Xem mẫu

  1. Sự Tích Thần Tam Ranh Sừng Sỏ Sắt đất Thiên Bản 1. Thần Tam Ranh? Nước Việt Nam từ xưa dựng cơ nghiệp ở phương Nam có  quốc hiện là Văn Lang từ  thời các Vua Hùng. Đến đời Hùng  Thuận Vương, nhà vua hiếm hoi muốn có người nối dõi, đi về  miền  biển,   đến  trang   Đồng  Mông   huyện  Bình   Chương  (nay  thuộc   xã   Quang   Trung   huyện   Vụ   Bản   tỉnh   Nam   Định)   thấy  người con gái họ  Bằng xinh đẹp hiền thục, bèn đưa về  cung,  lập làm vương phi. Vương phi họ  Bằng chung sống với nhà  Vua 13 năm mà vẫn không có con. Nhà vua và vương phi bèn  lập đàn cầu xin thượng đế, cảm động đến thiên đình. Thượng  đế  cho tiên đồng xuống đầu thai, nhưng không ai muốn đi cả,  các tiên đồng đứng túm tụm lại, Thượng đế  bàn bắt xuống tất  cả, quả  nhiên bà Bằng mang thai, nhà vua rất mừng, chờ  ngày  sinh nở. Ngày 21 tháng 6 bà Bằng trở dạ, sinh ra một cái bọc to.  Nhà vua sai người mở ra thì thấy hơn sáu chục đầu người chen  chúc nhau trông thật là kỳ quái. Nhà vua sợ hãi vội cho quân đào  hố thật sâu, đem chôn ở ngã ba đường làng. Thượng đế sai Quỷ  vương xuống trông coi phần mộ không cho quấy nhiễu. Không  yên tâm Thượng đế  còn sai ba vị  Đô Thiên Thần Tướng là Đô  Hiến Đô Ty Đô Tuỳ xuống cùng quỷ vương cai quản. Ba vị Đô thiên Thần Tướng hàng ngày thấy Thuận vương  và Bằng Phi rầu rĩ động lòng thương bèn về  trời tâu lại với  Thượng đế. Ngọc Hoàng thấy lấy người  ở  thiên đình không  được, thì chọn người ở trần gian hết hạn được đầu thai trở lại  để   hiện   nhập   vào   Bằng   phi.   Nam   Tào   Bắc   Đẩu   chọn   một  người họ Đỗ  tên là Kiều hiện nhập vào để  sau kế  vị  làm vua, 
  2. trị  vì thiên hạ. Lại chọn người họ  Vị  tên là Cư  trong xã hiện   nhập vào sau làm quan văn để tham mưu giúp vua trị nước. Lại  chọn   thêm   một   người  họ   Trương  tên   là   Chất   cùng   xã   hiện  nhập vào sau làm quan võ để  lắm giữ  binh quyền đánh giặc,  giữ  nước. Ba vị  đó gọi là Tam Bành, sau này dọc ngang trời  đất, có nhiều quyền lực để trị dân trị nước. Quả  nhiên ít lâu sau, Bằng phi lại có mang, năm sau vào  ngày 10 tháng ba, bà trở dạ, sinh ngay trong bếp (nơi ở của Táo  quân) một cái bọc, mở  ra thấy ba đứa bé thật kỳ  dị. đứa thứ  nhất không có mặt, đứa thứ hai không có tay, đứa thứ ba không  có chỏm đầu. Thuận Vương thấy ba đứa con đều đã chết, biết   rằng   vận   nhà   Hùng   sắp   hết,   vừa   sợ   vừa   thương,   vội   đem  người đem chôn ba vị ở ba cáí giếng sâu để không còn vết tích.  Vị thứ nhất chôn  ở  giếng giữa Đồng Mông. Vị  thứ  hai chôn ở  giếng gần trang Đắc Thắng (nay là Đắc Lực, xã Liên Bảo).   Còn vị thứ ba thì chôn ở giếng trên cánh đồng Cao làng Vân Cát  (nay là xã Kim Thái). Được 100 ngày, ba vị biến hóa kỳ dị, đêm  đêm trời mưa phùn thường biến thành những quả  cầu lửa bay  lượn trên không trung, gặp nhau chụm lại rồi biến mất, dân sợ  quá cho là linh dị, thường gọi đó là Tam Ranh (Ba vị thần trẻ).   Dân lập đền thờ cạnh ba cái giếng. 2. Tam Bành? Vị  thứ  nhất tuy không có mặt nhưng có đôi chân nhanh  nhẹn, trên hai bắp chân có viết chữ  “tứ  tung” và “ngũ hoành”  nên ngài cùng hai em dọc ngang trời đất không nơi đâu là không  có dấu chân. Ba vị  biến hoá khôn lường, thường làm những  chuyện kỳ lạ.
  3. Thuận Vương thấy không thể  kìm chế  nổi, bèn ngự  giá  xuống làng Đồng Mông để  thuyết phục các con, nói rõ là các  con được thượng đế sai xuống trần gian để giúp đỡ chúng sinh,  không nên làm điều gì ngỗ  ngược. Thuận Vương cũng nói rõ  với các con là Thượng đế  đặt tên các con là Sừng Sỏ  Sắt nên  phong tước cho các con là: Nguyên Sừng Quận công Đỗ Phan tướng quân Nguyên Sỏ Quận công Vị Thể tướng quân Nguyên Sắt Quận công Trương Thỉ tướng quân Nhà vua lại phong các vị  là Tam Thế  Độ, cho làm tướng  chỉ  huy các cô hồn trong cõi âm, giúp đỡ  dân lành, làm điều   thiện, chống lại ma tà quỷ dữ. Nhà Vua cho người sửa lại đền  Đồng Mông, thờ chính ba vị ở đó để dân làng hàng năm vào kỳ  tuần tiết, rằm tháng giêng, rằm tháng bẩy và ngày mùng 10  tháng ba phải làm lễ cúng thần như cúng cô hồn, phải soạn lễ  vật cúng thần, không được quên mâm cháo, mâm bỏng rang và  hoa quả. Vua lại phong ba vị Tam Ranh đại tướng âm binh, cho   làm đương cảnh Thành Hoàng làng Đồng Mông. Ba vị  quận  công Sừng Sỏ  Sắt tượng chưng cho sự  cương nghị, cứng rắn   không hề  sợ  hãi thế  lực nào cả. Từ  đó ba vị  tung hoành, làm  nhiều điều kinh dị, ai cũng cho là linh thiêng. Thành hoàng các  làng đều nể sợ. Thành hoàng làng nào không lo phù hộ cho dân  yên   ổn  làm   ăn,   trái   lại   còn   sách   nhiễu  dân   chúng,   bắt   cúng  nhiều lễ  vật, thường bị  ba vị  đánh đuổi. nhiều làng thấy bát  hương trong đình làng bị  úp sấp hoặc đổ  lăn lóc thì biết đó là  thành hoàng bị đánh đuổi. Thành hoàng các làng lo sợ vội kéo nhau lên thiên đình kêu 
  4. kiện. Ngọc Hoang phải triệu Tam Ranh thần tướng về  trời   phán xử. Ngọc Hoàng truyền từ nay các vị Thành Hoàng không  được sách nhiễu dân chúng, đồng thời nói roc Tam Ranh thần   tướng là Tam Bành giúp Ngọc Hoàng trừ khử bọn thần quỷ dữ  quấy nhiễu dân chúng. Nhưng Ngọc Hoàng cũng khuyên Tam  Bành không được nổi giận làm điều ngỗ  ngược, phải chịu sự  kiềm chế  của Đức Phật Như  Lai và Quan Thế  Âm Bồ  Tát,  đồng thời phải chịu sự dậy dỗ của Quỷ Cốc tiên sinh, Đô Đàn  giáo chủ. Tam Bành vâng lệnh về hạ giới Khi về  tới Đồng Mông, Tam Bành nhập đồng vào một  người gặt lúa đang cùng nhân dân ngồi nghỉ trên đó, gọi tiên chỉ  ra bắt lập chùa. Làng yêu cầu nếu đúng như vậy phải có thánh  tử thể hiện sự linh ứng. Người thợ gặt bỗng cắm đúng đòn sóc  xuống đất, lấy mâm đồng trong đền đặt lên trên mũi đòn sóc  rồi nhẩy lên ngồi ngay ngắn xếp tròn trên mâm đồng, gọi tiên  chỉ  lấy giấy viết tên thần hiện sai đem đốt, tàn tự  nhỉên bay  vào bát hương. Lúc đó dân làng mới tin là thật, nên tập chung  làm thêm cung trong ở đền Đồng Mông để thờ Phật. Bên cạnh  đền có cây Bòng Bong ngày càng lớn lên và cũng từ đó dân làng   gọi là Chùa Bòng Bong, tiền Thần hậu Phật. Và cũng từ  đó  ở  đền Đồng Mông tức chùa Bòng Bong, hàng năm tế  thần Tam  Ranh, văn tế đều khấn tế thần Tam Ranh cũng là Đương Cảnh  Thành Hoàng, lại tế cả đức Phật Tổ Như Lai và Quan Thế Âm  Bồ Tát cùng với Quỷ Cóc tiên sinh Đô đàn giáo chủ. 3. Tam Ranh Thần tướng hiển linh giúp nước giúp dân Đền Đồng Mông thờ  thần Tam Ranh đại tướng âm binh,  nên các tướng lĩnh thường cầu xin ngài đem âm binh trợ  giúp 
  5. mỗi khi các tướng xuất binh chống giặp ngoại dã. Thần đã huy  đông vô số  âm binh âm phủ  đánh giặc. Khi trở  về  các tướng  đều tâu xin nhà vua ban sắc phong. Nhiều triều đại ban sắc  phong “Đương Cảnh Thành Hoàng, bảo hộ quảng thi, bác huệ  đông ngưng dực bảo trung hưng bản thổ  tôn thần Tam Ranh   đại tướng cô hồn hộ  quốc tỵ  dân nẫm trữ  linh  ứng tinh hậu  trung đẳng thần”. Tương truyền  ở  đình làng Giáp Nhất, Bảo Ngũ (Quang  Trung) thờ  nữ  tướng của Bà Trưng là Giám Sát nguyên soái  Đào thị  Quý làm thành hoàng, có một cây quế  rất quý, người  phương Bắc muốn mua về  nước nhưng dân làng không chịu  bán họ trả thù bằng cách yểm phép, làm cho thành hoàng phải  xuất ngoại. Thành hoàng Giáp Nhất Bảo Ngũ phải cầu cứu  đến thần Tam Ranh phá yểm mới trở về được đình. Từ đó sắc  phong của đền Đồng Mông thờ Tam Ranh thần tướng đều để  lại đền Giáp nhất, Thành hoàng phải giữ. Đên ngày 10 tháng  ba, khi tế  thần Tam Ranh, mới rước sắc ra đền Đồng Mông.  Việc thờ  cúng, tế  lễ   ở  đây không có cung văn và đàn sáo hát  văn nhưng có đảo đồng, có bài sớ  cúng. Lễ  vật rất đơn giản,  chỉ  có trầu cau, muối gạo, hương hoa và cháo hoa, bỏng rang.   Trong   làng   Đồng   Mông   có   một   số   thầy   cúng,   thường   cha  truyền con nối. Khi có việc phải cầu cúng ở đền, như cầu xin  trị  ma tà, cầu cin được thần chữa bệnh…người dân tự  chọn  thầy cúng làm sớ  ngồi đồng để  cầu khấn chịu lễ. Thầy cúng  phải ngồi ba giá đồng liên tiếp. Giá thứ nhất là thần thứ nhất là Nguyên Sừng quận công  Đỗ  Phan tướng quân nhập đồng, phán hỏi ngưòi đến kêu xin 
  6. việc gì, tình huống sảy ra hay bệnh tật như thế nào. Ngài xác  định phương hướng tìm kiếm hoặc chữa bệnh rồi ra lệnh cho   mời vị thần thứ hai tìm cách thức trị liệu. Giá đông thứ  hai thì vị  thần thứ  hai là Nguyên Sở  quận  công Vị Thế tướng quân nhập đồng, phán báo đích danh ma tà  hoặc   tên   bệnh   mà   người   mắc   bệnh   mắc   phải   rồi   chỉ   bảo  phương cách trị  ma tà hoặc cho thần đơn kể  tên các vị  thuốc  cầm tìm để trị bệnh, nhất là những bệnh về trẻ em. Giá đồng thứ  ba là vị  thần thứ  ba là Nguyên Sắt Quận   công Trương Thỉ  tướng quân nhập đồng, phán chỉ  nơi có cây  thuốc và cách chữa trị bệnh cụ thể hoặc cách trị ma tà. Những  cây  thuốc  phần  nhiều có   ở   cánh  đồng  làng  hoặc  nhiều nhà  trồng sẵn, thườn được thầy nói rõ, tìm đến nơi là có. Qua việc đảo đồng, người nhà cứ  theo lời phán mà làm,  kết hợp nước cúng làm thang. Lễ  vật cúng thần xin trừ  ma tà  cũng đơn giản, phần lớn chỉ hoa quả, hương nước, được thầy  làm phép, ban cho lá bùa về dán ở nhà, thườn dùng cho trẻ con  hay quấy khóc. Dân Bảo ngũ và các làng xung quanh còn lưu truyền câu  chuyện thần Tam Ranh hiển linh. Thường vào những đêm tối  trời, nhất là những đêm trời mưa phùn lâm thâm, tù ba giếng   phần mộ  ba vị  xuất hiện ba qủa bóng sáng lừ  lừ  bay lên, vật   vờ đi lại toả ra về chỗ cũ, biến mất. Ba quả bóng đó phát sáng  như đèn, nhưng có bóng mầu hồng, mầu vàng rực và bóng mầu  tím nhạt. Có người còn nói các vị  thần rút kiếm giơ  lên toả  sáng thành những bó đuốc rực rỡ, chân các vị  như  chân cò có  lúc cong queo lướt theo làn gió như sợi chỉ, lúc hợp lúc tan, các 
  7. vị bay là là trên cánh đồng tối âm u, khi gặp người lỡ độ đường  hay cần kíp buộc phải đi đêm trên quãng đườn Đồng Mông,  thường gặp ba vị  sáng rực như  ba bó đuốc dẫn đường, không  làm hại ai bào giờ. 4. Vì sao các chùa có Hàn Lâm Sở Tam Ranh đại tướng âm binh chỉ huy các cô hồn, nên bên  cạnh đền thờ Tam Ranh tức chùa Bòng Bong có lập một miếu   cô hồn, thường gọi là Hàn Lâm Sở. Hàn Lâm Sở  là nơi rừng  lạnh, nơi lạnh lẽo của những cô hồn sống bơ  vơ  cô độc tập  chung về  đây, thường được dân làng thờ  cúng cùng với thần  Tam Ranh. Từ đó các chùa đều có miếu cô hồn bên cạnh thường gọi  là Hàn Lâm miếu hay Hàn Lâm Sở thể hiện một tâm thức cộng  đồng của quần chúng, có tính thiện lương. họ  quan tâm đến  những cô hồn lạc lõng, những linh hồn chết bơ vơ không ai thờ  cúng để nhắc nhở nhau quan tâm đến những người nghèo khổ,  tàn phế bệnh hoạn, đơn chiếc cô quạnh đang sống trong xã hội  thực tại.
nguon tai.lieu . vn