Xem mẫu

  1. SỰ ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA KHU HỆ NẤM LỚN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ PHƯƠNG THỦY Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGÔ ANH Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, việc xác định giá trị tài nguyên của một khu hệ nấm lớn sẽ giúp chúng ta khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Khu hệ nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế rất đa dạng, sau quá trình nghiên cứu chúng tôi đã xác định được 142 loài thuộc 69 chi, 32 họ, 21 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. Sự đa dạng về phương thức sống đã được xác định, trong đó nhóm nấm hoại sinh chiếm ưu thế nhất, gặp 110 loài, chiếm 77,46% tổng số loài đã xác định. Nhóm nấm ký sinh gặp 24 loài chiếm 16,9% và nấm cộng sinh gặp 9 loài chiếm 6,34%. Trong số loài đã được xác định, có 21 loài mới bổ sung cho khu hệ nấm lớn Việt Nam. Thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền rất đa dạng về giá trị tài nguyên, trong 142 loài đã được xác định, có 46 loài nấm thực phẩm, chiếm 32,39%; có 20 loài dược liệu, chiếm 14,08%; 5 loài nấm độc, chiếm 3,52%. Từ khóa: nấm, tài nguyên, khu hệ nấm, ngành, nấm ăn, nấm dược liệu, nấm cộng sinh, nấm hoại sinh, nấm độc. 1. MỞ ĐẦU Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lượng trong tự nhiên. Về mặt dinh dưỡng, nấm được biết đến như “thịt” của thế giới thực vật và được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn do đặc tính chứa nhiều protein, chất khoáng và vitamin. Một số loài nấm ăn có giá trị cao dinh dưỡng như nấm mộc nhĩ, nấm hương, nấm mối; các nấm dược liệu như nấm Linh chi, Đông trùng hạ thảo luôn là nhu cầu và được quan tâm nhiều của xã hội. Nhiều loài nấm được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, là nguồn nguyên liệu điều chế các hoạt chất điều trị hay hỗ trợ điều trị các bệnh như lao, gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS… Bên cạnh đó, nấm còn đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình phân hủy các nguồn vật liệu trong hệ sinh thái bao gồm các vật liệu hữu cơ như xác bã động vật, phân, các chất mùn, cành cây khô... Một số loài nấm có mối quan hệ cộng sinh với thực vật để giúp cây tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, điều này được quan tâm trong các vấn đề nông - lâm nghiệp. Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển, đầm phá nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần lớn diện tích đất ở huyện Quảng Điền thuộc địa bàn thấp trũng, địa hình chia thành 3 vùng chính gồm: đồng bằng lưu vực sông Bồ, vùng cát nội đồng, vùng ven biển - đầm phá. Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây đặc biệt là hệ nấm lớn vẫn chưa được công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu “Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học và giá trị tài nguyên của nấm; bảo tồn nguồn gen và ứng dụng những loài có ích cũng như hạn chế tác dụng của các loài có hại gây hại. 326
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và định loại theo phương pháp của các tác giả Rolf Singer (1986) [8], Ryvarden và Gilbertson (1993) [7] và Trịnh Tam Kiệt (2011) [4]. Mẫu vật nghiên cứu được thu thập ở 10 điểm thuộc 11 xã của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sự đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng. Trong 3 ngành thì Basidiomycota chiếm ưu thế tuyệt đối, gặp 17 bộ, 28 họ, 63 chi và 133 loài chiếm 93,66% loài đã xác định (hình 1). Bảng 1. Đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn trong các ngành Số Số bộ Số họ Số chi Số loài TT Tên ngành lớp N % N % N % N % 1 Myxomycota 1 2 9,52 2 6,25 2 2,89 4 2,82 2 Ascomycota 2 2 9,52 2 6,25 4 5,79 5 3,52 3 Basidiomycota 1 17 80,95 28 87,5 63 91,30 133 93,66 Tổng số 4 21 100 32 100 69 100 142 100 Hình 1. Phổ các ngành nấm Trong 21 bộ thì bộ Agaricales đa dạng nhất, gặp 32 loài, chiếm 22,53% tổng số loài đã xác định; bộ Poriales gặp 23 loài chiếm 16,20% và bộ Cortinariales gặp 14 loài chiếm 9,86% là các bộ đa dạng nhất. Bảng 2. Các bộ đa dạng nhất TT Bộ Số họ Số chi Số loài 1 Poriales 2 12 23 2 Agaricales 7 20 52 3 Cortinariales 2 4 14 Tổng 11 36 89 327
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Sự đa dạng về phương thức sống, nấm được chia thành 3 nhóm sinh thái: nhóm nấm hoại sinh, nhóm nấm cộng sinh và nhóm nấm ký sinh. Trong đó nhóm nấm hoại sinh chiếm ưu thế nhất, gặp 110 loài, chiếm 77,46% tổng số loài đã xác định. Nhóm nấm ký sinh gặp 24 loài chiếm 16,9% và nấm cộng sinh gặp 9 loài chiếm 6,34%. Hình 2. Phổ các phương thức sống của nấm * Ghi chú: HSTĐ: hoại sinh trên đất; HSTG: hoại sinh trên gỗ. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 21 loài mới bổ sung cho khu hệ nấm lớn Việt Nam. Bảng 3. Danh lục các loài mới Agaricus rubellus (Gill.) Sacc. Isaria cicadae Miquel Amanita spissacea Imai Lepiota metulaespora (Berk. & Br.) Sacc. Armillaria melica (Vahl) Quél. Lycoperdon pusillum Batsch Bovistella longipedicellata Teng Naucoria pediales Fr. Quél. Clavulina ornatipes (Peck) Corner Pholiota flammans (Batsch) Quél. Clitocybe cyathiformis (Bull.) Quél. Pholiota liquiritiae (Pers.) P. Karst. Clitocybe sinopica (Fr.) Gill. Sleccherinum septentrionale (Fr.) Banker Collybia umbrina Clem. Stemonitis pallida Wing. Coriolopsis biogilva (Lloyd) Teng Tricholoma sordidum (L.) Quél. Entoloma murrayi (Berk. & Curt.) Sacc. Tricholomopsis platybylla (Pers. ex Fr.) Sing. Inocybe caesariata (Fr.) Karst. 3.2. Giá trị tài nguyên khu hệ nấm lớn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy khu hệ nấm lớn ở huyện Quảng Điền đa dạng về giá trị tài nguyên. Căn cứ vào ý nghĩa thực tiễn của nấm chúng tôi chia nấm lớn huyện Quảng Điền thành 3 nhóm: nhóm nấm ăn, nhóm nấm được dùng làm dược liệu và nhóm nấm độc. 328
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bảng 4. Các nhóm nấm TT Nhóm nấm Số loài Tỷ lệ % 1 Nấm thực phẩm 46 32,39 2 Nấm dược liệu 20 14,08 3 Nấm độc 5 3,52 3.2.1. Các loài nấm thực phẩm Các loài nấm thực phẩm từ lâu được sử dụng phổ biến nhờ hương vị thơm ngon, đặc trưng và đặc biệt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều loài được sử dụng như thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh. Theo Orgundana và Fagade (1981) chỉ ra rằng trung bình mỗi loại nấm chứa khoảng 16,5% chất khô, trong đó 7,4% là chất xơ, 14,6% là protein và 4,48% là chất béo và dầu. Nấm có đầy đủ các acid amin thiết yếu như: isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, valine, tryptophan, histidine. Đặc biệt nấm giàu lysine và leucine, ít tryptophan và methionine. Nấm cũng có chứa một số vitamin như: thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), acid ascorbic (vitamin C)... Nấm ăn là nguồn cung cấp chất khoáng cần thiết cho cơ thể, phosphor và calcium trong nấm luôn luôn cao hơn một số loại trái cây và rau cải [3]. Vì vậy, nấm được xem như là một loại “rau sạch”, “thịt sạch” an toàn cho con người. Trong 142 loài đã được xác định, Quảng Điền có 46 loài nấm thực phẩm, chiếm 32,39%. Trong đó, nhiều loài nấm ăn mọc hoang dại là nguồn thực phẩm quen thuộc của nhân dân địa phương như: nấm mộc nhĩ (Auricularia polytricha), nấm “tràm” (Tyromyces amygdalinus), nấm “mỡ” (Calvatia lilacina), nấm “trắng” (Macrolepiota gracilenta); nấm dai (Lentinus subnudus)... Trong đó, có các loài mới bổ sung cho khu hệ nấm Việt Nam như: Tricholomopsis platyphylla nấm ăn có vị đắng, ăn được thường được sử dụng ở Bắc Mỹ; Tricholoma sordidum sử dụng ở nấm ăn Trung Quốc [3]. Pseudohydnum gelatinosum là loài nấm ăn hiếm gặp ở Việt Nam, giàu polysaccharides, các axit amin và vitamin. Có thể ăn sống, có vị ngọt thanh tự nhiên khi nấu, được sử dụng làm thực phẩm từ lâu tại Trung Quốc [4]. Bảng 5. Danh lục các loài nấm thực phẩm Agaricus rubellus (Gill.) Sacc. Isaria cicadae Miquel Armillaria melica (Vahl) Quél. Lentinus fulvus Berk. Armillaria mellea (Vahl) Quél. Lentinus sp. Auricularia auricula (Hook.) Undrew. Lentinus subnudus Berk. Auricularia cornea (Fr.) Ehrenb. Macrolepiota gracilenta (Krombh.) Quél. Auricularia fuscosuccinea (Mont.) Farlow. Macrolepiota rachoses (Vitt.) Sing. Auricularia polytricha (Mont.) Sacc. Marasmius scorodonius (Fr.) Fr. Boletus retipes Besk. & Curt. Panus rudis Fr. Bovista plumbea Pers. Pholiota johnsoniana (Peck) Atk. Calocera cornea (Batsch) Fr. Pholiota squarrosa (Mull. ex Fr.) Kum. Calvatia lilacina (Mont & Berk.) Lloyd Pleurotus porrigens (Pers.) Sing. Cantharellus carbonarius (Alb. & Schw.) Fr. Pleurotus septicus (Fr.) Quél. Clitocybe cyathiformis (Bull.) Quél. Polyporus arcularius Batsch : Fr. Clitocybe sinopica (Fr.) Gill. Pycnoporus sanguineus (Fr.) Murr. 329
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Clitocybe tabescens (Scop.) Bres. Pseudohydnum gelatinosum (Scop.: Fr.) P. Karst. Collybia umbrina Clem. Schizophyllum commune Fr. Coprinus atramentarius (Vitt.) Sing. Scleroderma polyrhizym Pers. Coprinus comatus (Muell.) Gray Tricbolomopsis platyphylla (Pers. ex Fr.) Sing. Coprinus micaceus (Bull.) Fr. Tricholoma equestre (L.) Quél. Crepidotus herbarum (Peck.) Sacc. Tricholoma ionides (Bull.) Quél. Crepidotus malachius (Berk. & Curt.) Sacc. Tricholoma sordidum (Fr.) Quél. Ganoderma lucidum (W. Curt.: Fr.) P. Karst. Tricholoma terreum (Schaeff.) Quél. Guepiniopsis spathularia (Schw.) Pat Tyromyces amygdalinus (Berk. & Rav.) Teng 3.2.2. Các loài nấm dược liệu Các loài nấm dược liệu chứa các hoạt chất có tác dụng dược lý nên được dùng trong Dược học. Trong 142 loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, có 20 loài nấm dược liệu, chiếm 14,08%, trong đó các loài có giá trị cao như ở họ nấm Linh chi (Ganodermataceae Donk). Trong nấm Linh chi có nhiều nguyên tố khoáng như: Zn, Fe, Cu, Na, Mg, Ge, V, Cobatlt.... Chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất. Germanium (Ge) trong các dược phẩm từ Linh chi là một chỉ tiêu có giá trị trong điều trị bệnh tim mạch và giảm đau trong điều trị ung thư. Hiện nay, bằng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều hoạt chất có hoạt tính dược lý trong nấm Linh chi để điều chế dược liệu. Qua các kết quả nghiên cứu họ xác định được trong nấm Linh chi có nhiều chất thuộc các nhóm polysacchatide, steroid, triterpenoid, protein, peptide, acid amin, nucleoside, nucleotide, RNAs, alkaloid, vitamin, các chất hữu cơ, acid béo… với nhiều hoạt tính dược lý [6]. Nấm Linh chi được xác định ở huyện Quảng Điền, bao gồm 6 loài trong đó loài thường gặp phổ biến nhất là Xích chi (Ganoderma lucidum), Thanh chi (Ganoderma philippii) là những loài linh chi quý nằm trong nhóm lục bảo linh chi được phát hiện và nuôi trồng thành công ở Việt Nam. Ganoderma lucidum có vị đắng, với các hoạt tính như: chống ung thư, chống virus, bảo vệ gan, bảo vệ tim, giảm đường huyết. Các thành phần của Xích chi như: germanium, β - D glucan, tritrerpenoid và adenosine có hoạt tính điều trị một số bệnh: viêm gan B, ung thư biểu mô mũi - hầu, bệnh tiểu đường và bệnh bạch cầu tủy cấp tính, các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, bệnh bạch cầu và ung thư dạ dày. Các acid ganoderic A, B, G, H và hợp chất C6 được chiết xuất từ Xích chi có tác dụng giảm đau. Ganoderma philippii có vị chua, tính bình không độc, chữa trị sáng mắt, bổ gan khí, an thần, tăng trí nhớ [2]. Nhiều loài nấm thuộc các họ khác có thể dùng điều trị bệnh như: Trametes hirsuta có hiệu lực chống ung thư là 65%. Nhiều loài nấm ăn còn là nguồn dược phẩm quý giá như: Auricularia auricula chữa bệnh trĩ, nhuận tràng, thông đại tiểu tiện, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa, giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn máu. Auricularia polytricha là thuốc chữa bệnh lỵ, táo bón, rong huyết và giải độc [1]. Đặc biệt một loài thảo trùng Isaria cicadae, một loại thảo dược quý hiếm có giá trị cao trong y học cổ truyền Trung Quốc. Trong hơn 1.500 năm, Isaria cicadae được sử dụng trong y học cổ truyền trung quốc chủ yếu với tác dụng cải thiện thị lực, điều trị xưng mắt, viêm mắt và chảy nước mắt. Ngày nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trùng thảo Isaria cicadae có nhiều chức năng sinh học, do chứa các chất có hoạt tính sinh học như: myriocin điều trị bệnh đa xơ cứng; adenosine là một chất chuyển hóa của các nucleotide adenine, tác dụng có lợi trên hệ thống thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, chống tiểu cầu, kháng bức xạ và tác dụng 330
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 chống khối u; cordycepin là thành phần hoạt động đầu tiên của nucleoside phân lập từ nấm - đã được chế biến thành các loại thuốc chủ yếu dành cho việc điều trị bệnh bạch cầu, mà đã được thử nghiệm lâm sàng; ergosterol sở hữu khả năng chống oxy hóa và là một tiền chất của vitamin D2. Peroxit có nhiều hoạt tính sinh học như: chống khối u, các hoạt động chống viêm, chống virus và chống xơ vữa động mạch; polysaccharides chống khối u, chống vi khuẩn, chống virus, antiradiation và chống lão hóa, còn được dùng để làm đẹp và giữ ẩm của da và lượng đường trong máu hạ thấp [10]. Bảng 6. Danh lục các loài nấm có thể làm dược liệu Armillaria mellea (Vahl) Quél. Ganoderma sichuanense Zhao et Zhang Auricularia auricula (Hook.) Undrew. Hexagonia subtenuis Berk. Auricularia polytricha (Mont.) Sacc. Isaria cicadae Miquel Bovista plumbea Pers. Macrolepiota rachoses (Vitt.) Sing. Daldinia concentrica (Bolt.: Fr.) Ces. & De Not. Microporus xanthopus (Fr.) Kunt. Ganoderma flexipes Pat. Pycnoporus sanguineus (Fr.) Murr. Ganoderma limushanense Zhao et Zhang Schizophyllum commune Fr. Ganoderma lobatum (Schwein.) Trametes hirsuta (Wulf. : Fr.) Pil. Ganoderma lucidum (W. Curt.: Fr.) P. Karst. Trametes ochracea (Pers.) Gilbn. & Ryv. Ganoderma philippii (Bres. et Henn.) Bres. Trametes scabrosa (Pers.) G.H.Cunn 3.2.3. Các loài nấm độc Ngoài các loài nấm ăn và nấm dược liệu, khu hệ nấm lớn ở Quảng Điền có các loài nấm gây ngộ độc, gặp 5 loài. Đáng chú ý là các loài này thường dễ gây nhầm lẫn với các loài nấm thực phẩm có trên địa bàn huyện. Điển hình là loài Chlorophyllum molypdites có thể dễ dàng gây nhầm lẫn với loài nấm ăn Macrolepiota gracilenta rất phổ biến tại địa phương. Loài Chlorophyllum molypdites hay còn được gọi là nấm ô phiến xanh, nấm có dạng dù, hoại sinh trên đất. Mũ nấm khi non dạng hình cầu; khi trưởng thành trở nên dạng bán cầu dẹp đến phẳng và có khi lõm xuống; kích thước đạt từ 4 - 9 cm đường kính; có vảy nâu phủ trên mặt. Thịt nấm dày màu trắng, cuống nấm có chiều dài 7 - 10 cm, đường kính 0,7 - 1,3 cm, ở gốc phình lên dạng củ; có vòng gồm nhiều lớp cố định ở cuống. Đặc biệt bụi bào tử màu xanh, là điểm đặc biệt để nhận dạng nấm này với nấm ăn. Khi thu hái về, nếu nhìn kỹ sẽ có một lớp màng màu xanh phủ trên nền trắng chất thịt toàn bộ nấm. Nấm mọc khắp mọi nơi vào mùa nóng ẩm, sau khi mưa, mọc đơn độc thành cụm lớn. Thường được tìm thấy ở các xã Quảng Lợi, Quảng Thái. Hiện nay, vẫn chưa xác định được loại độc tố chứa trong loài Chlorophyllum molypdites, tuy nhiên có nhiều ghi nhận về việc ngộ độc khi ăn phải loài nấm này. Các triệu chứng chủ yếu gây căng thẳng tiêu hóa,như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng sau 1 - 3 giờ ăn, đôi khi cần nhập viện nhưng chưa có ai tử vong [5]. Bên cạnh đó loài Lepiota caerulescens có thể dễ gây nhầm lần với nấm rơm (Volvariella volvacea) khi còn non, nấm màu nâu xám, hoại sinh trên đất có phủ rơm rạ. Quả thề hình dù, mũ nấm hình cầu, đường kính 2 - 4 cm, mặt trên màu xám, có chất nhờn dính. Thịt và cuống nấm màu trắng, có vòng tự do ở cuống. Điểm phân biệt nấm này với nấm rơm đó là phần gốc nấm rơm có bao nấm, còn Lepiota caerulescens thì không. Các độc tố chứa trong Lepiota caerulescens gồm psilocybin là hợp chất được chuyển thành psilocin và có thể chứa amatoxin [5]. Các triệu chứng bao gồm hưng phấn, ảo giác ngay sau khi ăn, sau đó có thể sợ hãi, kích động và lú lẫn. 331
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Panaeolus retirugis chứa độc tố pantherin (tương tự độc tố muscirnol) - độc tố thần kinh kích thích và có thể gây ảo giác nhẹ [6]. Các dấu hiệu ngộ độc xảy ra sớm sau ăn khoảng 30 phút - 90 phút, người bệnh lơ mơ, buồn ngủ hoặc giãy giụa, ảo giác, mê sảng ở người lớn; rung giật cơ, co giật, trẻ nhỏ; có thể rối loạn thần kinh, mạch nhanh, đỏ da, đồng tử giãn, khô môi miệng. Các độc tố trong chi Inocybe được biết đến chủ yếu là muscarine gây kích thích các thụ thể muscarinic của các dây thần kinh và cơ bắp, bên cạnh đó còn chứa psilocybin [5]. Trong đó, loài Inocybe caesariata được báo cáo chứa nhiều độc tố muscarine. Các triệu chứng bao gồm đổ mồ hôi, nước bọt, nước mắt; mờ mắt, đánh trống ngực; ở liều cao có thể gây suy hô hấp. Việc ăn phải các loài nấm độc gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, vì vậy cần chú ý các loài nấm này khi thu hái các loài nấm thực phẩm. Bảng 7. Danh mục các loài nấm độc Chlorophyllum molypdites (G. Mey.) Mass. Hebeloma versipelle (Fr.) Gill. Inocybe caesariata (Fr.) Karst. Lepiota caerulescens Peck Panaeolus retirugis (Fr.) Gill. 4. KẾT LUẬN Sau quá trình nghiên cứu sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra các kết luận sau: - Thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế rất đa dạng và phong phú. Chúng tôi đã xác định được 142 loài thuộc 69 chi, 32 họ, 21 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. - Sự đa dạng về phương thức sống, trong đó nhóm nấm hoại sinh chiếm ưu thế nhất, gặp 110 loài, chiếm 77,46% tổng số loài đã xác định. Nhóm nấm ký sinh gặp 24 loài chiếm 16,9% và nấm cộng sinh gặp 9 loài chiếm 6,34%. - Trong số loài đã xác định, có 21 loài mới bổ sung cho khu hệ nấm lớn Việt Nam. - Thành phần loài nấm lớn huyện Quảng Điền rất đa dạng về giá trị tài nguyên. Trong 142 loài đã được xác định, có 46 loài nấm thực phẩm, chiếm 32,39%; có 20 loài dược liệu, chiếm 14,08% và 5 loài nấm độc, chiếm 3,52%. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Anh (2001), Sự đa dạng về công dụng của khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế, Hội thảo quốc tế sinh học, Hà Nội, (1), tr. 14 - 18. [2] Ngô Anh (2013), Tác dụng của Linh chi, Tạp chí nghiên cứu và phát triển - Sở khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế, (2), tr. 98 - 103. [3] Bilal Ahmad Wani, et al. (2010). Nutritional and medicinal importance of mushrooms, Journal of Medicinal Plants Research, Vol. 4 (24), pp. 2598-2604. [4] Trịnh Tam Kiệt (2011), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập I, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [5] Kosentka P., et al. (2013). Evolution of the Toxins Muscarine and Psilocybin in a Family of Mushroom-Forming Fungi, PLoS ONE 8,(5): e64646. doi:10.1371/journal.pone.0064646. [6] Mehmet E. Duru & Gülsen Tel Çayan (2015). Biologically Active Terpenoids from Mushroom origin: A Review, Academy of Chemistry of Globe Publications, Vol. 9 (4), pp. 456 - 483. 332
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 [7] Ryvarden L. & Gilbertson R. L. (1993). European Polypores Part 1, Groland Grafishke A/s Olso, Norway. [8] Singer R. (1986). The Agaricales in modern taxonomy, Sven Koeltz Scientific Book, Germany. [9] Teng S. C. (1996). Fungi of China, Mycotaxon Ltd., New York. [10] Wen-B. Z. et al. (2014). Distribution of Nucleosides in Populations of Cordyceps cicadae, Article of Molecules, 19, 6123-6141. Title: THE DIVERSITY OF NATURAL RESOURCES OF THE MACROMYCOFLORA IN QUANG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: The species compostition of the macromycoflora in Quang Dien district, Thua Thien Hue province is very abundant. Up to now, 142 species belonging to 69 genera, 32 families, 21 orders, 4 classes, 3 phyla: Myxomycota, Ascomycota and Basidiomycota have been registered. Among some species have been identified, there are 21 new species have been added to the mushrooms in Vietnam. Lifestyle of mushrooms include: symbiotic ones: 9 species, saprophytic ones: 110 species, parasitic fungi ones: 24 species. The natural resources is very abundant, consisting of: edible mushrooms: 46 species, medicinal ones: 20 species, poisonous ones: 5 species. Keywords: Fungi, resource, macromycoflora, phyla, edible mushrooms, medicinal, symbiotic, saprophytic, poisonous. LÊ THỊ PHƯƠNG THỦY Học viên Cao học, chuyên ngành Thực vật học, khóa 23 (2014 - 2016), Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế Số điện thoại: 0167 5104 529, Email: lpthuy21@gmail.com PGS.TS. NGÔ ANH Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Số điện thoại: 0919 501 536 333
nguon tai.lieu . vn