Xem mẫu

  1. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp ven biển và giải pháp thích ứng Vũ Văn Doanh(1), Phạm Hồng Tính(1), Hoàng Thị Huê(1), Nguyễn Thị Thanh(2) (1) Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Bộ TN&MT (2) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về tác động của nước biển dâng (NBD) đến dải ven bờ được thực hiện trong giai đoạn 1994 - 1996 là dự án “Đánh giá tổn thương và định hướng quản lý tổng hợp dải ven bờ biển Việt Nam” đã chỉ ra rằng: thiệt hại do ngập lụt hằng năm ước tính khoảng 720 triệu USD và trong 30 năm tới con số này có thể tăng gấp 10 lần do phát triển và đầu tư vào những vùng đất có mức độ rủi ro cao; giá trị này bằng khoảng 3% và 5% GDP của các năm 1995 và 2025 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003). Bên cạnh đó, nghiên cứu tổng quan của ADB (2009) về kinh tế trong điều kiện BĐKH ở khu vực phía Nam Châu Á cũng đã xác định, tại Việt Nam nhiệt độ và mực NBD có thể tăng thêm 4,80C và 70 cm vào cuối thế kỷ 21, đồng thời sản lượng lương thực có thể giảm tới 15%. Nghiên cứu cũng ước tính chi phí trung bình cho các biện pháp thích ứng trong nông nghiệp và dải ven bờ của 4 nước Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam (tập trung chủ yếu cho xây dựng đê biển và phát triển các giống cây trồng chịu hạn và nóng) khoảng 5 tỷ USD/năm vào năm 2020 (ADB, 2009). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ước tính, nếu mực nước biển dâng 100 cm thì khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập. Theo đó Nam Định là một trong hai tỉnh (cùng với Thái Bình) có nguy cơ ngập cao nhất với khoảng 58,0% diện tích toàn tỉnh (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Thời gian gần đây, khi Cơ chế quốc tế Warsaw về tổn thất và thiệt hại do BĐKH được thành lập từ năm 2013 và Thỏa thuận Paris về BĐKH được thông qua năm 2015, tác động của BĐKH, NBD đến khu vực ven biển và 404
  2. tài nguyên đất ngày càng được quan tâm nghiên cứu ở cả trên Thế giới cũng như tại Việt Nam. Nhằm đánh giá định lượng mức độ gây thiệt hại của BĐKH, NBD tới sử dụng đất nông nghiệp (gồm các nhóm đất như: nuôi trồng thủy sản, rừng ngập mặn, đất làm muối và đất trồng lúa) cùng một số điều kiện cơ sở hạ tầng đi kèm, nghiên cứu này tập trung vào tính toán thiệt hại kinh tế của BĐKH, NBD tới sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển tỉnh Nam Định tại các thời điểm năm 2020 - 2050 ứng với mực NBD từ 12- 32 cm (kịch bản RCP6.0) dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010, 2015 và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định năm 2020. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để địa phương thực hiện các giải pháp quản lý, sử dụng đất thích hợp, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1. Tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1 Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp Dokuchaev (1883) đã cho rằng đất được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ và mẫu chất, sinh vật, khí hậu, địa hình, và thời gian. Như vậy, cùng với đá mẹ, khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành các loại đất khác nhau ở các khu vực trên thế giới. Vì thế, khi điều kiện khí hậu thay đổi theo hướng cực đoan như nhiệt độ ngày càng gia tăng, lượng mưa giảm, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, bão, mưa lớn… sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đất, đặc biệt là hàm lượng các dinh dưỡng trong đất bị mất đi do đất bị rửa trôi, xói mòn, hoang hóa, khô hạn và sa mạc hóa. Cùng với NBD, thiên tai, bão lũ gia tăng sẽ làm một phần diện tích đất bị nhiễm mặn, ngập úng, dẫn đến giảm diện tích đất nông nghiệp… Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có thể thay đổi: đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản do ngập và mặn, đất lâm nghiệp có thể bị thu hẹp do nước biển dâng… Điều này khiến nhiều khu vực bị mất đất canh tác, đất ở và các loại đất khác. Với sự tăng lên của nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất, ranh giới các đới khí hậu tự nhiên theo chiều ngang và chiều thẳng đứng sẽ bị thay đổi. 405
  3. Trung bình, khi nhiệt độ tăng lên 10C, ranh giới khí hậu tự nhiên sẽ xê dịch về phía vĩ độ cao 100 - 200 km, kéo theo nhiều thay đổi về điều kiện sử dụng đất đai ở các vùng. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2011) đã đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất ở các vùng trọng điểm ở nước ta với một số lưu ý như sau: Vùng miền núi và Trung du Bắc Bộ: ranh giới của cây trồng nhiệt đới tiến về phía vùng núi cao hơn, phạm vi phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới điển hình mở rộng hơn, phạm vi phát triển cây trồng á nhiệt đới ngày càng thu hẹp. Sản xuất nông nghiệp phải có nhiều thay đổi để thích ứng với tình trạng nhiệt độ cao hơn, mùa lạnh ngắn đi và mùa mưa nóng dài thêm, mùa mưa thất thường, hạn hán và lũ lụt gia tăng. Vùng đồng bằng sông Hồng: Thời gian thích nghi của một số loại cây trồng á nhiệt đới rút ngắn lại, vai trò của vụ đông giảm tầm quan trọng; cơ cấu cây trồng, thời vụ, biện pháp thâm canh sản xuất đều phải điều chỉnh. Chi phí sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên. Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, tăng khó khăn cho nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản. Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ: cơ cấu cây trồng, thời vụ thay đổi do tình trạng nắng nóng, hạn hán khốc liệt và dài hơn. Chi phí cho sản xuất nông nghiệp tăng lên, diện tích rừng ngập mặn thu hẹp, xói lở gia tăng và gây nhiều khó khăn cho nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế biển. Vùng Tây Nguyên: sản xuất cây công nghiệp gặp khó khăn do khô hạn. Rừng á nhiệt đới có thể mất đi một phần diện tích đáng kể, giảm đi về chất lượng do sự dịch chuyển vành đai á nhiệt đới về phía cao hơn. Các cây nhiệt đới điển hình, nhất là cây công nghiệp có khả năng phát triển trên cả những nơi hiện có điều kiện nhiệt ít nhiều thấp hơn tiêu chuẩn nhiệt đới. Diện tích và chất lượng rừng nhiệt đới và cả động vật có giá trị cao sẽ ngày càng suy giảm, nguy cơ cháy rừng, khai phá rừng ngày một trở nên hiện hữu. Vùng Đông Nam Bộ: gia tăng hạn hán, làm giảm năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Ảnh hưởng xấu đến các loài thực vật quý hiếm ở vườn quốc gia Cát Tiên và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. 406
  4. Vùng đồng bằng sông Cửu Long: nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước trở nên kém bền vững hơn, một số sinh vật có thể bị tiêu diệt. Tăng lượng nước nhiễm mặn và các chất ô nhiễm công nghiệp gây suy thoái đất trên các đồng bằng. Nước mặn lấn sâu vào nội địa vừa làm mất địa bàn sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt vừa làm giảm nguồn nước sinh hoạt của dân cư cũng như nguồn nước tưới cho cây trồng và đặc biệt là các cây ăn quả. Việt Nam là một quốc gia đi lên từ sản xuất nông nghiệp nhưng được xếp vào nhóm quốc gia có tỉ lệ bình quân đất trên đầu người thấp trên thế giới. Cụ thể, sở hữu đất nông nghiệp bình quân đầu người ở Việt Nam hiện chỉ khoảng 0,07 ha; Con số này chỉ bằng 1/4 so với Thái Lan (khoảng 0,27 ha/người). Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của thế giới đã đạt gần 0,2 ha (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, 2018). Cho nên, khi BĐKH, NBD xảy ra sẽ gia tăng nhanh chóng diện tích hoang mạc ở các vùng khô hạn, bán khô hạn, kể cả một số vùng ẩm ướt. Diện tích đất liên quan đến hoang mạc hóa phân bố trên khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Tây Bắc và Duyên hải Miền Trung. Theo Nguyễn Đình Bồng và nnk (2013) có trên 50% diện tích đất tự nhiên cả nước (3,2 triệu ha đất đồng bằng, 13 triệu ha đất đồi núi) bị thoái hóa. Đặc biệt có 0,82 ha đất phèn nông, 0,54 triệu ha đất cát, 2,06 triệu ha đất xám bạc màu thoái hóa, 0,5 triệu ha đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, 0,24 triệu ha đất mặn sú vẹt đước và mặn nhiều, 0,47 triệu ha đất lầu úng, 8 triệu ha đất tầng mỏng và vùng đồi núi. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn cho việc sử dụng đất của nước ta hiện nay. 2.1.2 Tác động của việc sử dụng đất đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng Hoạt động nông nghiệp với nguồn phát thải gồm khí mê-tan (CH4) và ôxit nitơ (N2O). Phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp có thể lên tới 14% tổng lượng khí thải CO2, 84% tổng lượng phát thải N2O và 47% tổng phát thải CH4 (IPCC, 2007). FAO báo cáo rằng nông nghiệp chiếm một phần ba (1/3) sự nóng lên toàn cầu và sự thay đổi khí hậu. Có tới 12/43 tỷ tấn CO2 tương đương phát thải vào môi trường từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi rừng trồng và đốt các phế phụ phẩm nông nghiệp, trong đó 73% là từ chăn nuôi và quản lý phân chuồng (Scialabba 407
  5. N., 2015). Đất nông nghiệp được biết đến là một nguồn phát thải N2O, ước tính đóng góp 6,1% vào sự ấm lên toàn cầu (IPCC, 2007). Sự phát thải khí nhà kính còn tiếp tục gia tăng bình quân 1,6%/năm qua các năm do sự phát triển của kinh tế toàn cầu từ 2,7 tỷ tấn CO2 tương đương năm 1961 lên 5,3 tỷ tấn CO2 tương đương năm 2014. Bên cạnh đó, phát thải từ năng lượng dùng cho nông nghiệp góp thêm vào phát thải toàn cầu 785 triệu tấn CO2 tương đương năm 2010, tăng 75% kể từ năm 1990. Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2014), lượng phát thải khí nhà kính do sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng là một trong những nguyên nhân tác động tới BĐKH, NBD toàn cầu. Một số nghiên cứu của Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chỉ ra, canh tác nông nghiệp tạo ra nguồn phát thải khí (NH4, CO2) gây gia tăng hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân của BĐKH, NBD. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), tổng lượng phát thải khí nhà kính ở nước ta năm 2010 là 246,8 Tg CO2 (1 Tg CO2 = 1 triệu tấn CO2 tương đương), trong đó, phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp là 88,3 Tg CO2, chiếm 35,8% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia (đứng thứ hai sau lĩnh vực công nghiệp), khu vực trồng lúa nước có lượng phát thải cao nhất (50,49%) trong lĩnh vực nông nghiệp. 2.2. Cách tiếp cận và các đối tượng trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp Có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của BĐKH nói chung và NBD nói riêng. Theo IPCC (2007) có 3 cách tiếp cận: tiếp cận tác động (impact approach), tiếp cận tương tác (interaction approach) và tiếp cận tổng hợp (integrated approach). Mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Việc lựa chọn cách tiếp cận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như yêu cầu đánh giá, phạm vi, khung thời gian và nguồn lực cho phép (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2012).. Dựa trên phạm vi đánh giá và khung thời gian đã xác định ở trên, cách tiếp cận đánh giá thường được thực hiện như sau: - Đầu tiên đánh giá tác động của BĐKH, NBD ở thời điểm hiện tại (ứng với các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường hiện tại); 408
  6. - Sau đó đánh giá tác động của BĐKH, NBD trong tương lai (thực hiện theo các kịch bản BĐKH, NBD và điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường trong tương lai của địa phương); - Đánh giá tác động của BĐKH, NBD được cập nhật khi các kịch bản BĐKH, NBD được cập nhật; - Đánh giá tác động của BĐKH, NBD có thể được thực hiện theo ngành, theo vùng địa lý, theo ranh giới hệ sinh thái hay theo lưu vực sông v.v...; - Đánh giá tác động của BĐKH, NBD cần có sự tham gia của các bên liên quan ở địa phương, trong đó, cộng đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng; - Các yếu tố về giới cần được xem xét trong quá trình đánh giá tác động của BĐKH, NBD. Trong phạm vi nghiên cứu này tập trung trình bày đối tượng đánh giá tác động của BĐKH, NBD tới nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất trồng lúa, đất rừng ngập mặn, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối. 2.3. Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng Đánh giá tác động của BĐKH, NBD đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới với các cách tiếp cận và phương pháp khác nhau tùy thuộc vào các đối tượng bị tác động. IPCC (2001) trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 (TAR) đã nêu ra 4 nhóm phương pháp đánh giá tác động của BĐKH, NBD: (1) Phát hiện qua vật chỉ thị của các hệ sinh thái; (2) Dự đoán ảnh hưởng; (3) Đánh giá tổng hợp; (4) Giá và giá trị (lượng giá). Trong 4 nhóm phương pháp này, mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định, đáng lưu ý là phương pháp giá và giá trị. Phương pháp này xác định giá trị kinh tế phụ thuộc vào quan điểm về giá như chi phí cơ hội của các nguồn tài nguyên. Giá cũng có thể phụ thuộc vào thị trường là cạnh tranh hay độc quyền và vào các yếu tố bên ngoài đã được quốc tế hóa hay không. Giá cũng phụ thuộc vào tỷ lệ hạ giá khác nhau giữa các nước trong tương lai và khác nhau theo thời gian. Tác động của những điểm chưa 409
  7. chắc chắn cũng cần được đánh giá nếu xác suất của các kết quả đạt được có thể khác nhau được biết trước. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2011) đã hướng dẫn 4 nhóm phương pháp đánh giá tác động của BĐKH, NBD đến các ngành và lĩnh vực khác nhau bao gồm: phương pháp thực nghiệm, phương pháp ngoại suy các số liệu lịch sử, phương pháp sử dụng các trường hợp tương tự và phương pháp chuyên gia. Trong đó, các nghiên cứu đã khuyến cáo các phương pháp đánh giá tác động của BĐKH, NBD từng ngành, lĩnh vực cụ thể khác nhau như tài nguyên nước, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, sức khỏe cộng đồng và y tế, giao thông, mạng lưới cấp thoát nước, quy hoạch sử dụng đất đô thị, công nghiệp và dịch vụ đô thị, và năng lượng. Đồng thời Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu cũng khuyến cáo quy trình đánh giá tác động của BĐKH, NBD theo 7 bước như sau. - Bước 1: Xác định các kịch bản BĐKH, NBD, - Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển, - Bước 3: Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá, - Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH, NBD - Bước 5: Đánh giá tác động do BĐKH, NBD theo kịch bản (Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội), - Bước 6: Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do các tác động của BĐKH, NBD - Bước 7: Đánh giá khả năng thích ứng với các rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương. 410
  8. Bảng 1. Các tiêu chí và thông tin dùng trong đánh giá tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng liên quan tới sử dụng đất nông nghiệp Những tác động Phương Lĩnh Tiêu chí đánh giá Những rủi ro và thiệt chính của biến pháp vực tác động hại có thể xảy ra đổi khí hậu đánh giá - Nhiệt độ tăng - % Diện tích đất Giảm/mất diện tích - Nước biển canh tác nằm trong đất nông nghiệp canh dâng; khu vực trũng/khu tác - Bão và áp thấp vực khô hạn - Đất bị nhiễm mặn nhiệt đới; - % Năng suất canh do nước biển dâng - Lũ lụt, hạn tác nông nghiệp biến - Giảm năng suất hán, các hiện động hàng năm nông nghiệp Nông tượng cực đoan - Vùng nông nghiệp - Thiệt hại mùa nghiệp khác chịu ảnh hưởng bão, màng. - Lập bản và an lũ - Nhiều loại giống đồ ngập ninh - Các loại giống cây cây trồng bị thoái hóa lụt lương trồng khó thích ứng làm giảm sản - Khảo sát thực với thay đổi khí hậu lượng và nghiên - Tỷ lệ người dân - Giảm thu nhập từ cứu thực được tiếp cận với nông nghiệp địa nguồn lương thực và - Mất khả năng tiếp - Quan nguồn nước an toàn cận nguồn lương trắc và - Số lượng dự trữ thực và nước sạch thống kê lương thực thực - Không đủ nguồn dự - Các mô phẩm trữ lương thực hình đánh - % Diện tích đất - Mất đất nuôi thủy giá xâm nuôi thủy hải sản hải sản nhập mặn - Ngư trường/Vùng - Biến động ngư - Thống đánh bắt thủy hải sản trường, giảm năng kê và - Nguồn và chất suất nuôi và đánh bắt quan trắc, lượng con giống - Suy giảm/cạn kiệt thí - Nhiệt độ tăng; - Chất lượng môi nguồn và con giống nghiệm, - Nước biển Thủy trường nước nuôi và - Thiệt hại mùa vụ lượng hóa dâng; hải sản xuất thủy hải sản (nuôi trồng và đánh chi phí - Bão và áp thấp sản bắt) do nước biển nhiệt đới; dâng hoặc bão, lũ - Lũ lụt - Các cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản bị phá hoại - Thiệt hại về người và các phương tiện đánh (Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2012) Trong đánh giá tác động của BĐKH, NBD, các phương pháp thường sử dụng là quan trắc và khảo sát thực địa; phương pháp bản đồ; phương 411
  9. pháp thống kê và lượng giá các giá trị chi phí. Trong đó, phương pháp lập bản đồ nguy cơ ngập lụt là quan trọng và thường được sử dụng (Bảng 1). Bên cạnh đó, phương pháp lượng giá thiệt hại cũng là một trong những phương pháp đánh giá tác động một cách định lượng và ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nước ta bởi nó mang lại kết quả cụ thể, dễ so sánh. Trong bối cảnh nguồn ngân sách dành cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở nước ta không nhiều (1% tổng chi ngân sách nhà nước) và sự gia tăng các nhu cầu về hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường, các cơ quan nhà nước thường gặp khó khăn khi quyết định phân bổ các khoản đầu tư công để bảo vệ và phục hồi môi trường tự nhiên. Vì phải cân nhắc nhiều mục tiêu, bao gồm chất lượng môi trường, những đe dọa đến tính nguyên vẹn của hệ sinh thái, và các ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người… Lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái, lượng giá thiệt hại môi trường là công cụ hữu hiệu, có căn cứ khoa học cho quyết định của các nhà quản lý tài nguyên và môi trường liên quan đến lợi ích và chi phí của các kế hoạch/dự án về sử dụng đất mà đòi hỏi cần phải thực hiện phân tích kinh tế. Trong nghiên cứu điển hình được trình bày sau đây, phương pháp lượng giá các tác động của BĐKH, NBD đến các đối tượng của ĐNN là được sử dụng như là một phương pháp nghiên cứu chủ yếu. 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG TỚI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 3.1. Quy trình tổng hợp đánh giá tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng Quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại do tác động của BĐKH, NBD được đề xuất trong nghiên cứu điển hình này được xây dựng trên cơ sở tham khảo một số tài liệu hướng dẫn như: “IPCC hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá tác động của BĐKH và khả năng thích ứng” của Carter T. và nnk (1994), hay “Hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2011),và các tài liệu về lượng giá giá trị kinh tế trên thế giới và trong nước, đông thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia và các kết quả khảo sát thực tế và điều tra xã hội học đối với cộng đồng. 412
  10. (1) Lựa chọn kịch bản nước biển dâng phù hợp (2) Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập Hệ thống bản đồ tác động của nước biển dâng (3) tới các loại đất Xây dựng bản đồ tác động nông nghiệp của NBD đến ĐNN theo các phương án sử dụng đất (4) Hiệu chỉnh bản đồ tác động của NBD đến ĐNN cho 2 khu vực trong và ngoài đê (5) Xác định diện tích nhóm ĐNN bị tác động cùng các giá trị sử dụng và CSHT Bảng tính thiệt hại kinh tế và (6) bản đồ Tính toán xác định giá trị thiệt hại theo 2 khu vực trong biểu diễn theo và ngoài đê không gian và thời gian (7) Biểu diễn kết quả tính toán thiệt hại trên bản đồ tác động của NBD Các giải pháp thích ứng Hình 1. Quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do BĐKH, NBD đến sử dụng đất nông nghiệp khu vực ven biển Chi tiết quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế với 8 bước chính được trình bày như Hình 1. - Bước 1. Lựa chọn kịch bản BĐKH, NBD phù hợp cho địa phương; 413
  11. - Bước 2. Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do NBD; - Bước 3. Xây dựng bản đồ tác động của NBD đến ĐNN theo các phương án sử dụng đất khác nhau; - Bước 4. Hiệu chỉnh bản đồ tác động của NBD đến ĐNN cho 2 khu vực trong và ngoài đê; - Bước 5. Xác định diện tích nhóm ĐNN bị tác động cùng các giá trị sử dụng và yếu tố về cơ sở hạ tầng; - Bước 6. Tính toán xác định giá trị thiệt hại kinh tế theo 2 khu vực trong và ngoài đê; - Bước 7. Biểu diễn kết quả tính toán thiệt hại trên bản đồ tác động của NBD đến sử dụng ĐNN. - Bước 8. Đề xuất giải pháp thích ứng trong sử dụng ĐNN. Một điểm đáng lưu ý là, đối với bước (2) xây dựng bản đồ nguy cơ ngập, chúng tôi tiến hành điều tra thực địa bổ sung để hiệu chỉnh bản đồ nguy cơ ngập (Hình 2), từ đó bản đồ nguy cơ ngập được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế hơn. Đây là điểm mới của phương pháp này, so với phương pháp xây dựng bản đồ nguy cơ ngập theo kịch bản của Bộ TNMT, nhằm xác định chính xác diện tích các loại đất có nguy cơ bị tác động tại khu vực trong đê. 414
  12. Lựa chọn kịch bản BĐKH, Dữ liệu đầu vào (Địa hình, NBD RCP6.0 mặt cắt, độ dốc) Mô hình số độ cao (DEM) Dựa vào mức ngập 12, 18, 24 và 32cm tương ứng từ 2020 đến 2050 Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015 và quy hoạch 2020 Phân tích không gian nội Bản đồ nền và các dữ liệu thuộc tính GIS suy theo phương pháp cây quyết định Bản đồ nguy cơ ngập Điều tra thực địa hiệu chỉnh bản đồ Bản đồ nguy cơ ngập hoàn chỉnh Hình 2. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ Áp dụng quy trình xây dựng bản đồ nguy cơ ngập và bản đồ tác động của BĐKH, NBD ở trên với 3 phương án sử dụng đất tỉnh Nam Đinh (theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, 2020) cùng với 4 mốc thời gian theo kịch bản nguy cơ ngập của NBD từ 2020 đến 2050 để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập (Hình 3) và tính toán kết quả diện tích các nhóm đất nông nghiệp có nguy cơ bị tác động (Bảng 2). Đây là dữ liệu cơ sở để tính toán thiệt hại do tác động của BĐKH, NBD đối với đất nông nghiệp khu vực ven biển tỉnh Nam Định. 415
  13. Hình 3. Bản đồ tác động của BĐKH, NBD đến sử dụng đất nông nghiệp vào năm 2050 theo bản đồ quy hoạch 2020 các huyện ven biển tỉnh Nam Định 416
  14. Bảng 3. Diện tích ĐNN bị tác động bởi BĐKH, NBD tại khu vực trong và ngoài đê từ năm 2020 - 2050 theo bản đồ quy hoạch 2020 các huyện ven biển tỉnh Nam Định Diện tích ngập ngoài đê ảnh hưởng tới Diện tích ngập trong đê ảnh hưởng tới từng từng loại đất (ha) loại đất (ha) Diện tích quy Huyện Loại đất 2020 hoạch 2020 (ha) 2020 2030 2040 2050 2030 2040 2050 12 12 cm 18 cm 24 cm 32 cm 18 cm 24 cm 32 cm cm Đất trồng lúa 8599,4 0,0 0,0 0,0 0,0 599,0 1031,5 1483,3 2160,0 Nghĩa Đất NTTS 4639,3 6,2 6,5 7,1 7,5 97,9 129,5 163,4 211,5 Hưng Đất làm muối 31,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất rừng NM 2213,7 51,1 57,7 64,3 72,8 7,8 8,5 9,1 9,8 Đất trồng lúa 8014,4 0,0 0,0 0,0 0,0 494,6 792,3 1126,6 1633,2 Đất NTTS 3090,6 7,9 18,7 31,0 49,5 14,7 29,9 51,7 78,9 Hải Hậu Đất làm muối 213,7 2,7 5,2 7,8 13,1 20,2 40,1 67,6 111,2 Đất rừng NM 84,5 0,2 0,3 0,3 0,6 0,4 2,9 4,8 7,0 Đất trồng lúa 6561,0 0,0 0,0 0,0 0,0 290,5 694,4 1054,6 1508,4 Giao Đất NTTS 5647,7 41,6 90,7 124,4 161,1 3,3 17,6 37,3 69,6 Thủy Đất làm muối 305,3 2,2 8,9 13,4 23,0 1,4 14,6 48,9 103,7 Đất rừng NM 2178,4 21,4 59,8 100,8 169,1 0,7 1,7 3,3 7,0 Đất trồng lúa 4608,8 0,0 0,0 0,0 0,0 138,7 277,2 412,3 577,4 Xuân Đất NTTS 1196,2 0,0 0,0 0,0 0,0 7,5 11,0 14,0 16,1 Trường Đất làm muối 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất rừng NM 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 417
  15. 3.2. Đánh giá thiệt hại kinh tế do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định Thiệt hại kinh tế do tác động của BĐKH, NBD đến nhóm ĐNN được tính toán bằng cách sử dụng công thức: nghiên cứu đã xây dựng công thức (1): Đ =∑ × × (1) Trong đó: THĐNN: Giá trị thiệt hại của đất nông nghiệp do BĐKH, NBD ở một khu vực (triệu đồng); Si: Diện tích đất nông nghiệp loại i bị tác động do BĐKH, NBD (ha). Trong nghiên cứu này, nhóm đất nông nghiệp gồm 4 loại chính: nuôi trồng thủy sản, rừng ngập mặn, đất làm muối, đất trồng lúa; Si được xác định qua các bản đồ nguy cơ ngập; Gj: Giá trị trung bình j của 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp được quy đổi về năm 2010 (triệu đồng/ha); Kn: Mức thiệt hại. Kn được xác định theo hệ số thiệt hại của Thông tư 43/2015/TTLT- BNNPTNT- BKHDT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Gj được tổng hợp theo Bảng 4. Bảng 4. Giá trị trung bình của các đối tượng bị thiệt hại Đối tượng bị tác động Giá trị trung bình tính theo năm 2010 (triệu đồng) Nghĩa Hưng Hải Hậu Giao Thủy Xuân Trường Khu vực ngoài đê Diện tích đất nuôi trồng 105,5 76,8 triệu/ha 87,2 triệu/ha thủy sản triệu/ha Diện tích RNM bị mất với các giá trị sử dụng 2.819,7 - 300 triệu/ha 20,2 triệu/ha trực tiếp và gián tiếp và triệu/ha phi sử dụng Diện tích đất muối 39 triệu/ha 39 triệu/ha 39 triệu/ha Khu vực trong đê biển Xây dựng nâng cấp hệ Chi phí ứng với mực nước dâng 12 - 32 cm là thống đê biển cho các 1089,6; 1.634,4 ; 2179,2 ; 2.905,6 triệu cho - năm 2020, 2030, 2040 1km chiều dài. và 2050 Xây dựng hệ thống cống 200 triệu/cống có cảnh báo mặn 51,3 triệu/ha 50,9 triệu/ha 87,2 triệu/ha 49,9 Diện tích đất lúa triệu/ha 418
  16. Diện tích nuôi trồng 105,5 76,8 triệu/ha 51,6 triệu/ha 58,7 thủy sản triệu/ha triệu/ha Diện tích đất làm muối 39 triệu/ha 39 triệu/ha 39 triệu/ha - Diện tích RNM bị mất với các giá trị sử dụng 19,6 triệu/ha/năm - trực tiếp và gián tiếp và phi sử dụng Nghiên cứu đã ước tính mức thiệt hại kinh tế do tác động của BĐKH, NBD theo 4 mốc thời gian (năm 2020, 2030, 2040, và 2050) với 3 phương án sử dụng đất (hiện trạng 2010, hiện trạng 2015 và quy hoạch 2020). Kết quả được trình bày ở hình 5 và hình 6. Kết quả cho thất tổng giá trị thiệt hại ở 4 huyện ven biển của tỉnh nam Định có quan hệ mật thiết với diện tích nhóm ĐNN bị tác động do BĐKH, NBD. Theo bản đồ hiện trạng năm 2010 có giá trị bị thiệt hại lớn nhất: năm 2020 tương ứng với mức thiệt hại hoàn toàn khu vực ngoài đê (K=1) và thiệt hại nặng (K=0,5) khu vực trong đê kết quả chỉ ra rằng tổng giá trị thiệt hại của 4 huyện chiếm 0,8% GDP của tỉnh so với năm 2010 và tiếp tục tăng vào năm 2030 là 1,3%; 2% năm 2040 và 2,8% vào năm 2050 (Hình 5a). Ngược lại, với mức thiệt hại ngoài đê là rất nặng (K=0,7) và khu vực trong đê là một phần (K=0,3) thì giá trị thiệt hại đã giảm như sau: năm 2020 0,7% ; 2030 1,1%; 2040 1,7% và 2,4% tương ứng 2050 (Hình 5b). Điều này chứng tỏ việc quy hoạch và dịch chuyển trong sử dụng đất của các huyện ven biển phần nào đó đã thích ứng với BĐKH và NBD. Tương tự theo phương án sử dụng đất của bản đồ hiện trạng 2015 cho thấy mức thiệt hại dao động từ 0,6% tổng GDP năm 2020 đến 2,5% tổng GDP của địa phương vào năm 2050. Phương án sử dụng đất theo quy hoạch 2020 mức thiệt hại là nhỏ nhất dao động từ 0,7 đến 2,5% tổng GDP. Như vậy, nếu theo phương án sử dụng đất hiện trạng năm 2010, thiệt hại của 4 huyện tương ứng với 2 trường hợp thiệt hại hoàn toàn và thiệt hại một phân đều cao hơn 2 phương án sử dụng đất còn lại là theo hiện trạng 2015 và quy hoạch 2020. 419
  17. 3,0 2,8 K Trong đê = 0,5 Tổng thiết hại (%) GDP của 4 huyện K Ngoài đê = 1,0 2,5 2,5 ven biển tỉnh Nam Định 2,5 2 2,0 1,8 1,8 1,5 1,3 1,1 1,1 1,0 0,8 0,7 0,6 0,5 0,0 2020 2030 2040 2050 2020 2030 2040 2050 2020 2030 2040 2050 Theo quy hoạch 2020 Theo hiện trang 2015 Theo hiện trạng 2010 (a) 3,0 KTrong đê = 0,3 Tổng thiết hại (%) GDP của 4 huyện KNgoài đê = 0,7 2,5 2,4 2,3 2,2 ven biển tỉnh Nam Định 2,0 1,7 1,6 1,6 1,5 1,1 1 0,9 1,0 0,7 0,6 0,6 0,5 0,0 2020 2030 2040 2050 2020 2030 2040 2050 2020 2030 2040 2050 Theo quy hoạch 2020 Theo hiện trang 2015 Theo hiện trạng 2010 (b) Hình 5. Tổng giá trị thiệt hại do BĐKH, NBD tại 4 huyện ven biển so với GDP năm 2010 của tỉnh Nam Định theo các phương án sử dụng đất với mức thiệt hại 420
  18. Hình 6. Bản đồ giá trị thiệt hại khu vực trong đê do BĐKH, NBD tại 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định năm 2050 theo quy hoạch sử dụng đất năm 2020 4. GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC VEN BIỂN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 4.1. Lồng ghép, tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng với quy hoạch sử dụng đất Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2050: Từ thực trạng điều tra khảo sát, kết quả nghiên cứu, bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2020, kết hợp với bản đồ tác động do BĐKH, NBD đến các nhóm ĐNN, đề xuất bản đồ điều chỉnh sử dụng đất đến năm 2050 có lồng ghép với BĐKH và NBD tập trung vào 3 loại đất chính gồm đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng lúa và đất rừng ngập mặn tại 4 huyện ven biển của tỉnh Nam Định 421
  19. (Hình 7). Trong đó khuyến cáo một số khu vực không nên chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hình 7. Bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 tại 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định có lồng ghép với BĐKH, NBD Quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Tổ chức thực hiện nghiêm theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được điều chỉnh và phê duyệt; phân bổ, xác định ranh giới ngoài thực địa, lập bản đồ diện tích đất trồng lúa và công khai đến từng xã; rà soát, xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất rừng theo quy hoạch năm 2020. 4.2. Bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong bối biến đổi khí hậu, nước biển dâng 422
  20. Sử dụng đất nuôi trồng thủy sản: Sau khi tính toán chi phí - lợi ích đối với 4 mô hình nuôi: nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm xen cá mú và nuôi cá mú, nghiên cứu khuyến cáo các hộ nên chuyển đổi mô hình nuôi quảng canh cải tiến sang mô hình nuôi tôm xen cá - là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện kinh tế hộ dân ở các vùng nuôi trồng, đáp ứng yêu cầu bền vững về môi trường. Sử dụng đất trồng lúa: Cần tiếp tục và mở rộng nhóm giải pháp sử dụng đất trồng lúa hiệu quả bằng việc sử dụng giống lúa chịu mặn hoặc chuyển đổi thời vụ gieo trồng phù hợp. Sử dụng đất rừng ngập mặn: Để bảo vệ và mở rộng diện tích rừng ngập mặn, trong thời gian tới các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy cần tập trung vào các nhóm giải pháp như khuyến khích trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn; phát triển mô hình “tôm sinh thái Nam Định” - mô hình sinh kế bền vững vì vừa góp phần phát triển kinh tế vừa bảo tồn rừng ngập mặn; xây dựng, hoàn thiện “hương ước bảo vệ rừng ngập mặn” tại các cộng đồng, xã vùng đệm Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên. Giải pháp về sử dụng đất làm muối: Đẩy mạnh việc xây dựng các đồng muối công nghiệp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất muối, cũng như chất lượng sản phẩm muối, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của BĐKH, NBD đến lĩnh vực diêm nghiệp. 4.3. Nâng cấp đê và hệ thống công trình thủy nông Cần nâng cấp hệ thống đê biển (đoạn Xuân Hà, huyện Hải Hậu), đê biển kết hợp tuyến đường du lịch đoạn từ khu du lịch sinh thái RNM Xuân Thủy đến các khu du lịch Quất Lâm, Thịnh Long và Rạng Đông), đảm bảo cao trình thích hợp trong điều kiện BĐKH, NBD theo các kịch bản đã xây dựng. 4.4. Các giải pháp hỗ trợ khác Khuyến khích áp dụng bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp: Hoạt động nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trong khi đó, lao động nông nghiệp ở tỉnh Nam Định đa phần là các hộ nông dân nghèo, cận nghèo. Do đó, việc áp dụng bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Nam Định là cần thiết trong thời gian tới. Kết quả tính toán thiệt hại sẽ là dẫn liệu cơ sở cho 423
nguon tai.lieu . vn