Xem mẫu

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM ThS. Bùi Thị Kim Thoa1 Tóm tắt: Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, tuy nhiên hiện nay nguồn nhân lực nước ta tuy dồi dào nhưng còn yếu về chất lượng. Đặc biệt, khi phải đối mặt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng sử dụng những lao động có chất lượng cao và thay thế những lao động giản đơn bằng robot và máy móc tự động, cộng hưởng với xu hướng toàn cầu hóa và sự dịch chuyển lao động giữa các quốc gia, thì người lao động của Việt Nam sẽ có nguy cơ khó lòng cạnh tranh với lao động thế giới. Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực hiện nay của nước ta cũng không đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu hiện tại. Việc dự báo nhu cầu lao động và có sự định hướng ngành nghề đào tạo còn kém. Chính vì vậy công tác đào tạo nguồn nhân lực nên ngày càng được quan tâm hơn để giúp người lao động nước ta có thể sẵn sàng đối mặt với những thách thức mà xu thế này mang lại. Trong bài viết này, tác giả đã tổng hợp số liệu thống kê, phân tích, nhận định và đề xuất một số kiến nghị của bản thân về đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trước tác động của cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng hội nhập quốc tế. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập kinh tế, lao động, đào tạo nguồn nhân lực Abstract: The role of human resources is very important for the development of the country, Vietnam’s human resources are abundant but the quality is low. In particular, Viet Nam has to face with the industrial revolution 4.0 with the trend of using high-quality workers and replacing simple workers with robots and automated machines. In addition, the globalization trends is cause of labor mobility among countries, Vietnamese workers will be at risk of competing with world labor. Besides, the training for labor of Viet Nam has not yet met both the quantity and quality of labor market demand. The prediction of labor demand and vocational training orientation is not effective. Therefore, the training of human resources should be more and more paid attention to help Vietnamese workers can be ready to face the challenges that trends bring to. In this article, the author synthesizes statistics, analyzes, judges and proposes some recommendations on training labor for Viet Nam before the impact of revolution 4.0 and the trend international import. The author wishes to receive comments from researchers and readers. Keywords: Industrial revolution 4.0; Economic integration; labor; human resource training. 1 Email: kimthoa0412@gmail.com, Khoa Kinh tế, Học viện Chính trị Khu vực I.
  2. 698 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ 4 đang lan rộng ra toàn cầu và có ảnh hưởng rộng khắp đến thị trường lao động của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, thì Việt Nam cũng bắt đầu chịu những ảnh hưởng đáng kể từ việc hội nhập và cuộc cách mạng 4.0. Nó là thay đổi lớn trong thị trường lao động Việt Nam, cung và cầu lao động có những biến đổi lớn cả về số lượng và chất lượng. Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy..., cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi cung lao động đáp ứng được những yêu cầu mới. Đồng thời, xu thế hội nhập làm cho lao động dịch chuyển giữa các quốc gia một cách dễ dàng hơn cũng tạo ra những thách thức mới với thị trường lao động Việt Nam 2. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ NGÀY CÀNG SÂU RỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 2.1. Về số lượng Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến quý II năm 2018, dân số từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt gần 72,5 triệu người, trong đó hơn 55,1 triệu người thuộc lực lượng lao động, chiếm khoảng 76,6%. Nếu dựa theo số giờ làm việc, cả nước đã có hơn 743,8 nghìn lao động thiếu việc làm. Số lao động thiếu việc làm giảm nhưng không đáng kể so với quý trước, (khoảng - 45,1 nghìn người). Trong đó, 84,4% lao động thiếu việc làm hiện sinh sống ở khu vực nông thôn. Bảng 1.1. Số lượng lao động Việt Nam Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 năm 2017 năm 2017 năm 2018 năm 2018 1. Dân số từ 15+ (nghìn người) 72 038,8 72 196,9 72 372,6 72 514,2 Nam 35 089,7 35 284,7 35 390,5 35 497,2 Nữ 36 949,1 36 912,1 36 982,1 37 017,0 Thành thị 25 245,3 25 232,3 26 165,1 26 073,6 Nông thôn 46 793,5 46 964,5 46 207,5 46 440,6 2. Lực lượng lao động (nghìn người) 54 878,7 55 162,7 55 099,3 55 122,8 Nam 28 456,9 28 710,3 28 778,2 28 830,7 Nữ 26 421,8 26 452,3 26 321,1 26 292,1 Thành thị 17 682,0 17 746,7 17 743,1 17 746,7 Nông thôn 37 196,7 37 416,0 37 356,2 37 376,1 Nguồn: Tổng cục thống kê
  3. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 699 Theo nhóm tuổi lao động thì lực lượng lao động Việt Nam được phân bổ như sau: Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 1.1. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi Nhìn vào hình 1.1 ta thấy nhóm tuổi từ 25 đến 50 tuổi là nhóm tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của lao động Việt Nam, hơn nữa, tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Từ thực tế cơ cấu lực lượng lao động ở Việt Nam ta thấy lực lượng lao động của Việt Nam rất dồi dào và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Chúng ta cũng đang ở cuối thời kỳ dân số vàng với nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp, đây từng là lợi thế của Việt Nam trong phát triển đất nước, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn nhân lực dồi dào này sẽ dần trở thành gánh nặng và thách thức trong tạo việc làm cho lao động khi Việt Nam đối mặt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế hội nhập quốc tế. 2.2. Về chất lượng Chất lượng của lực lượng lao động phản ánh qua số lượng đã qua đào tạo và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ở Việt Nam, số lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp, chỉ khoảng hơn 11,900 nghìn lao động, chiếm khoảng 21,73% tổng lực lượng lao động của cả nước, còn lại là số lao động chưa qua đào tạo (số liệu tại bảng 1.2). Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp như vậy cho thấy chất lượng lao động của Việt Nam chưa cao. Chính lực lượng lao động chất lượng thấp này làm cho giá nhân công của người lao động Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác. Lao động chưa qua đào tạo cũng là một gánh nặng cho vấn đề việc làm, khi mà người lao động không đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng đặt ra để đảm bảo hiệu quả công việc.
  4. 700 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 1.2. Lượng lao động Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn năm 2017 Bên cạnh đó, có rất nhiều lao động đã có việc làm nhưng không làm đúng ngành nghề được đào tạo, hoặc được đào tạo nhưng không có việc làm. Bảng 1.3. Phần trăm lao động có việc làm theo các tiêu chí tự đánh giá về công việc chính hiện tại, thành thị/nông thôn và giới tính, quý II năm 2018 Nguồn: Báo cáo LĐ-VL quý 2/2018 Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê quý II năm 2018 cho thấy, có tới 54,0% (gần 29,2 triệu người) trong tổng số lao động có việc cả nước nằm trong nhóm không được đào tạo về ngành nghề đang làm hiện tại (số liệu trong bảng 1.3) so với 33% số lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Trong những người được điều tra, có tới 98,1% làm công việc chính thức, lâu dài, chỉ có 1,9% là công việc tạm thời. Từ thực tế lao động đã qua đào tạo và số lao động đã qua đào tạo có việc làm tại Việt Nam, ta thấy chất lượng lao động còn thấp, chủ yếu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Số lao động đã qua đào tạo nhưng làm không đúng ngành nghề được đào tạo rất lớn, điều này có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: nguyên nhân thứ nhất là chất lượng đào tạo kém, đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, buộc người lao động không thể làm việc
  5. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 701 đúng với ngành nghề mà mình được đào tạo; nguyên nhân thứ hai có thể do đào tạo không xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường, nên những người được đào tạo không thể tìm được việc làm đúng với ngành nghề được đào tạo do cung lớn hơn cầu quá nhiều, buộc người lao động phải làm sang ngành nghề khác không đúng chuyên môn. 2.4. Về tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong tuổi lao động được tính cho nữ 15 - 54 tuổi và nam 15 - 59 tuổi. Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong 5 năm từ 2013-2018 xoay quanh từ 2,18% đến 2,33% ở mức khá thấp, và tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng giảm từ 2,75% (2013) xuống còn 1,43% (2018). Xét về cơ cấu, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao gần gấp đối tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn. Trong khi đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ngược lại lại cao gấp đôi thành thị. Nguyên nhân có thể do tính chất công việc ở nông thôn, vốn chủ yếu là những công việc nông nghiệp, làm theo mùa vụ, nên tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn thành thị, (số liệu bảng 1.3) Bảng 1.4. Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động, 2013 - 2018 Đơn vị tính: % Tỷ lệ thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp Kỳ điều tra Toàn quốc Thành thị Nông thôn Toàn quốc Thành thị Nông thôn Năm 2013 2,75 1,48 3,31 2,18 3,59 1,54 Năm 2014 2,40 1,20 2,96 2,10 3,40 1,49 Năm 2015 1,89 0,84 2,39 2,33 3,37 1,82 Năm 2016 1,66 0,73 2,12 2,30 3,23 1,84 Năm 2017 1,62 0,82 2,03 2,24 3,18 1,78 Năm 2018 Quý 1 năm 2018 1,52 0,63 1,95 2,20 3,12 1,74 Quý 2 năm 2018 1,43 0,65 1,82 2,19 3,09 1,74 Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm có sự chệnh lệch giữa thành thị và nông thôn cho thấy tỷ lệ người lao động tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất lớn. Cơ cấu lao động thất nghiệp và thiếu việc làm Tính đến quý II năm 2018, trong tổng lực lượng lao động cả nước có gần 743,8 nghìn lao động thiếu việc làm và gần 1,1 triệu lao động thất nghiệp. Thông thường, tình trạng thiếu việc làm luôn là vấn đề phổ biến ở khu vực nông thôn (theo Báo cáo lao động - việc làm quý II/2018 của Tổng cục Thống kê). Nếu xem xét tình trạng thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đạt được, trong quý II năm 2018, có tới hơn 26,7% số lao động thất nghiệp cả nước là lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc nghề từ 3 tháng trở lên. Trong đó, nhóm lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 43,7% tổng số lao động thất nghiệp nhóm này. 6 nhóm ngành/nghề đào tạo hiện có tỷ trọng lao động thất nghiệp có trình độ CMKT từ 3 tháng trở
  6. 702 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 lên cao nhất theo thứ tự lần lượt là Kinh doanh và quản lý – 31,4%, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên – 12,5%, Công nghệ kỹ thuật – 11,9%, Sức khỏe – 11,2%, Dịch vụ vận tải – 7,2% và Máy tính và công nghệ thông tin – 4,2%. Như vậy, nhóm lao động được đào tạo về ngành nghề kinh doanh quản lý đang diễn ra tình trạng cung lớn hơn cầu rất nhiều hoặc do chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thị trường như nhóm máy tính và công nghệ thông tin, nhóm công nghệ kỹ thuật là những nhóm mà chất lượng đào tạo trong nước chưa cao. Hình 1.2. Phân bổ phần trăm lao động thất nghiệp 15+ và thanh niên thất nghiệp đã qua đào tạo CMKT từ 3 tháng trở lên chia theo trình độ đào tạo, quý II năm 2018 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong nhóm người thất nghiệp và thiếu việc làm, nhóm đáng chú ý nhất là lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo. Trong quý II năm 2018, số thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi đã chiếm tới 46,5% tổng số lao động thất nghiệp cả nước (bảng 1.4). Đáng lưu ý, số lao động thanh niên thất nghiệp ở khu vực thành thị lại thấp hơn so với khu vực nông thôn (theo tuần tự chiếm 41,6% và 58,4% trong tổng số lao động thất nghiệp thanh niên cả nước). Đây là kết quả của ưu thế hơn về cơ hội học tập cũng như việc làm ở khu vực thành thị. Nếu phân tổ theo trình độ CMKT đạt được, 44,1% số lao động thất nghiệp đã qua đào tạo CMKT từ 3 tháng trở lên của cả nước (tương đương khoảng 129,5 nghìn người) là thanh niên. Trong đó, thị phần vượt trội (khoảng 79,0%) là thuộc về nhóm thanh niên có trình độ từ cao đẳng trở lên (hình 1.2). Bảng 1.5. Số lao động thiếu việc làm và số lao động thất nghiệp 15+ theo quý năm 2017 và năm 2018 Nhóm tuổi Tỷ trọng thiếu việc làm Tỷ trọng thất nghiệp Chung Nam Nữ % Nữ Chung Nam Nữ % Nữ Tổng số 100,0 100,0 100,0 47,2 100,0 100,0 100,0 53,3 15-24 tuổi 20,8 23,5 17,7 40,1 46,5 44,7 48,1 55,1 25-54 tuổi 66,4 65,0 67,9 48,3 48,1 47,4 48,7 54,0 55-59 tuổi 7,6 7,3 8,0 49,2 2,5 4,1 1,1 22,8 60 tuổi trở lên 5,2 4,1 6,4 58,1 2,9 3,8 2,2 39,6 Thành thị 100,0 100,0 100,0 49,9 100,0 100,0 100,0 49,5 15-24 tuổi 19,0 17,7 20,2 53,2 40,6 38,1 43,1 52,6
  7. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 703 Nhóm tuổi Tỷ trọng thiếu việc làm Tỷ trọng thất nghiệp Chung Nam Nữ % Nữ Chung Nam Nữ % Nữ 25-54 tuổi 63,2 67,4 59,2 46,6 52,4 52,4 52,4 49,5 55-59 tuổi 11,0 10,7 11,3 51,4 3,8 5,6 2,1 26,6 60 tuổi trở lên 6,8 4,2 9,3 68,7 3,2 3,9 2,4 37,9 Nông thôn 100,0 100,0 100,0 46,6 100,0 100,0 100,0 56,8 15-24 tuổi 21,1 24,6 17,2 37,9 51,8 51,6 52,0 57,0 25-54 tuổi 67,0 64,6 69,7 48,5 44,2 42,2 45,7 58,8 55-59 tuổi 7,0 6,7 7,3 48,6 1,3 2,5 0,3 12,2 60 tuổi trở lên 4,9 4,1 5,8 55,4 2,7 3,7 2,0 41,3 Nguồn: Tổng cục thống kê Bên cạnh đó, nhóm tuổi từ 25 - 54 tuổi cũng là nhóm tuổi có tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhất, lần lượt là 48,1% và 66,4%, trong đó, tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Xét ra, đây là nhóm tuổi lao động chính và có tiềm năng lao động trong tương lai, đây cũng là nhóm lao động đã tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng trong quá trình làm việc và là nguồn lực lao động chính của đất nước, nhưng thực tế nước ta cho thấy, số lượng người thuộc nhóm tuổi này lại có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Điều này đặt ra câu hỏi cho cơ cấu việc làm hiện nay của nước ta, đặc biệt là việc đổ bộ của các công ty gia công may và gia công phần mềm, những công ty này sử dụng một lượng lớn lao động phổ thông hoặc có tay nghề ở độ tuổi từ 18 - 35, nhưng từ trên 35 lại bị sa thải rất nhiều do số tuổi lao động này không còn phù hợp với công việc nữa. Điều này làm gia tăng đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi từ 25 - 54 tuổi. 2.5. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế đến đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Thế giới đang chuyển mình sang thời kỳ công nghệ số với những thành tựu đột phá của cuộc CMCN 4.0 trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Vấn đề tự động hóa thực ra không phải là một hiện tượng mới và sự tác động của nó đến quá trình chuyển hóa môi trường làm việc và ảnh hưởng đến việc làm bởi nguy cơ thay thế người lao động đã có từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây về công nghệ mới sử dụng trí tuệ nhân tạo với hệ thống tự động hóa tích hợp cao, sử dụng robot công nghệ để tăng năng suất lao động trong các dây chuyền sản xuất đang đặt ra nhiều thách thức lớn hơn trước. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã góp phần tạo sự chuyển đổi mô hình kinh tế với nền sản xuất đầu vào là khai thác tài nguyên và lao động với những lao động giản đơn sang nền kinh tế tập trung đầu vào là nguồn lao động tri thức với khoa học công nghệ cao. Chính điều này đang dần làm thay đổi nhu cầu về lao động. Việc làm sẽ là sự dịch chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động giản đơn sang thâm dụng tri thức và thâm dụng công nghệ. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều từ CMCN 4.0. Những ảnh hưởng điển hình có thể kể đến như sau:
  8. 704 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp tăng do xu hướng thay thế lao động con người bằng robot và tự động hóa. Theo dự báo của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong tương lai, một số ngành nghề ở Việt Nam sẽ biến mất do tác động của cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, tích cực hơn, CMCN 4.0 sẽ tạo thêm ngành nghề, việc làm mới mà người máy hay robot không thể đáp ứng được, điều đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, trình độ cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trong Báo cáo “Tương lai của việc làm” (2016) được Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, đề cập 15 nền kinh tế với 1,86 tỷ người lao động được nhóm lại thành 20 nhóm công việc, các tác giả dự đoán hơn 7,1 triệu việc làm bị mất khi thay đổi thị trường lao động trong giai đoạn 2015 - 2020, 2/3 trong số đó tập trung ở các nhóm công việc văn phòng và hành chính. Tuy nhiên, cũng sẽ có thêm tổng số 2 triệu việc làm mới trong một số nhóm công việc nhỏ hơn. Một nghiên cứu của ILO gần đây về vấn đề công nghệ thay đổi việc làm như thế nào đã đưa ra ước tính cao hơn nhiều cho các nước ASEAN: khoảng ba trong năm công việc phải đối mặt với “nguy cơ tự động hóa cao”. Báo cáo cho thấy 86% tổng số việc làm trong ngành da giầy và dệt may ở Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tự động hóa cao do những tiến bộ đạt được của cuộc CMCN 4.0. Điều này sẽ có tác động lớn đến lao động nữ do tỷ lệ lao động nữ làm các công việc có nguy cơ bị tự động hóa cao hơn 2,4 lần so với các lao động nam. Mặc dù nhiều ứng dụng công nghệ cao hiện nay chưa hoàn toàn được đưa vào sử dụng ở trong ngành công nghiệp này, nhưng sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới. Trong ngành điện tử thì xu hướng tự động hóa được hướng tới đó là tự động hóa gắn với con người, tức là có tự động hóa nhưng không hoàn toàn mà vẫn gắn với người điều khiển, như vậy số lượng việc làm trong ngành này tuy có giảm nhưng con số không lớn như đối với ngành dệt may. Thứ hai, xu hướng sử dụng lao động chất lượng cao thay thế cho lao động chất lượng thấp với giá nhân công rẻ. Khi làn sóng 4.0 thâm nhập vào Việt Nam, nguồn lao động trẻ, dồi dào với chi phí thấp mà từ trước tới nay chúng ta luôn coi là lợi thế để thu hút, mời gọi nhà đầu tư thế giới sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh nữa, mà thực sự trở thành gánh nặng của quốc gia. Xu thế hội nhập quốc tế Bên làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cũng mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam, những đồng thời cũng tạo không ít thách thức đối với lực lượng lao động nước nhà. Dưới tác động của toàn cầu hóa, vấn đề lao động việc làm của Việt Nam có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, người lao động được tự do tìm việc, không bị giới hạn bởi lãnh thổ. Xu hướng hội nhập tức là người lao động các nước được tự do di chuyển giữa các quốc gia, người lao động có thể tự do tìm việc ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Việc di chuyển lao động này có hai xu hướng chính, đó là sự di chuyển lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao từ những nước phát triển hơn sang những nước kém phát triển hơn, và sự di chuyển của người lao động phổ thông từ nước kém phát triển sang nước phát triển hơn. Việt Nam là một nước đang phát triển với trình độ lao
  9. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 705 động còn thấp, sẽ có cơ hội đón nhận những lao động trình độ cao hơn từ các nước phát triển tới làm việc, và ngược lại, những lao động phổ thông ở Việt Nam thì di chuyển sang các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Thứ hai, xuất hiện sự cạnh tranh giữa lao động các quốc gia. Xu hướng dịch chuyển lao động giữa các quốc gia này tạo cho Việt Nam cơ hội việc làm cho người lao động, tuy nhiên cũng là thách thức khi người lao động Việt Nam phải cạnh tranh với không chỉ là thị trường lao động trong nước nữa, mà là thị trường lao động toàn cầu. Để có được việc làm với mức thu nhập tốt, buộc người lao động phải nâng cao trình độ và thái độ lao động để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, hoặc phải hạ thấp những yêu cầu về tiền lương hay điều kiện làm việc để có việc làm. Cuộc cạnh tranh này càng khốc liệt hơn khi thế giới đang bước sang cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc làm có thể bị thay thế dần bởi máy móc tự động, người lao động bị mất việc ở các nước phát triển nhưng có tay nghề, trình độ cao hơn, họ chấp nhận rời bỏ thị trường lao động nước họ để tìm kiếm công việc ở những nước đang phát triển, và họ dễ dàng tìm được việc hơn, điều này làm mất nhiều cơ hội việc làm của lao động tại những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Khi tình huống đó xảy ra, thì những lao động được coi là chất lượng cao của Việt Nam cũng phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh khốc liệt và có thể mất việc từ lao động trên thế giới, chứ không chỉ những lao động phổ thông phải đối mặt với việc thất nghiệp do bị thay thế bởi máy móc tự động nữa. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết đặc biệt là với quốc gia có lực lượng lao động chất lượng thấp như Việt Nam. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam trong bối cảnh mới Theo thống kê của Bộ Giáo dục – Đào tạo, tính đến hết năm học 2016 - 2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Đối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện nay cả nước có 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 02 trường trung cấp sư phạm). Về quy mô đào tạo, năm học 2016 - 2017, tổng quy mô sinh viên đại học 1.767.879 sinh viên, giữ ổn định so với năm học 2015 - 2016; quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 sinh viên. Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành III: kinh doanh và quản lý, Pháp luật. (Những khối ngành được thống kê trong giáo dục là: Khối ngành I - Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Khối ngành II - Nghệ thuật; Khối ngành III - Kinh doanh và quản lý, Pháp luật; Khối ngành IV - Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên; Khối ngành V - Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y; Khối ngành VI - Sức khỏe; Khối ngành VII - Nhân văn, Khoa học
  10. 706 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn - du lịch - thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng). Nguồn: vietnamnet.vn Hình 1.3. Cơ cấu sinh viên theo nhóm ngành Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – là ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ chiếm 9% tổng số lao động trình độ cao, trong khi với các nước phát triển tỷ lệ này lên đến 40 – 60%. Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam cho thấy trong số những lao động có kỹ năng cao, có đến gần 1,4 triệu người không có bằng cấp hoặc chỉ có bằng sơ cấp, trung cấp; người có trình độ đào tạo cao đẳng trở lên chiếm 74,3% lao động có kỹ năng cao. Công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp về cả số lượng và chất lượng. Đào tạo cao đẳng và đại học vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đào tạo nghề tỷ lệ thấp. Ngoài ra, chất lượng chương trình giảng dạy của các trường còn thấp, chưa đào tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế. Với chương trình đào tạo hiện nay của các trường đại học, cao đẳng, sinh viên mới ra trường tại Việt Nam thường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng mềm và đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với công việc tại các doanh nghiệp. Cụ thể, phương thức giảng dạy vẫn còn lạc hậu, chưa áp dụng các công nghệ hiện đại mới đang được sử dụng, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật. Trong công tác xây dựng chương trình giảng dạy còn thiếu các chương trình thực tế, dẫn đến thiếu cơ hội cho học sinh, sinh viên áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào các vấn đề cụ thể của xã hội. Thực trạng đạo tào nhân lực như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực cho đất nước trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công ghiệp 4.0, khi mà nhu cầu lao động chất lượng cao, đặc biệt trong các ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin cần ngày càng nhiều, và chất lượng nhân lực thế giới với nhân lực Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn. Thêm vào đó, tình trạng người lao động thiếu định hướng trong việc chọn ngành nghề từ bậc phổ thông cũng khiến cho cung lao động của Việt Nam gặp nhiều vấn đề. Với tâm lý bằng cấp, hầu hết người lao động đều lựa chọn học đại học hoặc sau đại học mà không chú trọng đến cầu nhân lực cũng như học nghề, điều này dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay và tình trạng người lao động có bằng đại học nhưng chấp nhận làm những công việc không cần chuyên môn kỹ thuật. Sinh viên Việt Nam cũng chưa định hướng tốt những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu.
  11. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 707 Một khảo sát của ILO (2016) cho thấy đa số sinh viên Việt Nam lựa chọn khối ngành kinh tế, trong khi khối ngành kỹ thuật có nhu cầu lao động rất lớn lại không được sinh viên lựa chọn nhiều. Ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học (STEM) được 23% sinh viên nam và 9% sinh viên nữ của Việt Nam lựa chọn. Như vậy đối với ngành căn bản tạo năng lực sản xuất dài hạn, có nhu cầu cao trong thời kỳ hội nhập và cuộc cách mạng 4.0 như nhóm ngành STEM thì sinh viên Việt Nam dường như không quá mặn mà và tỷ lệ này thấp hơn hẳn mức trung bình trong ASEAN: 28% sinh viên nam và 17% sinh viên nữ. 3. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động lớn đến lao động và việc làm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh những tác động tích cực đem lại cơ hội tốt, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến lao động và việc làm của Việt Nam. Hội nhập quốc tế là quá trình tất yếu mà mọi quốc gia muốn phát triển đều phải tham gia, bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang dần có những ảnh hưởng ngày càng lớn hơn đến Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để người lao động Việt Nam không bị thua thiệt mà có thể hưởng lợi từ các xu thế này mang lại. Với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, nhưng còn hạn chế về chất lượng, bên cạnh đó, việc đào tạo nhân lực còn chưa thực sự hiệu quả và chưa sát với nhu cầu của thị trường cả về chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Qua nghiên cứu về nguồn nhân lực Việt cũng như những xu hướng tác động của hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới lao động và việc làm, tôi xin khuyến nghị một số giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực trong nước như sau: Đối với cơ sở đào tạo: - Tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc đào tạo người lao động suy cho cùng cũng là để người lao động có những kiến thức, kỹ năng đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Việc đào tạo lao động hiện nay thường bị doanh nghiệp phàn nàn là không đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo là một việc làm cần thiết để cơ sở đào tạo có thể hiểu rõ hơn nhu cầu của thị trường đối với những kiến thức, kỹ năng của ngành nghề chuyên môn mình đào tạo, mà thiết lập chương trình đào tạo và đội ngũ nhân lực đào tạo cho phù hợp. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp liên kết với nhau như thể chuỗi sản xuất, mà sản phẩm ở đây chính là “sức lao động” của những học viên. Nhà trường chịu trách nhiệm “sản xuất” và doanh nghiệp “tiêu thụ”, như vậy cung – cầu lao động dễ dàng tìm được nhau hơn. Doanh nghiệp có thể đóng vai trò như một phần của cơ sở đào tạo, tiếp nhận học viên, sinh viên về làm việc thực tế thực sự trong một thời gian (khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn, tùy từng ngành nghề đào tạo) như chế độ học việc, người sử dụng lao động không phải trả chi phí cho lao động học việc này, còn học viên thì được tiếp xúc làm thực tế với công việc ngay, để khi đi làm thực sự, họ đã có đủ những kỹ năng, hiểu biết cần thiết để làm việc ngay mà không mất nhiều thời gian làm quen, đào tạo. Cơ chế học việc này phải tiến hành thực sự, có cam kết giữa doanh nghiệp với nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng và đánh giá chất lượng học việc của học viên, tránh làm hình thức.
  12. 708 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - Chủ động đổi mới toàn diện trong các cơ sở đào tạo Các cơ sở đào tạo không thể vẫn sử dụng phương pháp cũ, thiếu tính tương tác, thiếu thực tiễn của mô hình sản xuất mới để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc CMCN 4.0. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu và đào thải rất cao. Hệ thống đào tạo cả nước cần sớm đổi mới nội dung và chương trình đào tạo nhằm đáp ứng trước những thay đổi từ thực tiễn. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một số chuyên ngành và kỹ năng, kiến thức mới cần được các trường nghiên cứu, bổ sung như: Cơ điện tử; công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực khoa học dữ liệu, an ninh, an toàn thông tin... Đặc biệt, đổi mới phương thức đào tạo và quản trị đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy và nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi trường mới, đội ngũ giảng viên giáo phải có những năng lực mới, năng lực sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Bên cạnh hoạt động đào tạo, cần tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở, đặc biệt chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương tác… Một số khuyến nghị khác: - Nâng cao chất lượng dự báo cung – cầu lao động và có công tác định hướng cho người học khi đăng ký học các ngành chuyên môn. Thực tế nguồn lao động đã qua đào tạo của nước ta (như đã phân tích trong phần 2) còn có sự chênh lệch lớn giữa số lượng đào tạo và nhu cầu thực tế của các ngành nghề. Như hiện nay, số người được đào tạo các lĩnh vực liên quan đến quản trị kinh doanh rất nhiều và hầu hết là trình độ cao (trình độ đại học trở lên) nhưng không tìm được việc làm do cung quá lớn mà cầu thì ít. Bởi vậy, công tác dự báo cung – cầu thị trường lao động và định hướng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo là rất quan trọng và cần được thực hiện sớm để khắc phục tình trạng hiện tại. Các trường cấp THPT nên có những buổi hướng nghiệp cho học sinh để cung cấp cho các em thông tin đầy đủ về thị trường lao động, những xu hướng ngành nghề trong tương lai để các em có những chuẩn bị cho bản thân trong việc chọn ngành và chọn trường. - Tạo môi trường cạnh tranh giữa cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo. Mỗi cơ sở đào tạo là một nhà cung cấp dịch vụ giáo dục, nhưng từ trước tới này, cơ sở đào tạo luôn bị ảnh hưởng bởi truyền thống và sự bao cấp của nhà nước, mà quên đi mất điều này. Sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo gần như không có. Hiện nay, chính phủ đang áp dụng chính sách tự chủ tài chính cho các cơ sở đào tạo công lập trong cả nước, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đây là một hướng đi đúng. Các cơ sở đào tạo cần phải có sự cạnh tranh để tự nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường, khi đó, người học sẽ là người trả tiền để hưởng dịch vụ giáo dục tốt, như vậy chất lượng đào tạo sẽ thực sự ngày càng đươc cải thiện.
  13. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 709 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phạm Trọng Nghĩa, (2010), Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa, luận án TS - Đại học Brunel. 2 Tổng cục Thống kê, (2018), Báo cáo điều tra lao động - việc làm quý II/2018. 3 Nhóm tác giả Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, (2018), Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, Trung tâm thông tin – Tư liệu Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. 4 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-va-van-de- viec-lam-va-quan-he-lao-dong-142690.html. 5 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi-binh-luan/nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-viet- nam-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-142571.html.
nguon tai.lieu . vn