Xem mẫu

  1. Sương Nguyệt Anh - nữ chủ bút báo đầu tiên của Việt Nam
  2. Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Xuân Khuê (có tài liệu ghi là Nguyễn Ngọc Khuê), tục danh Năm Hạnh, thuở con gái lấy hiệu là Nguyệt Anh. Bà sinh ngày 1-2-1864 tại làng An Bình Đông, nay là xã An Đức, huyện Ba Tri,
  3. tỉnh Bến Tre. Bà là con gái thứ năm của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và được sinh ra vào thời kỳ nhà thơ về Bến Tre nương mình “cho tròn phận tóc da” trong những ngày chạy giặc.
  4. Lớn lên giữa cảnh đất nước đang rên xiết dưới gót quân thù; bên người cha - nhà thơ, chí sĩ tài năng, giàu khí tiết, suốt đời cùng ngọn bút không mệt mỏi đấu tranh chống thực dân Pháp và người mẹ hiền thục, tảo tần, Sương Nguyệt Anh sớm thừa hưởng được chí cha, đức mẹ, có bản
  5. lĩnh hơn người và luôn nuôi ước vọng tạo nên “một sự nghiệp”. Từ nhỏ đã nổi danh tài sắc, được nhiều bậc phong lưu trí thức mến mộ, nhưng cuộc đời riêng, bà không gặp may mắn. Năm 1888, 24 tuổi, Nguyệt Anh sánh duyên cùng ông Phó tổng Hòa Quới, tỉnh
  6. Gia Định, góa vợ, tên là Nguyễn Văn Tính, tục gọi là thầy Cai Tính, ăn ở hiền lành, rất được lòng dân chúng. Bà lấy chồng chưa được bao lâu thì Nguyễn Đình Chiểu mất, Nguyệt Anh vô cùng đau xót trước việc người cha thân yêu của mình qua đời. Nguyệt Anh và
  7. Nguyễn Văn Tính sinh được một người con gái đặt tên là Nguyễn Thị Vinh. Cô Vinh sau này kết duyên cùng ông Mai Văn Ngọc, sinh ra Mai Huỳnh Hoa, nhũ danh Kim Hoa, vợ Phan Văn Hùm.
  8. Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921) Sinh con chưa được bao lâu thì chồng lại mất. Từ đó, bà ở vậy nuôi con gái. Lúc
  9. này cha mẹ đều đã qua đời, cảnh ngộ cô đơn lại càng thêm neo đơn, người góa phụ Xuân Khuê điểm thêm một chữ “Sương” trước tên hiệu “Nguyệt Anh” là vì thế!... Tiếp nối tư tưởng yêu nước của cha, những năm 1906-1908, bà hưởng ứng
  10. phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, bán vườn đất giúp thanh niên xuất dương du học. Phong trào bị đàn áp rồi thất bại, bà vẫn không nản lòng, tiếp tục tìm mọi cách góp sức mình vào công cuộc cứu nước.
  11. Cuối năm 1917, Sương Nguyệt Anh đưa cháu ngoại lên Sài Gòn, cùng một nhóm chí sĩ yêu nước chuẩn bị xuất bản tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam. Ngày 1-2- 1918, báo Nữ Giới Chung ra số đầu tiên, Sương Nguyệt Anh chính thức trở thành
  12. nữ chủ bút báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam. Tháng 7-1918, tờ Nữ Giới Chung phải đình bản. Sau đó, bà lại được mời làm chủ bút tờ Đèn Nhà Nam (tờ báo cải biến từ Nữ Giới Chung) nhưng bà khảng khái từ chối.
  13. Báo Nữ Giới Chung- nữ sĩ Sương Nguyệt Anh làm chủ bút năm 1918
  14. Đầu năm 1919, Sương Nguyệt Anh rời Sài Gòn về ở với người em trai út là ông Nguyễn Đình Chiêm ở Ba Tri. Lúc này sức đã yếu, mắt lại bị bệnh rồi mù lòa giống cha nhưng bà vẫn tiếp tục nối nghề cha, dạy chữ Hán và làm thuốc chữa bệnh giúp đời.
  15. Sương Nguyệt Anh mất ngày 4-1-1921 tại làng Mỹ Chánh Hòa, thọ 57 tuổi. Bà được an táng cạnh mộ cha mẹ, hiện nay thuộc Khu di tích nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ấp 6, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
  16. Bằng tất cả tài năng, tâm huyết, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp chung, Sương Nguyệt Anh đã để lại trong tâm trí người Việt Nam hình ảnh đẹp về một nữ chủ bút đầu tiên, một nhà thơ đa tài và một người tiên phong trong công cuộc đấu tranh vì quyền lợi, địa vị của phụ nữ Việt
  17. Nam những năm đầu thế kỷ XX. Ngày nay, tên bà được đặt cho nhiều đường phố, trường học, câu lạc bộ... với niềm trân trọng, tự hào.
nguon tai.lieu . vn