Xem mẫu

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. NGUYỄN HOÀI ANH Biên tập: TS. VÕ VĂN BÉ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: PHẠM THÚY LIỄU Chế bản vi tính: HOÀNG MINH TÁM Sửa bản in: ĐỖ THỊ TÌNH ThS. NGHIÊM THỊ TUẤN ANH LÔ THỊ OANH NGUYỄN SƠN LÂM Đọc sách mẫu: NGUYỄN THỊ VÂN PHẠM DIỆU THU VIỆT HÀ Số đăng ký xuất bản: 3099-2021/CXBIPH/6-37/CTQG. Số quyết định xuất bản: 585-QĐ/NXBCTQG, ngày 14/9/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 10/2021. Mã ISBN: 978-604-57-7039-9.
  2. Người dịch: - ĐỖ XUÂN DUY - LÊ KHẮC THÀNH - TẠ THỊ THÚY - PHẠM XUÂN SƠN (Dịch từ nguyên bản tiếng Nga)
  3. CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi diễn ra cuộc chính biến tháng 8/1991 ở Liên Xô, dẫn đến sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết. Cho đến nay, đã có hàng trăm công trình, hàng nghìn bài viết về sự kiện bi thảm này được công bố trong và ngoài nước, với những nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Nhân 30 năm ngày diễn ra cuộc chính biến, để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về sự kiện chính trị này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Goócbachốp - bạo loạn, sự kiện tháng tám nhìn từ bên trong dưới hình thức sách điện tử, phi thương mại. Cuốn sách đã được Nhà xuất bản xuất bản lần đầu tiên vào năm 1994, dịch từ nguyên bản tiếng Nga và được đông đảo độc giả đón nhận. Trong lần xuất bản này, dù đã rất cố gắng, nhưng chúng tôi chưa liên hệ được với các tác giả về vấn đề bản quyền. Rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của tác giả và bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 8 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 5
  4. 6
  5. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Cuộc chính biến tháng 8/1991 ở Liên Xô với kết thúc bi thảm của nó được coi là dấu chấm hết cho cuốn biên niên sử của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết. Đã có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về sự kiện này. Xung quanh nó hiện đang còn bao phủ một lớp sương mù với nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp cuối cùng đủ sức thuyết phục: Vì sao có cuộc chính biến? Ai là người khởi xướng và cần đến cuộc chính biến? Có hay không có, cái được gọi là một cuộc đảo chính? Ai là người có lợi trong cuộc đảo lộn lớn này của một cường quốc vĩ đại? v.v. và v.v.. Là những thành viên của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, trực tiếp tham gia vào sự kiện tháng 8/1991 đồng thời lại là những người bị kết tội phản bội, V. Páplốp - nguyên Thủ tướng cuối cùng của Liên Xô, với “Goócbachốp - bạo loạn, sự kiện tháng tám nhìn từ bên trong”, A. Lukianốp - nguyên Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô, với “Cuộc đảo chính tưởng tượng hay có thật”, và V. Criuscốp - nguyên Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB), với “Vị đại sứ của nỗi bất hạnh”, đã cung 7
  6. cấp cho chúng ta các tư liệu, các văn bản, các chứng cứ và lập luận có tính phản biện xung quanh sự kiện tháng 8/1991 ở Liên Xô trong thời gian họ bị giam cầm để chờ ngày đưa ra xét xử. Mục đích của việc làm này, theo các tác giả, là nhằm góp phần xua tan những đám mây mù đang bao quanh sự kiện, vạch rõ thực chất cuộc chính biến, làm sáng tỏ những nguyên nhân đã đưa công cuộc cải tổ của Liên Xô đi chệch quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, dẫn đến thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị tan rã và Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết vốn là một siêu cường bị sụp đổ với một tốc độ kỷ lục. Là những người quan sát từ bên ngoài, chúng ta không có điều kiện nắm bắt một cách tường tận những sự kiện đã xảy ra. Chỉ có nhân dân Liên Xô trước đây, những người có lương tri và trách nhiệm cùng những người cách mạng gắn bó máu thịt với hơn 70 năm tồn tại của nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới mới đủ tư cách và thẩm quyền phán xét đúng sai. Và chắc chắn rằng rồi đây, cuối cùng, lịch sử sẽ “kết án” hay “xóa án” cho những ai có liên quan đến một loạt các diễn biến dồn dập đã xảy ra. Tuy nhiên cũng như các lực lượng tiến bộ khác trên thế giới, chúng ta không bàng quan trước những gì đã diễn ra ở Liên Xô trước đây, hơn nữa còn chia sẻ tình cảm với những người Xôviết về những tổn thất lớn lao mà họ phải gánh chịu. Đồng thời chúng ta cũng thấy cần thiết qua sự kiện có tính phản diện này rút ra những bài học bổ ích cho cuộc 8
  7. đấu tranh chung vì hòa bình, hợp tác, hữu nghị và tiến bộ xã hội, vì tương lai tươi sáng của mỗi dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Nhu cầu cung cấp các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để rộng đường tham khảo và phán đoán về nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô, do đó, đang được đặt ra một cách nghiêm túc. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản các hồi ký và bài viết của ba tác giả nói trên với tiêu đề chung “Goócbachốp - bạo loạn, sự kiện tháng tám nhìn từ bên trong” chính là nhằm đáp ứng yêu cầu vừa nêu. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 6 năm 1994 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 9
  8. 10
  9. V. PÁPLỐP GOÓCBACHỐP - BẠO LOẠN SỰ KIỆN THÁNG TÁM NHÌN TỪ BÊN TRONG 11
  10. 12
  11. Người ta đã viết và nói rất nhiều về những sự kiện diễn ra trong tháng 8/1991. Người lên tiếng nhiều nhất là M.X. Goócbachốp. Ông ta say mê làm điều đó nhằm một mục đích duy nhất là minh oan cho mình, làm ra vẻ mình là một tù nhân, là nạn nhân của “những kẻ bạo loạn”. Điều đó buộc tôi, ngay trong xà lim, phải cầm bút, vượt lên tất cả các bước ngoặt của số phận cá nhân để lại cho những ai muốn nhận biết sự thật một thông tin chân thực về những ngày đó. Cái kết luận mà M.X. Goócbachốp công khai tuyên bố coi chính trị như là một công việc bẩn thỉu là không phải lỗi tại tôi. Ông ta đưa ra kết luận đó phần lớn là dựa vào cái lý lịch của bản thân ông ta. VALENTIN PÁPLỐP 13
  12. 14
  13. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Tại Mátxcơva, Tòa án tối cao Nga đã bắt đầu xét xử vụ án Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Trong số những người bị buộc tội có cả tác giả cuốn sách này là Valentin Xécgâyêvích Páplốp - Thủ tướng cuối cùng của Liên Xô. Vụ xét xử hình sự về thực chất là vụ án chính trị. Nhưng trong lịch sử tòa án chính trị, chưa có một tòa án nào xác định được chân lý. Điều quan trọng hơn đối với xã hội và mỗi công dân là có khả năng nói lên ý kiến của mình về sự bùng nổ chính trị trong tháng 8/1991, bởi vì, khi đánh giá các sự kiện đó, các nhà chính trị ở cấp cao nhất, các phương tiện thông tin đại chúng có lập trường tư tưởng đối lập hoàn toàn và thậm chí cả các đại diện buộc tội (ngay trước phiên tòa!) đã dựng nên và tung ra các huyền thoại và các giả thiết phản ánh những lợi ích của họ. Cuốn sách này giúp bạn đọc rút ra những kết luận trên cơ sở các sự kiện, các văn bản và các chứng cứ của một người đã từng tham gia trực tiếp vào các sự kiện trong tháng 8/1991. 15
  14. Chúng tôi cho rằng những ghi chép đưa ra để bạn đọc phán xét có thể có những sai sót về bút pháp và biên tập, nhưng chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc sẽ độ lượng bỏ quá cho, những ghi chép đó có thể đưa lại một phần thông tin chân thực. Những ghi chép này không có tham vọng nêu đủ tình tiết hay có được giá trị văn học. Tác giả là một nhà kinh tế chuyên nghiệp. Mục tiêu duy nhất của ông là đưa ra bằng chứng và khách quan. Mátxcơva, 1993 NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI KINH DOANH 16
  15. GỬI BẠN ĐỌC! Cuốn sách này được viết trong xà lim của nhà tù “Matơrốtxcaia Tisina” và là câu trả lời trực tiếp cho những điều giả dối và xuyên tạc được phát trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, được in trên các trang báo, tạp chí và sách. Đây không phải là hồi ký, hồi ức mà là một sự phân tích tỉ mỉ những sự kiện tháng 8 dựa trên sự quan sát của bản thân và các tài liệu điều tra. Về thực chất, cuốn sách chứa đựng câu trả lời của tôi về một vấn đề chủ yếu: Ai là người thực sự khởi xướng những sự kiện bi thảm tháng 8. Câu trả lời đó đã được nêu rõ qua tên cuốn sách: “Goócbachốp - bạo loạn”. Giờ đây trong cái mớ lời lẽ màu mè, trong cái dàn hòa tấu âm thanh hỗn loạn, người ta tìm cách, như người đời thường nói, - cố sống cố chết che giấu sự thật trước các dân tộc của Liên bang Nga và các nước gần xa. Mặt khác, che đậy sự hèn nhát và sự tính toán ích kỷ của tất cả những kẻ, bằng cách này hay cách khác, đã và đang khao khát vớ bẫm nhờ vào những sự kiện tháng 8/1991. Một số thì cần quyền lực, số khác không chỉ cần quyền lực mà còn muốn 17
  16. có được ánh hào quang của một người tử vì đạo hoặc khí tiết của người anh hùng. Loại thứ ba thì muốn có một chỗ êm ấm. Loại thứ tư thì muốn có được khả năng dễ dàng nhất để được quyền phung phí vô hạn tài sản quốc gia mà không bị trừng phạt, đương nhiên là vì lợi ích của cá nhân. Và các sự kiện đó với thời gian, càng để lâu càng ít có hy vọng đào bới tới chân lý đối với những ai mong muốn tìm ra sự thật. Sẽ có nhiều huyền thoại bị tiêu tan, sẽ có nhiều “anh hùng” bị rơi vòng nguyệt quế. Bởi vậy, ngay những ngày đầu tiên sau khi Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp tự giải tán, lập tức xuất hiện các hồi ức, bình phẩm, những bản tụng ca và tự tuyên dương công trạng hão huyền. Lúc này, người ta áp dụng một đường lối cứng rắn là không cho phép những người đối kháng lên tiếng. Không cho phép luật sư tìm hiểu vụ án, không cho phép nhà báo tiếp xúc với những người bị bắt, không cho phép tù nhân gặp gỡ với người thân thích. Lý do? Để ngăn cản điều tra. Còn những người được gọi là nhân chứng, vừa đặt bút ký cam kết không tiết lộ các tài liệu điều tra, đã ngay lập tức nói và viết cả những gì người ta đã nói hay không hề nói, cả những gì xảy ra và những gì không hề có thực. Phụ họa với những nhân chứng lắm lời đó có cả các nhà thẩm phán và công tố viên - những người được chính nhà nước giao cho nhiệm vụ phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc suy đoán vô tội đối với mỗi công dân của quốc gia. 18
nguon tai.lieu . vn