Xem mẫu

  1. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” TÁC ĐỘNG CỦA CPTPP ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Nguyễn Hoàng Nam - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Email: nguyenhoangnam2506@gmail.com Tóm tắt: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực vào ngày 14/01/2019 đối với Việt Nam. Vai trò của Hiệp định CPTPP đối với phát triển kinh tế - xã hội là vô cùng quan trọng. Trên cơ sở về thực trạng hoạt động kinh tế - xã hội, nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của CPTPP đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương trong thời gian tới. Từ khóa: CPTPP, duyên hải Nam Trung Bộ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI. Phát triển kinh tế luôn là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới, mang lại cơ hội lớn cho thương mại và mở rộng[1]. Để nền kinh tế phát triển bền vững, ngoài các vấn đề về dân số, lao động,..thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quan trọng, khẳng định vị thế kinh tế của quốc gia. Với điều kiện thuận lợi trong vị trí giao thương và nhiều tiềm năng chưa khai thác, Việt Nam luôn thu hút và hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Với sự cởi mở hơn trong chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam gần đây đã ký kết nhiều hiệp định và điều ước quốc tế hội nhập toàn cầu như Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)[2]. Với CPTPP, đây được xem là tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn mới của nền kinh tế hội nhập. 1. Vai trò của CPTPP đối với phát triển kinh tế - xã hội CPTPP có nguồn gốc từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ban đầu, TPP là thỏa thuận dưới dạng hợp tác kinh tế của các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore đàm phán vào ngày 03/06/2005[3]. Sau đó, ngày 04/02/2016, nhiều nước đồng ý tham gia ký kết, trong đó có Việt Nam với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định TPP lúc đầu có sự tham gia của Hoa Kỳ, tuy nhiên, vì chính sách của tổng thống hiện thời là Donald Trump, Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này vào cuối năm 2016. Ngày 11/11/ 2017, các bộ trưởng quốc gia tham gia TPP đã thống nhất và đi đến thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11 (11 quốc gia là thành viên), sửa đổi tên gọi chung cho hiệp định là CPTPP tới hiện nay.
  2. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” Việc đạt được các mục tiêu thông qua các cam kết CPTPP sẽ góp phần cải thiện sự đổi mới, năng suất và khả năng cạnh tranh bằng cách giải quyết các vấn đề mới, bao gồm Internet và sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số, vai trò và sự tham gia tăng cường của các doanh nghiệp nhà nước vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và đầu tư quốc tế. Về m t kinh tế, thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%. Bên cạnh việc tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, tham gia CPTPP còn mang ý nghĩa về m t xã hội. CPTPP góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động[4]. Những nước thành viên khi tham gia CPTPP đều được loại trừ những rào cản như chi phí giao dịch, lộ trình cắt giảm thuế, hạn ngạch thuế quan, phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và nhiều khía cạnh khác trong vấn đề thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, lao động,….Bên cạnh đó, CPTPP còn mang ý nghĩa là chất xúc tác cho tái cấu trúc kinh tế và cải cách chính sách kinh tế, nâng cao năng lực đàm phán của các quốc gia trong khu vực trên trường quốc tế[5]. Ngoài ra, việc tham gia CPTPP còn thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, không những khẳng định vai trò và vị thế địa chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn thực sự nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN, trong khu vực và trên trường quốc tế[6]. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, vai trò của CPTPP trong quá trình phục hồi phát triển kinh tế sau dịch Covid-19 trong khu vực và trên thế giới lại càng thể hiện rõ rệt hơn nữa[7]. Với kết quả tăng trưởng kinh tế ở mức dương trong năm 2020, kinh tế Việt Nam là một trong số ít những quốc gia trên thế giới có sự ổn định trong điều hành và tốc độ phục hồi kinh tế. CPTPP mang lại nhiều cơ hội phát triển thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học - công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam, đồng thời, đa dạng hóa quan hệ hợp tác, bổ sung động lực tăng trưởng và giảm phụ thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế lớn[8]. 2. Thực trạng hoạt động kinh tế - xã hội tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có 8 tỉnh thành, bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tính đến năm 2019, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có 378/825 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm
  3. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” 45,82% tổng số xã trong vùng (tăng 34,42% so với cuối năm 2015), mức độ tăng cao hơn so với bình quân cả nước là 33,65% nhưng thấp hơn so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,8%)[9]. Xem xét về chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2019, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có IIP tương đối đồng đều. Tính đến cuối năm 2019, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có IIP cao nhất vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, lần lượt là 143.6 và 133. Hình 1. Chỉ số sản xuất công nghiệp các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2012- 2019 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2. Mật độ dân số của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tương đối thấp, ngoại trừ Thành phố Đà Nẵng có mật độ dân số khá cao thì các tỉnh thành khác đều khá thấp.
  4. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” Hình 2. Mật độ dân số (Người/km2) các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2012-2019 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Trong giai đoạn 2008-2019, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có xu hướng gia tăng. Thành phố Đà Nẵng đứng đầu về tỷ lệ này với 44.6%, tiếp theo là Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Quảng Nam, Phú Yên và cuối cùng là Bình Thuận. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…[10]
  5. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” Hình 3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2008- 2019 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 3. Tác động của CPTPP đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ 3.1 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam CPTPP sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Khi các cam kết CPTPP chưa có hiệu lực, thuế quan sẽ tiếp tục theo xu hướng của giai đoạn 2008-2016 đến năm 2035[11]. Trong giai đoạn từ 1988-2019, tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép tại Việt nam có sự tăng trưởng rõ rệt. Nếu giai đoạn từ 1988-1990, tổng số dự án chỉ dừng lại ở 211 dự án thì đến cuối năm 2019, số dự án trong năm đã tăng lên đáng kể 4028 dự án. Đ c biệt, từ năm 2016 đến nay, số dự án Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép có sự duy trì và tăng trưởng ổn định qua từng năm.
  6. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” Hình 4. Số dự án Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 1988-2019 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Bên cạnh sự gia tăng về số dự án, tổng vốn đăng ký và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có sự gia tăng đáng kể. Trong năm 2019, tổng vốn đăng ký và thực hiện lần lượt đạt 38.951 và 20.380 Triệu đô la Mỹ, trong đó, tổng vốn đăng ký tăng hơn 25 lần so với giai đoạn 1988-1990 và 107% so với năm 2018. Tổng vốn thực hiện cũng tăng tương ứng 47 lần so với năm 1991 và 106% so với năm 2018. Hình 5. Tổng vốn đăng ký và thực hiện giai đoạn 1988-2019 (Nguồn: Tổng cục thống kê) CPTPP góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư của các quốc gia trong khối CPTPP như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Mexico sẽ lựa chọn Việt Nam là nơi đầu tư kinh doanh, qua đó dòng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam trong thời gian tới. Với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam sẽ có cơ hội để phát triển ở nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân[12]. Năm 2019, Nhật Bản là nước có mức độ sụt
  7. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” giảm vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam mạnh nhất, từ gần 9 tỷ USD năm 2018 sụt xuống còn hơn 4 tỷ USD năm 2019, tức là giảm khoảng 53% so với năm 2018. Cùng với Nhật Bản, Australia và Malaysia cũng là những nước đầu tư vào Việt Nam năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018 với mức sụt giảm tương ứng là khoảng 62% và khoảng 51%. Ở chiều ngược lại, một số nước chưa có quan hệ FTA với Việt Nam như Canada và Mexico lại ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Cụ thể, vốn đăng ký từ Canada vào Việt Nam năm 2019 đạt 178,5 triệu USD, tăng hơn 95% so với năm 2018 trong khi vốn đăng ký từ Mexico vào Việt Nam năm 2019 đạt 120.000 USD, tăng trưởng gần 1100% so với năm 2018[13]. 3.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ du lịch. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh vùng Nam Trung Bộ bị thu hút bởi nhiều yếu tố, bao gồm: chi phí lao động giá rẻ, sức mạnh thiết chế pháp lý và mức độ đảm bảo an toàn xã hội. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019, các tỉnh thành Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ghi nhận có 775 dự án tại Đà Nẵng, 218 dự án tại Quảng Nam, 61 dự án tại Quảng Ngãi, 87 dự án tại Bình Định, 47 dự án tại Phú Yên, 113 dự án tại Khánh Hòa, 52 dự án tại Ninh Thuận và 147 dự án tại Bình Thuận. Số vốn đăng ký (Triệu USD) tương ứng lần lượt như sau: 5534.9 tại Đà Nẵng, 6126.5 tại Quảng Nam, 1844.7 tại Quảng Ngãi, 802.5 tại Bình Định, 1989.4 tại Phú Yên, 4298.5 tại Khánh Hòa, 1710.8 tại Ninh Thuận và 3730.3 tại Bình Thuận. Hình 6. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (Nguồn: Tổng cục thống kê)
  8. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” Nhìn vào thống kê trên, có thể nhận thấy rằng sự phân bố dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giữa các địa phương trong vùng là không đồng đều. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành lớn như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh ở các tỉnh thành này có sự ổn định, tạo sự an tâm cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, góp vốn. Nếu so với nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của cả nước, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng với tư cách là vùng kinh tế động lực cho miền Trung và Tây Nguyên[14]. 4. Một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình thực hiện CPTPP Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là cần thiết để phát triển kinh tế bền vững. Tại Việt Nam nói chung và các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nói riêng cần có những chiến lược phù hợp trong xây dựng pháp luật, minh bạch chính sách thị trường đầu tư, phát triển các ngành nghề mũi nhọn của tỉnh để phát huy tiềm năng vốn có. Một là, các cơ quan ban ngành vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật và thể chế quản lý kinh tế tại địa phương, tuân thủ các quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài, xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, đ c biệt là hệ thống thông tin để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, trong đó có cam kết đ t ra trong Hiệp định CPTPP về an ninh thông tin. Hai là, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ cần thống nhất cơ chế hoạt động thông tin thị trường, xúc tiến thương mại để kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình thị trường, chính sách thương mại và các biện pháp của hàng hóa tại các thị trường nhập khẩu, nhất là của các nước đối tác CPTPP. Để làm được điều này, các tỉnh cần nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên với trình độ cao, phù hợp với tốc độ phát triển của thông tin và công nghệ. Ba là, Việt Nam nói chung và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nên chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc phát triển kinh tế một số ngành mũi nhọn, để từ đó phát triển tiềm năng địa phương. Đơn cử nhất là ngành du lịch. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông, bao gôm: đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển với hệ thống cảng biển tương đối hoàn thiện, nhiều đảo, phù hợp với phát triển ngành du lịch. Ngoài ra, với lợi thế về khai thác thủy sản, khoáng sản, một số tỉnh thành trong vùng nên mở rộng kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tận dụng tối đa các thế mạnh hiện có để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại địa phương.
  9. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” 5. Kết luận Nhìn chung, CPTPP có tác động tích cực tới kinh tế Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng, cụ thể là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong thời gian tới đây, để phát huy hiệu quả trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các tỉnh thành thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ cần xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực tại địa phương để vấn đề hội nhập kinh tế mang lại nhiều lợi ích hơn nữa. Ngoài ra, vấn đề nào cũng có hai m t, phát triển kinh tế phải đi kèm với phát triển xã hội và tài nguyên môi trường, cần có những chính sách, quy trình rõ ràng trong phát triển công nghệ tiên tiến và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách chọn lọc, thân thiện môi trường. Tài liệu tham khảo [1] Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) available at https://www.international.gc.ca/trade-commerce/trade-agreements-accords- commerciaux/agr-acc/cptpp-ptpgp/index.aspx?lang=eng (Accessed on 20/10/2021). [2] Hoang, A. D. (2019). Attracting Foreign Direct Investment in Vietnam – Opportunities and Threats. Journal of Investment and Management, Vol.8, Issue 2, pp.53-59. [3] Upreti, P. N. (2017). From TPP to CPTPP: Why Intellectual Property Matters. Journal of Intellectual Property Law & Practice, Vol.13, No.2. [4] Bộ Công Thương. Quá trình hình thành CPTPP. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) xem trực tuyến tại http://cptpp.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=9040e56c-c3f5-4592-9fe7- baa47f75a7c0 (Truy cập lần cuối ngày 20/10/2021) [5] Báo Kinh tế và Đô thị (2018). CPTPP và vai trò của Việt Nam xem trực tuyến tại https://trungtamwto.vn/chuyen-de/10870-cptpp-va-vai-tro-cua-viet-nam (Truy cập lần cuối ngày 20/10/2021) [6] Vân Thanh (2018). Tham gia CPTPP khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam. Trang tin điện tử Đảng bộ TPHCM xem trực tuyến tại https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tham-gia-cptpp-khang-dinh-vai-tro-va-vi-the-dia-chinh- tri-quan-trong-cua-viet-nam-1491849201 (Truy cập lần cuối ngày 20/10/2021) [7] Lê Thúy (2020). CPTPP đóng vai trò quan trọng trong phục hồi kinh tế hậu Covid-19. VNBusiness xem trực tuyến tại https://vnbusiness.vn/viet-nam/cptpp-dong-vai-tro-quan- trong-trong-phuc-hoi-kinh-te-hau-covid-19-1070450.html (Truy cập lần cuối ngày 20/10/2021) [8] Nguyễn Minh Phong (2020). Chính sách vượt qua tác động của dịch Covid-19, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Báo Nhân dân xem trực tuyến tại https://nhandan.com.vn/tin-tuc-
  10. View publication stats Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” kinh-te/chinh-sach-vuot-qua-tac-dong-cua-dich-covid-19-nham-phuc-hoi-va-phat-trien-kinh- te--620553/ (Truy cập lần cuối ngày 20/10/2021) [9] Đình Tăng (2019). Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên hướng tới phát triển nông thôn toàn diện, bền vững. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xem trực tuyến tại https://dangcongsan.vn/kinh-te/duyen-hai-nam-trung-bo-va-tay-nguyen-huong-toi-phat-trien- nong-thon-toan-dien-ben-vung-534332.html (Truy cập lần cuối ngày 20/10/2021) [10] Tổng cục thống kê (2021). Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2020 xem trực tuyến tại https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/thong- cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2020/ (Truy cập lần cuối ngày 20/10/2021) [11] Su, H. V. and Hoi. L. Q (2019). The impact of participation in the comprehensive and progressive trans-pacific partnership agreement on exports: The case of Vietnam. Management Science Letters, Vol.9, pp.1269-1280. [12] Ngô Văn Vũ, Nguyễn Thùy Dương và Phạm Văn Nghĩa (2019). Tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 05/2019. [13] Vụ Chính sách thương mại đa biên (2020). Vai trò điều phối của Bộ Công Thương trong việc triển khai thực hiện CPTPP để đạt được kết quả sau 1 năm thực thi xem trực tuyến tại http://cptpp.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=8be36248-117a- 4530-814c-555746b31c92&id=63d552f4-7048-42c8-9676-10619bbe79c2 (Truy cập lần cuối ngày 20/10/2021) [14] Hoàng Hồng Hiệp (2020). Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Nam Trung Bộ: Những nhân tố và sự phân bổ không gian, Chương 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự định vị FDI tại các tỉnh vùng Nam Trung Bộ, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
nguon tai.lieu . vn