Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI SỰ CẦN THIẾT ĐÀO TẠO “KINH DOANH NÔNG NGHIỆP” TRONG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH SƠN LA TS. Đặng Huyền Trang* 1. Đặt vấn đề Sơn La la tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên 14.123,49 km2 với 247,065 km biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dân số năm 2019 trên 1,2 triệu người với 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 83,51% [3]. Dân số khu vực thành thị là 172.681 người (chiếm 13,85%), dân số 86,15% sống ở khu vực nông thôn với 1.075.554 người [5]. Giai đoạn 2011 - 2020, nền kinh tế của tỉnh Sơn La phát triển với tốc độ tăng khá, cụ thể tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 là 9,57 %, giai đoạn 2016 - 2020 là 5,46%. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, ước năm 2020: nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 23,6%; công nghiệp và xây dựng 30,3%; dịch vụ 39,1% [5]. Thời gian gần đây, Sơn La đã vươn lên trở thành trung tâm sản xuất, chế biến rau quả lớn nhất vùng Tây Bắc. Hoạt động sản xuất nông nghiệp khởi sắc không chỉ góp phần nâng cao đời sống người nông dân mà còn khẳng định việc chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp đang là hướng đi đúng đắn, hiệu quả của tỉnh Sơn La. Để đạt được các kết quả như trên, tỉnh Sơn La xác định trọng tâm là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến, tăng cường thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, Sơn La đã và đang hình thành, phát triển nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung, quy mô lớn; từ đó, tạo tiền đề quan trọng để tổ chức lại sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân; đồng thời, thúc đẩy nông nghiệp của Tỉnh phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Kinh doanh nông nghiệp và mục tiêu đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp Kinh doanh nông nghiệp là lĩnh vực kinh doanh gồm nông nghiệp và các hoạt động thương mại liên quan đến nông nghiệp. Việc kinh doanh bao gồm tất cả các bước cần thiết để đưa một sản phẩm nông nghiệp ra thị trường bao gồm: sản xuất, chế biến và phân phối.  * Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc Email: danghuyentrangkt@utb.edu.vn; SĐT: 098.890.7669 90
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Mục tiêu đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp gồm: (1) trang bị kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu, cùng với khả năng tự nghiên cứu, cũng như xây dựng tổ chức phương án kinh doanh nông nghiệp; (2) khả năng phân tích và hoạch định các chiến lược phát triển thương mại nông nghiệp. 2.2. Quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sơn La • Quy mô hoạt động trồng trọt Năm 2020, tại tỉnh Sơn La, diện tích gieo trồng cây ngắn ngày là khoảng gần 215 nghìn ha, trong đó cây lương thực chiếm tỷ trọng gần 65%, tương đương với gần 1.137 nghìn ha, tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 560 nghìn tấn; tiếp đến là các loại cây có củ với gần 40 nghìn ha; các loại cây rau đậu, hoa chiếm tỷ trọng 6,01% với 12.801 ha. Biểu đồ 1. Cơ cấu diện tích cây trồng ngắn ngày tỉnh Sơn La năm 2020 Bên cạnh các loại cây trồng ngắn ngày, các loại cây lâu năm được tỉnh Sơn La phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trong đó, cây ăn quả chiếm tỷ trọng 68,62% với 66 nghìn ha, các loại cây ăn quả chủ yếu gồm: (1) nhãn với diện tích khoảng18.699 ha, sản lượng gần 90 nghìn tấn; (2) xoài có diện tích gần 19 nghìn ha với sản lượng gần 55 nghìn tấn; (3) chuối với diện tích hơn 5.000 ha, sản lượng hơn 47 nghìn tấn; (4) cây mận diện tích gần 11 nghìn ha với sản lượng hơn 60 nghìn tấn. Cây công nghiệp đứng thứ hai trong nhóm cây lâu năm với diện tích gần 30 nghìn ha. Trong đó: diện tích cây chè 5.686 ha với sản lượng chè búp đạt 48.455 tấn; cà phê diện tích 17.804 ha sản lượng 27.581 tấn; cao su diện tích gần 6.000 ha, sản lượng đạt 4.211 tấn. 91
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Biểu đồ 2. Cơ cấu diện tích trồng cây lâu năm tỉnh Sơn La năm 2020 Song song với sự phát triển diện tích trồng cây ăn quả theo chiều rộng, tỉnh Sơn La thực hiện áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, áp dụng các quy trình sản xuất tốt được công nhận như VietGAP, GlobalGAP… từ đó hình thành nên các vùng trồng cây ăn quả đủ điều kiện xuất khâu vào các thị trường. Cụ thể như sau: Bảng 1. Số lượng và quy mô vùng trồng cây ăn quả của tỉnh Sơn La đủ tiêu chuẩn xuất khẩu năm 2020 Sản lượng TT Nội dung Số lượng Quy mô (ha) (Tấn/ năm) Xuất sang thị trường trung quốc 130 Vùng nhãn 65 1 Vùng Xoài 57 4.271,43 6.636,50 Vùng Thanh Long 2 Chuối 6 Xuất sang thị trường Úc, Mỹ 51 Nhãn 34 2 Xoài 14 399,00 Mận 2 Bơ 1 Tổng số 181 4.670,43 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La (2020) [2] Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sơn La, toàn tỉnh đã có 130 vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc với quy mô gần 4,3 nghìn ha, sản lượng hơn 6,6 nghìn tấn; đã có 52 vùng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Úc, Mỹ với các sản phẩm: nhãn, xoài, mận, bơ. 92
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI • Quy mô hoạt động chăn nuôi Bên cạnh hoạt động trồng trọt phát triển mạnh, năm 2020, quy mô chăn nuôi tại tỉnh Sơn La gồm: chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò với quy mô gần 500 nghìn con sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm đạt gần 11 nghìn tấn; quy mô đàn lợn 619 nghìn con trong năm xuất chuồng hơn 48 nghìn tấn thịt lợn hơi. Bảng 2. Quy mô chăn nuôi của tỉnh Sơn La năm 2020 TT Loại Đơn vị Số lượng 1 Đàn trâu Con 128.730 2 Đàn bò Con 356.005 3 Đàn lợn Con 619.350 4 Đàn gia cầm Nghìn con 7.293 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng  Tấn 72.525 Trâu Tấn 4.951 5 Bò Tấn 6.054 Lợn Tấn 48.072 Gia cầm Tấn 13.448 Nguồn: Cục Thống kê Sơn La (2020) [1] • Kết quả hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm, nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2020 Năm 2020, toàn tỉnh Sơn La đã xây dựng, duy trì và phát triển 196 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn được thể hiện chi tiết qua bảng sau: Bảng 3. Số lượng và quy mô chuỗi nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2020 Số Sản lượng TT Loại chuỗi Quy mô lượng (Tấn/ năm) 1 Chuỗi rau An toàn 27 154,3 ha 6.636,50 2 Chuỗi quả an toàn 123 2333,34 ha 24.388 3 Chuỗi cà phê 1 16 ha 132 4 Chuỗi chè 7 462 ha 6.865 5 Chuỗi thịt lợn 4 Trên 84.000 con 27 6 Chuỗi thịt gà 2 18.000 con 4.663 7 Chuỗi mật ong an toàn 5 3.990 đàn 363,5 8 Chuỗi thuỷ sản 27 3.370 lồng bè 2.777 Tổng số 196 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La (2020) [2] 93
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Trong 196 chuỗi có 27 chuỗi rau an toàn (chiếm tỷ trọng 13,77%) với quy mô gần 155 ha, sản lượng đạt hơn 6600 tấn rau/năm; 123 chuỗi quả an toàn (chiếm tỷ trọng 62,76%) với quy mô hơn 2,3 nghìn ha và sản lượng đạt hơn 24 nghìn tấn/năm; 01 chuỗi cà phê với quy mô 16 ha và 132 tấn/ năm; 07 chuỗi chè với quy mô 462 ha, sản lượng 6,8 nghìn tấn; 04 chuỗi thịt lợn, 02 chuỗi thịt gà với quy mô sản lượng gần 4,7 nghìn tấn/ năm; 05 chuỗi mật ong hàng năm cung cấp 363,5 tấn; 27 chuỗi thủy sản cung cấp 2.777 tấn thủy sản/ năm. Tỉnh Sơn La đã định hướng phát triển các chuỗi nông sản, thủy sản an toàn với các sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường. Đây là một trong những các lợi thế trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La. 2.3. Sự cần thiết đào tạo về kinh doanh nông nghiệp cho lao động tại tỉnh Sơn La Trao đổi tại Hội nghị “Thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2021 - 2025” được tổ chức ngày 30/9/2020, Sơn La được gọi là “hiện tượng kinh tế nông nghiệp” khi từ một tỉnh chỉ “quanh năm bán sắn, bán ngô” nay đã phát triển mạnh kinh tế rừng, đẩy nhanh phát triển cây công nghiệp, mang lại sức sống hoàn toàn khác biệt. Thực tế cho thấy, việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với xây dựng, tăng năng lực các nhà máy chế biến đã trực tiếp giúp nâng cao giá trị nông sản Sơn La. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông - lâm - thủy sản được triển khai đồng bộ quyết liệt, các chuỗi sản xuất, cung ứng rau, quả, thịt an toàn được duy trì và tiếp tục phát triển đã giúp việc cung cấp sản phẩm rau, quả, thịt an toàn đến người tiêu dùng ngày càng có hiệu quả. Nông sản Sơn La đã dần trở thành sự lựa chọn thường xuyên, tin cậy của nhiều người. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất, chế biến và phân phối nông - lâm - thủy sản ở Sơn La chưa thực sự đạt hiệu quả cao, thiếu tính bền vững khi những người quản lý, người lao động thiếu các kiến thức về kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh nông nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2020, tỉnh Sơn La có 640 hợp tác xã (HTX), trong đó có 628 HTX thành lập trong giai đoạn 2011 - 2020 với tổng số lao động thường xuyên lên tới 6 nghìn lao động. Số HTX hoạt động hiệu quả chiếm 30%, và đã có 180 HTX giải thể trong giai đoạn 2011 - 2020. Tổng số cán bộ quản lý của HTX là 2.720 người. Phân theo trình độ đào tạo của cán bộ quản lý HTX ở Sơn La cho thấy, số đạt trình độ sơ cấp, trung cấp đạt 544 người (chiếm tỷ trọng 20%); có 670 cán bộ quản lý của HTX được đào tạo qua trình độ cao đẳng, đại học (chiếm tỷ trọng 24,6%); và còn hơn 50% cán bộ quản lý của các HTX chưa qua đào tạo, đây là một trong những khó khăn trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX trên địa bàn tỉnh Sơn La. 94
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Biểu đồ 3. Cơ cấu trình độ cán bộ quản lý HTX của tỉnh Sơn La năm 2020 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2020) [4] Năm 2020, tỉnh Sơn La có 532 HTX nông - lâm - thuỷ sản với 478 HTX nông nghiệp và 54 HTX thủy sản. Trong đó, 50% số HTX nông, lâm, thủy sản chủ yếu hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp cho các thành viên, số còn lại hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Khi những người quản lý của các HTX tại tỉnh Sơn La trực tiếp sản xuất nông - lâm - thủy sản hoặc cung cấp các dịch vụ mà trong số đó hơn 50% người quản lý chưa qua đào tạo, chưa có các kiến thức về quản lý kinh doanh và đặc biệt là kinh doanh nông nghiệp, thì hệ quả tất yếu là họ sẽ không đủ kiến thức để nhận định, dự đoán và đưa ra các chiến lược phù hợp với từng thị trường, từng loại sản phẩm. Do đó, đào tạo kiến thức về kinh doanh nông nghiệp cho các nhà quản lý của các HTX, các doanh nghiệp, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết. 3. Kết luận Tỉnh Sơn La đã vươn lên trở thành trung tâm sản xuất, chế biến rau quả lớn nhất vùng Tây Bắc, cụ thể tại Sơn La đã và đang hình thành, phát triển nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung, quy mô lớn thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, các nhà quản lý doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và các lao động kinh doanh nông nghiệp chưa được đào tạo kiến thức về kinh doanh nông nghiệp một cách bài bản và khoa học tất yếu sẽ không đủ kiến thức để nhận định, dự đoán và đưa ra chiến lược phù hợp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do đó, cần thiết phải tiến hành đào tạo kiến thức về kinh doanh nông nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La nói chung, và những người sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông - lâm nghiệp - thủy sản nói riêng. Tùy từng vị trí công việc cụ thể mà có những yêu cầu nhất định về trình độ, 95
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI kiến thức khác nhau nhưng nhất thiết có kiến thức cơ bản về kinh doanh nông nghiệp để vận dụng trong thực tiễn công tác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê Sơn La (2020), Báo cáo số 625/BC-CTK ngày 25/12/2020, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La tháng 12 năm 2020 và năm 2020. 2. Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La (2020), Báo cáo số 906/BC-SNN ngày 16/12/2020, Báo cáo kết quả hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm, nông sản an toàn năm 2020 trọng tâm năm 2021. 3. Tỉnh ủy Sơn La (2020), Báo cáo số 759-BC/TU ngày 9/7/2020, Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 1/10/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, giai đoạn 2016 - 2020”. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2020), Báo cáo số 267/BC-UBND ngày 20/6/2020, Báo cáo định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030. 5. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2020), Báo cáo 319/BC-UBND ngày 6/8/2020, Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Sơn La. 6. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2020), Báo cáo số 575/BC-UBND ngày 31/12/2020, Báo cáo kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2020, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2021. 96
nguon tai.lieu . vn