Xem mẫu

SỰ ĐAN XEN THỂ LOẠI
TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI
LÊ THỊ DIỄM HẰNG
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Haruki Murakami được giới nghiên cứu đánh giá là nhà văn đã
thổi một luồng gió mới làm thay đổi cấu trúc và diện mạo văn học Nhật Bản.
Gần một phần tư thế kỉ cầm bút, tác phẩm của ông đã thể hiện tư duy tiểu
thuyết hậu hiện đại với cảm quan về con người cô đơn, phân mảnh, hoài
nghi; với nghệ thuật trần thuật hỗn hợp; với cấu trúc liên văn bản độc đáo.
Liên văn bản trong tiểu thuyết của nhà văn xứ sở Phù Tang là sự lai ghép
văn hóa, là hệ thống các biểu tượng trùng phức, huyền ảo; sự giải thiêng
huyền thoại về lịch sử và tôn giáo, là sự đan xen thể loại. Người đọc gặp gỡ
trong sáng tác của Murakami những câu chuyện tình lãng mạn pha trộn với
yếu tố tình dục và bạo lực của thể loại tiểu thuyết đen. Nhà văn đã đan xen
vào đó thể loại truyện “giả trinh thám”, hình thức viết thư, thể loại báo chí.
Tiểu thuyết Murakami đã tạo nên độ nhòe về ranh giới thể loại. Sự đan xen
thể loại thể hiện đặc trưng phi trung tâm của văn học hậu hiện đại.
Từ khóa: Haruki Murakami, đan xen thể loại

1. MỞ ĐẦU
1.1. Các nhà Hình thức luận Nga, Bakhtin và sau này là Genette coi thể loại, sự pha trộn
thể loại là biểu hiện của tính liên văn bản. Đối với Bakhtin, thể loại có vai trò vô cùng
quan trọng trong tấn kịch văn học. Lịch sử văn học trước hết chính là lịch sử sinh thành,
phát triển và tương tác giữa các thể loại. Với ông, mỗi thời kì văn học đánh dấu bằng
một thể loại chủ đạo, có vai trò chi phối, quán xuyến toàn bộ sự đổi thay và những cung
bậc cụ thể của tấn kịch văn học. Ông hình dung tiến trình hướng tâm và li tâm của tấn
kịch văn học đó là các thể loại ngoại biên trở thành chủ đạo và ngược lại, thể loại thống
ngự ở trung tâm dần dần bị văng ra khỏi trung tâm. Với những tính năng riêng của nó,
tiểu thuyết đã trở thành thể loại chủ đạo trong đời sống hiện tại. Sự pha trộn thể loại
thực tế đã luôn diễn ra, ngay từ thời kì cổ điển: các thể loại kịch và thể loại trữ tình
trong bi kịch, thể loại bi – hài kịch. Các nhà văn lãng mạn thì cho rằng các thể loại văn
học phải được pha trộn để “diễn tả thực tại và làm vừa lòng tất cả các tầng lớp công
chúng”, “cuộc sống nhiều vẻ, cao thượng và thô thiển, nghệ thuật phải phản ánh tính đa
dạng này của thực tại”, sự pha trộn thể loại có thể “làm nảy sinh những hiệu quả nghệ
thuật tích cực”, “làm suy yếu tính thống nhất và sự tập trung” [3, tr. 365]. Trong các thể
loại văn học thì tiểu thuyết đã hấp thu vào trong nó các hình thức thể loại khác. Sự pha
trộn, đan xen và lồng ghép thể loại là một trong những đặc trưng thể hiện tính phi trung
tâm của văn học hậu hiện đại. Trong nền văn học hậu hiện đại, ranh giới giữa các thể
loại càng ngày càng mờ nhạt. Không những ranh giới giữa các thể loại, ngay cả ranh
giới giữa hư cấu và phi hư cấu, giữa văn học và triết học, giữa văn học và các ngành
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 14-21

SỰ ĐAN XEN THỂ LOẠI TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI

15

nghệ thuật khác cũng trở thành mờ nhạt. Ở một phương diện nào đó, có thể nói văn học
hậu hiện đại, theo chữ dùng của John Barth, là một nền văn học của sự cạn kiệt (the
literature of exhaustion), trong đó, nói theo Julia Kristeva, viết trở thành một cách để
kinh nghiệm về những giới hạn.
1.2. Haruki Murakami là nhà văn đương đại được giới nghiên cứu đánh giá là nhà văn
đã thổi một luồng gió mới làm thay đổi cấu trúc, diện mạo văn học Nhật Bản. Với cảm
quan về con người phân mảnh, cô đơn, hoài nghi kết hợp với nghệ thuật trần thuật phi
trung tâm hóa người kể chuyện, đan xen hòa phối và tham chiếu điểm nhìn, lối tư duy
nhảy cóc và lắp ghép trong kết cấu..., tác giả của mười bộ tiểu thuyết đồ sộ này đã thực
sự bước vào địa hạt văn chương hậu hiện đại. Liên văn bản trong tiểu thuyết của Haruki
Murakami là sự đan xen thể loại, sự lai ghép văn hóa, là hệ thống các biểu tượng và
motif cùng với sự giải thiêng huyền thoại về lịch sử và tôn giáo. Người đọc gặp gỡ
trong sáng tác của nhà văn đương đại Nhật Bản này những câu chuyện tình lãng mạn
pha trộn với yếu tố tình dục và bạo lực của thể loại tiểu thuyết đen. Bên cạnh đó là
những cuộc truy tìm thường xuất hiện trong truyện trinh thám. Tuy nhiên, truyện trinh
thám ở đây lại khoác lên nó hình hài và diện mạo mới “giả trinh thám”. Trinh thám hậu
hiện đại là cuộc truy tìm cái tôi bản ngã của con người. Ở đó, không có sát thủ, không
có nạn nhân mà sát thủ vừa là nạn nhân và nạn nhân đồng thời là sát thủ. Nếu hình thức
viết thư giúp Haruki Murakami khai thác thế giới tâm hồn đầy bí ẩn với những trạng
thái tâm lý phức tạp của con người thì thể loại báo chí đã tạo nên những diễn ngôn
mang tính khách quan, dân chủ khiến cho người đọc có thể tự do đưa ra những phán xét,
bình phẩm của mình. Thông qua đó tạo nên sự va đập và đối thoại của các diễn ngôn.
2. SỰ ĐAN XEN THỂ LOẠI TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI
2.1. Tiểu thuyết đen
Hai bậc thầy trong nghiên cứu tính dục là S.Freud và M. Foucault. Với M. Foucault, tính
dục là con đường để quyền lực hóa tri thức, hình thành nên con người mà ông gọi là diễn
ngôn tính dục. Freud quan niệm tính dục là đối tượng ẩn kín sâu bên trong thế giới bí ẩn
vô thức của con người. Văn chương chú trọng đến tính dục vì đấy chính là phần bản năng
có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong việc quyết định sự tồn tại của con người.
Bạo lực và tính dục, những yếu tố thịnh hành của thể loại tiểu thuyết đen phổ biến trên
thế giới, xuất hiện trong tác phẩm của Murakami chỉ như một trong những phương diện
miêu tả và khám phá đời sống. Nhà văn đã cho người đọc hình dung về một nước Nhật
“tràn ngập bạo lực”. Đó không chỉ là bạo lực chiến tranh với những cuộc tàn sát lẫn
nhau trong Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, bạo lực tôn giáo của thảm
kịch sarin trong tiểu thuyết Ngầm mà còn là bạo lực tình dục trong 1Q84. Tính dục
trong tiểu thuyết của ông là tính dục thời hậu hiện đại. Tính dục thời hậu hiện đại đã
“trở thành một trong những nền tảng quan trọng cho hành động của nhân vật”, “chi phối
cách tư duy, biểu hiện và khái quát của văn bản nghệ thuật”. Có nghĩa “nhà văn ý thức
đặt tư duy thẩm mĩ của mình dưới cái nhìn tính dục. Tính dục không còn là đối tượng

16

LÊ THỊ DIỄM HẰNG

miêu tả như thời Freud khởi xướng vô thức mà đã là cơ sở cốt lõi chi phối sự miêu tả,
diễn ngôn của nghệ sĩ, diễn ngôn tính dục” [1, tr. 238]. Đó là kiểu “tính dục bề sâu”.
Trong cuốn Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1863 (2000) và Câu chuyện phương
Đông (2001), nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã khẳng định rằng văn học Nhật Bản không
có đề tài cấm kị. Tính dục được xem là một trong những đề tài xuất hiện sớm trong văn
chương, là nét đẹp của văn hóa Nhật. Từ bộ huyền sử Kojiki đến motif mối tình tội lỗi
trong Truyện Genji đều thấm đẫm yếu tố nhục cảm. Đến thời trung đại, tính dục được
xem là một trong những con đường giác ngộ chân lý trong tập thơ Kyonushu. Đặc biệt
thời Edo, các tiểu thuyết của Saikaku mô tả khát vọng được hưởng lạc thú trần thế của
tầng lớp thị dân đương thời. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, văn học Nhật Bản có cơ hội
giao lưu và cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây. Được xem là nhà
văn “đứng bên lề cuộc đời” nhưng “ham hố hưởng thụ” với ba lần lấy vợ, ngoại tình với
em gái của vợ, lắm người yêu, thích rượu ngon và gái đẹp, Tanizaki khi dịch truyện
Genji được Kawabata đánh giá là “Truyện Genji thời Edo”, tức mang “cái đẹp hoan lạc
vật dục của người kẻ chợ chứ không phải là cái đẹp tinh tế của quý tộc vương triều”.
Ông viết về đời sống tình dục của những người già và tìm thấy những “cái đẹp có vấn
đề”, tình dục bệnh hoạn, bất lực tình dục theo chủ nghĩa duy mỹ. Tính dục trong tiểu
thuyết Murakami vừa mang hơi thở của văn hóa phương Tây, vừa ẩn giấu chất Nhật
Bản huyền bí. Hành vi trốn chạy của cậu bé Kafka xuất phát từ mặc cảm Odipe giết cha
và ngủ với mẹ và chị gái. Aomame và bà chủ muốn đưa tiễn những gã đàn ông có
những hành vi tính dục bất thường sang thế giới bên kia. Dù là một tay sát thủ máu lạnh
và bí hiểm nhưng Aomame vẫn không thể kìm nén những ham muốn về những cuộc
làm tình với gã trung niên đầu hói, với người phụ nữ tên Tamaki, Ayumi, với Tengo.
Kumiko vẫn luôn bị ám ảnh bởi những khoái cảm hoan lạc khi chung đụng thể xác với
người đàn ông lạ mặt. Tình dục là nơi trốn chạy nỗi cô đơn bản thể của con người. Tiểu
thuyết Murakami còn hấp dẫn người đọc ở cách sử dụng các chi tiết biểu tượng dày đặc.
Những biểu tượng này phần nào đó cũng bị chi phối bởi những nguyên tắc tính dục cổ
mẫu. Giao phối cưỡng bức (giữa lãnh tụ và các cô gái chưa có kinh lần đầu) tượng trưng
cho sự bất lực tình cảm và độc ác của con người. Bất lực sinh sản (Cô bé Tsubasa không
thể có ham muốn tình dục và mất khả năng sinh nở sau khi bị cưỡng hiếp) tượng trưng
cho cõi chết của con người. Người đọc có thể tìm thấy hàng loạt cuộc giao hoan với mật
độ dày đặc từ Rừng Na-uy, Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, đến Cuộc
săn cừu hoang, Người tình Sputnik, Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới
nhưng không hề thấy một em bé nào ra đời. Ngay cả con gái của bà chủ trong 1Q84
cũng tự sát khi đang mang thai vì bị chồng ngược đãi. Các nhân vật trong tiểu thuyết
Murakami đều có mang chung một trạng thái cô đơn bản thể. Đó không chỉ là nỗi cô
đơn giữa không gian mà còn là nỗi cô đơn trong thời gian. Họ tìm đến tình dục như một
cách để xua đuổi cô đơn nhưng tình dục cũng không khỏa lấp được. Họ nhận ra sự
nghiêng lệch của mình với thế gian, sự cách biệt giữa bản thể và tha nhân. Yếu tố tính
dục được Murakami miêu tả khéo léo trong những trang văn đẹp. Nó rất thực vì mang
hơi thở của cuộc sống thời đại với những cuộc làm tình gấp gáp, vội vàng. Đồng thời,

SỰ ĐAN XEN THỂ LOẠI TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI

17

nó cũng tạo ra không khí huyền ảo bởi những cuộc làm tình trong giấc mơ, làm tình qua
điện thoại, làm tình trong kí ức.
Mặt khác, yếu tố đặc trưng của tiểu thuyết đen là tính xác thực (authenticity) và hình
tượng kẻ cô độc. Murakami đã khai thác khía cạnh này để xây dựng hình tượng nhân
vật thuộc típ cô độc hay cá nhân chủ nghĩa từng phải chịu một nỗi đau lớn lao và luôn
cố gắng vượt qua nỗi đau ấy. Cuộc sống hiện tại của họ chính là sự phản ứng lại với nỗi
đau ấy: Kasahara May với kí ức nỗi đau về cái chết vì tai nạn của bạn trai; kí ức tuổi thơ
bị cưỡng hiếp khiến cô bé mười tuổi Tsubasa trầm uất, vô cảm; nỗi đau của Aomame
khi thấy mình lạc lõng giữa thế giới năm 1Q84.
2.2. Sự xâm nhập của thể loại báo chí và hình thức viết thư vào tiểu thuyết
Thể loại báo chí đã được lồng ghép vào tiểu thuyết của Haruki Murakami một cách tự
nhiên. Với quyền năng phát ngôn của mình, báo chí có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong
đời sống xã hội, đặc biệt ở thời đại toàn cầu hóa, khi mà thế giới trở nên “phẳng” hơn.
Báo chí vừa tung sự kiện, vừa thăm dò dư luận, lại vừa định hướng người đọc. Thể loại
báo chí khi được lồng ghép vào tác phẩm văn học tạo nên sự hòa phối, đan xen nhiều
điểm nhìn, nhiều tầng bậc tự sự. Chính vì thế, trong tiểu thuyết Ngầm, Biên niên kí chim
vặn dây cót, Cuộc săn cừu hoang..., sự xuất hiện của thể loại báo chí đã tạo nên tính đối
thoại, sự bình luận khách quan từ phía dư luận. Người đọc có thể tham dự vào cấu trúc
sự kiện của văn bản. Với sự lồng ghép này, Haruki Murakami khiến người đọc nửa tin
nửa ngờ vào những câu chuyện mà ông kể. Sự bện xoắn giữa yếu tố khách quan và chủ
quan tạo nên sự đa nghĩa cho tác phẩm cũng như tăng sức lôi cuốn với người đọc.
Ngầm có thể xem là bản ghi chép từ những cuộc phỏng vấn các nạn nhân trong vụ đánh
hơi độc sarin, là “một tác phẩm ấn tượng của nền văn học nhân chứng”. Người kể
chuyện tác giả cố gắng thể hiện một cách trung thực những cảm xúc, tâm trạng, quan
điểm của những nạn nhân và các thành viên giáo phái Aum. Thể loại báo chí phù hợp
trong việc tung ra một loạt thông tin để chính người đọc phải tự phác họa chân dung của
vụ thảm sát mà người kể chuyện không muốn phán xét, bình luận. Đặc biệt, người đọc
có thể tin hay không và cảm thấy lưỡng lự trước những kênh thông tin trái ngược nhau.
Biên niên kí chim vặn dây cót xuất hiện những bài báo có vẻ không liên quan gì đến
mạch tự sự của người kể chuyện như: “Setagaya, Tokyo: bí ẩn ngôi nhà có dớp, trích
Tuần báo..., ngày 7 tháng Mười”; “Setagaya, Tokyo: những kẻ trong ngôi nhà có dớp,
trích Tuần báo ..., ngày 21 tháng 11”. Trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển, nhiều bí mật
quân sự đã được tiếc lộ dưới “nhãn quan” của báo chí: “Tài liệu sau đây được Bộ Quốc
phòng Mỹ xếp loại Tối mật, đã được công bố vào năm 1986 theo Nghị định về Tự do
Thông tin. Tài liệu này hiện được giữ tại Viện Lưu trữ quốc gia ở Washington D.C và
có thể truy nhập tại đó: Báo cáo của Tình báo quân đội Mĩ (MIS) ngày 12 tháng 5 năm
1946 về sự kiện Đồi Bát Cơm năm 1944, Tài liệu số PTYX-722-8936745-42213WWN”; “Báo cáo của Tình báo quân đội Mĩ (MIS) ngày 12 tháng 5 năm 1946 về sự
kiện Đồi Bát Cơm năm 1944, Tài liệu số PTYX-722-8936745-42216-WWN”; Mẩu tin
về điêu khắc gia Koichi Tamura bị đâm chết tại nhà mình ở Nogata, quận Nakano, được

18

LÊ THỊ DIỄM HẰNG

phát hiện trên sàn xưởng tượng, giữa một vùng máu. Người phát hiện ra thi thể ông là
một bà giúp việc...”; Đoạn tin về Mưa Cá: “Khoảng sáu giờ tối hôm 29, cư dân khối X
quận Nakano bàng hoàng khi 2000 con cá mòi và cá thu từ trên trời trút xuống như
mưa...”. Phóng viên đưa ra suy đoán có thể là nguyên nhân gây ra sự kiện nhưng tất cả
đều thiếu sức thuyết phục. Cảnh sát điều tra theo hướng liên quan đến trộm cắp hoặc có
kẻ đùa dai. Nhà khí tượng thông báo hiện không có bất cứ điều kiện khí quyển nào có
thể dẫn đến một trận mưa cá. Còn người phát ngôn của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp thì
vẫn chưa có bình luận gì.
Những mẩu tin mang phong cách thể loại báo chí góp phần đa dạng hóa và phi trung
tâm điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm, khiến cho nghệ thuật tự sự của Murakami trở
thành những mê lộ buộc người đọc phải tham dự vào hành trình thám mã và giải mã tác
phẩm. Đồng thời, nó khiêu khích sự đối thoại, va đập, cọ xát của những diễn ngôn trong
tác phẩm.
Sử dụng hình thức viết thư như một hình thức thể loại phát huy tối đa tính chủ quan của
người kể chuyện, Murakami đã cho nhân vật của ông bộc lộ những trải nghiệm, những
kí ức, tâm trạng của chính mình bằng giọng điệu thủ thỉ tâm tình, đi sâu vào những ngõ
ngách sâu kín nhất của tâm hồn con người. Sự lồng ghép này đã tạo ra hiệu quả tối đa
trong việc thể hiện những “bất đồng trong giao tiếp” của xã hội hậu hiện đại. Những con
người trong sáng tác của ông hầu như ít có, thậm chí không có thời gian để trò chuyện
và đối đáp với nhau một cách trực tiếp. Sở thích, thói quen sinh hoạt, công việc khác
nhau. Nhu cầu giao lưu, thể hiện tình cảm cũng ít. Người ta thấy khó tìm thấy sự đồng
điệu về tâm hồn cũng như những tiêu chuẩn giá trị ở người khác. Viết thư là cơ hội để
họ ủ ấm những cảm giác trống rỗng, lạnh lẽo trong xã hội hiện đại. Hơn nữa, đây là
mảnh đất để họ thỏa sức bộc bạch cái tôi của mình. Trung úy Mamiya viết thư cho Toru
để “thông báo với ông rằng những sự kiện tôi kể với ông hôm trước hoàn toàn không
phải do tôi bịa đặt ra”. Chọn điểm nhìn bên trong với cái tôi tự kể chuyện, tác giả đã
trao điểm nhìn cho nhân vật. Với tư cách là người lính hậu chiến, trung úy Mamiya đã
nhìn nhận lại chiến tranh. Lời kể của người trong cuộc đã nói lên được những cảm nhận
chân thực nhất. Đồng thời, trung úy kể câu chuyện về chiến tranh bằng sự trải nghiệm
của chính ông chứ không phải bằng sự trải nghiệm của người khác. Vì thế, đó là những
hồi ức của “tôi” về cuộc chiến, còn bạn đọc suy ngẫm như thế nào về nó là ở bạn. Chính
bức thư ấy là con đường cứu thoát viên trung úy: “Nó sẽ vĩnh viễn giải thoát tôi khỏi cái
nhà tù vô vọng này, khỏi cái nỗi đau khi tôi phải là tôi” vì “kể ra với ông rồi, tôi như
được giải thoát. Dẫu mong manh yếu ớt đi chăng nữa, sự giải thoát nào với tôi cũng quý
báu vô cùng” [6, tr. 244]. Bức thư của Kumiko lại là những lời thú tội (confession) của
người vợ đối với Toru về sự trống trải, cô đơn không thể hòa nhập trong đời sống gia
đình. Bức thư mà Kasahara May gửi cho anh chim vặn dây cót là những lời bộc bạch
một cái tôi đa cảm của một thiếu nữ mười bảy tuổi với quá khứ đau buồn: “em thực sự
nhìn thấy, nghe thấy nước mắt em rơi từng giọt xuống hồ trăng màu trắng rồi bị hút
luôn vào như thể những giọt nước mắt vốn dĩ luôn luôn là một phần của ánh sáng ấy…
Em nhận ra cái bóng của em cũng đang khóc, cũng đang tuôn nước mắt, những giọt
nước mắt bóng rõ ràng, sắc nét” [6, tr. 693]. Trong “Lá thư thứ nhất của Chuột”: “tớ

nguon tai.lieu . vn