Xem mẫu

  1. 1 Sự thật về tướng cướp Bạch Hải Đường Bạch Hải Đường lúc ngồi trong trại giam ở khám chí hòa (chế độ Sài Gòn) BHĐ Họat động ở saigon năm 1971-1972 BHĐ (1950 - 1980) bị bắt vào tối 22-3-1980 tại Long Xuyên
  2. 2 Chết ngày 13-7-1983 tại trại giam số 15 CA Tỉnh An Giang Tướng cướp Bạch Hải Đường nổi tiếng ở Sài Gòn mấy mươi năm qua. Nhiều câu chuyện “xuất quỷ nhập thần” của y được người đời thêu dệt. Có người còn lãng mạn hơn khi kể về đối tượng tội phạm này như một tay giang hồ hào hiệp - chuyên cướp của người giàu chia cho người nghèo, chuyên trả thù bằng cách dùng tài nhập nhà thần kỳ để trộm vợ của những cố vấn Mỹ và các sĩ quan cảnh sát, quân đội cao cấp chế độ cũ. Có cả những cuốn sách, kịch bản điện ảnh, sân khấu cải lương (tướng cướp bạch hải đường) đã được xây dựng nhân vật từ những tình tiết hư cấu này, làm Bạch Hải Đường càng thêm nổi tiếng. Phóng viên Trần Trung Sơn đã tốn khá nhiều thời gian, công sức để đi đến các tỉnh miền Tây tìm lại những cán bộ công an, bộ đội, các nhân chứng trên trên dưới 30 năm trước đã từng nhận nhiệm vụ truy bắt, giam giữ, lấy lời khai Bạch Hải Đường. Anh cũng đã vào các thư viện, các kho lưu trữ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây để thu thập, tìm lại những trang tài liệu, hồ sơ, thông tin về đối tượng phạm tội khét tiếng này. Qua đó, chân dung Nguyễn Ngọc Truyện - tướng cướp Bạch Hải Đường - đã lần đầu tiên được dựng lại một cách hoàn chỉnh, chính xác. Sau khi gạt bỏ mọi hư cấu đồn thổi, thêu dệt, Bạch Hải Đường theo các tài liệu điều tra, nhân chứng và dưới ngòi bút của nhà báo Trần Trung Sơn vẫn đủ làm chúng ta kinh ngạc về sức khỏe, sự chịu đựng và khả năng kỳ lạ để đào thoát khỏi các vòng vây, các trại giam. Qua đây, chúng ta càng khâm phục những cán bộ công an, quân đội cách mạng đã kiên trì chiến đấu, mưu trí, dũng cảm để khuất phục được một “siêu tội phạm” mà cảnh sát, quân cảnh chế độ cũ coi như... bó tay. * * * Trước khi trở thành đối tượng giang hồ khét tiếng, Bạch Hải Đường (Nguyễn Ngọc Truyện) vốn là đứa trẻ có tuổi thơ đầy gian khó, lam lũ, nhưng rất hiếu thảo với cha mẹ, anh em (sau này y cũng sống rất có nghĩa, có tình với vợ con, bạn bè). Vì sao Bạch Hải Đường (BHĐ) lại nhanh chóng bước vào con đường tội lỗi? Sớm vào đời, sớm tiếp xúc với cuộc sống phồn hoa nơi phố thị? Hay chính sự bỏ mặc, thờ ơ của nhà cầm quyền chế độ cũ với những đối tượng như BHĐ đã tạo “điều kiện” cho y sớm trở thành tội phạm…? Theo đường "bần cùng sinh đạo tặc"
  3. 3 “Trại tạm giam Công an tỉnh An Giang, phòng giam số 15, ngày… tháng… năm… Tôi tên là Nguyễn Ngọc Truyện, tự Bạch Hải Đường. Kính thưa chính quyền cách mạng, từ ngày bị bắt đến nay, thật tình tôi đã hiểu rõ tội lỗi của tôi nên thật thà khai báo hết, chỉ rõ những đồng bọn, không còn giấu giếm điều gì… Kính mong được Đảng, Nhà nước khoan hồng cho tội lỗi của tôi…”. Khi biết sức khỏe kiệt quệ, bệnh tật không còn chống chọi được nữa, những nét chữ cuối cùng của Bạch Hải Đường đã viết như thế. Vào những năm 1950, nơi cái xóm nhà lụp xụp của thị xã Long Xuyên, anh Nguyễn Văn Của và chị Lê Thị Huê gặp và kết duyên vợ chồng. Cuộc sống vô cùng nghèo khó, cả hai đã lam lũ, quần quật lao động để chuẩn bị cho tương lai của một sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong bụng chị Huê. Anh Của nai lưng bốc vác, đẩy xe ở khu vực chợ Long Xuyên, bến xe, hay ai thuê bất cứ việc gì anh cũng lao vào làm để kiếm tiền. Chị Huê ngày ngày chầu chực bên cái thúng bánh mì với hy vọng có nhiều người qua đường ghé mua. Những đồng tiền ít ỏi kiếm được của anh chị là mồ hôi, nước mắt, là cuộc sống, hạnh phúc và hy vọng cho mai sau. Giữa năm 1950, đứa con trai đầu lòng chào đời. Nó khôi ngôi, tuấn tú, trắng trẻo vô cùng. Anh Của, chị Huê vui òa nước mắt. Đứa bé càng làm cho anh Của quên đi cái vất vả, nhọc nhằn, cho anh thêm sức mạnh để đương đầu với đời. Thằng bé ấy được anh chị đặt tên là Nguyễn Ngọc Truyện. Ơn trời, Truyện mau ăn chóng lớn. Vợ chồng anh Của, họ hàng bên nội, bên ngoại ai nấy đều hạnh phúc vô cùng. Cuộc sống gia đình cứ lặng lẽ trôi qua trong căn nhà lá ọp ẹp, chật chội nhưng đầy hạnh phúc ấy. Rồi Truyện đã là anh của bốn đứa em gái. Hai vợ chồng quần quật lao động để nuôi cho được năm miệng ăn đang tuổi ăn tuổi lớn. Truyện là con trai duy nhất, nên tất cả tương lai của các em, hy vọng vào sự đổi đời cho số phận nghèo khổ của gia đình đều được bố mẹ đặt tất cả vào Truyện. Dù thiếu thốn trăm bề, nhưng Truyện được bố mẹ cho đến trường như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Hàng ngày, từ lớp học về, tiếng đánh vần i tờ của Truyện làm không khí gia đình càng ấm áp, hạnh phúc biết bao. Nhưng rồi, chỉ mới đến lớp bốn, cậu học trò này đã có biểu hiện lạ thường. Nó chán học, chán nhìn vào sách vở, nó chán cầm cây viết, chán ngồi nghiêm túc trong lớp nghe thầy cô giảng bài và cũng chán chạy lòng vòng trong sân trường chơi trò đuổi bắt với bạn học… Anh Của, chị Huê khi biết tin nhà trường báo về là Truyện hay bỏ học, đi chơi với những nhóm trẻ con bên ngoài, họ đã đêm đêm lau nước mắt vì buồn. Bao nhiêu hy vọng, bấy nhiêu hy sinh của anh chị bây giờ chỉ thế thôi sao? Anh Của kêu Truyện lại ngồi khuyên bảo nhẹ nhàng, Truyện hứa là sẽ đi học. Nhưng rồi, cái lối sống tụ tập, lê la ở những nơi đông đúc, náo nhiệt của những đứa trẻ bụi đời đã hấp dẫn Truyện hơn những lời dạy của thầy cô trong trường. Truyện không đến lớp nữa. Anh Của nhiều đêm thức khuya hơn, tóc bạc nhiều hơn vì thằng con trai nối dõi tông đường mà anh và cha anh đã hy vọng. Mặt chị Huê cũng hằn thêm nhiều vết nhăn, bưng cái thúng bánh mì chị cảm thấy nặng nề hơn.
  4. 4 Truyện ngày càng cứng đầu, nó cứ lầm lỳ, ít nói, ít cười với cha mẹ, với các em. Nó cứ đi về một cách tự do, không giờ giấc, không cần xin phép ai. Những quán cà phê, những con hẻm có đá gà, đánh bạc, chơi bời… Truyện thường đến hơn. “… Tôi học đến lớp 4, lúc 15 tuổi thì nghỉ học, theo đám lưu manh tụ tập, chơi bời…” - Truyện đã kể về ngày vào đời của mình như thế. Rồi để chứng minh mình là đứa trẻ biết tự lập, không cần học hành mà vẫn… sống, Truyện đã chấp nhận tìm cho mình cái bao lác và cây sắt uốn cong một đầu. Truyện gia nhập đám trẻ sống bằng nghề lượm ve chai khắp khu chợ, bến đò, bến xe, bến phà, hàng quán…; từ Long Xuyên đến Bình Thủy (một xã nay thuộc huyện Châu Phú - An Giang). Vừa lân la lượm ve chai bán cho các chủ vựa kiếm tiền xài, vừa ăn ngủ vật vờ bất cứ đâu, cứ như là trẻ lang thang vậy. Có khi, Truyện xin được vào bốc vác cho chủ vựa ve chai, nhưng có lẽ cũng vì tính tình ngông nghênh nên họ sớm cho Truyện thôi việc. Năm Truyện 16 tuổi, sắp trở thành gã thanh niên thì ông Của bắt đầu cái tuổi trung niên, yếu hẳn đi vì bệnh tật. Nhưng lúc đó, ông cũng phải đu mình vắt vẻo bên cửa những chuyến xe đò từ Long Xuyên đi Sài Gòn để kiếm sống. Cái nghề làm lơ xe của bố có vẻ lại thích hợp với Truyện. Ông Của thuyết phục Truyện bỏ cái nghề lượm ve chai, tụ tập ăn chơi để theo ông lao động kiếm sống, để còn phụ cho cha mẹ nuôi bốn đứa em gái đang xếp hàng chờ ăn, chờ mặc. Nghe xong lời phân tích của bố, lần đầu tiên sau nhiều năm bỏ học, Truyện đã nghe lời bố. Cần nói cho rõ, từ trước đến nay, nhiều sách truyện, phim ảnh đều cho rằng ông Của, cha của BHĐ là một tướng cướp, rằng BHĐ đã “nối nghiệp” cha là hoàn toàn không chính xác. Theo tất cả tài liệu mà chúng tôi có thì ông Của là một người có nghề nghiệp như trên, không phải là một tướng cướp. Truyện bắt đầu lênh đênh trên những chuyến xe đò cùa hãng xe Tam Hữu (Long Xuyên) chạy từ Long Xuyên về Sài Gòn. Có lẽ đây là một trong những ngã rẽ cuộc đời chàng thiếu niên Nguyễn Ngọc Truyện. Ông Của đâu ngờ khi ông muốn đứa con trai có nghề nghiệp đàng hoàng thì môi trường làm việc ấy đã khiến cho Truyện nghĩ khác, làm khác. Bôn ba trên những chuyến xe, vào ra bến xe, bến phà, chợ búa, từ Long Xuyên đến Sài Gòn, Truyện đều tiếp xúc, đều chứng kiến quá nhiều “anh chị”, đại ca ở những nơi như thế. Cái cảnh những đại ca, “cai” bến trong bến xe, bến đỗ dọc đường, quán cơm, hù dọa, thu tiền “bến”, móc túi trấn lột trắng trợn các chủ xe, tài xế, và cả hành khách ngày ngày đập vào mắt Truyện. Chính Truyện cũng ngày ngày phải nhảy xuống xe, khúm núm trước mặt các “cai” bến để đưa tiền “hụi” cho chủ xe hàng ngày. Tất cả làm cho Truyện trở nên lỳ lợm, oán hận, nuốt sự tức giận vào lòng. Và Truyện nghĩ, cần phải “làm cái gì đó” để chống trả lại sự ức hiếp của đám lưu manh có ở khắp nơi, dọc con đường mà hàng ngày Truyện phải đi qua. Máu anh hùng, lòng tự ái, tự trọng cứ lớn dần cùng với sự bốc đồng trong chàng trai trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn. Truyện đã tìm đến những trang sách, những bộ phim bạo lực, võ thuật để học hỏi các bậc tiền bối trong đó. Rồi truyện đến một võ đường ở Thốt Nốt (nay là Cần Thơ, hồi đó vẫn
  5. 5 thuộc An Giang - N.V) xin vào làm đệ tử. Nhưng không phải dễ dàng được học võ. Truyện đã từng kể với một cán bộ Ban chấp pháp của Ty An ninh Long Châu Hà (năm 1975) rằng thầy dạy võ ở võ đường khi đó đã từ chối nhận Truyện. Nhưng vì lòng kiên trì đeo bám xin học, vị sư phụ kia cũng miễn cưỡng nhận. Nhưng trước khi nhận, thầy này đã nói với Truyện: - Ta dạy võ cho con rồi có ngày con sẽ “phản” lại ta thôi! Có lẽ vị sư phụ muốn nói đến sự “phản” lại của võ sinh đối với môn phái, khi ông nhận ra trong ánh mắt của cậu thanh niên ẩn chứa quá nhiều thù hận, không lương thiện. Trong khi cái đạo cao quý nhất của người học võ là để rèn luyện sức khỏe, để giúp dân, giúp nước và làm việc nghĩa chứ không phải “phản” là đánh lại thầy. Nếu những lời tâm sự của BHĐ đúng thì sư phụ của võ đường năm xưa đã không sai, nếu ông biết được quá trình phạm tội của đệ tử sau này ghê gớm đến nhường nào. Nguyễn Ngọc Truyện làm lơ xe được khoảng ba năm. Ba năm ấy như là một “trường đời” khủng khiếp đã dạy cho Truyện một bản tính lạnh lùng, chịu đựng, liều lĩnh, bất cần. Nhưng quan trọng nhất, khi đã 17 tuổi, Truyện vẫn là một người lương thiện. Bước sang tuổi 18 (có tài liệu ghi 19), Nguyễn Ngọc Truyện trở thành chàng thanh niên mạnh khỏe, cao ráo, đẹp trai, lanh lợi, còn người đàn bà đầu tiên trong đời là Hồ Thị Lãnh. Đây là người vợ đầu tiên của BHĐ. Bà Lãnh đã sinh cho Truyện hai đứa con trai kháu khỉnh. Truyện theo về sống ở quê vợ tại Thốt Nốt. Ở đó, vừa trốn quân dịch, chạy xe lôi kiếm tiền nuôi vợ con. Truyện lúc đó vẫn là người cha, người chồng có trách nhiệm, chăm lo gia đình. Nhìn hai đứa con trai lớn lên, vợ chồng Truyện rất hạnh phúc. Nhưng rồi nghề chạy xe lôi của Truyện không đủ nuôi gia đình. Con cái lại đau lên ốm xuống. Cứ mỗi lần con ốm, Truyện bỏ việc, bế con vào bệnh viện. Nhưng rồi bao nhiêu lần phải bế con về nhà nằm chờ… hết bệnh, vì không có tiền để trả viện phí. Ôm con trên tay, nhìn cảnh đời ngang trái vì con nhà người khác lại được nằm viện, được bác sĩ chăm sóc, Truyện càng thấm thía nỗi nhục của cái sự nghèo khó. Truyện đã “nếm” mùi khổ sở của một kẻ sống đầu đường xó chợ, bị những tên anh chị khắp Long Xuyên, Sài Gòn, Sa Đéc, Cần Thơ bắt nạt, coi thường… Truyện vẫn chịu đựng được. Nhưng thấy con mình bị đối xử như thế, Truyện không cam lòng. Tự đáy lòng của một người cha, Truyện thầm nghĩ phải để con mình được như những đứa trẻ khác. Truyện đưa vợ con quay về Long Xuyên sống và vẫn thuê một chiếc xe lôi để chạy kiếm tiền. Khoảng năm 1970 - 1971, Truyện kết thân với những đứa bạn tại Long Xuyên như Nguyễn Văn Năng, Sơn, Tâm, Trung, Triệu… Đứa nào cũng nghề nghiệp bấp bênh. Cuộc sống đã quá đỗi cùng cực. Truyện và những đứa bạn ngày ngày chứng kiến cảnh sống giàu có, xa hoa của một tầng lớp khác tại Long Xuyên. Những bộ áo quần, những chiếc xe gắn máy sang trọng, những chiếc tivi, máy nghe nhạc… của những người giàu có cứ lồ lộ như một giấc mơ, một sự thách
  6. 6 thức đối với Truyện, Năng, Tâm, Sơn… Tối tối về nhà, nhìn cảnh con cái nằm co quắp, nheo nhóc, áo quần nhem nhuốc, màn che muỗi cũng không đủ…, sự thôi thúc bước chân vào con đường tội lỗi càng lớn lên trong Truyện. “Cho đến một ngày đầu năm 1971, đứa con đầu đau nặng, không có tiền mua thuốc, tôi phải trốn quân dịch nên không chạy xe lôi được nữa, tìm chỗ làm ở đâu cũng không được, quá cùng đường, tôi quyết định đi lấy trộm xe máy người ta dựng ngoài đường để bán lấy tiền…” - Bạch Hải Đường nói về ngày đầu tiên bước vào “nghề” bất lương như thế. Những tháng “ra quân” đầu tiên của nhóm tội phạm này được BHĐ kể lại: “Đầu năm 1971, tôi và tên Tâm vô nhà của người Mỹ tại Long Xuyên tám lần, lấy được năm cái tivi, năm máy thâu băng, ba cái radio, ba máy ảnh, bốn thùng rượu, hai thùng thuốc lá Mỹ. Số tiền bán được khoảng 300 ngàn. Tháng tư năm đó, tôi và tên Năng lấy được bảy chiếc xe máy của người dân để ngoài đường, bán được mỗi chiếc từ 20 đến 25 ngàn đồng. Qua tháng 5-1971, tôi và Năng lấy được có 20 xe máy… Qua tháng 6-1971 bị chiến dịch truy quét, Tâm bị bắt. Tôi và Năng, Trung tạm thời lánh nạn một tháng. Qua tháng 7-1971, mấy đứa tôi lại đi lấy đồ người khác…” - BHĐ nhớ lại “thành tích” những ngày đầu y và đồng bọn “vào nghề” như thế. Trong vòng ba tháng, BHĐ và đồng bọn đã gây ra một loạt vụ án, lấy được một số lớn tài sản trong thị xã Long Xuyên. Những năm sau đó, BHĐ đã gây ra bao nhiêu vụ án, lấy được bao nhiêu tài sản, đến nay vẫn là một dấu hỏi. BHĐ chỉ khai “sơ sơ” trong hai năm, riêng nhà của chuyên gia, cố vấn nước ngoài cho chính quyền cũ tại Long Xuyên, y đã đột nhập hơn bốn mươi lần. Trong đó có nhà của cảnh sát, bác sĩ, sĩ quan pháo binh, thiết giáp, nhà của phi công, dân biểu hạ viện, căn cứ quân sự, kho xăng…, những nơi mà điều kiện về an ninh vô cùng nghiêm ngặt. Bạch Hải Đường (BHĐ) tung hoành trong một phạm vi hạn hẹp là thị xã Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên) và các vùng lân cận như: Thốt Nốt, Cần Thơ, Sa Đéc, Bạc Liêu... nhưng vì sao lực lượng giữ gìn an ninh trật tự của chế độ cũ... bó tay?
  7. 7 Bạch Hải Đường lúc ngồi trong trại giam ở khám chí hòa (chế độ Sài Gòn) Trong khi hệ thống tai mắt của quân cảnh, cảnh sát an ninh gần như không để lọt bất cứ một người nào mà họ nghi là cộng sản? Đáng nói hơn, BHĐ còn được một số thế lực trong chế độ cũ che chắn, lợi dụng để thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Có một chi tiết mà đến nay, không ai hiểu vì sao BHĐ là một đối tượng đã hai lần trốn khỏi nơi cải tạo, trại lính và mang trên mình lệnh truy nã của cảnh sát chế độ cũ, điều kiện giao thông giữa các địa phương gần như chỉ là những tuyến giao thông đường thủy độc đạo, nhưng hắn luôn đi lại một cách rất dễ dàng. BHĐ cứ di chuyển để “làm ăn”, vài tháng lại đi qua địa bàn khác. Khi đi qua các trạm, chốt kiểm soát, bến xe, bến phà, BHĐ đã làm thế nào để đi “êm” như thế? Những tài liệu chúng tôi sưu tập được, đã trả lời những vấn đề khó hiểu nầy. Do mối quan hệ của BHĐ với một số “cớm” của chính quyền cũ, BHĐ đã được cấp một thẻ căn cước mang tên Nguyễn Văn Hà. Không những thế, để đi lại thuận tiện giữa các địa phương, BHĐ còn “chạy” được “giấy đi đường” từ Long Xuyên về Bạc Liêu và một giấy từ Long Xuyên đi Sài Gòn. Vào thời điểm đó, nhà
  8. 8 cầm quyền đặt ra các loại giấy đi đường nhằm hạn chế và kiểm soát việc đi lại của những người bên kia chiến tuyến, với những đối tượng tội phạm hình sự nguy hiểm. Loại “giấy đi đường” này vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của người dân, vi phạm nhân quyền, nhưng nó vẫn cứ tồn tại. Không ít người có thẩm quyền trong chế độ cũ đã dùng loại “giấy đi đường” này làm công cụ sách nhiễu, vơ vét của dân hay ban phát cho những người họ muốn. Một vị chức sắc vốn “khoái” BHĐ nên đã tìm cách cung cấp cho y những loại giấy tờ trên. Nhờ đó, BHĐ đã thoát khỏi sự kiểm soát tại nơi ở và bôn hành khá dễ dàng. BHĐ kể: “Về phần giấy tờ thì vào tháng 6-1972, tôi không có giấy tờ hợp lệ nên trốn lính. Tôi nhờ anh Ba ở Long Xuyên làm giấy tờ. Tôi đưa hình cho anh Ba, anh đã làm cho tôi giấy căn cước mang tên Nguyễn Văn Hà, một giấy đi đường từ Long Xuyên về Bạc Liêu, một giấy đi đường từ Long Xuyên đi Sài Gòn. Anh Ba có bắt tôi hứa là không bao giờ được nói cho ai biết. Tôi hứa và anh đã đưa giấy cho tôi. Không biết anh nhhờ anh làm. Trong một lần khác, BHĐ bị bắt giữ bởi những phế binh tại Mỹ Phước, giao cho cảnh sát Long Xuyên, bị xử tù giam. Nhờ sự việc... xui xẻo đó, BHĐ đã trở nên thân thiết với quan tòa và cảnh sát một cách khó hiểu. BHĐ lúc đó là đối tượng nguy hiểm, đang có lệnh truy nã. Việc “chụp” được BHĐ là một thắng lợi của cảnh sát. Vì BHĐ đã bao phen làm “mất mặt” cảnh sát chế độ cũ, nhất là với cá nhân đại úy Triệu - phó chỉ huy lực lượng cảnh sát Long Xuyên. Nên khi tiếp nhận BHĐ từ những phế binh giao cho, giới cảnh sát lập tức cho đăng báo “tướng cướp Bạch Hải Đường” đã sa lưới pháp luật ! Bạch Hải Đường bị xử một năm tù giam, trong quá trình thụ án, hằng ngày, có một cảnh sát đặc biệt là ông Nguyễn Văn Minh mở cửa nhà giam, đưa BHĐ qua dinh thự của ông chánh án tòa án tỉnh lúc đó. BHĐ đến làm việc nhà cho ông chánh án rồi nghỉ ngơi, “đàm đạo” với ông Minh và ông chánh án về mọi chuyện trên đời. Chiều tối, ông cảnh sát Minh lại chở BHĐ về nhà lao. Không những thế, vì ông chánh án “kết” BHĐ nên khi BHĐ đang ở nhà ông này, vợ BHĐ là Nguyễn Thị Lệ và đứa con tên là cu Trò cũng được đến đây thăm hỏi, chơi với BHĐ đến hết ngày. BHĐ khai: “Mỗi lần đến nhà ông Chánh án làm việc, tôi thường gặp vợ tôi. Vợ tôi hay mua đồ ăn đem lại cho tôi và mấy ông này ăn. Còn ở trong tù thì tôi làm trật tự phòng...”. Như vậy, có thể thấy rằng, “tướng cướp Bạch Hải Đường” khi bị vào tù vẫn được đi lại bên ngoài, sống khá nhàn hạ, gặp vợ con hàng ngày, chẳng hề giống một phạm nhân tí nào. Với một kẻ phạm tội khét tiếng, không tiền, không quyền lực, không địa vị... thì tại sao một ông cảnh sát và một ông chánh án lại ưu ái với BHĐ như thế? Trong phần 6, chúng tôi đã đề cập đến hai vụ đột nhập nhà của hai quan chức cao cấp trong chính quyền cũ, của BHĐ vào đầu năm 1974. Đó là nhà của dân biểu Lê Phước S. và nhà của đại úy Triệu, nhưng sau đó BHĐ đã “biến mất” một
  9. 9 cách khó hiểu. Mặc cho cảnh sát, quân cảnh lúc đó huy động lực lượng hùng hậu truy lùng. “Tôi đi Châu Đốc để trốn một thời gian ngắn, ở tại nhà của một đứa bạn tên là Nguyễn Văn Lượm. Sau một thời gian thấy êm trở lại, tôi lại về Long Xuyên, cùng với tên Năng tiếp tục đi ăn trộm. Để được an toàn, lúc đó tôi sống nhờ tại nhà của anh Hiếu” - BHĐ kể về chuyện xảy ra sau khi y đột nhập nhà của hai ông trên. Nó lý giải vì sao BHĐ vẫn được an toàn, không chỉ sau hai vụ việc trên mà hàng loạt vụ phạm pháp khác. Tất cả nhờ vào sự che chở của “anh Hiếu”. Vậy anh Hiếu đã cưu mang BHĐ trong những lúc lâm nguy là ai? Có lẽ, vào thời điểm ấy, nếu đại úy Triệu biết được tình “huynh đệ” của BHĐ và “anh Hiếu” thì viên cảnh sát này sẽ... nổi điên vì tức giận. “Anh Hiếu đại úy, sĩ quan quân đội chế độ cũ, nhưng “kết” tôi, quý tôi, xem nhau như anh em” - BHĐ nói về “anh Hiếu” mà y tá túc những lúc nguy nan. Nhiều lần lực lượng cảnh sát bao vây, truy lùng, chặn mọi ngã đường ra khỏi Long Xuyên, nhưng BHĐ biến mất một cách bí ẩn là vì thế. BHĐ đã được một sĩ quan quân cảnh che chở, đùm bọc. Mối quan hệ này đã được đưa lên phim ảnh, sân khấu. Viên đại úy này vốn là một kẻ sống khéo léo, không thích xông ra chính trường mà chỉ âm thầm đứng nhìn thế cuộc, quan sát các phe cánh trong chính quyền và quân cảnh lúc đó đấu đá nhau, thậm chí hãm hại nhau. Hiếu “khoái” khả năng võ nghệ của BHĐ, nên muốn “nuôi” BHĐ để sử dụng khi cần cho con đường sự nghiệp, nhưng chưa đụng đến. Đã nhiều lần BHĐ đi làm ăn, “lượm” được súng ống và những loại giấy tờ quan trọng, BHĐ đã bán rẻ cho Hiếu. Hiếu đã sớm nhận ra rằng không phải có nhiều người có thể lấy được những thứ như BHĐ thường lấy, nên Hiếu đã chấp nhận kết nghĩa “huynh đệ” với BHĐ. Dù biết đó là một hành động vô cùng nguy hiểm, có thể làm sự nghiệp của Hiếu tiêu tan nếu bị phát hiện. “Khi bị hai tên cảnh sát bắt tại hẻm Ba Lâu. Tôi thoát được và chạy đến nhà anh Hiếu” - lúc dầu sôi lửa bỏng như thế, Hiếu vẫn chứa chấp Bạch Hải Đường. Không chỉ có những sĩ quan như Hiếu “kết” BHĐ, có một quan chức khác là Lê Quang L. dân biểu hạ viện đại diện một giáo phái cũng “thèm” khả năng “vô nhà” của BHĐ, nhất là sau vụ BHĐ đột nhập vào nhà dân biểu Lê Phước S. (một đối thủ chính trị của ông L. ở khu vực này - NV). Lê Quang L. đã cho người âm thầm truy tìm BHĐ sau vụ việc trên, không phải để bắt BHĐ giao cho cảnh sát mà là mời BHĐ “hợp tác” với ông ta. Lê Quang L. đã đưa ra cái giá hai triệu đồng (bằng trị giá của 100 chiếc xe gắn máy mà BHĐ trộm cắp đem bán) để nhờ BHĐ ám sát đối thủ chính trị của ông là Lê Phước S. (chúng tôi sẽ đề cập cụ thể vụ việc này vào các số báo sau - NV). Nhưng BHĐ đã từ chối, dù rất cần tiền. Bởi có một điều duy nhất mà BHĐ chưa bao giờ làm trong đời là giết người. Đây là câu chuyện có thật 100%. Ông L. hiện vẫn còn sống với gia đình tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình phạm tội, BHĐ còn có hai “chiến hữu” khác cũng rất “mến”
  10. 10 y nên kết tình thân. Đó là gã tên Triệu là hạ sĩ và Thành, trung sĩ, cả hai là lính thiết giáp của chế độ cũ. “Đây là hai người bạn với tôi từ trước giải phóng” - BHĐ cho biết. Hai người này sau giải phóng không chỉ là bạn mà còn trở thành đồng bọn của BHĐ. Chính Triệu và Thành đã đưa cho BHĐ mỗi người một cây súng mà hai tên giấu giếm không giao nộp khi ra trình diện Chính quyền Cách mạng. BHĐ đã cất giấu hai khẩu súng này để phòng thân và trong một lần gây án cướp vàng, y đã dùng súng khống chế nạn nhân. Nhiều lần đấu súng với cảnh sát và vượt vòng vây, vượt trại, trong đó có lần trốn khỏi “lò bát quái” Chí Hòa vào ngày 24-4-1972, đã làm các “đại ca” giang hồ khác phải nể mặt Điềm Khắc Kim. Bạch Hải Đường lúc ngồi trong trại giam ở khám chí hòa (chế độ Sài Gòn)   Cũng “nổi tiếng” như Đại “Cathay”; tướng cướp Bạch Hải Đường, Mã Ngưu (Tín Mã Nàm)... nhưng Điền Khắc Kim (tên trong hồ sơ là Điềm Khắc Kim)
  11. 11 có phần bí ẩn hơn. Nhiều tin đồn, nhiều chuyện hư cấu về ĐKK càng làm cho đối tượng này thêm phần “giống nhân vật tiểu thuyết”. Dựng lại hành trình tội lỗi của tên cướp “độc hành” khét tiếng này, chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học trong cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm hình sự. Qua đó mới thấy được những gian nan, khó khăn mà cán bộ chiến sĩ CATPHCM đã trải qua trong những năm đầu đất nước thống nhất. Họ đã vào sinh ra tử, khuất phục những tên tội phạm nguy hiểm do chế độ cũ để lại như: Điềm Khắc Kim, Mã Ngưu, Đức Raymông, Phú Salem... để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Trong hành trình tội ác, Điềm Khắc Kim (ĐKK) chỉ “đơn thân độc mã” hành sự. Chính sự ngạo mạn trước lực lượng cảnh sát, an ninh Sài Gòn cũ trong những vụ cướp, hiếp, trộm mà y đã thực hiện đã làm tên tuổi ĐKK nổi tiếng trên báo chí Sài Gòn trước năm 1975. Thế nhưng sau gần hai tháng miệt mài tìm thông tin, tài liệu và cả hình ảnh của tên cướp “cô độc”, chúng tôi ngỡ ngàng khi phát hiện tên chính xác của y được cảnh sát chế độ cũ ghi trong hồ sơ là... Điềm Khắc Kim chứ không phải Điền Khắc Kim như báo chí trước và sau ngày giải phóng vẫn nhầm lẫn. Y cũng chính là nỗi kinh hoàng của các mệnh phụ phu nhân người nước ngoài, có chồng là sĩ quan, cố vấn Mỹ. Bài tường thuật về vụ cướp của Điềm Khắc Kim trên báo Trắng Đen cuối năm 1971 Từ năm 1967 đến đầu năm 1970, nội - ngoại ô Sài Gòn liên tục xảy ra nhiều vụ cướp tiền, vàng với số lượng lớn. Sau khi khống chế nạn nhân, hung thủ
  12. 12 cưỡng bức luôn gia chủ. Điều đặc biệt là tất cả nạn nhân đều là vợ của những quan chức người Mỹ. Theo mô tả của các nạn nhân, hung thủ là gã thanh niên khoảng 25 - 27 tuổi, nhỏ con, cao chỉ khoảng 1m6, ăn mặc bảnh bao, để tóc dài, ánh mắt lạnh lùng đầy hận thù. Việc truy tìm hung thủ như “mò kim đáy biển”. An ninh tại các khu nhà, cư xá... của sĩ quan và viên chức cao cấp Mỹ được tăng cường kiểm sóat tối đa. Ngay thời điểm đó, báo chí chế độ cũ đã “ca ngợi” tên cướp “vô danh” lên tận mây xanh. Có thể nói “bóng ma” ấy đến bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì mà nó muốn, các tòa nhà dù cao cổng kín tường, y vẫn thoải mái ra vào như chốn không người. Hành tung bí ẩn, xuất quỷ nhập thần của tên cướp là nỗi kinh hoàng của các mệnh phụ phu nhân ngoại kiều. Còn nhân viên an ninh thì đau đầu, mất ăn mất ngủ vì... “bóng ma” này Cuối năm 1969, nhiều tờ báo Sài Gòn cũ đã đăng tải thông tin về tên cướp bí ẩn. Theo tường trình của nạn nhân là một “me Mỹ”, may mắn đã không bị tên cướp giở trò đồi bại khi y “viếng thăm” nhà của một quan chức Mỹ ở Cư xá Đô Thành. Vẫn kịch bản cũ, gã trói chặt tay người phụ nữ, lục tung nhà và lấy đi những thứ đắt giá nhất. Sau đó tiến gần lại chỗ nạn nhân. Nhìn người phụ nữ nước mắt đầm đìa, sợ đến nói không nên lời, tên cướp bỗng khựng lại rồi đi nhanh về phía cửa chính. Có lẽ “cảm kích” trước hành động “buông tha” ấy, nạn nhân đã buột miệng hỏi: “Anh tên gì?”. Điều ngạc nhiên là tên cướp bình thản trả lời: “Tôi chỉ chọn những “bà đầm” - vợ Mỹ, còn người Việt thì...”. Sau đó y đáp gọn lỏn: “Điềm Khắc Kim”. Có thể do quá sợ hãi, nghe không rõ nên cái tên mà nạn nhân cung cấp cho cảnh sát và kể cho người thân sau đó đã không chính xác. Nhiều tờ báo chế độ cũ khi tường thuật vụ án có phần “lãng mạn” này, đã quả quyết rằng tên cướp này đang... “trả thù ngoại bang” và cái tên được nhắc nhiều nhất vào thời gian đó chính là “Điền Khắc Kim” - Kẻ đã gây ra hàng chục vụ trộm, cướp, hiếp với nạn nhân là những mệnh phụ phu nhân người nước ngoài, lấy đi hàng triệu đồng và nhiều tài sản quý giá. Thậm chí có lần ĐKK còn táo bạo, bắt cóc luôn nạn nhân đưa về khách sạn cưỡng hiếp. Chính việc làm “coi trời bằng vung” của y, đã làm cho các nhân viên cảnh sát, an ninh quận 3 lúc bấy giờ phải tung lực lượng ráo riết truy bắt. Trong những cuộc đấu súng với lực lượng an ninh (chúng tôi sẽ thông tin chi tiết ở những số báo sau), không ít lần ĐKK đã bị bắn trọng thương, nhưng y vẫn thoát khỏi vòng vây trước sự ngỡ ngàng của những người truy bắt y. Có lần ĐKK lọt ổ phục kích và bị bắn hạ trong đêm 28-12-1971 tại đường Ngô Tùng Châu – Sài Gòn. Cảnh sát chế độ cũ mất nhiều ngày chữa vết thương cho tên cướp nguy hiểm này. Y được cứu sống vì là nghi phạm của nhiều vụ cướp, hiếp nổi tiếng cần được làm rõ, xử lý. Trong lần đó, ngoài những chỗ bị “ăn đạn” còn tươi rói; những vết thương cũ ở chân, bụng đã tố cáo tên tội phạm này “đụng trận” hơi nhiều. Biết không thể chối cãi, y đã khai nhận mình chính là... Điềm Khắc Kim. Thế nhưng cái tên “Điền Khắc Kim” bị “lệch lạc” lại được đăng tải quá nhiều trên các tờ báo
  13. 13 trước 1975 như: Trắng Đen; Hòa Bình; Độc Lập... mọi người đã quen, nên hắn coi như “chết tên” Điền Khắc Kim. Hồ sơ Điềm Khắc Kim Sau ngày Sài Gòn được giải phóng, Điềm Khắc Kim “ngựa quen đường cũ”, tiếp tục gây án. Sau những lần bị CA cách mạng bắt, cũng muốn chứng tỏ “số má” nên y không cải chính lại chữ “Điền” ở đầu tên vốn đã được nhiều người biết tới, thành chữ “Điềm” như đúng tên ban đầu y tự khai trong hồ sơ cảnh sát chế độ cũ trước đó. Nhưng “Điền” hay “Điềm”; cũng là tên đầu của một biệt hiệu giang hồ vốn khét tiếng, gắn liền với tội lỗi của đối tượng này. Tại sao xã hội miền Nam trước 1975 có thể xuất hiện một tội phạm với hành vi lập dị như vậy? ĐKK xuất thân như thế nào? Sư phụ trong “nghề” giang hồ của y là ai? Tại sao y cứ muốn làm nhục vợ của các cố vấn Mỹ? Y có được những thế lực tòa án, quân cảnh, chính khách... bảo kê như với tướng cướp Bạch Hải Đường (mà Báo CATP vừa đăng nhiều kỳ) không? Chúng tôi đã khổ công tìm tài liệu, chứng cứ trả lời cho các câu hỏi này. Đó cũng chính là những vấn đề gay cấn, bí ẩn sẽ lần lượt được trình bày trong trong bài nài. Sự thật về tướng cướp Bạch Hải Đường: Bản hợp đồng ám sát chính trị bằng 100 vụ trôm xe! Vụ Bạch Hải Đường (BHĐ) đột nhập vào nhà một tay dân biểu của hạ viện và một phó chỉ huy cảnh sát không những làm cho y được quân cảnh, cảnh sát “chăm sóc” kỹ lưỡng, giới giang hồ nể mặt, mà còn gây sự chú ý cho một thế lực khác. Đó là một chính trị gia đối lập của vị dân biểu mà BHĐ
  14. 14 vừa vào “thăm” nhà. Lời đề nghị đưa ra với BHĐ là ám sát đối thủ trên với “giá” hai triệu đồng (bằng giá trị 100 chiếc xe gắn máy thời đó BHĐ trộm bán được - NV). Đứng trước một món tiền làm đổi đời này, BHĐ nghĩ gì? Gần một tháng sau vụ đột nhập nhà đại úy Triệu, một “sự cố” xảy ra đối với BHĐ. BHĐ về lại Long Xuyên ở nhà với vợ hai tên là Lệ, người mà BHĐ mê mệt vì sắc đẹp. Lệ cũng là một nhân vật được đưa vào trong truyện, phim, kịch... về “tướng cướp Bạch Hải Đường” với danh nghĩa là người tình. BHĐ trong nhiều bản khai đã nói: “Lệ đẹp lắm. Tôi mê nó lắm. Mà nó cũng ghen tuông dữ lắm...”. BHĐ vốn có thói trăng hoa, lúc nào cũng lịch lãm, ga-lăng với những cô gái đẹp. Biết được tính BHĐ như thế, nhưng Lệ không biết làm cách nào để “trị”. Khi cơn ghen lên đến đỉnh điểm, Lệ đã dùng đến hạ sách đối với chồng mình là đi tố cáo cảnh sát. “Nó ghen tôi với mấy cô gái khác. Nên mới lấy khẩu súng rulo của tôi đem đến Ty cảnh sát Long Xuyên tố cáo tôi và giao nộp súng cho tên Triệu” - BHĐ nói về sự phản bội của Lệ. Đây là lý do khiến BHĐ và Lệ phải “đường ai nấy đi” sau đó, dù y vẫn rất yêu Lệ. Cũng vì thế, trên người của BHĐ có thêm một vết xăm hình lưỡi dao đâm vào một trái tim và dòng chữ chạy vòng quanh: “Thương người quân tử - hận kẻ bạc tình”. Hẻm Ba Lâu - nơi BHĐ đánh gục hai cảnh sát áp giải và tài xế để tháo chạy Hôm đó, khi thấy BHĐ đang bị truy nã, canh lúc BHĐ đang ngủ say, Lệ đã lấy một khẩu súng mang đến Ty cảnh sát An Giang. Tại đây, người tiếp Lệ không ai khác ngoài đại úy Triệu. Biết là “con mồi” lâu nay trêu ngươi mình, đại úy Triệu hỏi Lệ BHĐ đang ở đâu. Lệ cho biết BHĐ đang nằm ngủ ở nhà. Triệu ngay lập
  15. 15 tức triệu tập một toán lính đến hẻm Ba Lâu (đường Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên) thực hiện cuộc vây bắt BHĐ. Sau đó, trên đường bị áp giải về đồn, BHĐ đã đánh gục hai cảnh sát áp giải và tài xế để tháo chạy (như chúng tôi đã phản ảnh trong kỳ đầu của loạt bài này - NV). “Khi bị hai tên cảnh sát bắt còng tay, đưa lên xe, tôi đã đánh trả hai tên này và cả tài xế để tháo chạy. Tôi thoát được và còn lấy được khẩu súng mang đến bán cho một người bạn của tôi tên là Hiếu (ông này cũng là đại úy, sĩ quan quân cảnh nhưng “kết” tôi nên quý tôi, xem nhau như anh em). Tôi bán khẩu súng nhỏ colt 45 cho đại úy Hiếu được mười nghìn đồng” -BHĐ đã khai về lần chạy trốn khỏi cảnh sát chế độ cũ trên như thế. Phá khỏi vòng vây của cảnh sát, BHĐ trốn ở nhà một đối tượng quen biết, chờ trời tối, BHĐ hớt hải chạy đến gõ cửa nhà đại úy Hiếu: - Anh Hiếu ơi. Cho em vào! - Mày đi đâu giờ này? - Cứ để em vào rồi em nói cho anh nghe... Viên đại úy quân cảnh (thuộc quân lực chế độ cũ) mở cửa cho BHĐ vào rồi đưa mắt nhìn với vẻ dò xét. Khi ngồi xuống ghế, BHĐ nói thẳng: - Em phải ở lại nhà anh mấy bữa. Tay Triệu (đại úy Triệu) nó dí bắt em quá. Em vừa thoát được sáng nay. Giờ em không còn chỗ nào an toàn để trốn. - Thì có chuyện gì cứ từ từ kể anh nghe xem nào! - Hiếu trấn an BHĐ. - Đây anh xem này! BHĐ móc trong lưng quần ra khẩu colt 45 nhỏ gọn và mới cáu, đưa cho Hiếu. - Chà. Món này đẹp đấy. Em “kiếm” ở đâu đấy? - Đại úy Hiếu trầm trồ khen. - Hổm giờ anh có biết vụ nhà dân biểu Lê Phước S. bị kẻ trộm vào chứ? - Ừ thì có nghe nói. Bữa giờ anh loanh quanh ở nhà nên không rõ lắm. Chú nói anh
  16. 16 nghe xem đầu đuôi thế nào. BHĐ ngồi kể hết cho Hiếu nghe. Nghe xong, Hiếu vẫn không tin lắm về việc BHĐ có thể vào nhà của cả S. và nhà đại úy cảnh sát Triệu: - Chú nói thật chứ? - Thì đây. Súng này em lấy được từ nhà ông S. đấy. Không tin thì anh cứ hỏi mấy anh bên quân cảnh mà xem... - Thôi em cứ để súng cho anh. Anh đưa em 10 ngàn đồng xài lấy hên. - Dạ! Anh tính sao cũng được mà... Mấy ngày liền, BHĐ đã ở lại trong nhà đại úy Hiếu để tránh sự truy lùng gắt gao của lính ông Triệu. Hàng ngày, những câu chuyện giữa Hiếu và BHĐ nhắc đi nhắc lại vụ đột nhập nhà dân biểu Lê Phước S., đại úy Triệu được một người thứ ba ở trong nhà chú ý. Cho đến một buổi sáng nọ, người đàn ông thứ ba trong nhà gọi BHĐ ngồi xuống bàn: - Truyện này, thì ra cái vụ nhà Lê Phước S. là em làm đó hả? - Dạ. Đúng rồi đấy anh. Có gì không? - Có một người bữa giờ tìm mãi người vào nhà ông S. là ai. Hóa ra là em hả! - người đàn ông tên Truyền - anh rể của đại úy Hiếu vỗ vai BHĐ. - Ai thế anh? Mà tìm để làm gì? Bắt em nữa hả? - Không đâu. Đó là ông Lê Quang L., cũng là dân biểu hạ viện, đại diện cho nhóm hoạt động chính trị vùng này, đối đầu với phe cánh Lê Phước S., đại diện cho nhóm Bảo an đoàn. - Ông ta tìm em để làm gì? - Anh không biết. Cứ đi với anh đến đó xem ông ấy muốn gặp làm gì. Được sự đồng ý của đại úy Hiếu, BHĐ leo lên chiếc Honda Dame của Truyền, cả
  17. 17 hai đến nhà Lê Quang L., nằm ở khu vực cầu Cả Sắn. Tòa nhà rất to, lộng lẫy. “Trong ngoài có lính canh rất nhiều, tôi được anh Truyền cho biết đây là nhà của Lê Quang L. - nghị sĩ quốc hội đại diện cho giáo phái Hòa Hảo” - BHĐ kể lại. Lê Quang L. bắt tay BHĐ và tỏ ra thân thiện. Sau khi chào, Lê Quang L. hỏi: - Làm cách nào mà ông vào được nhà của Lê Phước S.? - Tôi nói thật là tôi không biết đó là nhà của ông S. Tôi chỉ thấy cái nhà nằm cạnh khách sạn Hoàn Mỹ ấy bề thế nên vào đại rồi sau đó xem giấy tờ trong túi mới biết là nhà của ông S. - Mà có chuyện gì không vậy ông? Lê Quang L. sau một hồi hỏi thăm đã đề nghị với BHĐ: - Nếu bây giờ đột nhập vào nhà của Lê Phước S. lần nữa thì anh có dám không? - Nhưng để làm gì, thưa ông? - Thì cứ trả lời tôi là có dám vào nữa không đã. - Ông thích thì tôi sẽ vào! BHĐ vẫn chưa hiểu ông L. muốn gì: - Nhưng vào để làm gì? Lê Quang L. bắt đầu nói thẳng: -Nếu bây giờ ông vào nhà S. được và giết chết S. thì tôi sẽ thưởng hai triệu đồng! Nghe đến đây, BHĐ tỏ vẻ luốn cuống. Vì y chưa bao giờ tham gia băng nhóm, đảng phái nào, chưa bao giờ giết người, nên khi nghe L. nói, y đã ngồi suy tư một lúc. “Vì đang kẹt tiền. Cần có khoảng 100 ngàn để lo cho con bồ” - BHĐ khai nhận. Cho nên, lời đề nghị với món tiền quá hấp dẫn làm cho BHĐ hơi đắn đo. “Tôi trả lời là sẽ về nhà suy nghĩ lại rồi trả lời ông L. sau. Khi ra về, ông L. đưa
  18. 18 cho tôi năm nghìn đồng”. Sau đó, BHĐ và ông Truyền rời khỏi nhà ông Liêm. “Khi về nhà, tôi đem chuyện Lê Quang L. kể cho anh Hiếu nghe, vì tôi tin tưởng anh Hiếu như anh trai mình vậy. Nghe xong, anh Hiếu đã mắng tôi một trận!” - Sao chú mày ngây thơ thế! Nếu mày có giết được Lê Phước S. thì phe của Lê Quang L. cũng sẽ thủ tiêu mày và cả gia đình mày chứ đừng có mà mơ lấy được hai triệu bạc như hắn hứa! - Thế còn tiền em lỡ nhận của ông ấy giờ sao anh? Hiếu bảo: - Thì đem lại nhà trả cho ông ta rồi trốn đi chứ làm sao nữa. BHĐ hỏi Hiếu: - Nếu không làm thì thôi chứ. Đâu cần tới trả tiền cho ông ta. Em cầm xài luôn được không anh? - Thôi tùy em! “Thế là tôi lại trốn đi khỏi nhà anh Hiếu vì sợ bị L. trả thù. Tôi và Năng tiếp tục kết băng đi ăn trộm” - BHĐ nói về quyết định của hắn khi từ chối phi vụ ám sát đối thủ chính trị với giá bất ngờ. Dù trong lòng đang rất cần tiền để lo cho người yêu... (Còn tiếp) (Nguồn: Công an TP HCM) Liên tiếp trong tháng 4 và tháng 5/1974, những tờ báo của Sài Gòn đưa tin sốt dẻo về việc nhà của Lê Phước S. - dân biểu đại diện nhóm Bảo an đoàn trong quốc hội của chế độ cũ và nhà của đại úy Triệu - phó chỉ huy cảnh sát An Giang của chế độ cũ bị kẻ gian đột nhập lấy đồ đạc và vũ khí. Đối với giới chức của chế độ cũ và người dân, điều đó là một sự kiện bất ngờ về công tác bảo đảm an ninh trật tự. Bởi nhà của những người này luôn có lực lượng cảnh sát, bảo an bảo vệ hết sức nghiêm ngặt 24/24 giờ. Hai vụ đột nhập đã làm cái tên Bạch Hải Đường (BHĐ) xuất hiện...
  19. 19 Theo biên bản hỏi cung của cán bộ Ban chấp pháp thuộc Ty an ninh tỉnh Long Châu Hà (An Giang lúc đó vẫn còn là tỉnh Long Châu Hà, Cộng hòa miền Nam Việt Nam - sau bầu cử thống nhất đất nước vào năm 1976 mới đổi tên thành tỉnh An Giang) ngày 7/7/1975 và ngày 10/7/1975 (21 ngày trước khi BHĐ vượt trại), BHĐ đã khai rất rõ về hai vụ đột nhập và nhà của hai nhân vật cộm cán trong chính quyền chế độ cũ. Thế nhưng, chi tiết về sự kiện xảy ra sau đó đã được y giấu kín. Mãi đến bảy năm sau, y mới thổ lộ trong bản tự khai của mình. BHĐ khai: “Tháng 3/1974, tôi và Năng (Nguyễn Văn Năng - một đối tượng “chung vai sát cánh” với BHĐ gần như suốt quá trình phạm tội - NV)), cùng đến nhà dân biểu Dương Minh Q. để lấy trộm. Khi chúng tôi vào tưởng là do Mỹ đang thuê. Nhưng lúc đó, Lê Phước S. đang ở. Tôi leo theo ống nuớc chui vào nhà, lấy được một cái túi. Khi về nhà mở túi ra xem thì phát hiện trong đó có hai cây súng. Một cây súng rulo nòng ngắn năm viên và một khẩu súng nhỏ là colt 45 rất đẹp...”. Ngày hôm sau, đồng loạt những tờ báo của chế độ cũ đều đưa tin về vụ nhà của dân biểu Lê Phước S. bị đột nhập ngay giữa trung tâm thị xã Long Xuyên. Cảnh sát, quân cảnh lúc đó được dịp phô trương lực lượng tại nhà ông S. nhằm điều tra vụ việc. Đã có những nhận định vụ đột nhập mang màu sắc chính trị chứ không đơn thuần chỉ do kẻ gian vào ăn cắp. Riêng Lê Phước S. cũng được dịp để thị uy quyền thế của mình với thiên hạ và với các đối thủ chính trị khác khi tổ chức gặp gỡ nhiều nhân vật có vai vế ngay tại nhà để “tìm thủ phạm”. Trong khi nạn nhân và cả giới cảnh sát, quân cảnh đang hết sức phẫn nộ vì cảm thấy bị “xỏ mũi” thì tại con hẻm Ba Lâu, BHĐ vẫn thản nhiên như không hề có chuyện gì. Bởi với hắn, đó chỉ là một lần đột nhập như những lần khác, chỉ để kiếm miếng ăn mà thôi. Càng khôi hài hơn, nếu như quân cảnh và cảnh sát thời đó biết được rằng, việc đột nhâp nhà của Lê Phước S. là một cú “ghé” ngang ngoài kế hoạch vì hôm đó, mục tiêu của BHĐ là căn nhà bên cạnh. Khi vào nhà này lấy trộm xong, BHĐ nhình thấy căn nhà của ông S. rất sang trọng nên “tiện thể” vào luôn. BHĐ khai: “Tôi thấy đèn sáng thì mở cửa vào lấy bị đồ. Sau về mới biết đó là nhà của dân biểu Lê Phước S., chứ tôi không biết trước đó là nhà ông S., cũng không biết ông S. là ai...”. Chiến lợi phẩm lấy được trong căn nhà bên cạnh và cả trong nhà ông S. cũng như những lần lấy trộm ở những nơi khác: tiền, đồng hồ, áo quần. Hôm đó, riêng túi đồ mà BHĐ lấy từ nhà Lê Phước S. về, khi mở ra, BHĐ nói khẽ vào tai Năng: - Có súng mày ạ!
  20. 20 Năng hơi bất ngờ, nhưng y không hoảng hốt vì chuyện lỡ “chôm” vũ khí của “quan” lúc đó: - Thì mày cứ giữ lấy mà dùng! - Tao biết rồi, nhưng giờ để ở đâu? - Thì mày xem ở chỗ nào tiện thì gửi. Khi nào cần đến thì dùng. BHĐ vỗ vai Năng: - Thôi. Cứ để đó tao tính. Uống đi. Hai tên trộm tiếp tục nâng ly chúc mừng chiến lợi phẩm vừa “thu hoạch”. BHĐ còn thấy lòng dạ “sảng khoái” vì hắn đã làm một việc khiến cho giới chức chính trị, quân cảnh, cảnh sát một phen nháo nhác. Với giới quân cảnh, cảnh sát lúc đó cứ tưởng đó là phi vụ của một phe phái chính trị nào đó muốn thể hiện uy lực với dân biểu Lê Phước S. Thế nhưng, ba tuần sau, BHĐ lại tiếp tục làm một việc không ai ngờ tới: đột nhập nhà của đại úy N.V.Triệu - phó chỉ huy lực lượng cảnh sát chế độ cũ tại An Giang. Triệu là một sĩ quan nổi tiếng cứng rắn trên địa bàn An Giang lúc đó. Ông ta là một nhân vật quyền thế, giàu có và là nỗi ám ảnh đối với bọn lưu manh giang hồ ở vùng này. Mỗi khi Triệu mở chiến dịch “dọn dẹp” các đối tượng phạm tội hình sự thì gần như chúng đều bị bắt hoặc là phải “di cư” sang địa bàn khác để lẩn trốn, ẩn nấp chờ qua “chiến dịch” mới quay về. BHĐ là một trong số những đối tượng vốn rất biết tiếng tăm về sự cứng rắn của đại úy Triệu. BHĐ đã khai trong một số lần lấy cung và trong bản tự khai: “Vì đại úy Triệu truy bắt, mở chiến dịch truy quét nên tôi phải tạm lánh sang Sa Đéc, Cần Thơ, Bạc Liêu... để khỏi bị bắt...”. Thế nhưng, vì sao BHĐ sau vụ việc vào nhà Lê Phước S. khoảng ba tuần đã dám đột nhập nhà của đại úy Triệu? Đây là một câu chuyện vốn đã được thêu dệt rất nhiều trong phim ảnh, truyện, sân khấu... Nào là BHĐ muốn “thể hiện” mình với đại úy Triệu, muốn “dằn mặt” đại úy Triệu vì Triệu đang truy tìm y. Một câu chuyện khác vốn được đồn đoán cho đến nay, là do đại úy Triệu đưa ra lời thách thức với khẩu khí của một bậc quân tử: “Ai vào được nhà đại úy Triệu lấy được bất cứ thứ gì thì ông ta sẽ “tặng” thêm cho một trăm cây vàng”. Rằng đại úy Triệu đưa ra lời thách thức trên trước mặt nhiều sĩ quan, quân lính của ông. Đương nhiên đại úy Triệu có cơ sở để đưa ra lời thách thức trên. Ông ta
nguon tai.lieu . vn