Xem mẫu

  1. SỰ GIAO THOA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY TRONG TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN NHÀ THANH Lê Thị Mỹ Duyên, Lại Thị Thùy Linh, Trần Thị Xiếu Tiên, Đặng Thị Ngọc Vân Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên TÓM TẮT Triều đình Mãn Thanh là một trong những triều đại hùng mạnh và có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sau triều đại nhà Thanh, Trung Quốc bước vào thời kỳ dân quốc với những loạn lạc chiến tranh liên miên. Sự du nhập của nền văn hóa phương Tây bắt đầu tràn vào trong nước dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Thời kỳ này các thương nhân người Anh đã du nhập vào Trung Quốc và xây dựng củng cố hệ thống giao thông củng như phát triển công nghiệp tại Trung Quốc, vì thế trong thời kỳ này đã có những sự giao thoa về văn hóa, chinh trị, kinh tế giữa nhà Thanh và các nước phương Tây, chủ yếu ảnh hưởng từ nước Anh. Từ khóa: Mãn Thanh, Long bào, Cát phục,Thường phục, Changshan, sườn ám… 1 NHÀ THANH 1.1 Khái quát lịch sử triều đại nhà Thanh Người Mãn Thanh hay còn gọi là Người Mãn Châu vốn là một dân tộc thuộc vùng Đông Bắc của Trung Quốc vào thế kỷ XVII đã tiến hành lật đổ nhà Minh, lập ra triều đại nhà Thanh. Dưới triều đại nhà Thanh đặc biệt là thời kỳ của các vị vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long là thời kỳ thịnh vượng của Trung Quốc. Trong thời kỳ này, diện tích của Trung Quốc rộng nhất trong lịch sử Trung Hoa với một hệ thống số lượng lớn các nước chư hầu, đời sống nhân dân phát triển thịnh vượng, văn hóa cũng vô cùng đa dạng. Đến đầu thế kỷ XX, nhà Thanh dần suy yếu, cùng với sức ép trong nước và sự xâm lược của phương Tây đã đẩy Trung Hoa vào thời kỳ dân quốc kéo dài đến năm 1946, Đảng Cộng sản nhân dân Trung Hoa ra đời. 1.2 Chính trị Bộ máy hành chính quan trọng nhất của nhà Thanh là Đại hội đồng, là một cơ quan gồm hoàng đế và các quan lại cao cấp. Nhà Thanh có đặc trưng bởi một hệ thống chỉ định kép, theo đó mỗi vị trí trong chính phủ trung ương đều có một người Hán và một người Mãn Châu cùng quản lý. 1015
  2. 1.3 Văn hóa Những nỗ lực của các nhà cai trị Mãn Châu, đã bị đồng hóa vào văn hóa Trung Quốc tạo ra thái độ chính trị và văn hóa Nho giáo bảo thủ mạnh mẽ trong xã hội chính thức, biên mục và bình luận về các truyền thống của quá khứ. 1.4 Trang phục phong kiến thời nhà Thanh Trang phục của Hoàng đế: Long bào có tay áo hình móng ngựa, chúng được làm từ da động vật .Tuỳ vào tình hình thời tiết mà sẽ có áo lót bên trong sẽ làm bằng những chất liệu khác nhau. Màu sắc là những màu dành riêng cho hoàng đế. Long bào được dùng trong những dịp đặc biệt có hoạ tiết rồng vàng, có chín con rồng, hai con ở hai vai, một ở sau lưng, một phủ lấy phần ngực áo, một phủ lấy phần tà áo, bốn con rồng còn lại sẽ nằm ở phần dưới cùng của chiếc áo long bào. Hình 1 Trang phục của Hoàng hậu: Hình 2 Triều phục: có khoác lĩnh cổ tròn, vạt mở bên phải, tay áo hẹp, cổ tay có hình móng ngựa. Hai bên trái phải hoặc trước sau xẻ tà áo làm hai. Triều phục có hai loại: triều quái và triều váy. 1. Triều quái: cổ tròn, vạt giữa, màu sắc đều là xanh đá, màu sắc dây rũ sau lưng để phân chia cấp bậc. 1016
  3. 2. Triều vá: dạng nửa người hoặc thêm phần giả quái ở thân trên để tiện mặc, phía dưới chân váy thêu năm màu hành long làm đường viền, phẩm cấp bất đồng thì có màu khác nhau. Cát phục: cổ tròn, vạt áo bên phải, ống cổ tay áo hình móng ngựa, hai bên trái phải xẻ tà, bên ngoài được khoác thêm một bộ phận là cát phục quái. Cát phục quái có cổ tròn, vạt áo giữa, hai bên trái phải xẻ vạt, ống tay áo hình ống chữ nhật, vuông vắn. Họa tiết rồng năm móng ở phía chính diện. Hình 3 hư ng phục: mặc trong kết hợp với mặc trong kết hợp với áo khoác bên ngoài. Hai thứ áo này này đều không có thêu hoa văn hoặc có các loại đường viền màu sắc rực rỡ mà chỉ may từ các vải màu dệt trơn hoặc dệt có hoa văn chìm - nổi làm thường phục bào, vải màu xanh đá làm thường phục quái. Thường phục bào cũng là loại trang phục duy nhất đế hậu có thể đeo triều châu cùng như khi mặc triều phục hoặc lễ phục. Hình 4 Trang phục của quan trong triều: Nhà Thanh yêu cầu đàn ông trong triều đình và quan chức phải mặc trang phục Mãn Châu, gọi là Changshan. Changshan có thể mặc riêng, mặc 1017
  4. với áo magua, và sao đó là áo overcoat của Âu phục, quan chức mặc một cái áo khoác có một cái ô vuông Mandarin để nhận diện cấp bậc. Hình 5 Trang phục của cung nữ: vẫn giữ được kết cấu truyền thống của trang phục, chất liệu là những loại vải thô, không được thêu hoa văn, không được sử dụng quá nhiều phụ kiện. Trang phục thái giám: thái giám được xem như là một chức quan, nên tùy theo từng cấp bậc mà sẽ có những họa tiết trên trang phục khác nhau. Trang phục binh lính: được sử dụng trong chiến đấu, tùy thuộc vào cấp bậc thì sẽ khác nhau, chẳng hạn như thủ lĩnh sẽ có nhiều lớp áo khác nhau và bên ngoài được bao phủ lớp áo giáp sắt. Còn lính thường sẽ là những loại vải thoải mải mái, kết cấu chắc chắn và có trang phục cho mùa đông riêng. Trang phục hường dân: đối với quý tộc sử dụng những loại vải đẹp, có kiểu dáng bắt mắt, nhiều màu sắc, hoa văn phong phú. Còn những vùng nông thôn, không có điều kiện sẽ là những gam màu tối, thiết kế đơn giản để thuận tiện hơn trong quá trình lao động. Phụ kiện: khuyên tai, trâm cài tóc, lưu tô, mũ đội đầu,lãnh ước, quạt lụa, hộ giáp, giày móng ngựa, long hoa… 2 SỰ GIAO THOA CỦA NỀN VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY 2.1 Xã hội - chính trị - kinh tế Trong thế kỷ 18, các đế chế châu Âu dần mở rộng ra khắp thế giới, khi các nước châu Âu phát triển nền kinh tế hùng mạnh dựa trên thương mại hàng hải. Mặt khác, đế chế Trung Quốc rơi vào tình trạng tù hãm sau nhiều thế kỷ dẫn đầu thế giới. Cuối thế kỷ 18, các thuộc địa của châu Âu đã được lập nên ở gần Ấn Độ và trên những hòn đảo hiện là các vùng thuộc Indonesia, trong khi Đế chế Nga đã sáp nhập các vùng phía bắc Trung Quốc. Ở thời các cuộc chiến tranh Napoleon, Anh Quốc từng muốn thành lập liên minh với Trung Quốc, gửi các hạm đội tàu tới Hồng Kông mang theo quà tặng gửi tới vị Hoàng đế, gồm 1018
  5. nhiều vật phẩm được chế tạo bởi những kỹ thuật và phong cách nghệ thuật mới nhất của châu Âu thời kỳ đó. Khi các cuộc chiến tranh Napoleon chấm dứt năm 1815, thương mại thế giới tăng trưởng nhanh chóng, và bởi vì dân số đông đảo của Trung Quốc là một thị trường vô hạn cho hàng hóa châu Âu, thương mại giữa Trung Quốc và các thương gia châu Âu phát triển trong những năm đầu của thế kỷ19. Khi thương mại tăng trưởng, sự thù nghịch cũng gia tăng giữa các chính phủ châu Âu và nhà Thanh. 2.2 Vật dụng Nhờ sự gia nhập của phương Tây mà một số vật dụng sinh hoạt hằng ngày của nhà Thanh cũng xuất hiện những cái mới: súng trường, óng nhòm, máy chụp hình, mắt kính, những ô theo phong cách phương tây được các nữ nhân trong cung sử dụng, kể cả biết sử dụng đến thuốc lào. Sự gia nhập ồ ạt từ phương Tây nên hoạt động công nghiệp bắt đầu xuất hiện, biết sử dụng máy móc, thiết bị. 2.3 Trang phục Sau quá trình gia nhập của các nước phương Tây mà trang phục của nhà Thanh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, biều hiện của sự thay đổi rõ nét nhất là thời kỳ Trung hoa Dân Quốc. 2.4 Sự giao thoa của nền văn hóa Đ ng – Tây: trang phục của thời kỳ dân quốc được đánh giá có sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Những bộ trang phục thời kỳ này có phần hơi hướng “mở” hơn. Nếu như các thời kỳ trước, trang phục gần như sẽ là những trang phục kín, ít có bị hở hang, là điển hình cho phong cách Á Đông thì đến thời kỳ này, các trang phục có phần hở hang hơn một chút. Bản chất của sự thay đổi này là do ảnh hưởng từ phong cách phóng khoáng, cởi mở của người phương Tây. Điển hình nhất là ở sườn xám của người phụ nữ đã có sự xẻ tà ở phần đ i tạo cảm giác quyến rũ, lộ rõ những đường nét trên cơ thể. Tuy nhiên, dù có sự thay đổi nhưng trang phục thời kỳ này vẫn giữ được bản sắc của văn hóa Trung Quốc khi vẫn thiết kế dạng áo dài ở bên ngoài giống như thời phong kiến chỉ cách điệu ở phần cổ đi một chút. Đến nay, trang phục Trung Quốc thời kỳ dân quốc vẫn luôn được mọi người ưa chuộng, bởi nó mang trong mình hơi thở của hiện đại nhưng vẫn mang nét truyền thống, đồng thời cũng giúp tôn lên dáng vẻ cho người phụ nữ, vừa quyến rũ, vừa sang trọng. 2.4.1 Trang phục nam Trang phục truyền thống của Trung Quốc thời kỳ này dành cho nam giới được gọi là trường bào hoặc mã quái. Là một dạng áo khoác, thiết kế cổ tròn, hẹp ở ống tay áo. Trang phục này đã có thời Mãn Thanh. Trường Bào với Mã Quái đều được thiết kế giống nhau chỉ khác ở chỗ là nếu như Mã quái là xẻ ở giữa, cài nút thắt, ống tay áo thiết kế dạng hình chữ U còn Trường bào thì lại xẻ ở bên cạnh. Trải qua nhiều giai đoạn thời gian, trang phục Trường bào của Trung Quốc tuy có sự thay đổi về kiểu cách may mặc (trang trí, chất liệu vải) để phù hợp với thời đại, nhưng về hình thức vẫn y như cũ, vẫn bảo tồn kiểu dáng có từ thời Thanh và thời Dân quốc. 1019
  6. Hình 6 2.4.2 Trang phục nữ Trang phục phụ nữ thời kỳ dân quốc không thể không bỏ qua cái tên: sườn xám. Sườn xám xuất hiện từ thời nhà Thanh, đây là trang phục truyền thống của các thiếu nữ Trung Quốc. Sườn xám thường có cổ cao tròn, ôm sát, ống tay hẹp, xẻ vạt áo ở hai bên. Có hàng khuy nối các vạt với nhau. Sườn xám còn được gọi bằng nhiều tên khác như Trường Sam và Kỳ Bào. Tên gọi “ ỳ bào” nghĩa là “chiếc áo khoác dài của người Mãn Thanh”, đã trở thành loại trang phục thường nhật của các thiếu nữ triều Thanh, sau khi thủ lĩnh Mãn Châu là Nỗ Nhĩ Cáp Xích thiết lập chế độ Bát Kỳ, phân chia bộ lạc theo các đơn vị hành chính. Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc, sườn xám được may bằng lụa, có thêu hoa ngũ sắc hay chỉ nhiều màu, ôm lấy thân nhưng không bó sát vào cơ thể, cổ cao và tà áo thẳng. Từ những năm đầu thế kỷ 20, Sườn Xám có sự thay đổi khá nhiều về mặt kết cấu, ví dụ như: cổ dựng, chỉ có hai bên vạt áo xẻ, ôm sát thân, tay áo có thể liền hoặc rời thân. Và bắt đầu từ những năm hai mươi, ường xám xuất hiện dần dần trên đường phố Thượng Hải rồi lan sang Tô Châu, Hàng Châu, Dương Châu… Sau đó do ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây ường xám đã có một vài đổi mới so với thời Mãn Thanh: cổ áo có thể tròn, cao hoặc xẻ, tay áo tùy theo được thiết kế loe hoặc cắt ngắn. ơn nữa, dáng áo có thể được cắt ngắn độ dài của tà, áo váy rời nhau với đường xẻ sâu để phù hợp hơn với xu hướng ngày càng sexy hóa. Hình 7 1020
  7. 4 KẾT LUẬN Sau sự du nhập của văn hóa phương Tây vào Trung Quốc đã dẫn đến nhiều sự thay đổi từ văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là trang phục. Bộ sườn xám đã biểu hiện rất rõ ở sự phóng khoáng hơn, không còn bó hẹp hay nguyên tắc như giai đoạn trước nữa, nhưng nó vẫn giữ được những đường nét của văn hóa Trung Quốc mang đậm đà bản sắc Á Đông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://maru.vn/trang-phuc-thoi-nha-thanh [2] https://baodansinh.vn/kham-pha-thu-vi-ve-trang-phuc-cua-phu-nu-trieu-thanh- 39794.htm [3] https://tuhoctiengtrung.vn/trang-phuc-truyen-thong-cua-trung-quoc-qua-cac-trieu-dai/ 1021
nguon tai.lieu . vn