Xem mẫu

  1. Sử dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo tồn di sản - Kinh nghiệm từ Italia TS.KTS. Nguyễn Vinh Quang Trường Đại học Phương Đông Tóm tắt: Công nghệ số đã và đang tác sử dụng trong lĩnh vực quản lý và bảo động mạnh mẽ đến lĩnh vực bảo tồn di tồn di sản hiện nay, với những kinh sản tại các nước phát triển trên thế giới nghiệm thực tế tại Italia - đất nước của trong những năm gần đây, đặc biệt tại những di sản kiến trúc đô thị nổi tiếng. các nước Châu Âu, nơi chứa đựng nguồn Từ đó, người viết hi vọng rằng, những di sản khổng lồ. Italia, đất nước nổi tiếng thông tin trong bài viết sẽ phần nào với các di sản kiến trúc đô thị quý giá đóng góp cho quá trình thúc đẩy mục bên bờ Địa Trung Hải, đã thực hiện tiêu đưa công nghệ số vào lĩnh vực quản nhiều chương trình nghiên cứu và dự án lý và bảo tồn di sản tại Việt Nam, một thực tế liên quan tới việc sử dụng công lĩnh vực hiện còn đang phải đối mặt với nghệ kỹ thuật số, nhằm thúc đẩy việc nhiều thách thức và khó khăn trước sự tiếp cận di sản, thông qua việc thu thập bùng nổ mạnh mẽ của quá trình đô thị “siêu” dữ liệu về các di sản vừa nhằm để hóa tại các thành phố lịch sử như Hà Nội bảo tồn các di sản này và vừa nhằm và thành phố Hồ Chí Minh; sử dụng sức cung cấp những sản phẩm văn hoá số. mạnh của công nghệ số hẳn sẽ là một Các công nghệ kỹ thuật số hóa có ảnh trong những giải pháp hiệu quả trong hưởng đáng kể đến hầu hết các hoạt những nỗ lực gìn giữ những di sản quý động như khảo sát, thu thập thông tin, giá của đất nước ta. lưu trữ dữ liệu lịch sử.vv.. hỗ trợ hiệu quả việc sử dụng, quản lý và bảo tồn di Từ khóa: Công nghệ số, di sản, đô thị sản. Bài viết này nhằm mục tiêu giới hóa, quản lý và bảo tồn, kinh nghiệm và thiệu và phân tích một số công nghệ số giải pháp). 1. Giới thiệu chung Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển bùng nổ của công nghệ mới và khoa học kỹ thuật số đã giúp làm thay đổi nhanh chóng những hoạt động chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội hiện đại ngày nay. Trong đó, lĩnh vực bảo tồn di sản cũng không phải ngoại lệ, tại các nước Châu Âu như Italia, công nghệ số đã bắt đầu được sử dụng trong các hoạt động liên quan tới di sản và ngày càng trở nên quan trọng, đóng góp hiệu quả cho các hoạt động liên quan. Kỹ thuật số hóa và hạ tầng công nghệ thông tin có ảnh hưởng quan trọng tới tất cả các hoạt động liên quan tới di sản, từ việc phát triển quảng bá trưng bày di sản thông qua các sản phẩm kỹ thuật số; trao đổi, thu thập thông tin; đặc biệt, việc lưu trữ nguồn dữ liệu về di sản bằng công nghệ số giúp hoạt động quản lý và sử dụng hiệu quả di sản cũng như bảo tồn di sản. Bên cạnh đó, việc số 160
  2. hóa dữ liệu di sản kết hợp với các kết nối web trong hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin sẽ giúp làm giảm chi phí lưu trữ, truy cập và giải quyết những hạn chế về không gian và thời gian. Tại Italia, như chúng ta đã biết, nơi chứa đựng lượng di sản vô cùng đa dạng, đã tiến hành áp dụng công nghệ số hóa thực hiện cho việc sản xuất, sử dụng các dữ liệu di sản trong kho dữ liệu công cộng, và hoạt động này đang được thực hiện hiệu quả bởi Bộ Di sản Văn hóa & Du lịch Italia. Công nghệ số hóa là gì? Đó là việc áp dụng công nghệ để lưu trữ và chuyển tải thông tin. Do đó, việc này có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí tiếp cận và bảo quản đối tượng số hóa. Trường hợp này đặc biệt liên quan đến di sản, ở đây việc dùng công nghệ số hóa giúp các đối tượng và dịch vụ di sản được số hóa. Đối với các đối tượng di sản, quá trình như vậy đòi hỏi một số hình thức đại diện, cũng như mô tả; do đó, số hoá di sản đề cập đến 'đối tượng' cũng như các tài liệu thông tin của nó. Có thể hiểu việc số hóa sẽ tạo ra một bản sao của đối tượng thực tế, ví dụ việc quét (scanning) tài liệu lưu trữ, hình ảnh của một bức tranh nghệ thuật quý giá. Việc số hóa thông tin như kích thước, nguồn gốc, tiêu đề, mô tả chất liệu…, dựa vào các tài liệu lưu trữ trước đây kèm theo các thông tin đã được nghiên cứu bổ sung sẽ giúp tạo nên một khối dữ liệu đầy đủ hơn, giúp việc xác định, mô tả và đánh giá giá trị của đối tượng một cách sâu sắc và nhanh chóng. Tùy theo từng loại hình di sản mà việc số hóa thông tin của di sản có thể được thực hiện khác nhau. Hiệu quả của việc số hóa cũng dựa trên lượng thông tin nền đã có trước đây liên quan tới đối tượng, chẳng hạn đối tượng di sản được mô tả kỹ hơn sẽ giúp việc số hóa nhanh chóng & chính xác. Về cơ bản, việc lưu trữ các dữ liệu di sản sẽ giúp việc truyền tải thông tin hay trao đổi và nghiên cứu về di sản thuận lợi hơn, trên phạm vi rộng hơn. Vào cuối những năm 1990, việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số cho di sản văn hoá đã lan rộng ở Châu Âu, nhiều dự án đã được phát triển ở cấp quốc gia và trong khu vực. Thư viện Châu Âu (2005) là chương trình lớn đầu tiên liên quan đến việc thu thập các siêu dữ liệu thuộc một số thư viện quốc gia (các thư viện quốc gia) trên khắp Châu Âu, trong đó Italia là một trong những quốc gia tiên phong. Tiếp đó, vào năm 2008, Ủy ban Châu Âu đưa ra phiên bản đầu tiên của Europeana - cổng internet thu thập siêu dữ liệu về di sản văn hoá. Europeana được phát triển nhằm mục tiêu thúc đẩy sự lan truyền của văn hoá trên khắp châu Âu bằng cách lưu trữ trong một cổng thông tin duy nhất tất cả các thông tin liên quan đến các di sản văn hoá mà đã được lưu trữ bởi tất cả các tổ chức văn hoá. Mục đích chính là để cho phép công chúng (tức là sinh viên, nhà nghiên cứu, khách du lịch, v.v ...) dễ dàng tìm thấy bất kz tài liệu nào họ đang tìm kiếm và thúc đẩy các chương trình số hóa tài nguyên di sản văn hoá. Quá trình sản xuất số liệu và “siêu” dữ liệu chuyển từ các tổ chức văn hoá, từ đó cung cấp những dữ liệu đó cho Europeana, hiện tại vẫn đang được xây dựng và phát triển. Cổng thông tin này cung cấp khoảng 40 triệu các loại sản phẩm thông tin đã được số hóa, bao gồm hình ảnh, văn bản, âm thanh, và các tệp 3D…không chỉ liên quan tới các đối tượng di sản mà còn lưu trữ thông tin của các sản phẩm văn hóa từ tất cả các nước châu Âu. Thông qua nền tảng trực tuyến “Google Arts & Culture”, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với khoảng 2500 viện văn hóa từ khắp nơi trên thế giới với nguồn dữ liệu văn hóa đã được số hóa, trong đó có các thông tin về di sản văn hóa tuyệt vời. 161
  3. 2. Công nghệ số trong hoạt động bảo tồn di sản Công nghệ số không chỉ cung cấp các lợi ích như việc lưu trữ thông tin, giới thiệu sản phẩm văn hóa thông qua hệ thống đa phương tiện, mà còn giúp đưa ra các giải pháp tiếp cận thông tin, phân tích, xử l{ thông tin trong lĩnh vực bảo tồn di sản. Nhờ công nghệ đồ họa xử lý hình ảnh, xây dựng không gian ảo kết hợp cùng các phương pháp hiển thị thông tin và nhiều công nghệ số hiện đại khác, các chuyên gia bảo tồn di sản có thể tìm ra nhiều lối đi hơn trong việc khôi phục những di tích văn hóa hay di sản kiến trúc đã bị phá hủy. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ số trong thời đại ngày nay có thể giúp thay đổi các kỹ thuật truyền thống trong lĩnh vực bảo tồn di sản, thậm chí công nghệ số giúp thay đổi cả cách tư duy và hành động của các nhà bảo tồn và nghiên cứu khảo cổ. Như chúng ta đã biết, việc bảo tồn di sản bao gồm một loạt các hoạt động quan trọng như khai quật khảo cổ, nghiên cứu khảo cổ, quản l{ lưu trữ, bảo tồn di sản và cả việc sử dụng các di sản. Chẳng hạn, hoạt động khai quật khảo cổ bao gồm việc khai quật tại hiện trường, khai quật phần ngầm dưới nền đất, mặt nước…Thông qua một loạt các hoạt động, chúng ta có thể thu thập được các dữ liệu thực tế khác nhau và tạo nên một lượng thông tin khảo cổ đáng tin cậy, được tổng hợp cuối cùng thông qua biên bản khảo cổ học. Công nghệ số đã hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động khảo cổ học theo nhiều cách. Ví dụ, việc sử dụng hệ thống đo lường bằng kỹ thuật số sẽ giúp thực hiện chính xác và nhanh chóng. Các máy quét laser 3 chiều (3D laser scanners) đóng vai trò quan trọng và vô cùng hữu hiệu trong việc ghi lại các thông tin về hình dáng, bề mặt và đặc điểm địa chất học của đối tượng khảo cổ. Một ví dụ thú vị khác đó là việc sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để đọc và giải mã được các ngôn ngữ cổ xưa, nghiên cứu này được thực hiện thành công bởi các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ MIT (Mỹ), giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng thu thập và thấu hiểu sâu sắc được nội dung (thậm chí “thông điệp” từ quá khứ) của dữ liệu gốc. Việc nghiên cứu khảo cổ nhằm mục tiêu tìm ra những giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học của di sản văn hóa. Những mục tiêu này được thực hiện thông qua việc phân tích toàn diện các đặc điểm vật l{, địa chất, thẩm mỹ và những tài liệu liên quan của các đối tượng di sản. Công nghệ số hỗ trợ vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu khảo cổ nhờ các công nghệ kỹ thuật để xác định tuổi thật của di tích dựa trên việc phân tích các hình dáng của chúng; kỹ thuật sử dụng hình ảnh 3 chiều để dự đoán vị trí của di sản…tất cả các kỹ thuật này đều rất quan trọng trong nghiên cứu di sản. Quản l{ lưu trữ dữ liệu bao gồm việc sưu tầm, ghi âm, xắp sếp, bổ sung, loại bỏ hay điều chỉnh các thông tin di sản. Các dữ liệu di sản văn hóa thường chứa đựng các số liệu về kích cỡ, cân nặng, vật liệu, tình trạng hiện tại, hình ảnh và các thông tin liên quan khác của đối tượng. Với sự phát triển của công nghệ số, hình ảnh kỹ thuật số, phim kỹ thuật số, các mô hình 3 chiều và những thông tin đa phương tiện khác đã trở thành các thành phần dữ liệu quan trọng được tích hợp dễ dàng trong việc quản l{ lưu trữ các dữ liệu di sản văn hóa. 162
  4. Việc bảo tồn di sản bao gồm việc giám sát, lưu giữ di sản an toàn và phục hồi các thành phần di sản. Ví dụ, môi trường xung quanh di sản như nhiệt độ, độ ẩm, độ ô nhiễm không khí và tình trạng vi sinh vật và các yếu tố sinh học khác cần phải được theo dõi chặt chẽ. Nguyên tắc của việc bảo tồn di sản là “bảo tồn di sản như nguyên bản”, điều đó có nghĩa là, phải bảo vệ các đặc tính văn hóa của di sản cũng như đảm bảo tính nguyên gốc. Công nghệ số có thể giúp việc theo dõi sát sao các đặc điểm môi trường một cách hiệu quả. Công nghệ số cũng giúp hỗ trợ bảo vệ các thông tin di sản thông qua các mật mã sinh học. Trong các công việc bảo tồn, công nghệ số có thể giúp cả việc phân tích các đặc tính vật lý của di sản và từ đó khôi phục được tình trạng nguyên bản chính xác hơn. Hoạt động trưng bày thực sự rất quan trọng cho việc truyền bá văn hóa và giáo dục, bao gồm cả trưng bày trong bảo tàng cũng như tại khu vực di sản, và cả trên các trang mạng thông tin số. Không chỉ là các thông tin cơ bản về di sản văn hóa, mà còn các thông tin chuyên sâu như lịch sử, văn hóa hay khoa học. Công nghệ số thực sự đã mở ra hướng đi mới trong việc trưng bày. Ví dụ, công nghệ tạo “không gian ảo” đã giúp người tham quan có thể tiếp cận các khu vực di sản từ xa thông qua các thiết bị tương tác ảo với những hình ảnh và không gian 3 chiều của khu vực di sản. Người tham quan có thể thưởng thức các hình ảnh của di sản một cách tự do nhờ hệ thống mạng thông tin kết nối kỹ thuật số. Công nghệ số vừa giúp việc khai thác sử dụng các di sản đạt hiệu quả hơn, lại vừa hỗ trợ bảo vệ các giá trị của di sản tốt hơn. Thông qua hỗ trợ công nghệ kỹ thuật số, các vấn đề xung đột thường xảy ra giữa hoạt động bảo tồn và hoạt động du lịch cũng sẽ được giải quyết. 3. Ứng d ng công nghệ số trong bảo tồn di sản tại Italia Như đã đề cập, tính bền vững của di sản được hỗ trợ rất hiệu quả bởi công nghệ số hóa. Việc tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật lâu đời trực tiếp rõ ràng gây ra rủi ro trong quá trình quản lý và sử dụng. Thay vì tiếp cận trực tiếp, việc tiếp cận gián tiếp thông qua thông tin số hóa sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng, hay khai thác di sản. Tại Italia, một số công trình di sản kiến trúc đô thị quý giá nếu ở trong tình trạng dễ bị tổn thương bởi các hoạt động du lịch trực tiếp, sẽ được công nghệ số hóa hỗ trợ việc xây dựng một thế giới ảo bằng các công nghệ lưu trữ thông tin hữu hiệu, giúp tạo nên những tour “tham quan ảo” mà vẫn tạo nên hiệu quả thẩm thấu thông tin di sản của người du lịch hay các nhà nghiên cứu. Việc sử dụng công nghệ số hóa áp dụng cho những tài liệu cần lưu trữ đặc biệt (ví dụ: những bản vẽ di sản kiến trúc cổ xưa qu{ giá), việc tiếp cận thông tin qua các tài liệu số hóa sau khi quét scanning sẽ giúp loại bỏ dễ dàng những rủi ro có thể xảy ra khi tài liệu gốc được sử dụng trực tiếp. Hầu hết các trung tâm lưu trữ tài liệu lớn tại các trung tâm văn hóa lớn của Italia như Trung tâm lưu trữ Roma, thư viện trung tâm Milan…đều đã đưa công nghệ số vào thực hiện việc lưu trữ. Nhiều công trình di sản kiến trúc lớn tại Italia đã qua các cuộc trùng tu quan trọng và khi các tài liệu liên quan tới quá trình này được lưu trữ ở dạng số sẽ giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu kỹ càng về di sản đó, để những giai đoạn bảo tồn di sản trong tương lai trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Những thông tin khi được lưu trữ bằng công nghệ số, 163
  5. được cung cấp qua các trang web, nền tảng trực tuyến về di sản, sẽ giúp công chúng tiếp cận với di sản dễ dàng hơn. Lưu trữ công nghệ số có thể được thực hiện một cách thực tế hơn nữa với mục tiêu tạo ra các dịch vụ du lịch hay cung cấp tài liệu nghiên cứu bảo tồn di sản. Hình 1: Công nghệ “Virtual Reality” (“trải nghiệm thực tế ảo”) hiện đang được nghiên cứu rộng khắp tại Italia & các nước Châu Âu (Nguồn ảnh: TECHNAHOB.COM & HERITAGEINMOTION.EU) Việc sử dụng công nghệ số trong hoạt động bảo tồn di sản đã trở nên thông dụng tại Italia, chẳng hạn như việc sử dụng các loại thiết bị 3D Laser Scanner (quét dữ liệu di sản 3 chiều bằng laser) để thu thập dữ liệu di sản, khảo sát thực tế tại hiện trường, giúp việc tính toán, phân tích và xây dựng các mô hình gốc của các chi tiết kiến trúc trở nên dễ dàng, chính xác và nhanh hơn. Hình 2: Công nghệ 3D Laser Scanner sử dụng trong việc khảo sát hiện trạng Lâu đài Sessa Aurunca, Italia (Nguồn ảnh: FARO EUROPE) Với những di sản kiến trúc lớn, còn lưu giữ được nhiều phần nguyên bản thì việc bảo tồn không phải là thử thách quá lớn với các chuyên gia di sản Italia. Tuy nhiên, với những di sản kiến trúc đã bị tàn phá bởi chiến tranh hay biến đổi qua thời gian, qua nhiều biến cố xã hội khác nhau thì nỗ lực bảo tồn rõ ràng gặp không ít khó khăn. Sử dụng công nghệ số trong các trường hợp này luôn là công cụ thích hợp, giúp các chuyên gia di sản tại Italia tìm kiếm được giải pháp khôi phục lại di sản hiệu quả. Mô hình hóa di sản bằng công nghệ số đã trở thành một trong những công việc cần thiết hàng đầu đối với các dự án bảo tồn di sản tại Italia. Trong nhiều dự án bảo tồn di sản kiến trúc dạng nhỏ tại thành phố Turin, vai trò của việc vẽ lại và mô hình hóa lại các chi tiết kiến trúc nhờ công nghệ số được đánh giá rất cao, đây là những hoạt động quan trọng cho cả việc phân tích ngôn ngữ kiến trúc, và tái diễn các tác phẩm kiến trúc nguyên bản. Các mô hình số được 164
  6. thiết lập không chỉ giúp việc thể hiện di sản, mà còn giúp phân tích một chuỗi các hoạt động phân hủy và biến dạng vật lý trong thực tế của di sản. Các mô hình kỹ thuật số 3D cung cấp các khả năng vô hạn của quan sát - điều đó cũng có { nghĩa quan trọng cho quá trình khảo sát di sản. Bằng một loạt các phép chiếu trong kỹ thuật số 3D, di sản được phân tích kỹ hơn trên nhiều góc độ khác nhau. Các chuyên gia di sản tại Italia đã sử dụng các mô hình này như là các công cụ thiết yếu để kiểm tra tính hợp lý của giả thiết tái cấu trúc và sự đồng nhất giữa các yếu tố xây dựng. Mô hình máy tính 3D cho phép tăng cường và kiểm soát tương tác giữa người dùng và các mô hình. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ số, cũng cho phép tạo ra những hình ảnh thể hiện diễn họa cao cấp: hình ảnh kỹ thuật số có thể được thể hiện như hình ảnh nguyên trạng của vật thể, như thể nó đang tồn tại hay đã được khôi phục xây dựng. Thay vì việc thực hiện các loại mô hình vật lý máy móc theo cách làm truyền thống, loại kết xuất này cho phép đánh giá cao sự hình thành khuôn mẫu, các mối quan hệ hình học giữa đối tượng và ngữ cảnh của nó, nhận thức về nội thất và ngoại thất của di sản kỹ càng và sâu sắc hơn. Công trình The ‘Casa del Marinaretto’ tại thành phố Turin, xây dựng vào đầu thế kỷ 20, bị biến đổi vào những năm 1970s bởi yêu cầu thay đổi chức năng của người sử dụng. Các nhà bảo tồn di sản đã dựa trên những bản vẽ thiết kế gốc còn sót lại để xây dựng lại bối cảnh của công trình trong không gian đô thị với những hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số. Hình ảnh công trình nguyên bản được thể hiện lại và phân tích kỹ lưỡng, cùng với sự thiết lập các đoạn phim kỹ thuật số để đánh giá sâu sắc giá trị di sản kiến trúc. Các bước đi này không chỉ giúp các nhà chuyên môn hiểu sâu hơn về công trình, mà còn giúp thuyết phục cộng đồng địa phương nhận thấy được giá trị thực sự của di sản để cùng tham gia vào nỗ lực bảo tồn di sản một cách hiệu quả nhất. Trong những năm gần đây, H-BIM - “mô hình thông tin di sản” (Heritage or historical building information modelling) là một ứng dụng mở rộng dựa trên ứng dụng phương pháp BIM12 trong lĩnh vực di sản, đã được triển khai rất hiệu quả trong thực tiễn tại Italia cũng như tại các nước phát triển. Công nghệ này giúp thống nhất các dữ liệu di sản một cách đồng nhất, giúp việc tiếp cận, truy cập thông tin di sản thuận tiện hơn, bằng các kiến thức đa ngành. Thông qua ứng dụng công nghệ này, việc khảo sát dữ liệu và mô hình hóa các tòa nhà lịch sử trở nên dễ thực hiện, sau khi các dữ liệu liên quan được tích hợp vào hệ thống thông tin chung, thì việc phân tích, nhận diện hiện trạng công trình đạt tính chính xác rất cao, giúp hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, bảo trì di sản cũng như trùng tu, khôi phục di sản…Các yếu tố rủi ro gây thiệt hại tới di sản được phân tích và dự báo kịp thời thông qua mô hình thông tin đa chiều được tích hợp trong ứng dụng H-BIM. Rất nhiều dự án bảo tồn khác tại Italia đã được thực hiện hiệu quả bởi hỗ trợ của công nghệ; điều này càng khẳng định tính đúng đắn của việc áp dụng những giải pháp hiện đại mới thay thế những cách làm truyền thống thông thường. Tính hiệu quả của công nghệ 12 BIM (Building Information Modelling): phương pháp ứng dụng công nghệ thiết lập mô hình thông tin tích hợp trong lĩnh vực xây dựng. 165
  7. số áp dụng trong các dự án bảo tồn thể hiện không chỉ ở chất lượng công việc sau khi hoàn thành một dự án, mà còn hướng tới sự kết nối bền vững tới tương lai. 4. Tiềm năng ng d ng công nghệ số tại Việt Nam trong ĩnh vực bảo tồn di sản Trong những năm gần đây, hoạt động bảo tồn di sản tại Việt Nam đã được xã hội thực sự quan tâm. Đặc biệt, những di sản kiến trúc đô thị quan trọng tại các thành phố lớn đã được chính phủ cũng như các nhà chuyên môn giành nhiều sự chú ý và tìm kiếm giải pháp nhằm mục tiêu gìn giữ những di sản có giá trị - “biểu tượng” của các thành phố lịch sử. Tại thủ đô Hà Nội & TPHCM, các dự án nghiên cứu bảo tồn khu vực di sản lịch sử trong lõi đô thị trung tâm đã được thực hiện với sự hỗ trợ đầu tư của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin tại Việt Nam đã, đang và sẽ tạo điều kiện giúp cho lĩnh vực bảo tồn di sản có những thuận lợi nhất định. Công nghệ số, dù vẫn còn mới mẻ đối với lĩnh vực chuyên môn này tại Việt Nam, xong đã ít nhiều được áp dụng cho một số giai đoạn nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc đô thị. Tại Hà Nội, việc áp dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) trong dự án bảo tồn phố cổ Hà Nội đã được thực hiện, dù mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Cũng tại Hà Nội, một nhóm các kiến trúc sư trẻ đã cùng nhau sử dụng các phần mềm diễn họa 3D để mô phỏng khu phố cổ trong quá khứ (tương tự giải pháp mô hình hóa bằng công nghệ số được thực hiện hiệu quả trong các dự án bảo tồn tại Italia), đã góp phần thúc đẩy việc nhận diện các giá trị của di sản đô thị Hà Nội... Gần đây nhất, từ các dấu tích nền móng và dữ liệu khảo cổ được khai quật tại khu vực Hoàng thành Thăng Long, mô hình 3D cung điện thời Lý tại Thăng Long đã được mô phỏng qua công nghệ số, tạo bước tiến dài trong nghiên cứu di sản kiến trúc quan trọng này. Đây là những tín hiệu đáng mừng, bởi công nghệ số đã bước đầu được áp dụng hiệu quả trong lĩnh vực nghiên cứu di sản tại Việt Nam. Có thể nói, công nghệ số đã không còn xa lạ trong thế giới hiện đại, việc áp dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo tồn di sản sẽ ngày càng trở nên thông dụng hơn. Việt Nam, với lực lượng lao động trẻ, giàu năng lượng sáng tạo, cùng với hệ thống công nghệ thông tin phát triển hàng đầu khu vực, chắc chắn sẽ là môi trường l{ tưởng cho việc ứng dụng hiệu quả công nghệ số trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản trong tương lai ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. A. Bruno jr., R. Spallone, 2015. Cultural heritage conservation and communication by digital modeling tools. Case studies: Minor Architectures in the Turin area. 25th International CIPA Symposium, Taiwan. [2]. Calogero Guccio, Marco Ferdinando Martorana, Isidoro Mazza, and Ilde Rizzo, 2016. Technology and Public Access to Cultural Heritage: The Italian Experience on ICT for Public Historical Archives. MiBACT, Italy. [3]. W. B. Yang, Y. N. Yen, 2017. A planning by using digital technology in the reconstruction of cultural heritage site – A case study of Qiong – Lin settlement in Kinmen area. 26th International CIPA Symposium, Ottawa, Canada. 166
  8. [4]. Adam Conner Simons, 2020. MIT Using Artificial Intelligence to Translate Ancient “Dead” Languages. SCITechDaily, US. [5]. D. Costantino, M.Pepe, A.G. Restuccia, 2020. Scan-to-HBIM for conservation and preservation of Cultural heritage building: The case study of San Nicola in Montedoro church (Italy). Springer Publisher, EU. 167
nguon tai.lieu . vn