Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG SỰ KẾT NỐI GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT THE CONNECTION BETWEEN ORGANIZATIONS AND UNIVERSITY THROUGH THE INTERNSHIP PROGRAMME: OVERVIEW OF LITERATURE REVIEWS ThS. Trần Nguyễn Phương Minh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phuongminhdn@gmail.com TÓM TẮT Đào tạo kết hợp với thực tiễn dưới hình thức chương trình thực tập sinh đang ngày càng quan trọng đối với các trường đại học khi họ tìm cách để nâng cao khả năng cho sinh viên trong thị trường lao động đầy cạnh tranh. Bên cạnh đó, chương trình này còn thể hiện sự đóng góp của các doanh nghiệp vào việc nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Để làm rõ hơn vai trò quan trọng mà chương trình thực tập sinh mang lại cho hệ thống đào tạo tại các trường đại học, nghiên cứu này sẽ tổng quan các lý thuyết liên quan đến chương trình để giải thích: (1) Lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp và Nhà trường có được thông qua chương trình? (2) Các yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình; (3) Làm thế nào để đánh giá tính hiệu quả của chương trình? Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra sự kết nối của doanh nghiệp với trường đại học trong chương trình thực tập sinh. Từ khóa: Chương trình thực tập sinh, hợp tác, kết nối, lợi ích chương trình thực tập sinh, đánh giá hiệu quả chương trình thực tập sinh, quy trình thực tập sinh. ABSTRACT Work-intergrated learning in the form of internships is increasingly important for universities as they seek to compete for students, and seek links with industries in competitive work environment. Besides, internship programs represent collaboration between businesses and universities at which businesses have contributed to the improvement of the quality of training programs. To clarify the important role of the university' internship program, this paper will provide the overview of literature reviews about the internship programme in order to explain: (1) What is the potential benefits of internship program toward businesses and university? (2) Factors contributing to the success of the program? (3) How internship effectiveness should be assessed? Beisides, this paper also shows the aims of clarifying the business-university connections in an internship process. Key Words: Internship programme, collaborations, connection, internship benefits, intership effectiveness' assessment, internship process. 1. Giới thiệu Trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi ngày nay, các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên chứng minh được sự sáng tạo, tư duy, chuyên môn và khả năng thích ứng với sự thay đổi (Ackerman et al., 2003; Kerr và Proud, 2005). Họ luôn xem kinh nghiệm làm việc như một tiêu chí quan trọng để lựa chọn các ứng viên (Carless, 2007; Patton, 1999). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà tuyển dụng thường đánh giá sinh viên thiếu các kỹ năng (Chonko, 1993; Kelly và Bridges, 2005), sự trưởng thành, kinh nghiệm (Davison et al., 1993) và sự sẵn sàng trước khi bước vào môi trường làm việc thực tế (Kelley và Gaedeke, 1990), các trường đại học quá chú trọng vào lý thuyết, chiến lược làm thế nào để thu hút sinh viên (O’Brien và Deans, 1995) hơn là quan tâm vào việc trang bị các kỹ năng cho sinh viên. Thông qua việc phân tích các giáo trình được sử dụng trong đào tạo chương trình kinh doanh, Edelman et al. (2008) tìm thấy rất ít sự kết nối giữa chương trình học và những yêu cầu thực tiễn mà một sinh viên cần đạt được khi bắt đầu công việc. Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, các trường đại học trên thế giới đã áp dụng phổ biến chương trình thực tập sinh (Gault, Redington and Schlager 2000). Chương trình 135
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 này mang đến cho sinh viên cơ hội được tham gia vào các dự án hay công việc thực tế để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Ngoài ra, nó còn thể hiện vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong hợp tác đào tạo với trường đại học. Với những lợi ích mà chương trình này mang lại, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Marketing nói riêng và trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nói chung đã và đang chú trọng vào việc phát triển chương trình thực tập kết nối giữa Nhà trường và doanh nghiệp với mục đích nâng cao cơ hội thành công cho các cử nhân trong tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, Nhà trường mong muốn các thực tập viên không chỉ có cơ hội tiếp cận các kiến thức chuyên môn mà còn trải nghiệm công việc thực tế tại các doanh nghiệp thông qua chương trình. Với sự quan tâm ngày càng tăng từ các doanh nghiệp và các trường đại học dành cho chương trình thực tập sinh, nghiên cứu này sẽ tổng quan lý thuyết liên quan đến chương trình thực tập sinh qua các mục tiêu chính như sau: (1) Lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp và nhà trường có được thông qua chương trình? (2) Các yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình ;(3) Làm thế nào để đánh giá tính hiệu quả của chương trình? Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra sự kết nối của doanh nghiệp với trường đại học trong chương trình thực tập sinh. 2. Chương trình thực tập sinh 2.1. Chương trình thực tập sinh là gì? Chương trình thực tập là một cơ hội sinh viên được làm việc thực tế tại doanh nghiệp hoặc thực hiện các dự án của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cố định dưới sự quản lý của nhà trường và doanh nghiệp. Thời gian thực tập thường dao động từ 4 tuần đến 16 tuần linh hoạt theo quy định của các trường đại học. Chương trình thực tập áp dụng cho sinh viên đại học và hầu hết các chương trình thực tập diễn ra vào học kỳ cuối, cho phép sinh viên có thể chuyển tiếp dễ dàng sang môi trường làm việc toàn thời gian. Tuy nhiên, có vài trường hợp sinh viên năm 2 và năm 3 có thể tham gia chương trình thực tập. Đa phần các chương trình thực tập sinh được xây dựng nhằm mục đích để các sinh viên hình dung ra được nghề nghiệp tương lai của bản thân (Spradlin, 2009). Thông qua chương trình này, sinh viên có thể làm quen với môi trường doanh nghiệp, đồng thời có cơ hội ứng dụng các kiến thức đã học tại trường đại học vào thực tế (Coco, 2000). Juliet Miller (2010) định nghĩa chương trình thực tập sinh được thiết kế để gia tăng kinh nghiệm học tập bên ngoài môi trường học thuật truyền thống. Nó thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp. Mục đích của chương trình là “cung cấp một kế hoạch chuyển tiếp cụ thể từ Nhà trường vào doanh nghiệp” (Coco, 2000, p. 41) và “trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của họ” (Paulins, 2008, pp.105-106). 2.2. Lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp và nhà trường có được thông qua chương tình thực tập sinh Đối với nhà trường, chương trình thực tập mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên (Ciofalo, 1989; English và Lewison, 1979; Gault et al., 2000; Parilla và Hesser, 1998; Toncar và Cudmore, 2000). Sinh viên có cơ hội làm việc trong môi trường thực tế nhưng nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ trường đại học và doanh nghiệp (Mihail, 2006; Meredith và Burkle, 2008). Ngoài ra, chương trình thực tập sinh mang đến cho sinh viên nhiều bài học giá trị mà không thể học được tại trường đại học (Karns, 2005; Wasonga và Murphy, 2006); nâng cao chất lượng chương trình đào tạo của trường đại học (Thiel and Hartley, 1997); và gia tăng sự hiệu quả chương trình đào tạo (Bernstein, 1976). Những sinh viên với kinh nghiệm thực tập sẽ có nhiều lợi thế trong thị trường lao động (Pianko, 1996), khi họ có thể rút ngắn được thời gian kiếm việc sau khi tốt nghiệp (Gault et al., 2000). Thông qua chương 136
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG trình này, sinh viên có thể nhận thức được sở thích và khả năng của bản thân trong công việc. Họ sẽ có nhận thức về nghề nghiệp tương lai cũng như có trách nhiệm đối với công việc (Williams, 1990); tăng cường sự hiểu biết về thị trường lao động (Groves et al, 1977) và gia tăng sự thỏa mãn đối với công việc (Bales, 1979). Bên cạnh kiến thức, sinh viên khi tham gia chương trình này sẽ được cải thiện các kỹ năng mềm, ví dụ như cải thiện sự tự tin, quản lý thời gian và khả năng giao tiếp (Ellis, 200): Đây là những kỹ năng quan trọng mà các nhà tuyển dụng thường đánh giá khi tuyển nhân sự (Barr và McNeilly, 2002; Davison et al 1993). Vì vậy, việc tham gia vào một chương trình thực tập là bước chuẩn bị tốt cho sinh viên trước khi tốt nghiệp (Gault et al, 2000; Groves et al, 1977; Hite và Bellizzi, 1986) và việc hoàn thành nó sẽ mang đến cho sinh viên nhiều sự cạnh tranh trên thị trường lao động (Coates và Koerner, 1996). Thông thường các trường đại học xây dựng chương trình thực tập sinh không chỉ để đảm bảo lợi ích cho sinh viên mà còn cải thiện được tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có thể tìm kiếm được việc làm. Bên cạnh đó, các trường đại học xem chương trình thực tập như một công cụ hỗ trợ trong việc tuyển sinh, thu hút và giữ chân sinh viên (Gault et al., 2000). Ngoài ra, các trường đại học có thể dựa vào chương trình này để tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp và chính phủ (Gryski et al., 1987), từ đó có thể hỗ trợ nhà trường trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho nghiên cứu và các hoạt động khác (Gault et al, 2000). Hơn nữa, các giáo viên tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập có thể tăng cường sự hiểu biết môi trường doanh nghiệp. Quan trọng nhất, các trường đại học có thể hiểu được sự mong đợi và các yêu cầu cần thiết từ các nhà tuyển dụng để có cơ sở đánh giá và cải thiện chất lượng đào tạo (Tovey, 2001; Aistrich et al., 2006; Messina et al., 1991). Vì vậy, chương trình thực tập sinh như một cách để đánh giá sinh viên và chương trình đào tạo (Thiel and Hartley, 1997). Về phía doanh nghiệp, chương trình thực tập như một công cụ tuyển dụng giá trị (DiLorenzo- Aiss và Mathisen, 1996), khi họ có thể thuê sinh viên có kỹ năng nhưng không mất nhiều thời gian để đào tạo (Divine et al., 2007). Ngoài ra, các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn các nhân sự có năng lực trước khi họ tốt nghiệp (Ellis, 2000), có thể giảm chi phí việc tuyển dụng nhân viên (Pianko, 1996) và chi phí đào tạo (Maslen, 1996). Trong ngắn hạn, chương trình thực sinh giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn lao động có trình độ chuyên môn và không tốn kém trong việc trả lương (Watson, 1992), những thực tập sinh này có thể mang lại những ý tưởng mới cũng như đáp ứng các yêu cầu về nhân sự của tổ chức. Ví dụ, một nghiên cứu của Brooks và Greene (1998) trong các tổ chức phi lợi nhuận đã minh chứng cho sự hiệu quả của việc sử dụng các thực tập sinh. Các sinh viên thực tập đã tham gia đóng góp các phương pháp mang lại hiệu quả chi phí cho các dự án. Đồng thời, các nhân viên hiện tại cũng nâng cao được kiến thức và kỹ năng khi họ làm việc với vai trò là người hướng dẫn các sinh viên (Crumbley và Sumners, 1998). Các doanh nghiệp tham gia chương trình thực tập nâng cao danh tiếng công ty và gia tăng hình ảnh của công ty đối với cộng đồng thông qua các đóng góp vào các chương trình giáo dục (Crumbley và Sumners, 1998). Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được lợi ích từ các mối quan hệ xã hội thông qua chương trình thực tập sinh (Christopher et al., 1991; Pianko, 1996). 2.3. Mặt hạn chế của chương trình thực tập sinh Mặc dù chương trình thực tập sinh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhà trường, nó cũng có các hạn chế. Chương trình này thường gặp khó khăn trong việc triển khai khi người quản lý phải kiểm soát làm thế để xây dựng một kế hoạch cụ thể, làm thế nào để giám sát đầy đủ các hoạt động của sinh viên, làm thế nào để xây dựng các yêu cầu thống nhất giữa nhà trường và doanh nghiệp và làm thế nào để đánh giá mức độ áp dụng lý thuyết của thực tập sinh vào việc giải quyết các vấn đề tại đơn vị thực tập (Hanson, 1984). Ngoài ra, các chương trình thực tập sinh chủ yếu được tiến hành tại 137
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 doanh nghiệp do đó việc nhận thức đầy đủ các lợi ích mà nó mang lại cho sinh viên thường khó khăn và trở ngại (Alm, 1996). Đôi khi các doanh nghiệp hoặc các nhà tuyển dụng không xem xét chương trình thực tập sinh như một phần quan trọng của doanh nghiệp. Điều này làm cho sinh viên cảm thấy mình không được tham gia vào các công việc thực tiễn, dẫn đến sự liên kết kém hiệu quả giữa sinh viên và doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên không thể học được các kinh nghiệm từ chương trình thực tập khi doanh nghiệp không tạo nhiều điều kiện cho sinh viên (Toncar và Cudmore, 2000). Vì vậy, nó sẽ cản trở sự thành công của chương trình. Với những trở ngại đã được nêu ở trên, cấu trúc và việc quản lý chương trình thực tập sinh quyết định đến sự hiệu quả của chương trình (Gryski et al., 1987). Scott et al. (1990) cho rằng để tránh bất kỳ kết quả tiêu cực, chương trình thực tập nên được phát triển với các mục tiêu giáo dục rõ ràng, một cấu trúc với các mục tiêu cụ thể, và phương pháp đánh giá khách quan. Phần tiếp theo sẽ thảo luận các yếu tố quyết định đến sự thành công của chương tình. 2.4. Làm thế nào để xây dựng một chương trình thực tập thành công? Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các yếu tố khác nhau quyết định đến sự thành công của chương trình thực tập sinh. Beard và Morton (1999) xác định sáu yếu tố, đó là: Kiến thức của sinh viên, sáng kiến trong công việc và thái độ làm việc, chất lượng của việc giám sát tại nơi thực tập, chính sách công ty và tiền thù lao. Trong một nghiên cứu khác, Goad (1998) lại đưa ra năm khía cạnh khác, bao gồm: mục tiêu chương trình thực tập, sự chuẩn bị của các thực tập sinh, xác định doanh nghiệp thực tập phù hợp, đánh giá hiệu quả thực tập sinh và chương trình thực tập. Gryski et al. (1987) tìm ra bốn nhân tố quan trọng của chương trình: cấu trúc của chương trình, nội dung chương trình thực tập, đánh giá thực tiễn và vai trò của quản lý chương trình thực tập sinh. Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các yếu tố khác nhau quyết định đến sự thành công, tất cả đều có điểm chung đó là sự thành công của chương trình thực tập phụ thuộc vào nhà trường và doanh nghiệp. Đối với trường đại học, sinh viên có vai trò quan trọng nhất khi họ xem chương trình thực tập là cơ hội tốt để giúp họ học hỏi các kiến thức thực tiễn, sự nổ lực và cải thiện hiệu suất công việc (Tovey, 2001). Để đạt được những kinh nghiệm này, sinh viên cần phải làm việc trong một môi trường đầy thách thức mà ở đó họ có thể tham gia vào phần lớn các công việc của tổ chức (Rothman, 2007; Ryan and Krapels, 1997). Vì vậy, các chương trình thực tập thường yêu cầu sinh viên thực hiện số lượng công việc đáng kể để phát triển nghề nghiệp của họ và cũng đề ra những kỳ vọng mà sinh viên cần nổ lực đạt được sau quá trình thực tập. Ngoài ra, các chương trình thực tập khi xây dựng cần xem xét đến lượng thời gian thực tập phù hợp với sinh viên. Một số sinh viên có thể không muốn thời gian thực tập quá nhiều vì họ muốn cân bằng giữa việc học và công việc bán thời gian và họ cũng không thể thực tập ít thời gian vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của bản thân. Bản thân các trường đại học mong muốn duy trì tiêu chuẩn học thuật chất lượng cao (Hanson, 1984) và việc ứng dụng lý thuyết như một phần trong kinh nghiệm thực tập (Watson, 1992). Nếu không có sự giám sát của các giáo viên hướng dẫn, sinh viên đối diện với khả năng không nhận được sự hướng dẫn của đơn vị thực tập thì kinh nghiệm làm việc và học thuật sẽ không đạt được như mục tiêu đặt ra (Watson, 1992). Vì vậy, bên cạnh sinh viên, các giáo viên hướng dẫn cũng quyết định đến sự thành công của chương trình khi họ có vai trò quan tâm đến thời gian thực hiện, giám sát và đánh giá quá trình thực tập (Ackerman et al., 2003). Nhìn chung, dưới góc độ của nhà trường, việc quản lý một chương trình thực tập là không dễ dàng. Thiel và Hartley (1997) đã đề cập đến tám quy trình riêng biệt mà nhà trường có thể xem xét để duy trì sự thành công cho chương trình thực tập, bao gồm: tuyển dụng thực tập sinh; đào tạo kiến thức cho sinh viên và hướng dẫn nộp hồ sơ tham gia chương trình 138
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thực tập; xác định doanh nghiệp phù hợp; kết nối giữa sinh viên và doanh nghiệp; xây dựng dữ liệu hồ sơ thực tập sinh; định hướng các thực tập sinh; nhận xét và đánh giá kết quả. Đa phần, các giảng viên cũng là người quản lý chính chương trình thực tập sinh (Coco, 2000), do đó việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng được sự cân bằng và nhu cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp là rất cần thiết. Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn thực tập cần chú trọng và xem xét việc sinh viên lựa chọn công ty thực tập có phù hợp hay không? Trong một số trường hợp, bản thân sinh viên sẽ tự tìm các doanh nghiệp thích hợp, một số khác lại phụ thuộc vào giáo viên hướng dẫn hoặc cả hai bên cùng tham gia vào việc lựa chọn đơn vị thực tập. Thông thường, các giáo viên hướng dẫn có trách nhiệm phối hợp và đảm bảo vị trí thực tập cho sinh viên (Coco, 2000) hoặc các công ty sẽ tiến hành lựa chọn các ứng viên thực tập. Bên cạnh đó, mức độ tham gia của giáo viên hướng dẫn thường là một vấn đề quan trọng trong chương trình thực tập sinh (Henry et al., 2001). Các cuộc họp chính thức hoặc không chính thức giữa giáo viên hướng dẫn và sinh viên tham gia chương trình sẽ cho sinh viên có được các thông tin phản hồi cũng như chia sẻ các kinh nghiệm (Englander et al., 2000). Để giám sát hiệu quả công việc của thực tập sinh tại nơi làm việc, bên cạnh các báo cáo định kỳ, các cuộc điện thoại, giáo viên hướng dẫn thường đến thăm quan các doanh nghiệp (Henry et al., 2001). Nhìn chung, để mang lại hiệu quả tối đa cho sinh viên thực tập, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa trường đại học và các nhà tuyển dụng lao động (Ellis, 2000). Đối với doanh nghiệp, người hướng dẫn tại đơn vị thực tập có thể xem như một phần quan trọng trong việc xây dựng chương trình thực tập thành công (Hite và Bellizzi, 1986). Những người này sẽ giúp các sinh viên thực tập dễ dàng thích nghi với yêu cầu của nơi làm việc (Tovey, 2001). Thêm vào đó, với sự chỉ dẫn, huấn luyện, hướng dẫn cẩn thận sẽ giúp sinh viên phát triển các suy nghĩ về nghề nghiệp cũng như đạt được kết quả học tập tốt (Ellis, 2000; Schaafsma, 1996). Việc đào tạo, quản lý sinh viên thực tập tương tự như các nhân viên khác sẽ nâng cao khả năng thành công cho chương trình (Ryan và Krapels,1997). Tuy nhiên, chương trình thực tập sinh thường ảnh hưởng đến thời gian làm việc của người hướng dẫn tại đơn vị, do đó họ động viên các thực tập sinh làm việc độc lập mà không cần sự hướng dẫn (Watson, 1992). Vì vậy, các thực tập sinh không thể đánh giá được định hướng quan trọng của chương trình, làm cho quá trình học tập khó khăn hơn và giảm hiệu suất của họ (Tovey, 2001). 2.5. Làm thế nào để đánh giá kết quả thực tập? Đánh giá kết quả thực tập có lẽ là vấn đề khó khăn nhất trong quy trình thực tập. Để đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên, nó cần có sự cân bằng giữa các lý thuyết và kinh nghiệm làm việc thực tế. Khi xây dựng nội dung chương trình thực tập cần phải đưa ra phương pháp đánh giá cụ thể để doanh nghiệp có thể thực hiện và sinh viên có thể căn cứ vào đó để cố gắng thực hiện công việc tốt hơn (Gault et al., 2000). Nhiều phương pháp đánh giá đã được sử dụng, như: Danh mục công việc, bảng ghi hoạt động, báo cáo thực tập hàng tuần; bài viết phân tích lý thuyết và thực tiễn; thuyết trình (Henry et al., 2001; Thiel and Hartley, 1997; Toncar and Cudmore, 2000; Tovey, 2001; Watson, 1992). Hầu hết, các doanh nghiệp nhỏ thường đánh giá các thực tập sinh qua các báo cáo công việc trong khi đó các doanh nghiệp lớn lại quan tâm đến các báo cáo về kinh nghiệm học được tại vị trí thực tập hơn là các báo cáo lý thuyết, thực hành hoặc nghiên cứu (Gryski et al., 1987). Một số trường đại học sử dụng một số phương pháp đánh giá như dựa trên mức độ hoàn thành mục tiêu học tập sinh viên (gồm mục tiêu kiến thức và mục tiêu kỹ năng) thiết lập vào đầu kỳ thực tập so với mức độ hoàn thành mục tiêu thực hiện được trong kỳ thực tập thông qua nhật ký thực tập, kế hoạch thực tập, bảng mô tả công việc, và báo cáo thực tập (Reflective Journal). 139
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Nhật ký thực tập là một trong những công cụ đánh giá được sử dụng phổ biến. Hầu như các chương trình thực tập đều quy định sinh viên phải ghi lại toàn bộ công việc đã được thực hiện tại vị trí thực tập. Nhà trường thường có các yêu cầu và quy định cụ thể về nhật ký thực tập (Watson 1992). Chính vì lý do này, hầu như các sinh viên thường viết nhật ký đáp ứng theo các yêu cầu của trường đại học theo khuôn mẫu có sẵn hơn là liên quan đến bối cảnh của doanh nghiệp để mà chứng minh khả năng ứng dụng các kiến thức học ở trường vào tình huống thực tế (Eyler, 1993). Các nhật ký thực tập thường được xếp loại theo từng thang điểm cụ thể để khuyến khích sinh viên cố gắng và nổ lực hoàn thành chúng. Tuy nhiên, việc dựa vào thang điểm để đánh giá nội dung và chất lượng nhật ký thực tập cũng có thể mang tính chủ quan. Phương pháp này vẫn hiệu quả hơn so với việc thực hiện các báo cáo học thuật truyền thống bởi vì giáo viên hướng dẫn có thể đánh giá được lượng công việc cũng như mức độ tham gia công việc của sinh viên. Việc xây dựng một quy trình đánh giá tích hợp giữa tiêu chí của doanh nghiệp và trường đại học là một thách thức (Henry et al., 2001; Melton, 1989). Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra người sử dụng lao động thường có các tiêu chí khác nhau để đánh giá sinh viên thực tập. Trong khi một số thì áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo hướng dẫn của chương trình thực tập sinh (Ellis, 2000), một số khác muốn đánh giá sinh viên thực tập dựa vào khả năng sáng tạo, phát triển tư duy (Ackerman et al., 2003) và kiến thức học thuật (Henry et al., 2001). Về phía nhà trường, các giáo viên hướng dẫn thường dựa vào thông tin phản hồi từ người hướng dẫn tại đơn vị thực tập để đánh giá kết quả cuối cùng (Gryski et al., 1987; Tovey, 2001). Trên thực tế, sự tham gia của người hướng dẫn tại doanh nghiệp trong việc đánh giá sinh viên để có thể đảm bảo rằng các sinh viên thực tập nhận đầy đủ các thông tin phản hồi hiệu quả công việc của sinh viên (Toncar and Cudmore, 2000; Tovey, 2001). Điều này giúp cho việc đánh giá được khách quan. Tuy nhiên, có một hạn chế là người hướng dẫn tại đơn vị thực tập thường không nắm hệ thống phân loại của trường đại học hoặc không đặt nhiều nỗ lực vào việc chấm điểm, vì vậy các đánh giá của họ thường chủ quan. Do đó, các chương trình thực tập sinh thường xem các đánh giá của những người này thường ít quan trọng bởi vì nó chỉ chiếm một phần rất ít trong điểm thành phần của sinh viên (Henry et al.,2001). 3. Sự liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong quy trình thực tập Giữa doanh nghiệp và trường đại học luôn có sự kết nối trong xây dựng chương trình thực tập sinh. Để hiểu rõ hơn mối liên kết này, nghiên cứu sẽ tiến hành mô tả vai trò của doanh nghiệp và trường đại học trong từng giai đoạn của quy trình thực tập. Quy trình thực tập được chia thành ba giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và đánh giá kết quả. 3.1. Giai đoạn chuẩn bị Các nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học trong giai đoạn này (Geisler, Furino, và Kiresuk, 1990; Inkpen và Dinur, 1998). Đối với doanh nghiệp, họ cần có sự chuẩn bị cho chương trình thực tập, cụ thể: xác định được nhu cầu của trường đại học, xác định nguồn lực sẵn có bên trong để giám sát chương trình và lên kế hoạch cụ thể cho các thực tập sinh. Các doanh nghiệp cần đảm bảo việc lựa chọn các ứng viên phù hợp với doanh nghiệp mình. Khi doanh nghiệp và trường đại học cùng nhận thức về quyền lợi, họ sẽ đảm bảo sự thành công cho chương trình thực tập. Việc lựa chọn hợp tác với các trường đại học xuất phát từ các mối quan hệ, từ việc chọn lọc các đối tượng có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp (Uzzi và Lancaster, 2002) hoặc từ chiến lược của công ty (Faems, Janssens, và van Looy, 2007). Doanh nghiệp có thể bố trí một cá nhân, người sẽ phụ trách chính thức chương trình thực tập, lên quy trình rõ rang cho việc lựa chọn, quản lý sinh viên thực tập và liên hệ với trường đại học. 140
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đối với trường đại học, họ cần quan tâm đến nhu cầu của doanh nghiệp, thiết kế và quản lý chương trình thực tập sinh. Họ cần biết được số lượng sinh viên tham gia chương trình để có sự thiết kế chương trình sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, trường đại học cũng cần xây dựng các chính sách hỗ trợ sinh viên cũng như xem xét hình thức đánh giá sinh viên. Sinh viên cần phải có sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng không chỉ để vượt qua vòng tuyển dung của doanh nghiệp mà còn giúp họ giải quyết các công việc tại đơn vị thực tập (Crossan, Lane và White, 1999). Việc đánh giá khả năng của sinh viên có thể dựa vào các kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng, kiến thức chuyên ngành và sự chuẩn bị của sinh viên trước khi bước vào chương trình thực tập sinh. 3.2. Giai đoạn triển khai chương trình thực tập sinh Trong giai đoạn này, doanh nghiệp và trường đại học sẽ tập trung xây dựng mối quan hệ để cùng phối hợp với nhau trong việc giám sát sinh viên. Trong việc giám sát thực tập sinh, các công ty còn cung cấp các giám sát hỗ trợ và lắng nghe phản hồi của sinh viên trong quá trình thực tập. Các trường đại học cũng cần cam kết với sinh viên cũng như tư vấn và cung cấp cấp thông tin cho sinh viên trong quá trình thực tập. Họ cũng cần động viên sinh viên nỗ lực đang kết trong vai trò thực tập sinh. Càng nhiều thách thức công việc sẽ cung cấp một cơ hội học tập cho sinh viên. 3.3. Giai đoạn đánh giá kết quả Doanh nghiệp có một vai trò trong việc đánh giá kết quả dự án mà sinh viên đã thực hiện trong thời gian thực tập và hiệu quả của công việc. Ví dụ, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ tham gia của sinh viên vào công việc thông qua các cuộc điện thoại trao đổi giữa sinh viên và khách hàng; gửi các thư giới thiệu sản phẩm đến khách hàng; báo cáo bằng văn bản chi tiết về hoạt động kinh doanh; dự đoán hiệu quả hoạt động của công ty (Gryski et al., 1987; Henry et al., 2001; Tovey, 2001; Watson,1992). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần liên hệ với các trường đại học để cung cấp các thông tin cụ thể về sự tham gia của sinh viên vào chương trình. 141
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 4. Kết luận Tóm lại, chương trình thực tập sinh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và trường đại học. Nó là cơ hội để sinh viên có thể tham gia vào các công việc thực tiễn để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Mặc dù có nhiều lợi ích, nghiên cứu này cũng chỉ ra các mặt hạn chế của chương trình này. Khi có sự kết hợp và hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường thì mới đảm bảo sự thành công cho chương trình thực tập sinh. Trong quy trình thực tập, thì việc đánh giá kết quả sinh viên nhiều khó khăn và mang tính khách quan. Nhât ký thực tập thường được sử dụng phổ biến để đánh giá bời vì nó thể hiện toàn bộ quá trình làm việc của sinh viên tại vị trí thực tập. Nó là cơ sở để giáo viên hướng dẫn có thể xác định được các kỹ năng và kiến thức mà sinh viên có thể học tập được tại doanh nghiệp. Trong việc xây dựng chương trình thực tập, doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất. Với sự tham gia vào quy trình thực tập từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, họ quyết định đến sự thành công của chương trình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ackerman, D.S., Gross, B.L., Perner, L., 2003. Instructor, student, and employer perceptions on preparing marketing students for changing business landscapes. Journal of Marketing Education 25 (1), 46–56. [2] Aistrich, M., Saghafi, M.M., Sciglimpaglia, D., 2006. Ivory tower or real world: do educators and practitioners see the same world? Marketing Education Review 16 (3), 73–80 [3] Alm, C.T., 1996. Using student journals to improve the academic quality of internships. Journal of Education for Business 72 (2), 113–115. [4] Bales, K., 1979. Experiential learning: a review and annotated bibliography. Journal of Cooperative Education 16, 70–90 (winter) [5] Barr, T.F., McNeilly, K.M., 2002. The value of students’ classroom experiences from the eyes of the recruiter: information, implications, and recommendations for marketing educators. Journal of Marketing Education 24 (2), 168–173. [6] Beard, F., Morton, L., 1999. Effects of internship predictors on successful field experience. Journalism and Mass Communication Educator 53 (4), 42–53. [7] Beard, V.K., 1997. Performance appraisal of public accounting interns: a qualitative analysis of self-reported deficiencies. Issues in Accounting Education 12 (1), 15–26. [8] Bernstein, J., 1976. Urban field education: an opportunity structure for enhancing students’ personal and social efficacy. Human Relations 29 (7), 677–685 [9] Brooks, J.E., Greene, J.C., 1998. Benchmarking internship practices: employers report on objectives and outcomes of experiential programs. Journal of Career [10] Carless, S.A., 2007. Graduate recruitment and selection in Australia. International Journal of Selection and assessment 15 (2), 153–166. [11] Chonko, L.B., 1993. Business school education: some thoughts and recommendations. Marketing Education Review 3, 1–9 (spring). [12] Christopher, M., Payne, A., Ballantyne, D., 1991. Relationship Marketing: Bringing Quality, Customer Service and Marketing Together. Butterworth-Heinemann, Oxford [13] Ciofalo, A., 1989. Legitimacy of internships for academic credit remains controversial. Journalism Educator 43 (4), 25–31. 143
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 [14] Coates, N.F., Koerner, R.E., 1996. How market oriented are business studies degrees? Journal of Marketing Management 12, 455–475. [15] Coco, M., 2000. Internships: a try before you buy arrangement. S.A.M. Advanced Management Journal 65 (2), 41–47. [16] Davison, L.J., Brown, J.M., Davison, M.L., 1993. Employer satisfaction ratings of recent business graduates. Human Resource Development Quarterly 4 (4), 391–399. [17] DiLorenzo-Aiss, J., Mathisen, R.E., 1996. Marketing higher education: models of marketing internship programs as tools for the recruitment and retention of undergraduate majors. Journal of Marketing for Higher Education 7 (1), 71–84. [18] Divine, R.L., Linrud, J.K., Miller, R.H., Wilson, J.H., 2007. Required internship programs in marketing: benefits, challenges and determinants of fit. Marketing Education Review 17 (2), 45–52. [19] Edelman, L.F., Manolova, T.S., Brush, C.G., 2008. Entrepreneurship education: correspondence between practices of nascent entrepreneurs and textbook prescriptions for success. The Academy of Management, Learning and Education 7 (1), 56–70. [20] Elkins, T.J., 2002. Academic internships with the equal employment opportunity commission: an experiential approach to teaching human resource management. S.A.M. Advanced Management Journal 67 (3), 40–47. [21] Ellis, N., 2000. Developing graduate sales professionals through co-operative education and work placements: a relationship marketing approach. Journal of European Industrial Training 24 (1), 34–42. [22] Englander, V., Moy, R.L., McQuillan, T., Englander, F., 2000. Internships at St. John’s University: a transition to the workplace. Review of Business 21 (1), 28– 31. [23] English, W.D., Lewison, D.M., 1979. Marketing internship programs: striking out in the academic ballgame. Journal of Marketing Education 1 (November), 48–52 [24] Eyler, J.T., 1993. Comparing the impact of two internship experiences on student learning. Journal of Cooperative Education 29 (3), 41–52. [25] Faems, D., Janssens, M., & van Looy, B. 2007. The initiation and evolution of interfirm knowledge transfer in R&D relationships. Organization Studies, 28: 1699–1728. [26] Gault, J., Redington, J., Schlager, T., 2000. Undergraduate business internships and career success: are they related? Journal of Marketing Education 22 (1), 45–53 [27] Geisler, E., Furino, A., & Kiresuk, T. J. 1990. Factors in the success and failure of industry- university cooperative research centers. Interfaces, 20(6): 99–109. [28] Goad, S.M., 1998. Successful internship program as perceived by AACSB internship coordinators. Unpublished doctoral dissertation. Northern Illinois University, DeKalb. [29] Groves, D.L., Howland, B., Headly, F., Jamison, D., 1977. Relevance in the classroom and curriculum. College Student Journal 11 (Fall), 259–261. [30] Gryski, G.S., Johnson, G.W., O’Toole Jr, L.J., 1987. Undergraduate internships: an empirical review. Public Administration Quarterly 11 (2), 150–170. [31] Hanson, J., 1984. Internships and the individual: suggestions for implementing (or improving) an internship program. Communication Education 33, 53–61. [32] Henry, J.S., Rehwaldt, S.S., Vineyard, G.M., 2001. Congruency between student interns and worksite supervisors regarding critical elements of an internship experience. Information Technology, Learning, and Performance Journal 19 (1), 31–41. 144
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [33] Hite, R., Bellizzi, J., 1986. Student expectations regarding collegiate internship programs in marketing. Journal of Marketing Education 8 (3), 41–49. [34] Karns, G.L., 2005. An update of marketing student perceptions of learning activities: structure, preferences and effectiveness. Journal of Marketing Education 27 (2), 163–171. [35] Kelley, C.A., Gaedeke, R.M., 1990. Student and employer evaluation of hiring criteria for entry- level marketing positions. Journal of Marketing Education 12 (3), 64–71 [36] Kelly, C.A., Bridges, C., 2005. Introducing professional and career development skills in the marketing curriculum. Journal of Marketing Education 27 (3), 212–218. [37] Kerr, G.F., Proud, B., 2005. Hiring graduates: perspectives from advertising and public relations employers. In: Purchase, S. (Ed.), Proceedings of the 2005 Australia and New Zealand Marketing Academy Conference. University of Western Australia, Perth. [38] Knemeyer, A.M., Murphy, P.R., 2001. Logistics internships: employer perspectives. Transportation Journal 41 (1), 16–26. [39] Maslen, G., 1996. Australians share sandwich with Europe. Times Higher Education Supplement 26 (July), 3. [40] McGaughey, B., 1987. Debriefing adds to internships. Journalism Educator 42 (Summer), 41–42. [41] Meredith, S., Burkle, M., 2008. Building bridges between university and industry: theory and practice. Education and Training 50 (3), 199–215. [42] Messina, M.J., Guiffrida, A.L., Wood, G.R., 1991. Faculty/practitioner differences: skills needed for industrial marketing entry positions. Industrial Marketing Management 20 (1), 17–21. [43] Mihail, D.M., 2006. Internships at Greek universities: an exploratory study. Journal of Workplace Learning 18 (1/2), 28–41. [44] O’Brien, E.M., Deans, K.R., 1995. The position of marketing education: a student versus employer perspective. Marketing Intelligence and Planning 13 (2), 47–52. [45] Parilla, P.F., Hesser, G.W., 1998. Internships and the sociological perspective: applying principles of experiential learning. Teaching Sociology 26 (4), 310–329. [46] Patton, M.A., 1999. Relationship between skills and education: a survey of what Australian human resource consultants are looking for from university business graduates. In: Martin, K., Stanley, N., Davison, N. (Eds.), Proceedings of the 8th Annual Teaching Learning Forum. University of Western Australia, Australia, pp. 306–309. [47] Pianko, D., 1996. Power internships. Management Review 85 (12), 31–33. [48] Planning and Employment 59 (1), 37–48. Crumbley, D.L., Sumners, G.E., 1998. How businesses profit from internships. Internal Auditor 55 (5), 54–58. [49] Rothman, M., 2007. Lessons learned: advice to employers from interns. Journal of Education for Business 82 (3), 140–144. [50] Ryan, C., Krapels, R.H., 1997. Organizations and internships. Business Communication Quarterly 60 (4), 126–131. [51] Schaafsma, H., 1996. Back to the real world: work placements revisited. Education and Training 38 (1), 5–13. [52] Scott, S.V., Ray, N.M., Warberg, W., 1990. The design and evaluation of off-campus internship and cooperative education programs. Journal of Marketing for Higher Education 3 (1), 121–139. [53] Thiel, G.R., Hartley, N.T., 1997. Cooperative education: a natural synergy between business and 145
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 academia. S.A.M. Advanced Management Journal 62 (3), 19–24. [54] Toncar, M.F., Cudmore, B.V., 2000. The overseas internship experience. Journal of Marketing Education 22 (1), 54–63. [55] Tovey, J., 2001. Building connections between industry and university: implementing an internship program at a regional university. Technical Communication Quarterly 10 (2), 225–239. [56] Uzzi, B., & Lancaster, R. 2002. Relational embeddedness and learning: The case of bank loan managers and their clients. Management Science, 49: 383–399. [57] Watson, K.W., 1992. An integration of values: teaching the internship course in a liberal arts environment. Communication Education 41 (October), 429–439. [58] Williams, R., 1990. The impact of field education on student development research findings. Journal of Cooperative Education 27 (2), 29–45. 146
nguon tai.lieu . vn