Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 SỬ DỤNG CÂU ĐỐ TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Vũ Thị Hồng, Nguyễn Thị Mai Phương, Lớp K61, Khoa Giáo dục Tiểu học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Thấn Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu đã tìm hiểu được về câu đố và các loại câu đố liên quan đến nội dung học tập môn Tự nhiên và Xã hội, nghiên cứu các bước sử dụng câu đố và phương pháp dạy học liên quan, nghiên cứu thực tiễn sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học và việc sử dụng câu đố trong các giai đoạn khác nhau của bài học. Qua đề tài này, chúng tôi bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thiết khoa học:“Nếu xây dựng được hệ thống các bài học có sử dụng câu đố học tập một cách hợp lí thì sẽ nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho các em”. I. MỞ ĐẦU Môn Tự nhiên và Xã hội có vị trí quan trọng trong các môn học ở Tiểu học. Đây là môn học gần gũi với các em học sinh, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học ban đầu, cơ bản về thế giới xung quanh nhằm hình thành nhận thức, phát triển tƣ duy và hình thành nhân cách tốt đẹp cho con ngƣời lao động trong thời đại mới. Học tốt môn Tự nhiên và Xã hội còn giúp các em học tốt các môn học khác. Muốn học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội thì trƣớc tiên giáo viên phải dạy tốt môn học này. Ngƣời giáo viên ngoài kiến thức về tự nhiên và xã hội phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu cập nhật chƣơng trình để trang bị cho mình vốn kiến thức dạy học mới nhằm đạt đƣợc mục tiêu chƣơng trình mới đề ra. Bên cạnh đó để gây hứng thú cho học sinh học môn Tự nhiên và Xã hội thì mỗi ngƣời giáo viên không chỉ tổ chức hƣớng dẫn cho học sinh theo các tài liệu sẵn có nhƣ: Sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn,… mà còn phải tích cực tìm hiểu, vận dụng đổi mới phƣơng pháp, gây hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo ở các em. Trong xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay, ngƣời học giữ vai trò trung tâm, chủ động, tích cực, tự giác lĩnh hội tri thức dƣới sự tổ chức, định hƣớng của ngƣời thầy. Ngƣời giáo viên phải gây đƣợc hứng thú để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Sử dụng các câu đố có nội dung lý thú và bổ ích, phù hợp với nhận thức của học sinh là một trong những cách gây hứng thú hiệu quả. Thông qua các câu đố học sinh sẽ lĩnh hội những tri thức tự nhiên, xã hội một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Tuy nhiên việc sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trƣờng tiểu học hiện nay chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, giáo viên chƣa khai thác hiệu quả các câu đố trong quá trình dạy học. Xuất phát từ lí do trên nên chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội”. II. NỘI DUNG 1. Câu đố 1.1. Khái niệm Theo từ điển Tiếng Việt, câu đố là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tƣợng theo lối nói chệch. Khi sáng tạo câu đố, ngƣời ta tìm đặc trƣng và chức năng của từng vật cá biệt và sau đó phản ánh thông qua sự so sánh, hình tƣợng hóa [5]. 367
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Câu đố gồm hai bộ phận: vật đố và lời đố. Lời đố xét về nội dung và đặt trong quan hệ với vật đố, có hai đặc điểm nổi bật, đó là tính xác thực và tính lạ hóa. Tính xác thực của lời đố cũng đƣợc thể hiện qua một số câu đố có lời giải là sự vật sóng đôi, sóng ba. Ngoài ra, tính xác thực của lời đố còn đƣợc tìm thấy trong việc xử lí một hình ảnh có khả năng biểu thị nhiều đối tƣợng. Còn tính lạ hoá đƣợc thể hiện ở sự phong phú, đa dạng của các lời đố khác nhau về cùng một vật đố, và sự khác thƣờng của hình ảnh, của cấu tạo ngữ pháp ở một lời đố. 1.2. Phân loại Câu đố rất đa dạng và có nhiều cách phân loại câu đố. Dƣới đây là một số cách phân loại tiêu biểu: Thứ nhất, phân loại theo tính chất của câu đố. Theo tính chất của câu đố, có thể phân chia thành các nhóm câu đố sau: + Nhóm câu đố chỉ định tổng loại, đó là cái (hay con, cây,...) gì. Ví dụ: “Cái gì dạo phố dƣới xuân, Đi đầu xuống đất, chọc chân lên trời?” (Cái đinh giày) + Nhóm câu đố chỉ nơi chốn sinh thành, hay phát huy tác dụng. Ví dụ: “Cây gì không lá, không chân, Mình vàng, không rễ, ở gần nhà ta?” (cây rơm); + Nhóm câu đố chỉ thời gian phát sinh, phát triển. Ví dụ: “Khi nhỏ, em mặc áo xanh, Khi lớn bằng anh, em thay áo đỏ” (quả ớt) (quả ớt khi non có màu xanh, khi chín có màu đỏ). “Khi xƣa em đỏ hồng hồng, Em đi lấy chồng, em bỏ quê cha. Ngày sau tuổi hạc về già, Quê chồng em bỏ, quê cha lại về” (cái nồi) (con đƣờng sinh thành - huỵ diệt của cái nồi). + Nhóm câu đố chỉ công dụng, chức năng. Ví dụ: 368
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 “Có chân mà chẳng biết đi, Có mặt phẳng lì cho kẻ ngồi trên” (cái ghế). + Nhóm câu đố miêu tả vóc dáng, tính chất, hoạt động. Ví dụ: “Chặt không đứt, Bứt không rời, Phơi không khô, Chụm không đổ” (nƣớc). Thứ hai, phân loại theo đối tƣợng của câu đố: cây, con vật, các hiện tƣợng tự nhiên, các hiện tƣợng xã hội… + Đối tƣợng câu đố là con ngƣời và sức khỏe Một cây mà có năm cành Ngâm nƣớc thì héo, để dành thì tƣơi ? (Bàn tay) + Đối tƣợng câu đố là thực vật Cây gì nho nhỏ Hạt nó nuôi ngƣời Tháng năm tháng mƣời Cả làng đi gặt ? (Cây lúa) + Đối tƣợng câu đố là hiện tƣợng tự nhiên Không sơn mà đỏ ? (Mặt trời) Không gõ mà kêu ? (Sấm, sét) Không khều mà rụng ? (Mƣa) Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập đến cách phân loại theo chƣơng trình môn học, tức là theo các chủ đề học tập của môn Tự nhiên và Xã hội. 2. Vai trò của câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học Đối với học sinh tiểu học, câu đố giúp các em hiểu biết về các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ lũ lụt, bão, về đặc điểm thời tiết (nắng, mƣa…) các mùa trong năm, về các con vật, cỏ cây, hoa lá... Nhờ áp dụng câu đố vào dạy học, học sinh có đƣợc nhận thức một số hiện tƣợng và sự vật của thế giới xung quanh. Mỗi câu đố là một tình huống giao tiếp, là sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng từ các bài học của môn học này cũng nhƣ các kiến thức, kĩ năng từ các môn học khác. Chính vì thế sử dụng câu đố trong dạy học Tự nhiên và Xã hội cũng góp phần nâng cao và rèn luyện khả năng tƣ duy cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Hơn nữa, câu đố có thơ giản dị, có vần vè, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc nên có sức lôi cuốn các em trong việc học môn Tự nhiên và Xã hội. Việc thay đổi hình thức tổ chức học tập căng thẳng thành một "cuộc đố vui" lại là hình thức "học mà chơi, chơi mà học". 369
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Vì thế, các em đƣợc thoải mái suy nghĩ, tự do bàn bạc mà không bị nhàm chán. Từ đó, càng khắc sâu các biểu tƣợng và khái niệm về tự nhiên và xã hội của các em. Câu đố không phải chỉ cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn giáo dục cả ý thức dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hƣơng, đất nƣớc. Vì vậy, việc sử dụng câu đố trong dạy học không chỉ làm tăng hứng thú học tập của học sinh mà còn giúp các em hiểu sâu thêm bài học. 3. Thực trạng sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học Kết quả điều tra của nhóm tác giả Nguyễn Thị Tƣờng Vi [4] cho thấy, các giáo viên đã ý thức đƣợc rằng việc sƣu tầm, thiết kế và sử dụng câu đố trong dạy học là kết quả sáng tạo của giáo viên nhằm tìm ra cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh một cách hợp lí. Phần lớn giáo viên đều nhận thấy đối với một số tiết dạy của môn Tự nhiên và Xã hội, việc sử dụng câu đố là cần thiết (chiếm tỉ lệ 24/29 giáo viên đƣợc hỏi). Tuy nhiên việc sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là chƣa có tài liệu tham khảo (có tới 83,3% ý kiến của giáo viên cho thấy rằng tài liệu tham khảo là điều khó khăn nhất). Chính vì do không có nhiều tài liệu tham khảo để hỗ trợ nên các giáo viên tiểu học đã không thể thƣờng xuyên sử dụng câu đố trong quá trình dạy học. Cũng qua kết quả điều tra này, một vài ý kiến cho rằng thời gian trong mỗi tiết học cũng là một vấn đề khá khó khăn. Ngoài ra, nhóm tác giả nêu trên còn tiến hành điều tra 110 học sinh ở thành phố Huế về tình hình sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp nhƣ sau: + Hứng thú giải câu đố liên quan đến bài học của học sinh: 92,7% Thích; 7,3% Bình thƣờng và 0% Không thích. + Học sinh thích học môn Tự nhiên và Xã hội theo cách: 4,5% (Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi); 3,6% (Nghe giảng và trả lời câu hỏi); 6.4% (Thảo luận nhóm và trình bày trƣớc lớp) và 85,5% (Giải câu đố vui). Nhƣ vậy, giáo viên đã nhận thức đƣợc vai trò của câu đố trong dạy học, các em học sinh cũng yêu thích cách học qua câu đố song hình thức này còn ít đƣợc sử dụng trong dạy học. Một trong những lí do đó là việc tìm kiếm các tài liệu tham khảo về câu đố còn khó khăn. 4. Sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học 4.1. Các bước sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Bƣớc 1: Sƣu tầm hoặc thiết kế câu đố Bƣớc 2: Lựa chọn câu đố Bƣớc 3: Giải câu đố 4.2. Sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học 4.2.1. Các phương pháp dạy học sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Thứ nhất, phƣơng pháp hỏi đáp. Có nhiều hình thức để vận dụng phƣơng pháp hỏi- đáp nhƣng thích hợp và phổ biến nhất là hình thức: giáo viên nêu ra từng câu đố riêng lẻ cho mỗi cá nhân học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh trả lời một câu hoặc có thể ra bài tập về nhà bằng các câu đố. 370
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Thứ hai, phƣơng pháp trò chơi học tập. Trò chơi sử dụng câu đố trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học rất phong phú và đa dạng nhƣ giải ô chữ có gợi ý bằng các câu đố, lựa chọn câu đố và hình ảnh tƣơng ứng. Thứ ba, phƣơng pháp thảo luận. Giáo viên đặt học sinh vào môi trƣờng học tập tích cực, trong đó học sinh đƣợc chia thành các nhóm nhỏ (2,4,6 em) hoặc nhóm lớn một cách thích hợp. Giáo viên là ngƣời đƣa ra các câu đố và giao nhiệm vụ cho các nhóm, trong nhóm học sinh đƣợc thảo luận để tìm ra lời giải đố. 4.2.2. Sử dụng câu đố trong các giai đoạn khác nhau của bài học 4.2.2.1. Sử dụng câu đố trong giai đoạn giới thiệu bài Sử dụng câu đố ở giai đoạn giới thiệu bài không những giúp giáo viên dẫn dắt vào bài một cách linh hoạt và sinh động hơn mà còn giúp học sinh có thêm hứng thú học tập. Thời lƣợng sử dụng câu đố ở giai đoạn này là 3-5 phút. Nội dung câu đố phải liên quan trực tiếp đến bài học, tức là qua việc trả lời câu đố học sinh biết nội dung cần học ngày hôm nay. Ví dụ: Bài 25: Con cá (Tự nhiên và Xã hội, lớp 1). Mục tiêu: Giới thiệu cho học sinh biết về con cá. Chuẩn bị: Hình ảnh và câu đố về con cá: “Con gì có vẩy có đuôi Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ Mẹ thƣờng đem rán, đem kho Ăn vào mau lớn giúp cho khỏe ngƣời?” Thời gian chơi: 2-3 phút đầu giờ. Cách tổ chức: Giáo viên nêu câu đố và yêu cầu học sinh giải đố. Học sinh cả lớp suy nghĩ trả lời cá nhân. Giáo viên nhận xét, đƣa ra hình ảnh con cá và khen học sinh. Giáo viên chốt ý để giới thiệu thêm về bài học: Các em vừa giải câu đố về loài cá vậy qua câu đố các em trả lời cho cô biết cá sống ở đâu và cá có đặc điểm gì? Học sinh trả lời: cá sống ở sông, hồ. Cá có vẩy, có đuôi. Giáo viên: Để tìm hiểu kĩ hơn về loài cá, hôm nay chúng ta học bài Con cá. 4.2.2.2. Sử dụng câu đố để cung cấp kiến thức mới Sử dụng câu đố để cung cấp kiến thức mới sẽ kích thích khả năng tƣ duy của học sinh, các em phải suy nghĩ, tìm tòi và tự phát hiện ra kiến thức mới. Từ đó, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức và ghi nhớ lâu hơn. Với giáo viên việc sử dụng câu đố để cung cấp kiến thức mới là một cách vận dụng phƣơng pháp dạy học tích cực. Học sinh tự giác lĩnh hội tri thức dƣới sự tổ chức, định hƣớng của giáo viên. Thời lƣợng sử dụng câu đố ở giai đoạn này là 15- 20 phút. Nội dung câu đố sẽ gợi mở cho học sinh những vấn đề liên quan tới bài học. Thông qua việc trả lời các câu đố học sinh rút ra đƣợc kiến thức cần lĩnh hội của bài. 371
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Ví dụ: Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây (Tự nhiên và Xã hội, lớp 3) Hoạt động 2: Tìm hiểu ích lợi của lá cây PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Em hãy giải các câu đố về các loại lá sau: 1. Lá gì gói bánh chƣng xanh Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong? 2. Xƣa kia tôi ở trên rừng Ngƣời lên cắt góc buộc lƣng mang về Ngƣời giữ, ngƣời đánh thỏa thuê Bắt tôi chịu đựng trăm bề gió sƣơng Thế mà ngƣời vẫn chẳng thƣơng Treo tôi dốc ngƣợc lợp lên mái nhà. 3. Lá thì đánh phên lợp nhà Quả trong đầy nƣớc nhƣ pha chút đƣờng Cùi làm ra kẹo quê hƣơng. Vỏ thì dệt thảm, bện thừng, xảm ghe. 4. Tên một loài cá. Lá gói bánh chƣng Quả xếp từng tầng Xanh đem nấu cá. Thân suông đuột trơn tru 5. Cà bung thƣờng có lá này Cháo ăn giải cảm cũng hay nấu cùng 6. Lá gì nấu chín mà tƣơi Nắng hè họng khát bao ngƣời ƣớc mơ? Câu 2: Qua các câu đố trên em hãy cho biết tác dụng của từng loại lá cây đó? Cách tổ chức: Giáo viên phát phiếu học tập. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong vòng 4-5 phút để trả lời. Gọi đại diện một nhóm phát biểu và các nhóm khác bổ sung. Giáo viên nhận xét, tổng kết đáp án và đƣa ra kết luận về ích lợi của lá cây. 4.2.2.3. Sử dụng câu đố để củng cố kiến thức Sử dụng câu đố để củng cố kiến thức giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu nội dung của bài. Thời lƣợng sử dụng câu đố ở giai đoạn này là 5-7 phút. Nội dung câu đố nhằm khắc sâu kiến thức của bài học. Ví dụ: Bài 23: Côn trùng (Tự nhiên và Xã hội, lớp 3) Hoạt động củng cố bài: trò chơi: "Ô chữ kì diệu". Mục đích: Giúp học sinh củng cố kiến thức về loài côn trùng. 372
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Chuẩn bị: Bảng phụ ghi ô chữ che đi phần đáp án. Các câu đố về các loài côn trùng để gợi ý các ô chữ, các hộp quà. Ví dụ: “Con gì bé tí Chăm chỉ suốt ngày Bay khắp vƣờn cây Tìm hoa gây mật?” ( Con ong) “Con gì bé tí Trông giống con sâu Thích ăn lá dâu Nhả tơ vàng óng” ( Con tằm) “Vừa bằng hạt đỗ Ăn giỗ cả làng” ( Con ruồi) Thời gian chơi: 6-7 phút cuối giờ, sau khi học xong bài mới. Cách tổ chức: Chia lớp thành 4 đội, 1 học sinh lên làm thƣ kí. Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi đội đƣợc chọn 1 hàng ngang bất kì bắt đầu từ đội 1, giáo viên sẽ đọc câu đố gợi ý của hàng đó. Các đội suy nghĩ để trả lời. Trong vòng 5 giây đội 1 không trả lời đƣợc sẽ mất quyền trả lời, các đội khác lúc này đƣợc quyền trả lời. Đội trả lời đúng trong 5 giây đầu tiên đƣợc 5 điểm. Đội khác trả lời sau sẽ đƣợc 2 điểm. Đội nào trả lời đƣợc ô hàng dọc thì ghi đƣợc 10 điểm, trả lời sai sẽ không đƣợc tham gia thi nữa. Tiếp tục nhƣ thế đến khi hết thời gian đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc. 4.2.2.4. Sử dụng câu đố để ra bài tập về nhà Sử dụng câu đố để ra bài tập về nhà nhằm giúp học sinh tìm hiểu và chuẩn bị trƣớc bài học tới. Nội dung câu đố liên quan đến kiến thức của bài học tới. Ví dụ: Bài 47: Hoa (Tự nhiên và Xã hội, lớp 3) Mục đích: nhằm giúp học sinh tìm hiểu và chuẩn bị trƣớc cho bài 47: Hoa Chuẩn bị: Phiếu học tập có ghi sẵn các câu đố về một số loài hoa và yêu cầu của bài tập là: Trƣờng: Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Hãy đọc và giải các câu đố sau rồi ghi vào chỗ chấm dưới đây cho thích hợp. 1. Hoa đào ngoài Bắc 373
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Hoa gì trong Nam Cánh nhỏ màu vàng Cùng vui đón tết 2. Hoa gì nho nhỏ Cánh màu hồng tƣơi Hễ thấy hoa cƣời Đúng là tết đến 3. Hoa gì nở hƣớng mặt trời Sắc vàng rực rỡ thắm tƣơi vƣờn nhà 4. Tên mua đƣợc nhiều thứ Mà lại là loài hoa Nép trong đám cỏ lòa xòa Cuống dài không lá, hoa mà chẳng thơm 5. Hoa gì chỉ nở mùa hè Rung rinh trƣớc gió, đỏ hoe bên đƣờng? 6. Mùa thu thƣờng có hoa nào Thứ vàng, thứ trắng cài vào áo em 7. Hoa gì có đỏ có vàng Có hồng, có trắng vẫn mang tên hồng 8. Hoa gì chỉ nở ban đêm Trắng trong nhƣ cánh hoa sen giữa đầm 9. Một chiếc kèn nho nhỏ Trắng trắng tinh Nhụy xinh xinh Thơm thơm ngát Đáp án: M: 1. Hoa mai 4....... 7....... 2....... 5....... 8....... 3....... 6....... 9....... Câu 2: Dựa vào các câu đố trên em hãy cho biết: màu sắc, mùi hương của từng loại hoa? .................................................................................................................... Câu 3: Hãy nói tác dụng của các loại hoa có trong câu đố .................................................................................................................... 374
  9. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 III. KẾT LUẬN Sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tích cực hoá hoạt động của ngƣời học. Nó góp phần tạo ra không khí học tập tích cực, sôi nổi, tạo ra mối quan hệ đa chiều trong giờ học. Nó còn là một nhân tố góp phần rèn luyện tƣ duy cho học sinh. Từ đó làm cho hiệu quả giờ học môn Tự nhiên và Xã hội đƣợc nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên việc sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trƣờng tiểu học hiện nay chƣa đƣợc chú trọng, giáo viên chƣa khai thác hiệu quả các câu đố trong quá trình dạy học. Do vậy các nhà trƣờng cần khuyến khích giáo viên sử dụng câu đố trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Đồng thời bản thân mỗi ngƣời giáo viên cũng nên chủ động trong việc tìm hiểu các câu đố và thƣờng xuyên vận dụng chúng một cách linh hoạt vào các tiết dạy học. Để phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng các câu đố trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, ngƣời giáo viên cần nắm vững các bƣớc sử dụng câu đố, các nguyên tắc cần đảm bảo khi tìm kiếm câu đố, từ đó lựa chọn, sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học có sử dụng câu đố cho phù hợp; sử dụng linh hoạt câu đố trong các giai đoạn khác nhau của bài học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. NXB Giáo dục, 2006. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tự nhiên và Xã hội – Sách giáo khoa. NXB Giáo dục, 2011. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tự nhiên và Xã hội – Sách giáo viên. NXB Giáo dục, 2011. [4] Nguyễn Thị Tƣờng Vi, Nguyễn Thị Xuân Hƣơng, Sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, Tập san Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên- Huế, 2010. [5] Trang Wikipedia – Bách khoa toàn thƣ mở. 375
nguon tai.lieu . vn