Xem mẫu

  1. SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN LỚP TÂM LÝ – GIÁO DỤC 3, KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN – PHAN THỊ CẨM VÂN Khoa Tâm lý – Giáo dục 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới hiện đại tranh đua về kinh tế gay gắt, mà thực chất là tranh đua về khoa học kỹ thuật. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, điều đó đặt ra cho chúng ta nhiều thời cơ và thách thức lớn. Quá trình công nghiệp hóa càng diễn ra mạnh mẽ bao nhiêu thì yêu cầu về khoa học công nghệ càng phát triển bấy nhiêu. Việt Nam phải thực sự phải nắm được những thời cơ lớn đó và khắc phục được những thách thức đang đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Muốn làm được điều đó thì phải hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên nghiên cứu khoa học ngay từ trong trường đại học. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thông tin, nhu cầu nghiên cứu (hoạt động nghiên cứu khoa học) là rất cần thiết đối với mỗi sinh viên, nó không chỉ trang bị cho sinh viên những kỹ năng về hoạt động nghiên cứu khoa học mà còn hình thành ở họ những nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về các lĩnh vực của đời sồng xã hội. Trên thực tế ở các nhà trường đại học hiện nay đã có những môn học những hình thức nghiên cứu khoa học khác cho sinh viên tiếp cận như: Bài tập lớn, tiểu luận hay các đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường, nhưng đa phần sinh viên chưa thích ứng được với những hoạt động nghiên cứu khoa học đó, còn thiếu nhiều về kỹ năng nghiên cứu khoa học. Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội và giúp sinh viên có được những kỹ năng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, cần thiết phải nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Để tìm hiểu sự thích ứng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điếu tra bằng anket. Khách thể nghiên cứu là 40 sinh viên lớp TLGD 3, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. Kết quả điều tra được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của hoạt động nghiên cứu khoa học Nhận thức ảnh hưởng lớn đến thái độ, hành vi và hoạt động của con người. Tính tích cực trong quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên thường xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 273-278
  2. 274 NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN – PHAN THỊ CẨM VÂN vì lẽ đó, nghiên cứu đã tìm hiểu vấn đề này. Kết quả điều tra ở bảng 1 cho thấy, hầu hết sinh viên (92,5%) đều cho rằng kỹ năng nghiên cứu khoa học đóng vai trò “cần thiết” và “rất cần thiết” đối với sinh viên. Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của hoạt động nghiên cứu khoa học TT Mức độ cần thiết SL % 1 Không cần thiết 0 0,0 2 Bình thường 3 7,5 3 Cần thiết 25 62,5 4 Rất cần thiết 12 30,0 Tổng 40 100,0 Ghi chú: TT: Thứ tự; SL: Số lượng; %: Phần trăm Có thể nói rằng, phần lớn sinh viên lớp TLGD 3, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã nhận thức đúng đắn về vai trò của kỹ năng nghiên cứu khoa học đối với sinh viên. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình rèn luyện và hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số sinh viên vẫn chưa nhận thích được tầm quan trọng của kỹ năng này. 7,5% sinh viên cho rằng kỹ năng nghiên cứu khoa học chỉ đóng vai trò “bình thường”, đó là một tỷ lệ không hề nhỏ. Do đó, việc nâng cao nhận thức về mức độ quan trọng của kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên là hết sức cần thiết. 2.2. Thái độ của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa Đối với sinh viên, nghiên cứu khoa học là hình thức tổ chức dạy học bắt buộc. Trong đó, sinh viên bắt đầu vận dụng một cách tổng hợp các tri thức đã học về nghề nghiệp tương lai của mình để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu và bước đầu giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn đặt ra. Và những biểu hiện như tích cực thu thập tài liệu khoa học, say mê nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề học thuật… có thể coi là sự thể hiện thái độ của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Bảng 2. Thái độ của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học TT Biểu hiện SD 1 Tích cực thu thập tài liệu khoa học 4,18 0,68 2 Say mê nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề học thuật 4,05 0,64 3 Tích cực đăng ký làm bài tập lớn, tiểu luận 3,95 0, 68 4 Tích cực đăng ký làm đề tài khoa học độc lập 3,78 0,80 5 Tích cực tham gia hội nghị nghiên cứu khoa học 3,78 0,73 Ghi chú: X : Điểm trung bình; SD: Độ lệch chuẩn; 1 ≤ X ≤ 5 Từ bảng thống kê ta có thể thấy thái độ tích cực đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được thể hiện rõ nhất ở việc “tích cực thu thập tài liệu khoa học” với X = 4,18, lớn nhất trong tất cả các biểu hiện. Đó là một bước quan trọng trong nghiên cứu
  3. SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC... 275 khoa học đối với bản thân mỗi sinh viên, nó giúp sinh viên có thể có những ý tưởng mới, một nguồn kiến thức dồi dào để có thể tự tin trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình. “Say mê nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề học thuật”, “Tích cực đăng ký làm bài tập lớn, tiểu luận”, “Tích cực đăng ký làm đề tài khoa học độc lập”, “Tích cực tham gia hội nghị nghiên cứu khoa học” cũng là những hành vi biểu hiện thể hiện khá tốt, với các giá trị điểm trung bình lần lượt là 4,05, 3,95, 3,78, 3,78. Chính việc say mê nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề học thuật… đã giúp sinh viên hình thành và hoàn thiện tốt kỹ năng nghiên cứu khoa học của bản thân. 2.3. Sự thích ứng với kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Trong quá trình nghiên cứu về sự thích ứng của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học chúng tôi đánh giá kỹ năng là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Bảng 3. Mức độ thành thạo các kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên TT Các kỹ năng nghiên cứu khoa học SD 1 Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị 1.1 Lựa chọn vấn đề nghiên cứu 3,10 0,59 1.2 Xác định tên đề tài 3,13 0,56 1.3 Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3,17 0, 64 1.4 Xác định khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.28 0,64 1.5 Xây dựng giả thuyết khoa học 3,18 0,64 1.6 Xác định các phương pháp nghiên cứu 3,23 0,66 1.7 Xây dựng nội dung nghiên cứu 3,12 0,65 2 Giai đoạn 2: Thu thập và xử lý 2.1 Thu thập các kiến thức, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu 3,18 0,55 2.2 Thực hiện các phương pháp nghiên cứu 3,08 0,57 2.3 Khảo sát thực tiễn 3,08 0,57 2.4 Xử lí số liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu 3,05 0,64 3 Giai đoạn 3: Viết báo cáo và trình bày báo cáo 3.1 Viết báo cáo cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu 3,10 0,55 3.2 Phân tích, bình luận, đánh giá phần thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3,05 0,68 3.3 Viết phần kết luận và kiến nghị 3,00 0,72 3.4 Viết tóm tắt công trình nghiên cứu 3,00 0,60 3.5 Trình bày và bảo vệ đề tài nghiên cứu 2,97 0,62 Ghi chú: X : Điểm trung bình; SD: Độ lệch chuẩn; 1 ≤ X ≤ 3 Kết quả ở bảng 3 cho thấy, ở giai đoạn 1, mức độ thành thạo trong việc sử dụng các kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa cao. Kỹ năng mà sinh viên đánh giá thành thạo nhất là “xác định khách thể và đối tượng nghiên cứu” ( X = 3,28); tiếp theo đó là kỹ năng “xác định các phương pháp nghiên cứu” ( X = 3,23). Sở dĩ, 2 kỹ năng trên được
  4. 276 NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN – PHAN THỊ CẨM VÂN sinh viên lựa chọn là thành thạo nhất bởi vì, xác định khách thể - đối tượng và phương pháp nghiên cứu là những kỹ năng cơ bản mà sinh viên đã được học ở môn phương pháp nghiên cứu khoa học từ những năm đầu đại học. Tuy nhiên, kỹ năng mà sinh viên chưa thực sự thành thạo là “lựa chọn vấn đề nghiên cứu” ( X = 3,1). Lựa chọn vấn đề nghiên cứu là một kỹ năng khó, đòi hỏi ở sinh viên sự hiểu biết về thực tế giáo dục phổ thông, đòi hỏi khả năng khái quát vấn đề và phải có một vốn kiến thức nhất định. Vì vậy, phần lớn sinh viên gặp phải khó khăn ở kỹ năng lựa chọn vấn đề nghiên cứu là điều dễ hiểu. Giai đoạn 2, hầu hết các kỹ năng của sinh viên chưa được thành thạo. Kỹ năng sinh viên thành thạo nhất là “thu thập các kiến thức, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu” với X = 3,18. Sinh viên thành thạo ở những kỹ năng này một phần là do sinh viên có hứng thú nghiên cứu khoa học, luôn tìm tòi, khám phá tri thức mới, tích cực tìm đọc và trau dồi cho bản thân nguồn kiến thức phong phú. Vì vậy, khi bắt tay và nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ dễ dàng thu thập các kiến thức, tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kỹ năng sinh viên ít thành thạo nhất là “xử lí số liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu” ( X = 3,05). Sở dĩ mức độ thành thạo kỹ năng xử lí số liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu của sinh viên không cao là do sinh viên còn thiếu hiểu biết và tìm tòi về các phần mềm xử lí số liệu hay các phương pháp xử lí số liệu thủ công nhanh. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cũng như sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Giai đoạn 3, đa số kỹ năng ở mức độ khá thành thạo. Có 4/5 các kỹ năng có X ≥ 3, trong đó, kỹ năng mà sinh viên tự đánh giá thành thạo nhất đó là kỹ năng “viết báo cáo cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu” ( X = 3,10). Viết báo cáo cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu là một kỹ năng vô cùng quan trọng, nếu sinh viên thành thạo ở kỹ năng này sẽ giúp cho sinh viên hình thành các kỹ năng khác trong nghiên cứu khoa học như, kỹ năng hệ thống hóa, khái quát hóa vấn đề nghiên cứu, hình thành ở sinh viên đầu óc khoa học. Kỹ năng mà sinh viên gặp nhiều khó khăn nhất là “trình bày và bảo vệ đề tài nghiên cứu” ( X = 2,97). Sinh viên gặp khó khăn ở kỹ năng này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều về vấn đề tâm lý. Khi đứng trước một hội đồng bảo vệ đề tài phần lớn sinh viên đều có áp lực lớn làm sinh viên mất tự tin. Trong việc thực hiện 16 kỹ năng được nhắc đến thì sinh viên đạt mức trung bình ở 15 kỹ năng, mức yếu ở 1 kỹ năng. Như vậy, kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa cao. Thực trạng này do những yếu tố khách quan và chủ quan gây nên. Trong 10 nguyên nhân, 2 nguyên nhân được cho là có ảnh hưởng lớn đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là “Khâu tổ chức nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế” ( X = 1,75), “Giáo viên cố vấn thiếu nhiệt tình, thiếu kinh nghiệm” ( X = 1,72). Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, để có thể thực hiện tốt các hoạt động thì khâu tổ chức nghiên cứu khoa học là vô cùng quan trọng. Khâu tổ chức tốt sẽ giúp sinh viên dễ dàng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học một cách thuận lợi nhất. Ngoài ra, những
  5. SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC... 277 nguyên nhân chủ quan như: Bản thân thiếu hiểu biết về hoạt động nghiên cứu khoa học, sự hiểu biết về thực tế giáo dục phổ thông còn hạn chế, cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả nghiên cứu khoa học của sinh viên. Từ những nguyên nhân trên, ta có thể thấy rằng, để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học tốt, trước hết sinh viên cần khắc phục những nguyên nhân chủ quan, bản thân mỗi sinh viên phải ý thức được vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học từ đó hình thành cho bản thân hứng thú và lòng say mê khoa học. Bên cạnh đó, nhà trường, giáo viên cố vấn cần tạo điều kiện tốt để sinh viên có thể thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân. 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết quả điều tra đã cho thấy phần lớn sinh viên lớp Tâm lý – Giáo dục 3, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với bản thân, tuy nhiên chưa thật sự thích ứng tốt với hoạt động nghiên cứu khoa học. Các kỹ năng nghiên cứu khoa học chỉ đạt mức độ trung bình. Nguyên nhân cơ bản khiến sinh viên gặp khó khăn trong nghiên cứu khoa học đó là: Do khâu tổ chức khoa học còn nhiều hạn chế; kinh phí còn hạn hẹp; bản thân thiếu hiểu biết về hoạt động nghiên cứu khoa học… Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao sự thích ứng của sinh viên với hoạt động nghiên cứu khoa học như sau: 3.1. Về phía nhà trường Lồng ghép việc dạy kỹ năng nghiên cứu khoa học vào các môn học. Cần chú trọng và tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động nghiên cứu khoa học và thông tin rộng rãi để sinh viên biết và tham gia qua đó, giúp sinh viên có được những hiểu biết, cách thức đúng về quá trình nghiên cứu khoa học 3.2. Về phía sinh viên Cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với công tác học tập của bản thân để có ý thức rèn luyện kỹ năng này. Sinh viên phải phát huy tính tự lập, tích cực, phải có ý chí phấn đấu, vượt qua những khó khăn trở ngại, phát huy tính sáng tạo trong lĩnh hội những tri thức mới, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học của bản thân, mạnh dạn đăng ký các đề tài độc lập để tăng thêm kỹ năng của bản thân. 3.3. Về phía giảng viên Cần chủ động định hướng về đề tài nghiên cứu khoa học, hướng dẫn tận tình cũng như phải nghiêm khắc đặt ra những yêu cầu cao hợp lý cho sinh viên. Bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên có thái độ, lòng say mê tìm tòi cái mới, năng lực độc lập trong nghiên cứu khoa học.
  6. 278 NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN – PHAN THỊ CẨM VÂN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [1] Bộ Giáo dục – Đào tạo (2000). Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường Đại học – Cao đẳng, Hà Nội. [2] [2] Phạm Minh Hạc (1974). Bước đầu tìm hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Tạp chí NCGD. [3] [3] Hồ Thị Trúc Quỳnh (chủ nhiệm đề tài) (2010). Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Tâm lý Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp sơ sở Trường ĐHSP – Đại học Huế. NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN PHAN THỊ CẨM VÂN SV lớp TLGD 3, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0167.202.0090, Email: duyen.ntm92@gmail.com
nguon tai.lieu . vn