Xem mẫu

  1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN ThS. Lê Thị Vân Hà Phó trưởng khoa Kế toán – Kiểm toán I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta biết, một trong những nguyên tắc cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo chính là nâng cao chất lượng dạy học các học phần, bao gồm nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó người giảng viên giữ vai trò vô cùng quan trọng. Giảng viên là người tham gia vào quá trình xây dựng chương trình dạy học; là người đóng vai trò định hướng nội dung môn học cũng như định hướng nội dung từng bài học cho người học. Trên cơ sở định hướng của giảng viên, việc tự nghiên cứu, tự học của người học sẽ được trọng tâm hơn, giải quyết được những nội dung cơ bản của học phần cũng như đạt được mục tiêu của học phần và từng bài học. Chính vì vậy, chăm lo đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên của người giảng viên để đáp ứng tốt yêu cầu của mục tiêu đào tạo của nhà trường. II. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng về hoạt động giảng dạy tại Trƣờng Đại học Kinh tế Nghệ An Để bắt kịp được sự vận động , phát triển không ngừng của xã hội, đáp ứng nhu cầu của người học, khẳng định chất lượng đào tạo, giữ vững và phát huy thương hiệu hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học kinh tế Nghệ An đã xác định sứ mệnh của mình: Cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao. Trong những năm vừa qua, Trường Đại học kinh tế Nghệ An đã tổ chức phát động nhiều phong trào cụ thể về đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Nhiều chương trình, kế hoạch về việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học; nhiều hội thảo, học thuật được tổ chức đã mang lại hiệu quả cao. Nhà trường thường xuyên chỉ đạo rà soát, cập nhật và xây dựng đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và yêu cầu cần thiết, thực tế của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Việc rà soát CTĐT được thực hiện theo đúng quy định của Bộ GDDT và có tính thực tế cao, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người học. Chúng ta biết, trong quá trình dạy học, giảng viên là người chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình đào tạo và là người có vai trò động viên, khuyến khích, định hướng nhu cầu đào tạo của người 125
  2. học. Giảng viên không chỉ đơn thuần là người làm công tác giảng dạy, người “truyền thụ” mà còn đóng nhiều vai trò khác trong môi trường đào tạo bồi dưỡng hiện đại, như “tư vấn” cho người học, “tạo điều kiện” cho người học học tập, cũng như các vai trò quan trọng khác. Nhà trường đã tổ chức nhiều đợt thi đua trong khối giảng viên bằng các hình thức tổ chức các hội giảng về đổi mới phương pháp giảng dạy, các đợt dự giờ định kỳ hàng năm theo kế hoạch của trường được tổ chức đúng quy định. Các kết quả của Hội thảo, học thuật, hội giảng đã giúp cho giảng viên đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình. Một hoạt động của giảng viên cũng được Nhà trường chú trọng trong thời gian gần đây, đó là hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên. Hoạt động NCKH được xem là một chức năng, hoạt động cơ bản của người giảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo tại trường đại học. NCKH giúp giảng viên có điều kiện đào sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình. Người giảng viên tham gia NCKH một mặt vừa củng cố lại kiến thức chuyên môn của mình, mặt khác vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác; NCKH sẽ góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học. Tuy nhiên, trong những năm qua, trường chưa phát huy cao nội dung này. Phong trào nghiên cứu khoa học và chất lượng của đề tài còn chưa cao. Số lượng giảng viên yêu thích, hăng say NCKH, tham gia nghiên cứu khoa học còn thấp; nhiều giảng viên còn e ngại NCKH, chưa thật sự nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học, chưa tiếp cận được các phương pháp nghiên cứu khoa học mới; số lượng giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH cũng rất hạn chế; kinh phí dành cho hoạt động NCKH còn thấp,... Tuy nhiên, trước sự phát triển ngày càng vũ bão của công nghệ thông tin, của khoa học kỹ thuật; trước những yêu cầu đòi hỏi của xã hội và trước sự khắt khe của các doanh nghiệp ngày càng cao trong tuyển dụng lao động, đòi hỏi mỗi trường Đại học phải có sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó cần chú trọng trước hết cho nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. 126
  3. 2.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy của giảng viên tại Trƣờng Đại học Kinh tế Nghệ An. Hiện nay, khi mà giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự dịch chuyển để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, thì việc tiếp tục đổi mới về nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội là cách tiếp cận phát triển, phù hợp xu thế, khuynh hướng phát triển của thế giới. Chỉ có đổi mới phương pháp giảng dạy mới góp phần khắc phục những biểu hiện trì trệ trong giáo dục. Điều này, cần chú trọng một số giải pháp như: Thứ nhất, Thường xuyên quán triệt đến các giảng viên khẳng định nguyên tắc, để nâng cao đào tạo, thì cần phải năng cao chất lượng giảng dạy các học phần. Để làm được điều này, người giảng viên cần có sự say mê, sáng tạo, nhiệt huyết và đặc biệt, cần phải luôn có sự đầu tư cho bài giảng; luôn khơi gợi ở người học niềm say mê, hứng thú trong từng bài giảng, niềm yêu thích khi đến giảng đường; Chú trọng động viên, giáo dục người học phát triển thêm về kỹ năng, thái độ và phẩm chất. Thứ hai, Cần tăng cường tổ chức các hội thảo cấp khoa, cấp trường, các học thuật cấp bộ môn để các giảng viên được bàn về đổi mới phương pháp giảng dạy, bàn về các nội dung cập nhật các kiến thức mới trong thời đại mới, phù hợp với từng điều kiện thực tế. Thứ ba, Định kỳ rà soát CTĐT, thực hiện khảo sát các bên liên quan để làm cơ sở thống nhất về khối lượng nội dung giảng dạy đưa vào chương trình đào tạo cho hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể; không quá ôm đồm về lượng kiến thức; cân đối hài hòa giữa kiến thức lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức chuyên môn và khối lượng các học phần kỹ năng. Thứ tư, Động viên, khuyến khích các giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ, các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, cập nhật kiến thức chuyên môn mới, đổi mới phương pháp giảng dạy,… của các trung tâm bồi dưỡng, của các trường bạn,… Thứ năm, Chú trọng hoạt động NCKH của giảng viên bằng cách tận dụng nguồn nhân lực có trình độ và thâm niên công tác NCKH trong nhà trường để tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề cho giảng viên trẻ, chưa có kinh nghiệm NCKH để nâng cao đồng bộ cho mọi giảng viên. Đồng thời có hướng dẫn cụ thể theo các hướng: 127
  4. nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lý, nghiên cứu ứng dụng trực tiếp vào quá trình đào tạo: nội dung, mục tiêu, phương pháp phương tiện dạy học. Cụ thể, tổ chức bồi dưỡng chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa học trong trường tối thiểu 1 năm tổ chức 1 lần để cập nhật kiến thức phương pháp NCKH cho cán bộ giảng viên. Đồng thời, cũng cần chú trọng đề xuất các chế độ khen thưởng kịp thời đối với giảng viên tham gia NCKH. III. KẾT LUẬN Muốn nâng cao thương hiệu của một trường Đại học, thì cần phải nâng cao chất lượng đào tạo của trường - Đó là nguyên tắc mà mỗi một trường Đại học nào cũng cần phải nắm rõ. Mà muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên là một trong những điều kiện tiên quyết cần phải thực hiện. Trong điều kiện mới, tất cả các trường Đại học đã và đang hướng đến một môi trường tự chủ toàn phần thì việc giữ vững thương hiệu, trong đó chất lượng đào tạo luôn được đảm bảo là mục tiêu số một mà các trường đại học luôn hướng đến, trong đó, trường Đại học Kinh tế Nghệ An cũng không nằm trong ngoại lệ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://dlib.huc.edu.vn/bitstream. 2.https://tcnn.vn/news/detail/47241/Nang-cao-chat-luong-doi-ngu-giang-vien-dai- hoc-o-Viet-Nam-dap-ung-yeu-cau-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4.0.html. 3. PGS. TS Đặng Xuân Hải, kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, NXB Bách Khoa HN (2011). 4. Trường Đại học giáo dục (2016),Đường lối chiến lược, chính sách phát triển GDDH Việt Nam trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. 5. Đặng Xuân Hải ( 2016) Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. 128
nguon tai.lieu . vn