Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 21. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TOÁN KINH TẾ ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Kinh tế học đưa ra những nghiên cứu sử dụng tốt nhất các nguồn lực khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi ích cho người dùng. Các nhà Kinh tế học rất cố gắng nghiên cứu tìm ra cách để tối đa hóa tiện ích cho các hộ gia đình, tối đa hóa lợi nhuận cho các công ty, giảm thiểu thiệt hại đối với các hạn chế. Tất cả các vấn đề tối đa hóa hay tối thiểu hóa đều bị rằng buộc bởi các công thức và các phương pháp Toán học nhằm tạo ra giá trị kinh tế. Vì vậy, toán học là một công cụ rất cần thiết cho sự phát triển của kinh tế. Toán kinh tế là một cách tiếp cận để thực hiện phân tích kinh tế, trong đó các nhà kinh tế sử dụng các đồ thị, ký hiệu toán học và các kỹ thuật để bổ sung cho lời giải thích được đầy đủ chi tiết và có tính thuyết phục hơn. Bài viết trình bày các quan điểm xung quanh việc sử dụng và những đóng góp của toán học cho sự phát triển của kinh tế học. Từ khóa: Toán học, Kinh tế học, Ứng dụng toán học, Toán kinh tế 1. MỞ ĐẦU Từ khi mới hình thành đến nay, Kinh tế học đã đạt được những thành tựu đáng kể và có vị trí khá quan trọng giữa nhiều ngành khoa học và trong sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, Kinh tế học cần được tìm hiểu, nghiên cứu, xem xét từ nhiều góc độ khác nhau giữa các ngành khoa học cũng như sự ảnh hưởng qua lại giữa các ngành, sự tác động thúc đẩy phát triển kinh tế của các ngành khoa học khác, cụ thể là toán học, Khoa học máy tính và một số ngành khoa học khác, cũng như những ảnh hưởng đến hậu quả của nó, đặc biệt liên quan đến sự mất cân bằng kinh tế trong xã hội. Trên thực tế, đó là sự kết hợp giữa Toán học, Chính trị, Tâm lý học, Luật pháp, Triết học, Nghệ thuật và Tôn 217
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN giáo đến Kinh tế học, là nơi hội tụ của các lĩnh vực khoa học khác nhau và đòi hỏi sự khéo léo và mức độ áp dụng của các lĩnh vực khoa học vào quá trình phát triển kinh tế. 2. NỘI DUNG Khởi đầu trong sự hình thành của Toán kinh tế và Kinh tế lượng là sự thừa nhận thực tế rằng bất kỳ tiến bộ nào trong Toán kinh tế sẽ phải phụ thuộc vào việc tích hợp các kỹ thuật thống kê và phân tích toán kinh tế. Có rất nhiều nhà toán học và nhà Kinh tế học đã đưa ra nhiều lý thuyết cũng như quan điểm từ nhiều cách nhìn khác nhau, họ tranh luận về các vai trò, những hạn chế cũng như những đóng góp cho sự phát triển của Toán kinh tế. William Petty được xem là nhà khoa học, nhàthống kê kinh tế đầu tiên. Trong các bài diễn văn về Số học chính trị (1690), ông tuyên bố rằng ông muốn giảm thiểu các vấn đề rủi ro về chính trị và kinh tế. Đến năm 1711, Giovanni Ceva, một kỹ sư, một nhà văn người Ý, đã có các nghiên cứu về tiền tệ, ông thực hiện những nỗ lực đầu tiên để sử dụng các công thức toán học trong phân tích kinh tế. Daniel Bernoulli (1700 - 1782), nhà toán học người Thụy Sĩ, người đầu tiên sử dụng phép tính tích phân, giải tích và hình học trong phân tích kinh tế. Ông khá nổi tiếng với các bài viết về những phân tích hữu dụng. Nguyên tắc cận biên đã được Bernoulli đưa ra và áp dụng vào năm 1738, ý tưởng chính của ông là việc xem xét bổ sung mức độ thỏa mãn của một người do mức độ gia tăng của sự giàu có, bao gồm cả tiêu chí về sự gia tăng số lượng tài sản có được. Francois Veron de Forbonnais (1722 - 1800), là một nhà kinh doanh, ông đã dựa vào lịch sử từ năm 1595 đến năm 1721 để phân tích tài chính ở nước Pháp và tài chính ở nước Tây Ban Nha, ông là người đầu tiên sử dụng các lý thuyết và ký hiệu toán học ở Pháp, tiên phong mở đầu cho những phát triển quan trọng nhất của toán kinh tế, đặc biệt ông đưa ra lời giải thích về tỷ lệ trao đổi giữa hai quốc gia. Cesare Beccaria (1738 - 1794), nhà kinh tế, xã hội học người Ý, cho rằng đại số là một phương pháp luận chính xác và nhanh chóng có thể dùng để phân tích kinh tế và phân tích về chính trị. Năm 1771, Henry Lloyd cho xuất bản tác phẩm “Lý thuyết tiền tệ”, trong đó giá của một loại hàng hóa là một hàm số của lượng tiền lưu thông và số lượng hàng hóa. Năm 1781, Achylle Nicholas Isnard, viết về vấn đề trao đổi giá trị hàng hóa và xác định tỷ lệ trao đổi hàng hóa. Năm 1786, nhà toán học Condercet (1743 - 1794) đóng góp cho sự phát triển Toán kinh tế qua một quyển sách, trong đó ông đưa ra những thay đổi cấu trúc liên quan đến thuế trong xã hội, ông dùng các công thức toán học đơn giản, đây được xem là dấu hiệu cho sự phát triển Toán kinh tế dựa trên tổng số 218
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN hữu hạn. Năm 1792, Gugliamo Silio đã giải thích sự hợp nhất giữa thuế quan và buôn lậu bằng các công thức, hình học và các ký hiệu toán học đơn giản. Năm 1802, Clauts Kroncke, ông là một kỹ sư đường bộ, là tác giả đầu tiên sử dụng toán học trong Kinh tế học ở Đức, ông viết về những tính toán trong chi phí xây dựng các con đường mới. Năm 1803, Simonde de Sismondi, một nhà sử học, nhà phê bình văn học và cũng là một nhà kinh tế nổi tiếng, đã sử dụng Toán học trong phân tích kinh tế khi chứng minh rằng nền kinh tế đóng và mở của một quốc gia sẽ phát triển hoặc suy giảm hoặc đứng yên dựa theo mức lương. Ông cũng cho rằng, vị trí của nền kinh tế phụ thuộc vào sự khác biệt giữa dự trữ quốc gia và chi chí quốc gia, mức lương của công việc là rất quan trọng vì nó quyết định vị trí và tầm quan trọng của công việc tương ứng trong nền kinh tế. Năm 1815, Georg Von Boquoy (1781 - 1851) quan tâm đến hai lĩnh vực chủ yếu là cơ học lý thuyết và kinh tế, ông đưa ra vấn đề quản lý kinh tế và một số lời khuyên cho người nông dân về việc tối đa hóa doanh thu. Đến năm 1826, ông xuất bản cuốn “Lý thuyết về tiền thuê”, đây không phải là tác phẩm về toán học nhưng nó có khá nhiều thông tin về trạng thái cân bằng trong kinh tế. Năm 1824, Thomas Perronet Thompson (1783 - 1869), một nhà văn người Anh, xuất bản tác phẩm “Công cụ trao đổi”, tác phẩm này cho thấy những ứng dụng của phép tính và hình học trong phân tích kinh tế, ông cho rằng tổng lợi nhuận kinh tế được tối đa hóa khi doanh thu biên bằng với chi phí biên. Hơn nữa, ông đã đề xuất yêu cầu chính phủ phát hành tiền giấy như là một công cụ trao đổi để người dân có thể sử dụng và trả tiền thuế. Năm 1825, De Cazaux, nhà Kinh tế học người Pháp, đã xuất bản cuốn“Elemens d›Economie Privee et Publique”, là một tác phẩm nói về “giá trị”. Theo ông, giá trị không chỉ là giá của một thứ gì đó, mà nó là giá cả chịu ảnh hưởng bởi “giá trị” của đồng tiền nhưng giá trị của đồng tiền có thể đo lường. Năm 1826, Karl Henrich Rau cho xuất bản tác phẩm “Lehrbuch der politischen okonomie” gồm ba tập, tập đầu tiên là Luật kinh tế, tập thứ hai là về Chính sách kinh tế và tập thứ ba là về Tài chính công. Năm 1826, Von Tuhnen sử dụng Thuyết phân tích cận biên để tính tiền thuê đất. Cũng trong năm 1826, Johann Heinrich von Thiinen, một nhà nông nghiệp người Đức đã xây dựng một mô hình kinh tế lý tưởng hay đó là một mô hình kinh tế khép kín, sau đó ông đã xem xét đưa chi phí vận chuyển trong canh tác nông nghiệp vào mô hình kinh tế và áp dụng một số phương pháp canh tác theo mô hình này. Năm 1829, Francesso Fuoco cho rằng, các đại lượng kinh tế như giá cả, sự khan hiếm, nhu cầu... có thể được thể hiện bằng cách áp dụng đại số tuyến tính, các hàm số, các phép tính giới hạn, giá trị cực đại, giá trị cực tiểu, các thuật toán khi mối quan hệ giữa chúng được xác định cụ thể. Ông là người ủng hộ rất mạnh mẽ việc sử dụng Toán học trong Kinh tế. Ông đã đóng góp rất quan 219
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN trọng trong sự phát triển của Toán kinh tế, ông xác định lý do tại sao các nhà kinh tế nên sử dụng Toán học trong các phân tích kinh tế của họ. Ngoài ra, ông đưa ra khá nhiều ý kiến mới về năng suất lao động, ông cũng nghiên cứu theo hướng toán học về Lý thuyết giá thuê của Ricardo và Lý thuyết giá trị của Valeriani. William Whewell (1794 - 1866), là một nhà khoa học và triết gia tại Trường Đại học Trinity, Cambridge. Ông dành hầu hết những nỗ lực của mình cho Triết học và Khoa học tự nhiên. Nhưng ông đã có một số đóng góp thú vị cho Toán kinh tế. Robertson (1949) được gọi là “dịch giả”, cho rằng công việc của ông chỉ bao gồm việc đưa các học thuyết của Ricardian vào ngôn ngữ toán học. Năm 1829, ông cho xuất bản bài viết đầu tiên của ông về Toán kinh tế là “Toán học và một số học thuyết về kinh tế chính trị”. Cournot, sinh ngày 28 tháng 8 năm 1801 tại Pháp. Ông tốt nghiệp khoa toán tại Sorbonne vào năm 1823, với tư cách một nhà toán học, ông đã có khá nhiều đóng góp cho sự phát triển của Kinh tế học và Toán kinh tế. Trong những phân tích của mình, ông đã áp dụng thuyết hàm số và phép tính vi phân để tính các giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các đại lượng kinh tế. Ngoài ra, ông cũng có nghiên cứu về lý thuyết giá cả, lý thuyết về tỷ giá hối đoái, thương mại quốc tế, lý thuyết về thu nhập xã hội. Coumot xác định và mô tả đường cầu dốc xuống và ông đã chứng minh rằng giá cân bằng được thiết lập khi lượng cung bằng với lượng cầu. Ông đã chỉ ra rằng khi chi phí biên giảm theo sản lượng mở rộng, sản lượng của một công ty tiếp tục tăng cho đến khi điều này ảnh hưởng đến thị trường. Ông còn cho biết các công ty lớn tăng lợi thế hơn so với các đối thủ nhỏ hơn với lợi nhuận tăng hoặc giảm chi phí, do đó cạnh tranh dẫn đến độc quyền. Mục tiêu của nhà kinh tế độc quyền là lợi nhuận tối đa và quyết định giá cả để tối đa hóa lợi nhuận được xác định bởi chi phí và độ co giãn của cầu. Ông đưa ra định nghĩa thu nhập xã hội gồm tiền thuê, lợi nhuận và tiền lương. Coumot đã có một số đóng góp cho lý thuyết thương mại quốc tế. Chẳng hạn như việc xác định ngoại hối, xác định giá theo thương mại quốc tế. Theo phương pháp nghiên cứu của mình, ông giải thích các chủ đề này rất rõ ràng, ông dùng toán học bắt đầu từ tình huống và giải pháp rất đơn giản đến giải pháp cân bằng chung. Những nỗ lực hết sức khó khăn trong thời kỳ của ông khi ông nghiên cứu hệ thống kinh tế, là một tổng thể mà tất cả các bộ phận trong nền kinh tế phải được kết nối với nhau, sau đó ông đặt vấn đề về việc xem xét về toàn bộ hệ thống kinh tế, nhưng vấn đề chưa được nghiên cứu sâu, đây là nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Coumot là người có vị trí tuyệt vời trong sự phát triển của Kinh tế học và toán học. Suốt thế kỷ XIX, Kinh tế học chịu ảnh hưởng rất lớn bởi phương pháp mô hình toán học lấy cảm hứng từ khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học. Cho thấy rằng 220
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Kinh tế học đã trở thành một ngành khoa học cung cấp kết quả định lượng, rất rõ ràng, không bị xáo trộn, kết quả được tái sử dụng ở các nghiên cứu tiếp theo. Sự thay đổi của Kinh tế học dựa trên nền tảng Toán học được thực hiện bởi Alfred Marshall, một nhà toán học trước khi trở thành một nhà kinh tế học, ông rất chú trọng đến phân tích kinh tế và ông lưu giữ tất cả các bài thuyết trình toán học mà ông đã từng thực hiện, ông đưa ra giới hạn của việc sử dụng toán học như công cụ cho các đối số trong kinh tế, kèm theo giải thích và ví dụ (nếu không đủ thông tin sẽ không thể hiểu được). Năm 1890 Marshall đưa ra các nguyên tắc kinh tế chứa đựng những kiến thức kinh tế chính yếu trong nền kinh tế ở các nước tư bản trước khi diễn ra cuộc các mạng Keynes vào năm 1936. Sau đó, học trò của Marshall là John Maynard Keynes, mặc dù quen thuộc với các thuật ngữ xác suất thống kê, nhưng đã áp dụng một số phương pháp kinh tế lượng trong các nghiên cứu của mình, vì ông nghĩ rằng cần phải thảo luận trước về mức độ phù hợp của các mục tiêu và giả thuyết ban đầu. Năm 1924, Bowely, một nhà thống kê và là nhà Kinh tế học tại trường Kinh tế Luân Đôn, công bố nền tảng Toán kinh tế. Năm 1930, Evans, giáo sư toán học tại Đại học Berkeley đã xuất bản quyển sách Giới thiệu Toán học cho Kinh tế. Năm 1934, Wicksell sau khi hoàn thành chương trình Tiến sĩ toán học đã cho xuất bản các Bài giảng về Kinh tế chính trị. Trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến năm 1934, các công trình của các nhà toán học này chưa có bất kỳ tác động đáng kể nào đến định hướng phát triển và phân tích kinh tế trong xã hội, nhưng nó là sự đóng góp rất quan trọng đến các nhà kinh tế trong các phân tích và lý thuyết kinh tế. Ngày 29 tháng 12 năm 1930, Hiệp hội Kinh tế lượng được thành lập tại Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ với mục tiêu thống nhất lý thuyết kinh tế, phân tích toán học và thống kê, vì sự phát triển của lý thuyết kinh tế liên quan đến Thống kê và Toán học. Nỗ lực ban đầu của Hiệp hội là của Ragmar Frisch, Giáo sư kinh tế, Đại học Na Uy, Charles Roos, Thư ký thường trực của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Hoa Kỳ, Washington. Để cung cấp thêm bằng chứng về tầm quan trọng của Hiệp hội Kinh tế lượng trong việc hình thành Toán kinh tế hiện đại. Nghiên cứu vấn đề tối ưu hóa được thảo luận bằng các phương pháp lập trình tuyến tính đạt giải Nobel được trao cho Leonid Kantarovich và Tjalling Koopmans. Năm 1939, Leonid Kantorovich đã đóng góp cho việc tổ chức và lập kế hoạch sản xuất, giải quyết các vấn đề trong phân bổ nguồn lực tối ưu dựa vào các phương pháp lập trình tuyến tính. Năm 1941, Wassily Leontief áp dụng ma trận đại số và sử dụng máy tính, đã công bố lý thuyết phân tích đầu vào - đầu ra trong bài Toán kinh tế, và sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển đến năm 1973, nghiên cứu về thuyết phân tích đầu vào đầu ra đã mang lại cho Leontief giải Nobel kinh tế. 221
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Thuyết phân tích đầu vào - đầu ra trong bài Toán kinh tế của Wassily Leontief (1941) và Tjalling Koopmans (1951) trong phân tích hoạt động sản xuất là những tài liệu đã mở đường cho việc xuất bản các tạp chí chuyên ngành về Toán kinh tế, kích thích mối quan tâm nghiên cứu sâu hơn về Toán kinh tế và Kinh tế lượng như Tạp chí Kinh tế Quốc tế (1960), Tạp chí Lý thuyết Kinh tế (1969), Tạp chí Kinh tế Toán học (1974), Tạp chí Động lực Kinh tế và Kiểm soát (1974). Năm 1944, nhà toán học nổi tiếng John von Neumann và nhà Kinh tế học Oskar Morgenstern đã công bố công trình về Lý thuyết trò chơi, công trình này đã đưa ra mức độ chặt chẽ logic mới cho lý luận kinh tế đầu tiên bằng cách trình bày phương pháp toán học mới cho phân tích kinh tế. Mục tiêu chính của Lý thuyết trò chơi là xác định rằng “các vấn đề điển hình của hành vi kinh tế trở nên hoàn toàn giống với các khái niệm toán học về lý thuyết trò chơi với chiến lược phù hợp”. Công trình này của Neumann và Morgenstern kế thừa từ thuyết của Walrasian. Lý thuyết trò chơi có lẽ là công trình đầu tiên của Toán kinh tế được phát triển bởi các nhà toán học ở mức độ nào đó có thể loại bỏ một số giả thuyết không thực tế từ các mô hình kinh tế. Đây là bước ngoặt khi Toán học tiến lên một bước quan trọng được chấp nhận trong Kinh tế trên thị trường thực tế không bao giờ có đầy đủ các thông tin sẵn có. Cách tiếp cận lý thuyết trò chơi để phân tích kinh tế đã bị các nhà Toán kinh tế bỏ qua trong gần bốn thập kỷ cho đến năm 1980 Lý thuyết trò chơi được nghiên cứu và áp dụng vào Kinh tế vi mô và sau đó là Kinh tế vĩ mô. Năm 1947, lập trình tuyến tính được nghiên cứu, mở rộng áp dụng và được công bố bởi George B. Dantzig, phạm vi áp dụng của lập trình tuyến tính khá rộng, nó là tập hợp của những vấn đề lý thuyết và thực hành, dữ liệu có thể là hầu hết các vấn đề thực tế như lợi nhuận, chi phí, sản lượng, khoảng cách, thời gian,... Lập trình tuyến tính được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, hóa học, sản xuất, lên kế hoạch trong vận chuyển, sản xuất. Năm 1975, giải Nobel về kinh tế được trao cho nhà toán học Leonid Kantorovich (Liên Xô) và nhà kinh tế Tjalling Koopmans (Hoa Kỳ) phát triển Lý thuyết toán học về lập trình tuyến tính và áp dụng vào các lý thuyết kinh tế về phân bổ nguồn lực tối ưu. Trong những năm 1950 và 1960, với sự phát triển nhanh chóng của tốc độ công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cùng với tiềm năng của lập trình máy tính trong mô hình hóa, lập kế hoạch trong công nghiệp, thương mại, sự đầu tư của của các cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu giáo dục trên toàn thế giới tạo tiền đề cho sự phát triển của Toán kinh tế. Năm 1954, lấy cảm hứng từ cuộc Thế chiến thứ II, Input-Output Analysis(IOA) - phân tích đầu vào - đầu ra, được đưa ra bới Leontief, về mặt kỹ thuật phân tích đầu vào đầu ra là một trường hợp khá đặc biệt của lập trình tuyến tính. Phân tích đầu vào đầu ra được thiết kế để trình bày Lý thuyết cân bằng chung phù hợp cho các nghiên cứu thực nghiệm. Vấn đề đặt ra là xác 222
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN định mối quan hệ tương quan giữa đầu vào và đầu ra của ngành trên các lĩnh vực khác hoặc trên tất cả các lĩnh vực sử dụng sản phẩm. IOA cho thấy có sự phụ thuộc chặt chẽ giữa các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, sự phụ thuộc lẫn nhau này phát sinh từ thực tế là đầu ra của bất kỳ ngành nào cũng có thể được sử dụng làm đầu vào của các ngành khác. IOA phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Năm 1969, giải thưởng Sveriges Riksbank đầu tiên về kinh tế được trao cho Ragnar Frisch và Jan Tinbergen về phát triển và ứng dụng các mô hình trong phân tích các quá trình kinh tế. Năm 1970, mô hình mới về vai trò của Toán học trong Kinh tế học được giới thiệu bởi Nicolas Georgescu-Roengen, mô hình xuất phát từ ý tưởng của một nhà toán học dùng mô hình phương trình đơn giản của các hiện tượng kinh tế và đưa ra ý tưởng rằng hệ thống kinh tế là một tổng thể có sự trao đổi thông tin với môi trường xung quanh, trong đó có sự chuyển biến không ngừng để đạt trạng thái cân bằng của hệ thống kinh tế. Gần đây, Krugman cho rằng, các mô hình toán học là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2007 bắt đầu từ Hoa Kỳ, nhưng ai đề cập đến việc sử dụng hỗn loạn hoặc không điều chỉnh mô hình toán học cho phù hợp với thực tế. Mô hình Cox Ross Rubinstein dùng để đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, nhiều nhà Kinh tế học đã áp dụng các mô hình toán học mà không xác định chính xác các giả thuyết trước khi áp dụng nên đã dẫn đến những kết quả không đúng. Các mô hình định giá các công cụ tài chính phái sinh đã không được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, nó được phát triển dựa trên các lựa chọn và hợp đồng kỳ hạn đối với một số bất động sản nhất định. Khi một người áp dụng các mô hình tương tự cho các công cụ phái sinh, nó sẽ có các hợp đồng phái sinh dựa trên các công cụ phái sinh, thậm chí quá trình được lặp lại nhiều lần. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng và kết quả dẫn đến thảm họa tài chính, nhất là trong cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Năm 2012, Alvin E. Roth và Lloyd Shapley đạt giải Nobel nhờ đóng góp Lý thuyết phân phối ổn định và thực tiễn về việc tạo dựng thị trường. Từ năm 1901 đến nay, đã có hơn 70 giải Nobel kinh tế được trao cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực này, Quỹ Nobel đã có vai trò quan trọng đối với sự thành công trong nghiên cứu và phát triển của Toán kinh tế. 3. KẾT LUẬN Theo dòng lịch sử đã cho thấy rằng, Toán học là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc đưa ra các lý thuyết, chiến lược kinh tế như lý thuyết trò chơi, quy luật cung - cầu và khá nhiều vấn đề trong kinh tế không thể khám phá được nếu không áp dụng các 223
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN công cụ toán học. Điều quan trọng là phải hiểu rõ những thế mạnh cũng như hạn chế của ngôn ngữ toán học, ngôn ngữ toán học không được tạo ra và không được sử dụng để thể hiện trạng thái cảm xúc, mong muốn của người tiêu dùng, mong muốn của nhà sản xuất, và cảm xúc chi phối các quyết định kinh tế. Tuy nhiên, sau khi Toán học được đưa vào Kinh tế học, các kết quả nghiên cứu của Kinh tế học được biểu diễn bằng những biểu đồ, con số khá tốt, nhưng các nhà khoa học lại không đặt câu hỏi về độ chính xác của các mô hình toán học về mặt ý nghĩa kinh tế. Đây là điều cần được lưu ý và là cơ hội mở cho các nghiên cứu về Toán kinh tế trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen (1935), “A Note on the Determination of the Utility Functions”, Review of Economic Studies. 2. Cournot (1877), “The Mathematical Principles at the TheoQ’ of wealth, New York”, The Macmillan Company. 3. Fisher, Irving (1891), “Mathematical Investigations in the Theory of Value and Prices”, Yale University Press. 4. Masoud Derakhshan (2017), “The Origin and Limitations of Modern Mathematical Economics: A Historical Approach”, International Journal of Business and Development Studies. 5. Mises (1996), “Human Action”, San Francisco: Fox & Wilkes. 6. Robertson (1949) “Mathematical Economics Before Cournot”, Jornal of Political Economy. 7. Samuelson, P. (1952). “Economic Theory and Mathematics-an Appraisal”, American Economic Review. 8. Schumpeter (1961), “History of Economics Analysis”, Oxford University Press, New York. 9. Silvia (2013), “Mathematics in economics, a perspective on necessity and sufficiency”, Theoretical and Applied Economics. 10. https://www.econlib.org/library/Enc/bios/Leontief.html 224
nguon tai.lieu . vn