Xem mẫu

  1. TÁC ĐỘNG CỦA GIA ĐÌNH ĐẾN KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA CÁC EM HỌC SINH KHỐI 10 TRƢỜNG THCS – THPT HOA SEN Nguyễn Phan Thanh Hƣơng Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi được xem là nổi bật nhất trong các giai đoạn phát triển của con người. Ở lứa tuổi này, trẻ có những thay đổi rõ rệt về sinh lý lẫn tinh thần, nhưng không phải em nào cũng chuẩn bị tốt tâm lý cho sự thay đổi đó nên có nhiều em còn gặp khó khăn trong giai đoạn này. Gia đình và nhà trường là hai môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong lứa tuổi này của các em, nên những sự tác động từ những môi trường này đến các em đều có sự ảnh hưởng và mức độ của những sự ảnh hưởng này thì còn tùy thuộc vào từng vấn đề. Từ khóa: Gia đình, khó khăn tâm lý, những vấn đề trong gia đình, tuổi vị thành niên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Độ tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi, theo WHO. [2] Đây là một lứa tuổi quan trọng, là dấu mốc mà các em trưởng thành, có cá tính riêng và sự thể hiện quan điểm của các em cũng rõ ràng hơn. Ở lứa tuổi này, các yếu tố sinh học ở các em thay đổi rõ rệt và nó cũng làm cho các yếu tố tâm lý thay đổi. [1] Nên vì vậy, các em ở lứa tuổi vị thành niên này sẽ khó tránh khỏi những vấn đề gây khó khăn trong tâm lý của mình. Những thành viên trong gia đình, thầy cô và bạn bè là những người trực tiếp tiếp xúc với các em trong giai đoạn này và họ cũng sẽ là những người tác động đến các em nhiều nhất. Hơn hết, các thành viên trong gia đình, với những vị trí và vai trò khác nhau đã tạo thành một kết cấu quan trọng trong hệ thống gia đình, đây là môi trường chính, hỗ trợ và tác động nhiều nhất đến tâm lý của các em. Đối với những em có sự khỏe mạnh trong tâm lý thì rõ ràng chúng ta cũng hiểu được gia đình đã đóng góp rất nhiều trong sự phát triển lành mạnh này. Còn đối với những em gặp rất nhiều khó khăn trong tâm lý của mình thì phần nào trong hệ thống gia đình của các em đang có sự cố về mặt nào đó. Đó có thể là do phong cách làm cha mẹ, hôn nhân của cha và mẹ, xung đột giữa cha mẹ và con cái về nhu cầu, xung đột vai trò của anh chị em hoặc có thể là vấn đề tài chính của gia đình, … Có rất nhiều bài nghiên cứu đã chỉ ra được những vấn đề phổ biến này. Và hầu như những bài nghiên cứu này đều đề cập đến những vấn đề xoay quay các em ở lứa tuổi vị thành niên và gia đình và các tác giả cũng đã chỉ ra được những khía cạnh khác nhau của những vấn đề này. 1.1 Cơ sở lý luận Trong giai đoạn tuổi vị thành niên này, các em có sự biến đổi sâu sắc về thể chất và sinh lý, một trong những biến đổi quan trọng đó chính là sự tiếp tục phát triển của não bộ. Não bộ của các em được hoàn thiện hơn trước và phát huy được nhiều chức năng hơn nữa. Một sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là dậy thì. Nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho việc dậy thì này, nhưng nguyên nhân được xem là phù hợp nhất đó chính là do chế độ chất dinh dưỡng và sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Lúc này, trong các cơ thể của các em đang thay đổi nội tiết tố một các rõ ràng nhất, như chất testosterone chính yếu ở nam giới và chất estradiol chính yếu ở nữ giới. Đều này cũng giúp cho cơ thể của các em phát triển một cách rõ ràng hơn, được biểu hiện qua chiều cao và cân nặng. 1019
  2. Chính vì sự thay đổi này nên các em bắt đầu có những mâu thuẫn trong chính con người mình và với mọi người xung quanh. Các em có được quá trình phát triển sinh lý một cách tự nhiên nhưng tâm lý thì lại không như vậy. Các em đã phải đấu tranh, suy nghĩ rất nhiều về những gì các em đang được trải nghiệm trong chính môi trường gia đình và xã hội của các em. Nên vì vậy, các em rất dễ gặp những khó khăn tâm lý trong giai đoạn này và tùy vào đặc điểm của từng em mà lựa chọn cách giải quyết khác nhau. 1.2 Thực trạng của vấn đề 1.2.1 Khó khăn tâm lý chung của các em học sinh khối 10 trường THCS – THPT Hoa sen Bảng 1. Khó khăn tâm lý của các em học sinh khối 10 trường THCS – THPT Hoa sen STT KHÓ KHĂN TÂM LÝ TẦN SỐ TỈ LỆ 1 Học tập 90 17,1 % 2 Bạn bè 47 8,9 % 3 Gia đình 66 12,5 % 4 Tình yêu 74 14,1 % 5 Bản thân 62 11,8 % 6 Mối quan hệ xung quanh 58 11 % 7 Trầm cảm 20 3,8 % 8 Căng thẳng 50 9,5 % 9 Lạm dụng chất gây nghiện 10 1,9 % 10 Sự buồn phiền về phát triển thể chất 29 5,5 % 11 Khác 20 3,8 % Chiếm gần một nửa số khách thể là có khó khăn tâm lý về học tập. Điều này cũng khá hợp lý và dễ hiểu khi ở lứa tuổi từ 15 – 16 là lứa tuổi đang có hoạt động chủ đạo là học tập, đa phần thời gian trong ngày là các em dùng cho việc học tập của mình, nên các em được tiếp xúc rất nhiều với những kiến thức, cũng như các phương pháp học tập khác nhau và được giảng dạy bởi các thầy cô khác nhau. Một mặt khác khi các em đã quá quen thuộc với phương pháp học tập, thầy cô, bạn bè, môi trường ở dưới cấp THCS và có một sự chuyển cấp mới, với nhiều phương pháp mới, thầy cô mới và bạn bè mới, thì đã có rất nhiều em gặp lúng túng trong sự chuyển đổi này. Tiếp theo là các bạn có khó khăn tâm lý trong tình yêu, vậy chúng ta có thể hiểu là các bạn gặp khó khăn tâm lý trong chính mối quan hệ với bạn người yêu của mình, cũng có thể là đang cảm thấy bối rối khi rất thích một bạn khác, nhưng lại không biết làm sao để bày tỏ và nếu bày tỏ thì cũng sợ bị từ chối. Xếp thứ 3 trong các vấn đề gây khó khăn tâm lý hiện tại đó là gia đình. Ở lứa tuổi vị thành niên này, gia đình được xem là một điều rất quan trọng đối với các em, ngoài những khoảng thời gian trên trường thì gia đình chính là nơi các em trở về và tiếp tục hoàn thành vai trò và vị trí của mình. Ở đây, không chỉ là cách các thành viên trong gia đình ứng xử với nhau, mà còn là nhiều khía cạnh khác, như là: Phong cách giáo dục của cha mẹ, vấn đề tài chính của gia đình, xung đột nhu cầu giữa các thành viên trong gia đình,…. Vì vậy, các em sẽ gặp ít hoặc nhiều các vấn đề trong chính gia đình của các em. 1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn tâm lý Bảng 2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn tâm lý của các em học sinh khối 10 trường THCS – THPT Hoa Sen NGUYÊN NHÂN TẦN SỐ Do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lý 93 Do khối lượng kiến thức lớn và khó 67 Do ít có sự gần gũi với các thành viên trong gia đình 44 1020
  3. Do thời gian giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình còn ít 47 Do tính cách của bản thân 91 Do sự tự kiểm soát cảm xúc cá nhân kém 56 Do thiếu kỹ năng giao tiếp 60 Do kết quả học tập thấp 47 Qua kết quả nghiên cứu thì các em cũng đã phản ánh được những vấn đề tâm lý của các em có đi kèm với những nguyên nhân tương ứng. Với hoạt động chủ đạo là học tập thì các em cũng có các nguyên nhân dẫn đến khác nhau, nhưng nổi bật nhất đó là “Do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lý”, còn đối với môi trường chính là gia đình thì các em cũng gặp những vấn đề tâm lý khác nhau, nhưng nổi bật nhất là “Do ít có sự gần gũi với các thành viên trong gia đình”. Một khía cạnh cũng quan trọng không kém đó là khó khăn tâm lý đến từ chính bản thân của các em và nguyên nhân chính yếu đó là “Do tính cách của bản thân”. 1.2.3 Mức độ ảnh hưởng từ những vấn đề của gia đình đến các em Bảng 3. Mức độ ảnh hưởng từ những vấn đề của gia đình đến các em học sinh khối 10 trường THCS – THPT Hoa Sen STT MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG TẦN SỐ TỈ LỆ 1 Không ảnh hưởng 49 24,4% 2 Ít ảnh hưởng 38 18,9% 3 Bình thường 73 36,3% 4 Ảnh hưởng 30 14,9% 5 Rất ảnh hưởng 11 5,5% Qua khảo sát chúng tôi đã thu được 73 lượt lựa chọn của các em học sinh cho rằng các vấn đề của gia đình ảnh hưởng đến các em ở mức độ là “bình thường”, như vậy những vấn đề khi xảy ra và các em là những người được chứng kiến hoặc là nạn nhân của nó thì các em cũng có bị ảnh hưởng một phần nào đó không nhiều và các em có thể hoàn toàn kiểm soát nó. Tiếp theo là có 48 em học sinh cho rằng mình “không bị ảnh hưởng” trong những vấn đề này, đây rõ ràng là một điều tích cực vì qua những lần gia đình có vấn đề như vậy thì các em vẫn có những cách để bảo vệ chính bản thân mình hoặc ứng phó với nó, điều này sẽ giúp cho các em giảm thiểu những vấn đề tâm lý đi kèm rất nhiều. Tiếp theo là “ít ảnh hưởng”, được 38 em học sinh lựa chọn, điều này cũng thể hiện được rằng các em đang có những chiến lược phòng ngừa rất tốt để bảo vệ chính tâm sinh lý của mình. Chiếm 30 lượt lựa chọn là mức độ “ảnh hưởng”, như vậy đối với những em này thì những vấn đề gia đình đã ảnh hưởng đến các em và nó vẫn còn đâu đó tác động trực tiếp lên những vấn đề khác, xung quanh các em. Chiếm ít lượt lựa chọn nhất đó chính là mức độ “rất ảnh hưởng” (11 lượt lựa chọn), điều này cho thấy các em học sinh này đã và đang phải chịu những tổn thương rất nặng nề từ những vấn đề gia đình này, nó làm cho cuộc sống xung quanh các em bị ảnh hưởng một cách nặng nề nhất. Điều này cũng báo hiệu một điều rằng, những tổn thương tâm lý của các em cũng sẽ có cơ sở phần nào bắt nguồn từ đây. 1.2.4 So sánh vấn đề gia đình quan tâm nhất đến các em học sinh và vấn đề các em học sinh muốn được gia đình quan tâm nhất Bảng 4. Mức độ gia đình quan tâm đến từng vấn đề của học sinh khối 10 trường THCS – THPT Hoa Sen MỨC ĐỘ STT VẤN ĐỀ Không quan Ít Rất Bình thường Quan tâm tâm quan tâm quan tâm TS TL (%) TS TL (%) TS TL (%) TS TL (%) TS TL (%) 1021
  4. 1 Học tập 4 2 5 2,5 48 23,9 64 31,8 80 39,8 2 Bạn bè 8 4 22 10,9 10 50,7 50 24,9 19 9,5 2 3 Tình yêu 30 14,9 33 16,4 68 33,8 33 16,4 37 18,4 4 Bản thân 9 4,5 17 8,5 54 26,9 54 26,9 67 33,3 5 Mối quan hệ 19 9,5 15 7,5 74 36,8 57 28,4 36 17,9 xung quanh Bảng 5. Vấn đề các em học sinh khối 10 muốn được quan tâm nhất STT VẤN ĐỀ TẦN SỐ 1 Học tập 60 2 Bạn bè 30 3 Tình yêu 31 4 Bản thân 137 Dựa vào bảng 4 và bảng 5, chúng ta có thể thấy được vấn đề mà gia đình quan tâm nhất đến con em của mình đó là học tập, còn vấn đề mà các em muốn được quan tâm nhất đó là chính bản thân của các em, nên nó đã tạo ra sự lệch giữa gia đình và các em, từ đó nó sẽ dẫn đến những nhu cầu của các em sẽ không được đáp ứng hoặc nếu được đáp ứng thì cũng ở một mức thấp. Nên đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý hiện thời hoặc sẽ là một yếu tố duy trì cho những khó khăn tâm lý của các em. 2. KẾT LUẬN Đối với lứa tuổi vị thành niên, thì vấn đề quan trọng nhất đối với các em hiện tại là chính bản thân của các em. Các em luôn chú ý đến những chi tiết dù là nhỏ nhặt nhất từ cơ thể cho đến những tâm tư tình cảm của mình, vì các em biết rằng từ giai đoạn này trở đi, các em sẽ trở thành người lớn. Nhưng sự thật là các em chỉ lớn về mặt sinh lý, còn về tâm lý thì còn tùy thuộc vào từng bạn. Hoạt động chủ đạo ở giai đoạn này là học tập nên cũng dễ hiểu khi các em gặp khá nhiều vấn đề về nó. Thêm vào đó là sự thay đổi môi trường từ cấp thấp đến cấp cao hơn, sự thay đổi hoàn toàn về phương pháp cũng như lượng kiến thức các em tiếp thu được, để rồi kết quả là các em nghĩ rằng những vấn đề đó là do chính bản thân các em. Nên một trong những khó khăn tâm lý được xuất hiện nhiều nhất trong gia đoạn này là bản thân của các em. Có thể nói, trong giai đoạn này người đóng vai trò quan trọng nhất đó chính là gia đình và bạn bè. Mỗi một sự tác động, giúp đỡ hay quan tâm từ gia đình cũng góp phần làm cho khó khăn tâm lý hiện tại của các em trở nên tốt hơn, nhưng nếu đó là sự tác động xấu thì rõ ràng nó chỉ càng làm cho khó khăn của các em thêm trầm trọng. Nên chính vì vậy, khi các em gặp khá nhiều sự xung đột với các thành viên trong gia đình thì người mà các em tin tưởng và tìm đến để chia sẻ đó chính là những người bạn thân. Một điều dễ hiểu ở lứa tuổi này là khi các em thay đổi cả về mặt thể lý lẫn tâm lý thì các em cũng sẽ thay đổi những cách cư xử, ăn nói, hành vi của mình, nên nếu bố mẹ nào mà chưa được chuẩn bị trước những kiến thức về sự thay đổi này thì hoàn toàn họ có thể bị sốc, từ đó dẫn đến việc là sẽ la mắng và không chấp nhận những sự thay đổi này của các em. Nên một trong những điều quan trọng lúc này các bậc cha mẹ cần làm cho con là ngồi lại nói chuyện để hiểu nhau hơn. Chính vì không tìm được sự đồng cảm từ bố mẹ nên khi các em có bất kỳ khó khăn tâm lý gì thì người mà các em nghĩ đến nhiều nhất đó là bạn bè. Nhưng đó là cách mà các em lựa chọn sau khi đã tự nghĩ ra cách giải quyết khó khăn tâm lý của mình là tự giải quyết chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1022
  5. [1] Nhan Thị Lạc An (2010), Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh THPT thành phố, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Trường ĐH sư phạm TP.HCM; Lê Thị Xuân Mai (2012), Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 8,9 trường THCS Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An [2] Phạm Thị Thùy Dung (2016), Xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử, Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn. 1023
nguon tai.lieu . vn