Xem mẫu

  1. Phạm Phị Phương Thảo Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh 1. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo 1.1. Chuyển đổi số là gì6 Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về chuyển đổi số (Digital transformation).Theo Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ th ông tin hàng đầu thế giới đưa ra định nghĩa về chuyển đổi số như sau: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”. Tại Hội nghị về hệ thống thông tin ở khu vực Địa Trung Hải, các tác giả Henriette, Feki và Boughzala lại cho rằng chuyển đổi số được hiểu là “một quá trình thay đổi tăng dần hoặc không liên tục. Nó bắt đầu với việc áp dụng và sử dụng các công nghệ kỹ thuật số hướng tới một sự chuyển đổi toàn diện và sâu sắc của một tổ chức hoặc nhằm mục đích tạo ra các giá trị.”7. Còn tập đoàn Microsoft thì cho rằng “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới” Tại Việt Nam, chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang số hoá bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Có tác giả cho rằng ““chuyển đổi số” không đơn giản là việc đưa tất cả các dữ liệu thành dạng mã hoá thông tin mà nó còn bao gồm cả quá trình ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất nhằm tạo ra các giá trị mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tạo sự thuận tiện nhất cho người dân. “Chuyển đổi số” không chỉ được tiến hành một cách cơ học, kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự chuyển đổi về tư duy của các chủ thể tham gia vào quá trình này”8 6 “Một số vấn đề về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục” http://dongthap.edu.vn/tin-tuc/thong-tin-can-biet/mot-so-van-de-ve-chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-giao- duc.html truy cập ngày 21/4/2021 7 Emily Henriette, Mondher Feki and Imed Boughzala, “Digital Transformation Challenges” (2016). MCIS 2016 Proceedings. 33. http://aisel.aisnet.org/mcis2016/33. 8 Nguyễn Mai Anh, “ Chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và tác động của nó đối với hoạt động đào tạo luật”, Kỷ yếu Hội thảo “Ứng dụng các phương pháp dạy và học Luật”,Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2021, trang 162. 341
  2. Do cách tiếp cận từ các góc độ khác nhau nên cách diễn đạt của các định nghĩa trên không giống nhau. Nhưng, về nội hàm tất cả các định nghĩa trên đều có điểm chung, đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của công nghệ vào mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội đang làm thay đổi căn bản và toàn diện cách chúng ta sống, làm việc, liên hệ với nhau. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số. Nội dung chuyển đổi số rất rộng và đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồm chính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông). Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng cũng không thể thoát ly khỏi xu thế chung của thế giới. 1.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục9 Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống công nghệ thông tin thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời. Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành giáo dục đào tạo một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các xây dựng các trường đại học ảo. 9 Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp”, https://ictvietnam.vn/chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-giao-duc-va-dao-tao-thuc-trang-va-giai-phap- 20200522150010574.htm truy cập ngày 21/4/2021. 342
  3. Trong giáo dục đại học nói riêng, chuyển đổi số sẽ giúp thay đổi tư duy và cách tiếp cận về mô hình đại học. Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sang tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội. Trường không chỉ đóng khung trong các bức tường của giảng đường, lớp học hay phòng thí nghiệm, mà phải mở rộng kết hợp với các doanh nghiệp, với thị trường lao động để trở thành một hệ sinh thái giáo dục. Quá trình chuyển đổi số sẽ phần nào bổ sung cho hiện tượng đưa kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong công cuộc khám phá các lý thuyết mới10,sẽ hướng sự tập trung đến việc cá nhân hóa triệt để hơn. Với sự ra đời của hang loạt nội dung học tập số hóa, sinh viên có thể lựa chọn nội dung học tập cho phù hợp với mục tiêu của mình. Các hệ thống học tập số hóa cũng giúp việc đánh giá của sinh viên ngược lại đối với các phương pháp giảng dạy của giảng viên hiệu quả hơn, cung cấp phản hồi về hiệu quả học tập cùng với gợi ý cho các nội dung cung như phương pháp học tập tiếp theo.11 2. Thay đổi phương pháp giảng dạy luật - Một số phương pháp giảng dạy Luật tích cực trong thời kỳ chuyển đổi số 2.1.1. Đặc điểm của sự thay đổi phương pháp giảng dạy luật trong thời kỳ chuyển đổi số Trong thời kỳ chuyển đổi số, yêu cầu đối với người hành nghề luật là không chỉ giỏi về chuyên môn, vững về kỹ năng hành nghề mà còn có khả năng tích ứng với sự thay đổi của xã hội, của các xu hướng tiến bộ. Điều này đòi hỏi người dạy luật, với những đặc thù riêng về kiến thức chuyên môn cũng như ứng dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý, phải thay đổi phương pháp giảng dạy luật để thích nghi với sự đòi hỏi của xã hội trong thời đại mới. Sự thay đổi đó mang những đặc điểm sau: (1) Thay đổi về tư duy áp dụng phương pháp giảng dạy: Thay đổi quan trọng nhất là giảng viên phải thay đổi là phương pháp giảng dạy từ tư duy là người truyền đạt các kiến thức trở thành người giúp sinh viên thay đổi kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và xóa mù thông tin. Cách dạy truyền thống có thể không còn phù hợp hoàn toàn để tạo ra những công dân toàn cầu. Thay đổi về tư duy, giúp sinh viên có kỹ năng giải quyết vấn đề, nhất tư duy sáng tạo là rất quan trọng, giúp sinh viên cần làm gì, học gì và như thế nào để đạt được mục đích học tập mình đề ra. Nếu đến trường chỉ được truyền đạt kiến thức thì sách, sách điện tử, công nghệ dạy học được trang bị đầy đủ với không gian rộng hơn rất nhiều so với lớp học,... cũng có thể đảm đương nhiệm vụ này. 10 Halili, S.H, Technological advancements in Education 4.0, The online journal of distance education and e-learning, volume 7, issue 1 (2019). 11 TS.NguyễnVănToàn,“Thay đổi phương pháp dạy và học trước tác động cách mạng công nghiệp 4.0” http://www.dhktna.edu.vn/dv-6/bai-viet-nckh-trao-doi-393/thay-doi-phuong-phap-day-va-hoc-truoc- tac-dong-cach-mang-cong-nghiep-40-3318.aspx, truy cập ngày 21/04/2021. 343
  4. Trong xã hội thông tin, giảng viên phải giúp sinh viên điều chỉnh định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp có đầu óc sáng tạo, biết phê phán, tư duy độc lập, năng lực hợp tác tích cực và hỗ trợ có hiệu quả giữa người học với những gì họ muốn biết, là người cung cấp cách hiểu mới cho người học. Sự biến đổi lớn về vai trò người dạy - truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, họ phải chuyển sang chức năng hướng dẫn người học. (2) Nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện công nghệ: Người dạy phải có năng lực quản lý tài nguyên mạng, có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ phục vụ quá trình dạy học, chuyển đổi từ các hình thức giảng dạy truyền thống sang các hình thức giảng dạy áp dụng công nghệ số hóa. Các hình thức học trực tuyến E-Learning: học thông qua các thiết bị điện tử; Mobile Learning: Học thông qua các thiết bị di động; Blended-learning: mô hình học kết hợp giữa học trên lớp và học online; context aware u-learning: học theo ngữ cảnh, thông qua các thiết bị định vị; collaborative environments: học trong các môi trường mang tính tương tác cao… (3) Bồi dưỡng năng lực chuyên môn bằng các phương pháp hiện đại, tiên tiến: Hiện nay, nhiều giảng viên chưa tiếp cận được với các mô hình dạy học mới sẽ làm hạn chế việc rèn kỹ năng nghề cho sinh viên sư phạm. Vì thế công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên nên kết hợp các mô hình đào tạo tiên tiến 4.0, đào tạo trực tuyến, từ xa để giảng viên sư phạm vừa nâng cao trình độ chuyên môn, vừa tiếp cận các mô hình dạy học mới. Các hình thức dạy học này sẽ giúp giảng viên bổ sung vào kiến thức nghiệp vụ, làm phong phú hơn các hình thức dạy học của mình. Bên cạnh đó, có một số mô hình giảng viên dạy trực tuyến đã và sẽ được ứng dụng trong đào tạo và bồi dưỡng giảng viên như Mô hình E-learning (đây là mô hình hệ thống quản lý qua mạng); mô hình B-learning (mô hình dạy học kết hợp hình thức học tập trên lớp với hình thức học hợp tác qua mạng máy tính và tự học); mô hình ứng dụng kỹ thuật hội thảo truyền hình (là dịch vụ cho phép nhiều người hội thảo từ xa, với sự xuất hiện của hình ảnh và âm thanh từ một người đến những người còn lại); Mô hình 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã hội tri thức. (4) Nâng cao trình độ ngoại ngữ: Để tiếp cận những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến do sự phát triển của công nghệ 4.0 mang lại, con người không thể không thông thạo ngoại ngữ. Đây là điều cần thiết để giảng viên hội nhập với xu hướng kết nối toàn cầu, hội nhập với giáo dục đại học thế giới. Vì thế người 344
  5. giảng viên cần nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng nhiều biện pháp khác nhau như học theo các chương trình đào tạo, tự học hay thông qua sách báo, phim ảnh,.. 2.1.2. Một số mô hình tổ chức và phương pháp giảng dạy Luật tích cực trong thời kỳ chuyển đổi số Một là: Mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy luật12 “Lớp học đảo ngược” có thể được hiểu một cách phổ biến là “Ghi lại các hoạt động trên lớp để truyền tải một khoá học: Người học xem video trước khi đến lớp và sử dụng thời gian trên lớp để giải quyết các khái niệm phức tạp, trả lời các câu hỏi và người học được khuyến khích học tập tích cực”. Mô tả đơn giản về lớp học đảo ngược là: (1) Bài giảng cuả giáo viên được giao ở nhà và (2) bài tập về nhà của người học được thực hiện trên lớp. Trong mô hình lớp học đảo ngược, nội dung bài giảng được trình bày trong các video trực tuyến ngoài lớp học. Giờ học tập trung sau đó trong lớp học được dùng vào các hoạt động nâng cao. Người hướng dẫn sử dụng công nghệ, nền tảng kỹ thuật số để mang đến bài giảng cho người học bên ngoài lớp học. Còn người học sẽ tận dụng các lợi ích của công nghệ thông tin để tìm hiểu các nội dung sẽ học trước khi bắt đầu khoá học trên lớp13. So với tổ chức mô hình lớp học truyền thống, lớp học đảo ngược có một số điểm tích cực của nó: (1) Người học xác định tiến độ học tập rõ ràng, (2) Việc giảng dạy bài tập về nhà trong lớp học cho phép giáo viên là chuyên gia chuẩn đoán, (3) Nội dung có thể tuỳ chỉnh phù hợp với người học, (4) Thời gian trong lớp học hiệu quả và hấp dẫn hơn, (5) Phù hợp với xu hướng sư phạm hiện nay, (6) Công nghệ được xem như là sự phù hợp với xu hướng giảng dạy hiện đại Một trong các điểm tích cực ưu việt nêu trên của mô hình lớp học đảo ngược là công nghệ được sử dụng, đặc biệt là video. Không thể phủ nhận, đây là cách hướng dẫn của giảng viên về nội dung học tập mà sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu nội dung học tập, bởi vì video sẽ thu hút người học vởi hình ảnh và âm thanh. Đồng thời, sinh viên có thể xem video lặp đi lặp lại nếu họ gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm. Mặc khác, ứng dụng công nghệ trong trường hợp này rất có lợi cho việc triển khai lớp học, bởi giáo viên có thể quản lý video và giao tài liệu học tập cho sinh viên thuận tiện hơn thông qua các nền tảng giảng dạy hoặc các phương pháp giảng dạy khác14, các bài giảng lý thuyết được “số hoá” 12 Dương Hồng Thị Phi Phi, “Áp dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” vào dạy và học Luật tại trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội thảo Kỷ yếu Hội thảo “Ứng dụng các phương pháp dạy và học Luật”, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tháng 4/2021, trang 185. 13 Alexander, M. M. (2018), “The flipped classroom: Engaging the student in active learning, Journal of Legal Studies Education”, 35(2), p.277-300. 14 Dương Hồng Thị Phi Phi, Kỷ yếu đã dẫn, trang 178. 345
  6. thành các video, đề cương môn học, tài liệu tham khảo, các câu hỏi, hướng dẫn học tập... được gởi trước cho sinh viên qua hệ thống internet. Tuy nhiên, để có thể triển khai lớp học đảo ngược một cách hiệu quả thì đỏi hỏi phải có một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn thiện, bởi vì mô hình lớp học đảo ngược khác với mô hình lớp học truyền thống, toàn bộ nội dung lý thuyết cơ bản được sinh viên học tập trước ở nhà. Vì vậy, việc xây dựng các video bài giảng phải thật sự tốt, đảm bảo tính dễ hiểu, dễ tiếp cận, được cập nhập thường xuyên các nội dung mới về mặt lý luận cũng như quy định pháp luật thực tiễn, xây dựng các câu hỏi định hướng, bài tập nghiên cứu cho sinh viên sát với từng bài học và thực tiễn để sinh viên có thể vận dụng kiến thức lý thuyết và giải đáp được các bài tập trong quá trình tự nghiên cứu trước bài giảng. Đồng thời, cần một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn và thay đổi tư duy của giảng viên. Giáo viên cần thật sự chủ động và tích cực hơn rất nhiều so với mô hình giảng dạy truyền thống, bởi giáo viên không chỉ chuẩn bị tài liệu với dung lượng lớn mà còn phải thường xuyên trao đổi thông tin với người học, bởi mô hình học tập này không còn chỉ nó hẹp trong phạm vi một lớp học nữa, mà sinh viên có thể học tập bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào với mô hình lớp học đảo ngược. Hai là: Phương pháp dạy và học trực tuyến Nếu như trước đây, phương pháp dạy học trực tuyến chủ yếu áp dụng cho hình thức đào tạo từ gia và còn khá mơ hồ, cũng như lạ lẫm với sinh viên mặc dù một số trường đã bắt đầu chuẩn bị cơ sơ dữ liệu cho việc học trực tuyến. Nhưng phương pháp dạy và học trực tuyến chỉ thực sự trở nên phổ biến trên toàn thế giới khi dịch bệnh do Virus corona gây ra, làm đảo lộn hoàn toàn mọi chương trình giáo dục truyền thống trước đó. Các trường đại học ở Việt Nam, trong đó có trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, nhanh chóng thích nghi và thay đổi cách thức giáo dục đào tạo, để không chỉ đảm bảo tiến độ giảng dạy của nhà trường, mà còn đảm bảo khối lượng kiến thức yêu cầu đối với từng môn học. Trong hoàn cảnh như đại dịch Covid -2019, việc học trực tuyến thông qua các ứng dụng như Zoom, Google Meeting... là nhu cầu thiết yếu để đảm bảo được yêu cầu “ tạm dừng đến trường” để đảm bảo an toàn, nhưng “không dừng việc học”. PGS.TS Phan Nhật Thanh trong bài viết tham dự Hội thảo “Ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực” tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, đã phân tích những thuận và khó khăn của phương pháp giảng dạy trực tuyến như sau15: Phan Nhật Thanh, “Phương pháp dạy và học luật trực tuyến hiện nay - Thuận lợi, khó khăn, giải pháp”, 15 Kỷ yếu hội thảo “Ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực trong dạy và học Luật”, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2021, trang 193. 346
  7. Thuận lợi của dạy học trực tuyến: a) Sự linh hoạt: Bao gồm cả sự linh hoạt về thời gian và không gian. Đối với thời gian, giảng viên tiết kiệm được thời gian di chuyển đến nơi giảng dạy cố định. Sự thuận lợi này càng thể hiện rõ đối với những lớp ở tỉnh xa, nơi mà sự di chuyển phải mất nhiều thời gian. Điều này sẽ giúp người dạy và người học có nhiều quỹ thời gian hơn. Bên cạnh sự linh hoạt về thời gian còn có sự linh hoạt về địa điểm. Giảng dạy trực tuyến cho phép người dạy (và cả người học) có thể tự lựa chọn địa điểm giảng dạy sao cho phù hợp với mình. Có thể ở nhà, cơ quan, hay thậm chí cả đang lúc di chuyển trên xe. b) Tiết kiệm chi phí: Một lợi điểm rõ ràng về dạy và học trực tuyến đó là sự giảm chi phí về cơ sở vật chất (bao gồm điện, nước, vệ sinh, khấu hao, bảo dưỡng tài sản…). Nhìn bức tranh rộng hơn toàn xã hội thì còn bao gồm cả phí nguyên liệu, ít nhiều giảm ô nhiễm, ùn tắt giao thông… c) Tạo liên kết trên không gian mạng: Dạy và học trực tuyến là sự giao tiếp trên không gian mạng. Nhiều phần mềm cho phép số lượng người học đông. Những giới hạn về không gian, địa lý không phải là vấn đề của học trực tuyến bởi lẽ người dạy và người học có thể trao đổi với nhau bất cứ nơi nào có thể tương tác. Khó khăn của dạy học trực tuyến: a) Về kỹ thuật, công nghệ: Cả người dạy lẫn người học đều phải làm quen với công nghệ mới. Rất nhiều phần mềm học trực tuyến được các cơ sở đào tạo sử dụng. Nhiều giảng viên và người học vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng chúng. Nếu một gỉảng viên dạy ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau, họ phải học cách tiếp cận và sử dụng nhiều phần mềm (đôi khi một cái còn chưa thực sự thành thạo). Bên cạnh đó, thực tế cho thấy các phầm mền (như Zoom, Beowulf Quickom, Google Meet…) vẫn còn có những hạn chế nhất định. Đôi lúc giảng viên phải vừa học công nghệ, vừa giảng dạy chuyên môn. Chất lượng bài giảng do đó bị ảnh hưởng. Nói một cách thực lòng, giảng viên và người học chưa được đào tạo một cách bài bản để sử dụng các công nghệ này (nhiều nhà quản lý cho rằng vấn đề này đơn giản nhưng nếu họ là người trực tiếp sử dụng thì chắc chắn cũng sẽ rất lúng túng). Việc đã tới giờ học mà giảng viên chưa vào được phần mềm hay học viên “không biết vào đâu” là chuyện rất thường xảy ra. b) Hiện tượng giảng viên “độc thoại”: Tình huống bi hài này nếu ai đã giảng dạy trực tuyến đều biết. Chúng ta có nhiều cách để kiểm tra sự hiện diện của học viên nhưng chắc chắc chúng ta không thể kiểm tra người học có theo dõi bài giảng hay không như trên lớp học bình thường được. Suốt tiết giảng hầu như giảng viên độc thoại, nếu giảng viên cố tình kéo sự chú ý của học viên vào bài giảng bằng cách đặt câu hỏi thì họa chăng có một hoặc một vài học viên trả lời. 347
  8. Hầu hết là rơi vào khoảng không im lặng. Nhiều lúc bản thân tôi thấy mình như “tự kỷ” vì tự nhìn vào màn hình và cứ nói suốt cho hết giờ giảng. Hoàn toàn không biết người nghe cảm nhận thế nào. Thỉnh thoảng nếu người học bật loa lên thì có thể chúng ta sẽ nghe đủ loại âm thanh (cười giỡn, tâm sự, cãi nhau, gia đình buôn bán với khách hàng, nhận xét về giáo viên đang giảng…). Nơi học của sinh viên rất đa dạng, có thể từ buồng ngủ đến phòng bếp hoặc đâu đó. Tâm thế của giảng viên dạy trên lớp rất khác dạy trực tuyến vì họ không thể diễn đạt ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt hoặc cảm nhận “tình trạng” của lớp học. Chính vì điều này mà chất lượng bài giảng cũng bị giảm. c) Động lực học tập của sinh viên: Nhiều sinh viên uể oải, lười biếng và đối phó. Việc giáo viên gọi, điểm danh học để kiểm tra vì lẽ nếu lớp đông thì điều này không khả thi. Bên cạnh đó thì việc chuyên tâm vào bài giảng quan trọng hơn là “canh” xem người học có đối phó mình không. 3. Kết luận Chuyển đổi số là một xu thế mang tính tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số không chỉ tạo ra rất nhiều cơ hội để đạt được những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục đào nói nói chung và dạỵ, học luật nói riêng. Tuy nhiên, sẽ là không dễ dàng cho người dạy và ngược học để đạt được những thành tựu mà trước hết, yêu cầu là phải thay đổi phương pháp dạy và học cho phù hợp. Sự thay đổi này phải xuất phát từ chính tư duy của người dạy và người học, biến nó thành động lực để áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực, khắc phục những khó khăn trong quá trình áp dụng những phương pháp giảng dạy đó. Suy cho cùng, yếu tố quyết định sự thành công của việc áp dụng những phương pháp giảng dạy mới trong thời kỳ chuyển đổi số, bên cạnh các yếu tố về cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, thì yếu tố con người( Người dạy và người học) vẫn mang tính quyết định, chấp nhận phương pháp mới, trau dồi và hoàn thiện không ngừng về kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng công nghệ cần thiết, thay đổi các thức giảng dạy để có thể thu hút sự quan tâm nhiều nhất của người học... 348
nguon tai.lieu . vn