 12 Malaysia 83,670 3,023 203,349 1,360 10,370 13 Myanmar 4,604 0,160 59,963 0,401 33,003 14 Thái Lan 124,472 4,502 409,072 2,735 14,134 15 RCEP 3192,295 100,000 15096,683 100,000 18,843 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên số liệu từ WITS - UN COMTRADE Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may so với các mặt hàng khác Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam chiếm 10-13% trong cơ cấu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước RCEP, cho thấy RCEP là một trong những thị trường nhập khẩu dệt may lớn của nước ta. Sự gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này do nhu cầu về mặt hàng dệt may của thị trường các nước thành viên RCEP tăng và do sự thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh kết hợp với sự dịch chuyển mạnh của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. 27
  8. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường các nước đối tác RCEP Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên số liệu từ WITS - UN COMTRADE 4.3. Lợi thế so sánh và cạnh tranh thương mại của ngành dệt may Việt Nam với các nền kinh tế RCEP - Sử dụng chỉ số thương mại RCA Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy sự thay đổi trong RCA của các nước thành viên RCEP ở năm 2012 và 2019. Năm 2012 Việt Nam và Trung Quốc có lợi thế so sánh ở hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm ngành dệt may, chỉ số RCA biến động không nhiều đối với hai quốc gia này tính đến năm 2019. Qua đó, khi tham gia RCEP, Trung Quốc sẽ là một trong những đối thủ “đáng gờm” đối với ngành dệt may nước ta. Xét về mức độ tương đồng của lợi thế so sánh giữa Việt Nam với các nước RCEP (ngoại trừ Trung Quốc) khá thấp. Đối với các nhóm sản phẩm Việt Nam không có lợi thế so sánh thì một số quốc gia trong thị trường RCEP có lợi thế cạnh tranh với chỉ số RCA cao. 28
  9. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Bảng 2: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA của các nước thành viên RCEP so với thế giới năm 2012 Bảng 3: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA của các nước thành viên RCEP so với thế giới năm 2019 29
  10. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Lợi thế so sánh của Việt Nam trong ngành dệt may có sụt giảm nhưng vẫn cao hơn một số thành viên trong RCEP. Do đó khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam vừa phải chịu áp lực cạnh tranh cao từ những “ông lớn” trong xuất khẩu ngành dệt may như Trung Quốc, sự tương đồng trong cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may từ các nước ASEAN nhưng đồng thời cũng nhận được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Australia,... hay có cơ hội đẩy mạnh phát triển nội khối. 4.4. Đánh giá về tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường các nước thành viên trong RCEP Kết quả đạt được ● Tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang RCEP liên tục tăng cả về giá trị và sản lượng. Giá trị xuất khẩu tăng từ mức 3,2 tỷ USD năm 2010 đến hơn 15 tỷ USD năm 2019. ● RCEP trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ (theo số liệu tính toán của nhóm nghiên cứu). ● Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định RCEP với mức cam kết ít khắt khe hơn, các yêu cầu được nới lỏng hơn, trong đó bao gồm nhiều điều khoản giúp gỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, quy tắc xuất xứ cũng như tạo các điều kiện thuận lợi đối việc xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Hạn chế ● Sản phẩm còn hạn chế. ● Hạn chế trong sản xuất. ● Khó khăn về nguồn nguyên, phụ liệu đầu vào. ● Hoạt động phân phối, xúc tiến xuất khẩu còn kém. 5. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC – RCEP TỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 5.1. Những cam kết liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may 30
  11. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research ● Về quy tắc xuất xứ: Điểm nổi bật của RCEP là quy tắc xuất xứ cộng gộp toàn phần, theo đó bất cứ giá trị nào được tạo ra bởi một thành viên RCEP đều được xem là giá trị tại nơi sản xuất cuối cùng. Điều đó giúp giải quyết vấn đề nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào và xuất khẩu thành phẩm đầu ra của ngành dệt may Việt Nam, tạo ra một chuỗi cung ứng dệt may nội khối. ● Về cam kết cắt giảm thuế quan: Tự do hóa thuế quan trong RCEP cơ bản được hình thành trên cơ sở các cam kết cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong các FTA ASEAN+1. 5.2. Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam – Sử dụng mô hình Smart Bảng 4: Tổng quan về sự thay đổi lượng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các nước RCEP Tên Giá trị Giá trị xuất khẩu ban đầu (Triệu USD) 10909,891 Giá trị xuất khẩu khi thuế về 0% (Triệu USD) 11395,680 Tổng giá trị xuất khẩu thay đổi (Triệu USD) 485,788 Tăng xuất khẩu (%) 4,453 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên kết quả của mô hình SMART Tác động gia tăng kim ngạch xuất khẩu từ việc cắt giảm thuế quan trên các thị trường khu vực là tương đối thấp, một phần bởi thực tế là thuế quan đã được dỡ bỏ trong nhiều khu vực thương mại tự do ASEAN+1, cũng như những hạn chế trong việc sử dụng mô hình SMART khi không tính đến thực tế là việc hình thành một khu vực thương mại tự do chung trong khuôn khổ RCEP. Ngoài ra, các mô phỏng cũng không tính đến các tác động tích cực của RCEP trong việc thúc đẩy đầu tư và các mạng lưới sản xuất khu vực, thông qua đó thúc đẩy hơn nữa sản xuất và xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Khi xóa bỏ hoàn toàn thuế quan, Campuchia, Philippines và Malaysia sẽ đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu sản phẩm dệt may từ Việt Nam. Bên cạnh đó, Philippines, 31
  12. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Hàn Quốc và New Zealand là những thị trường tiềm năng của xuất khẩu dệt may Việt Nam có thay đổi tỷ lệ phần trăm trong xuất khẩu cao nhất. Bảng 5: Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến từng quốc gia trong RCEP Giá trị xuất Giá trị Thay Giá trị xuất khẩu thay Giá trị xuất xuất khẩu đổi % khẩu khi thuế đổi trên STT Quốc gia khẩu ban đầu thay đổi trong về 0% (Nghìn tổng thay (Nghìn USD) (Nghìn xuất USD) đổi xuất USD) khẩu khẩu (%) 1 Trung Quốc 2987857,199 2972633,176 -15224,023 -3,134 -0,510 2 Hàn Quốc 3015451,756 3688041,695 672589,939 138,453 22,305 3 Nhật Bản 3664349,891 3407199,191 -257150,70 -52,935 -7,018 4 Australia 237598,583 239626,567 2027,984 0,417 0,854 New 5 34154,201 40824,522 6670,321 1,373 19,530 Zealand 6 Brunei 339,452 339,436 -0,016 0,000 -0,005 7 Indonesia 237148,908 234440,632 -2708,276 -0,558 -1,142 8 Singapore 120371,187 120371,187 0,000 0,000 0,000 9 Philippines 93234,032 121527,097 28293,065 5,824 30,346 10 Lào 23594,258 23817,378 223,120 0,046 0,946 11 Campuchia 296626,692 332090,899 35464,207 7,300 11,956 12 Malaysia 199164,951 214767,739 15602,788 3,212 7,834 TỔNG 10909891,110 11395679,519 485788,409 100,000 4,453 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên kết quả của mô hình SMART 32
  13. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Tự do hóa thuế quan hoàn toàn không hẳn đã mang lại những tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu dệt may. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng, bên cạnh việc giúp tăng mạnh xuất khẩu trên một số thị trường thì kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các thị trường khác nhỏ thậm chí âm. Điều này cho thấy là trong khi RCEP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng dệt may của Việt Nam, sự tham gia của nhiều nước đối tác hơn cũng hàm ý một sự cạnh tranh nhiều hơn trên thị trường khu vực. Bảng 6: Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo nhóm sản phẩm tới thị trường RCEP Thay Giá trị xuất đổi % Nhóm Giá trị xuất Giá trị xuất Giá trị xuất khẩu thay trong sản khẩu ban đầu khẩu khi thuế về khẩu thay đổi đổi trên tổng xuất phẩm (Nghìn USD) 0% (Nghìn USD) (Nghìn USD) thay đổi xuất khẩu khẩu (%) (%) HS50 31576,817 30758,205 -818,613 -0,169 -2,592 HS51 7440,755 8000,503 559,749 0,115 7,523 HS52 1953806,107 1978695,998 24889,918 5,124 1,274 HS53 34962,369 35537,684 575,315 0,118 1,646 HS54 278984,99 288485,454 9500,461 1,956 3,405 HS55 292282,739 314403,762 22121,021 4,554 7,568 HS56 159152,421 166306,019 7153,597 1,473 4,495 HS57 33527,311 33440,252 -87,06 -0,018 -0,260 HS58 33838,585 35616,967 1778,383 0,366 5,255 HS59 194468,907 204947,175 10478,27 2,157 5,388 HS60 434935,23 456804,202 21868,97 4,502 5,028 HS61 2781640,874 2980560,896 198920,034 40,948 7,151 HS62 4043665,113 4226288,882 182623,788 37,593 4,516 33
  14. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research HS63 629608,892 635833,520 6224,632 1,281 0,989 Tổng 10909891,110 11395679,519 485788,465 100,000 4,453 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên kết quả của mô hình SMART Các mặt hàng thuộc nhóm HS62 và HS61 có kim ngạch xuất khẩu và giá trị xuất khẩu thay đổi lớn nhất so với các mặt hàng thuộc các mã HS còn lại. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường các nước thành viên RCEP. Những mặt hàng thuộc mã HS50 và HS57 có mức tăng trưởng âm và có kim ngạch xuất khẩu khá thấp. Đó là do thuế quan đối với các mặt hàng này đã giảm từ các FTA ASEAN+1 và tác động chệch hướng đối với xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thuộc HS61, HS62 khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. 5.3. Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực – RCEP đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Cơ hội ● Mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận với các thị trường tiềm năng. ● Khai thác lợi ích đã có, thúc đẩy sự phân bố sản xuất khu vực, hình thành chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất. ● Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư. ● Tận dụng được nguồn lực sẵn có. Thách thức ● Gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường khu vực. ● Vấn đề sở hữu trí tuệ. ● Nguy cơ phát triển không bền vững. 6. MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM 6.1. Đề xuất chính sách cho Chính phủ 34
  15. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Thứ nhất, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường. Thứ hai, dệt may Việt Nam nên tránh cạnh tranh trực diện trên thị trường nội địa với các sản phẩm đến từ các nước như Trung Quốc, Indonesia, Campuchia,... chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ thiết lập thương mại mạnh mẽ với các nền kinh tế Singapore, Brunei, New Zealand, Australia,... Thứ ba, nhà nước cần đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư vốn vào ngành dệt may và tiến hành cải cách, bổ sung thêm các chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. 6.2. Đề xuất giải pháp cho Doanh nghiệp Thứ nhất, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Thứ hai, phát triển công nghệ sản xuất và môi trường làm việc. Thứ ba, chủ động về nguồn nguyên phụ liệu dệt may. KẾT LUẬN Bài nghiên cứu đưa ra cái nhìn toàn cảnh về ngành dệt may của Việt Nam, trong đó đi sâu phân tích cơ cấu xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh của mặt hàng này để thấy được sự phát triển về quy mô và sự thay đổi trong định hướng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đánh giá định lượng về tác động của Hiệp định RCEP tới thương mại hàng dệt may Việt Nam. Đồng thời đưa ra các hàm ý, chính sách đối với Nhà nước, doanh nghiệp giúp phát huy tiềm năng và khắc phục những hạn chế trong xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào khối thị trường chung RCEP. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số RCA và mô hình SMART còn tồn tại những hạn chế, bỏ qua những tương tác quan trọng giữa các thị trường như một số yếu tố sản xuất (vốn, lao động…). Nghiên cứu cũng chưa quan tâm đến vấn đề phúc lợi xã hội hay doanh thu từ thuế của chính phủ dưới tác động của Hiệp định. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 35
  16. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research 1. Claudio Dordi và cộng sự (không năm xuất bản), “Báo cáo: Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam”, Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU- MUTRAP). 2. Đinh Thu Hà (2016), “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế- ĐHQGHN. 3. Huỳnh Ngọc Chương, Nguyễn Thanh Trọng (2016), “Lợi thế và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN”, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ số Q2 – 2017 (20). 4. Kim Ngọc, Trần Ngọc Sơn (2015), “Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015. 5. Nguyễn Tiến Dũng (2016), “Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, số 3 (32), 1-9. 6. Nguyễn Tiến Dũng (2019), “Tự do hóa thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) và những tác động đến Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Phan Thị Mai Ly (2015), “Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh Tế- ĐHQGHN. 8. Vũ Kim Ngân, Phạm Hồng Sơn (2019), “Một số vấn đề lý luận về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Khi mục tiêu không chỉ là tự do hóa thương mại”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 3-15. 9. Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương (2016), “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU: Sử dụng các chỉ số thương mại”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, số 3 (32) 28-38. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 36
  17. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research 1. Edward J. Balistreri, David G. Tarr (2019), “Comparison of deep integration in the Melitz, Krugman and Armington models: The case of The Philippines in RCEP”, Economic Modelling. 2. Ivy Tan, Kelvin Hong, Choon Yit Chiang, Wu Di, Jenny Pan and Weng Keong Kok (2020), “Understanding the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement (RCEP)”, Global Compliance News - Baker McKenzie’s Blog. 3. Nguyễn Tiến Dũng (2018), “Do trade agreements increase Vietnam's exports to RCEP markets?”, Asian-Pacific Economic Literature, Asia Pacific School of Economics and Government, The Australian National University, vol. 32(1), 94- 107. 4. Nguyễn Tiến Dũng (2015), “Vietnam's Integration with Regional Economies and Some Implications for RCEP”, Discussion Paper No.199. 5. Sheng Lu (2017), “RCEP and its potential impact on textile and apparel trade, Just- Style Apparel Sourcing Strategy”, truy xuất từ blog shenglufashion.com. 6. Sheng Lu (2018), “Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP): Impact on the Integration of Textile and Apparel Supply Chain in the Asia- Pacific Region”, Fashion supply chain management in Asia: Concept, Model and Cases, chapter 2, 21-41. 7. Sheng Lu (2018), “Evaluation of the Potential Impact of CPTPP and EVFTA on Vietnam's Apparel Exports: Are We Over-optimistic about Vietnam's Export Potential?”, Iowa State University, Iowa, USA. 8. Võ Thanh Thu và cộng sự (2018), “Effects of EVFTA on Vietnam’s apparel exports: An application of WITS-SMART simulation model”, Journal of Asian Business and Economic Studies Vol.25(S02), Page 04-28. 9. Vũ Thanh Hương (2016), “Assessing potential impacts of the EVFTA on Vietnam’s pharmaceutical imports from the EU: an application of SMART analysis”, SpringerPlus (2016)5:1503. 37
  18. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research 10. Yoshifumi Fukuma, Ikuma Isono (2013), “Taking ASEAN+1 FTAs towards the RCEP: A mapping study”, ERIA Discussion Paper Series 2013-02. 38
nguon tai.lieu . vn