Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC TỔ NGOẠI NGỮ trang 112-119 THÁNG 6, 2011 TP.HCM Sự Cần Thiết Của Việc Chỉnh Sửa Trong Giáo Trình ‘English For History’ ThS. Nguyễn Kỳ Nam Tổ Ngoại ngữ, trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài báo này với mục đích phân tích những ưu điểm và nhược điềm của giáo trình tiếng Anh dành cho Lịch sử. Giáo trình tiếng Anh dành cho Lịch sử đã được biên soạn từ nhiều năm. Giáo trình này cần thiết được chỉnh sửa để cải tiến việc dạy và học. Các câu hỏi thăm dò được thiết kế và phân phát cho giảng viên và sinh viên. Kết quả cho thấy rất cần thiết chỉnh sửa giáo trình này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức ngữ pháp và từ vựng phù hợp. Abstract This paper aims to analyze strengths and weaknesses of the textbook “English for History”. The textbook “English for History” has been composed from many years. This textbook needs to be modified in order to improve learning and teaching. Questionnaires were designed and administered to lecturers and students. The results indicated that it is necessary to modify this textbook to provide students appropriate grammar and vocabulary. 1. Đặt Vấn Đề Trong cuộc sống kỹ thuật số hiện đại ngày nay mọi thứ đều thay đổi và phát triển nhanh chóng trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, ngay cả trong lĩnh vực giáo dục việc thay đổi phương pháp giảng dạy, giáo trình tài liệu là một vệc làm thường xuyên và tích cực. Để đáp ứng thuận lợi cho vệc học ngoại 112
  2. ThS. Nguyễn Kỳ Nam Chỉnh sửa giáo trình English for History ngữ của sinh viên khoa Lịch sử, theo yêu cầu của ban chuyên môn đơn vị Tổ Ngoại ngữ, giáo trình “English for History” đã được biên soạn trên cơ sở nội dung chương trình lịch sử sinh viên của khoa đã học bằng tiếng Việt, cung cấp cho người học kiến thức ngữ pháp, từ vựng chuyên nghành thông qua hệ thống tiếng Anh để người học có khả năng vận dụng trong việc đọc tài liệu nghiên cứu trong quá trình học tập hiện tại cũng như công tác sau này. Giáo trình đã được Hội đồng khoa học đơn vị và nhà trường nghiệm thu, đưa vào giảng dạy thí điểm từ năm học 2001- 2002. Tháng 4 năm 2002, Ban Ấn bản sao chụp 400 cuốn sử dụng cho các năm học từ 2003 trở đi. Trong giai đoạn này giáo trình được biên soạn phù hợp với thời gian 150 tiết học trên lớp, trong hai học kỳ, mỗi học kỳ 75 tiết. Giáo trình gồm 12 đơn vị bài học, dựa trên các chủ đề lịch sử, chính trị, đất nước, con người, các nền văn hóa của các quốc gia như Việt nam, Liên Bang Xô Viết, Anh quốc, Hoa Kỳ. Do thời lượng tiết học quy định, các nội dung đưa vào bài học phải cô đọng, xúc tích, nhưng cũng phải đáp ứng được yêu cầu của người học, nội dung phải phong phú, thông tin thiết thực, hấp dẫn được người học trên mọi phương diện. Đến năm học 2007 – 2008 do sự cắt giảm thời gian học ngoại ngữ theo quy định chung của nhà trường từ 150 xuống còn 120 tiết, giáo trình được chỉnh lý lại cho phù hợp và được tái bản lần thứ nhất. Với thời gian như vậy thật khó cho việc đưa được nhiều thông tin, và người học cũng không thể luyện tập được nhiều. Trải qua một thời gian tương đối dài giáo trình đã được sinh viên của khoa Lịch sử học tập, rèn luyện tiếng Anh của họ. Trong số đó bao gồm sinh viên chuyên nghành Lịch sử, Quốc tế học, và Giáo dục quốc phòng. Thái độ của gười học ở mỗi khóa học có khác nhau nhưng về cơ bản đều có những ý kiến tích cực thể hiện qua những ý kiến đóng góp, trao đổi trên lớp, trong giờ học cũng như ngoài giờ học trên lớp. Những ý kiến đó được liệt kê sau đây. 113
  3. ThS. Nguyễn Kỳ Nam Chỉnh sửa giáo trình English for History 2. Ý Kiến Đóng Góp Của Giảng Viên Trực Tiếp Sử Dụng Giáo Trình Trong Giảng Dạy Có 05 giảng viên đã trực tiếp sử dụng giáo trình trong giảng dạy trên lớp. 04 giảng viên đã được hỏi đều tỏ ra hài lòng về nội dung, bố cục của từng bài học. Nội dung phong phú thuận tiện cho việc soạn bài lên lóp. Các giảng viên đều nhất trí một cuốn giáo trình chuyên nghành như vậy là rất cần thiết cho sinh viên học tiếng Anh trong nhà trường ở tất cả các khoa chứ không chỉ riêng ở khoa Lịch sử. Bên cạnh đó là những ý kiến đóng góp rất đáng trân trọng như hệ thống bài tập ngữ pháp, từ vựng còn ít chưa đáp ứng đủ cho việc thực hành trên lớp và làm bài tập ở nhà. Một số thông tin trong bài học không còn phù hợp với tình hình hiện tại như trong những bài học có chủ đề nói về Cách mạng Tháng 10 Nga. Các bài đọc còn dài và khó, người học phải vận dụng nhiều khả năng kiến thức đã được học trong chuyên môn của họ để hiểu bài do vậy dẫn đến việc giảm hứng thú khi học với giáo trình. 3. Ý Kiến Của Người Học Với phương châm trong khi soạn giáo trình là cung cấp những gì mà người học cần, thiết thưc cho họ trong quá trình học tại trường cũng như sau khi ra trường, phù hợp với kiến thức chuyên môn đã được học ở năm thứ nhất, giáo trình đã hướng trọng tâm vào bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dựa trên cơ sở phương pháp giao tiếp. Để nắm được kết quả của người học đã sử dụng giáo trình sau khi kết thúc khóa học một cách khách quan tác giả đã có hai cuộc trưng cầu ý kiến từ người học từ các khóa học năm 2009 - 2010, 2010 - 2011. Một bản câu hỏi mở được thiết kế dễ dàng cho người học trả lời trên các vấn đề như sau: - Vai trò của giáo trình đối với sinh viên khoa Lịch sử và giáo dục quốc phòng trong việc học ngoại ngữ. - Đánh giá nội dung của giáo trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuối khóa học. - Thái độ của người học đối với giáo trình; kết quả thu được sau khi học tập với giáo trình. 114
  4. ThS. Nguyễn Kỳ Nam Chỉnh sửa giáo trình English for History - Phương tiện kèm theo phục vụ cho việc học cùng với giáo trình. - Cảm nhận thật nhất của người học sau khi kết thúc khóa học với giáo trình. Số phiếu trưng cầu ý kiến phát ra trong năm học 2010 – 2011 là 75, thu về là 70. Số phiếu phát ra trong năm học 2010 – 2011 là 110, thu về là 90. Kết quả qua các con số thống kê đươc thể hiện như sau: 3.1. Vai trò của giáo trình đối với người học Năm Số Ý kiến trả lời học người được hỏi Rất cần thiết Có cũng được, Không cần thiết không cũng được 2009 – 70 68 2 0 2010 2010 – 90 87 2 1 2011 Từ con số thống kê trên cho thấy người học rất cần có môt giáo trình học tiếng Anh theo chuyên nghành chính của họ với mục đích nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp, áp dụng trực tiếp vào kiến thức chuyên môn, tra cứu từ điển, thu thập thông tin từ dữ liệu, sách báo phát hành bằng tiếng Anh, thông tin trên mạng internet ngay khi còn học ở năm thứ hai, giúp cho họ đủ tư liệu trong các bài thuyết trình trên lớp mà giáo viên các bộ môn chuyên nghành chính của họ yêu cầu phải làm. Người học còn có tham vọng, qua giáo trình họ được làm quen, củng cố, bổ sung vốn từ vựng đủ để giao tiếp với các sinh viên cùng chuyên nghành các nước khác trong khu vực, hay ngay tại trường khi có giao lưu với giáo sư, chuyên gia, sinh viên nước ngoài đến làm việc, học tập tại trường, đủ tự tin để thuyết trình về một chuyên đề nào đó có liên quan tới chuyên môn của họ bằng tiếng Anh. Và xa hơn nữa nếu có điều kiện họ có thể giới thiệu với bạn bè thế giới về lịch sử văn hóa, đất nước, con người Việt nam trực tiếp bằng tiếng Anh mà không cảm thấy mắc cỡ với vốn từ vựng ít ỏi của mình khi chưa được học với giáo trình. 115
  5. ThS. Nguyễn Kỳ Nam Chỉnh sửa giáo trình English for History 3.2. Đánh giá nội dung của giáo trình Năm học Số người Ý kiến trả lời được hỏi Rất phù hợp Chưa được phù Hoàn toàn không hợp lắm phù hợp 2009 – 70 45 25 0 2010 2010 – 90 53 37 0 2011 Những ý kiến chung về mặt chưa phù hợp lắm do các lý do sau: - Kiến thức ngữ pháp có nhiều phần lặp lại những gì đã được học ở phổ thông và hai học phần năm thứ nhất. - Tù vựng quá khó, lạ, dài, khó phát âm, khó nhớ. Để nhớ được từ phải vận dụng kiến thức chuyên môn của chuyên nghành lịch sử mới hiểu đúng, vận dụng đúng trong ngữ cảnh. - Bài tập ngữ pháp còn ít, cần thêm nhiều dạng bài tập hơn nữa để người học có thêm dữ liệu thực hành ngoài giờ lên lớp. - Bài đọc hay, có nhiều nội dung nhưng còn dài và khó để nắm hết nội dung nếu không chuẩn bị trước ở nhà. - Cần đưa thêm các bài thơ, bài hát vào trong giáo trình làm phong phú nội dung của giáo trình. - Giáo trình còn thiếu quá nhiều hình ảnh minh họa chẳng hạn như ảnh các nhân vật lịch sử, các trận đánh vv... Các ý kiến đưa ra của người học là rất hữu ích cho tác giả, giúp cho tác giả biết được người học cần gì, những nội dung nào hấp dẫn người học, đặc biệt trong giai đoạn nhà trường đang triển khai giảng dạy theo tín chỉ, bố cục hợp lý trong một cuốn giáo trình Anh văn dựa theo chuyên nghành Lịch sử. 116
  6. ThS. Nguyễn Kỳ Nam Chỉnh sửa giáo trình English for History 3.3. Thái độ của người học đối với giáo trình và kết quả sau khi học xong với giáo trình Có 06 câu hỏi được đặt ra cho người học trả lời một cách khách quan nhất. Kết quả thu được như sau: Thứ Nội dung 2009 – 2010 2010 - 2011 tự 1 Rất hứng thú 32 36 2 Ít hứng thú 38 53 3 Hoàn toàn không hứng thú 0 1 1 Kiến thức tiếng Anh của Bạn tiến bộ 13 18 hơn rất nhiều 2 Kiến thúc tiếng Anh của Bạn có tiến bộ 55 67 nhưng không nhiều 3 Kiến thức tiếng Anh của Bạn hoàn toàn 2 5 không tiến bộ Những lý do đươc 53 lượt người học trả lời cảm thấy ít hứng thú và 67 lượt người học trả lời cảm thấy có tiến bộ trong việc học tiếng Anh nhưng không nhiều, hay không tiến bộ tập trung vào khả năng học ngoại ngữ của họ trong năm học 2010 – 2011 như: - Không có năng khiếu học ngoại ngữ; tiếng Anh quá khó đối với họ: 28 lượt ý kiến - Bị mất căn bản của tiếng Anh tổng quát trong quá trình học trước đó: 28 lượt ý kiến - Nội dung giáo trình còn khô khan, khó, quá nhiều tư liệu nên không nhớ nổi: 11 lượt ý kiến 117
  7. ThS. Nguyễn Kỳ Nam Chỉnh sửa giáo trình English for History Qua những ý kiến đánh giá trên của người học, với thời gian ngắn ngủi 120 tiết học để làm cho người học tiến bộ nhanh chóng quả là không dễ khi mà phần lớn trong số họ học chỉ với một cuốn giáo trình ngoài ra chẳng có một phương tiện gì giúp cho việc học cùng với giáo trình cũng như việc thường xuyên đọc thêm sách báo, tài liệu bằng tiếng Anh hoàn toàn không có theo như trả lời của người học trong bảng câu hỏi. 4. Những Khó Khăn Trong Quá Trình Hoàn Thiện Giáo Trình Cuốn giáo trình được soạn thảo theo yêu cầu chung của công việc giảng dạy được sự ủng hộ của lãnh đạo, của ban chuyên môn, và các đồng nghiệp. Giáo trình cũng đã được kiểm định đánh giá của hai tiến sỹ khoa Lịch sử: Lê Vinh Quốc và Trần Thị Thanh Thanh. Tuy nhiên những khó khăn vẫn không thể tránh khỏi trong thời gian biên soạn trước đây cũng có thể gặp phải trong thời gian chỉnh sửa sau này như: - Thời gian phân bổ cho từng học phần quá ít không dễ dàng cho việc đưa vào giáo trình đủ nội dung đảm bảo cho việc phát triển cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết - Nội dung Lịch sử phải chính xác, khách quan, không thể trích dẫn tùy tiện, áp đặt ý kiến cá nhân để làm phong phú nội dung bài học được. Các tư liệu lịch sử thường khô khan, khó nhớ làm cho người học cảm thấy nản. - Bên cạnh đó việc bảo đảm giá thành in ấn trong xuất bản cũng là một vấn đề phải tính tới. 5. Kết Luận Việc có một giáo trình được soạn theo chuyên nghành học cho việc học ngoại ngữ là rất cần thiết như đã được chứng minh bằng ý kến của người dạy và người học ở trên. Các ý kiến đóng góp là rất quý báu cho tác giả để xem xét trong khi chỉnh sửa lại giáo trình trong tương lai. Ban chuyên môn của đơn vị cần có kế hoạch cụ thể cho việc chỉnh lý trong thời gian gần nhất để đảm bảo cho việc học của người học theo học chế tín chỉ của nhà trường hiện nay. 118
  8. ThS. Nguyễn Kỳ Nam Chỉnh sửa giáo trình English for History Tác giả ThS. Nguyễn Kỳ Nam chuyên ngành TESOL của Đại học Victoria (Australia); là giảng viên chính trường Đại học Sư phạm TP.HCM; phụ trách giảng dạy các khóa tiếng Anh Tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành Lịch sử, Sinh học, Hóa học và Toán học. Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu: TESOL. 119
nguon tai.lieu . vn