Xem mẫu

  1. SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ THUẬT VIẾT KỊCH BẢN Trước khi bắt tay vào việc thực hiện phim, các đạo diễn phải có một kịch bản trong tay. Nhưng họ thường gặp trở ngại, khi nhận được thay vì kịch bản đúng nghĩa của nó, lại là bản thảo viết theo lối văn học kể lại đầu đuôi câu chuyện nào đó, người viết không để ý hoặc ít để ý xem những chất liệu đưa ra có thể quay được thành phim hay không. Nhằm đạt hiệu quả tối đa, mỗi môn nghệ thuật đều có phương pháp riêng để sử dụng chất liệu của mình. Điện ảnh tất nhiên cũng phải như thế. Nếu không thông suốt được phương pháp đạo diễn, quay phim, dựng phim, mà cứ sáng tác kịch bản thì sẽ không gặt được kết quả tốt. Muốn viết một kịch bản có thể dựng được thành phim thì phải tìm hiểu điện ảnh dùng những phương pháp nào để gây hứng thú cho người thưởng thức, để từ đó bắt tay vào việc. Đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, trải qua hơn 100 năm phát triển, ngành nghệ thuật thứ bảy này đã tạo được tiếng nói riêng cho mình, một cách biểu hiện đặc thù không giống bất cứ ngành nghệ thật nào khác. Tiếng nói riêng ấy được gọi là "ngôn ngữ điện ảnh", bất cứ ai muốn vào nghề hoặc ghé chơi "vườn điện ảnh" đều phải hiểu biết nó; đại khái là một nghệ thuật của
  2. "nghe và nhìn", điện ảnh được sáng tác và thưởng ngoạn qua hệ thống hình ảnh và âm thanh, mỗi hệ thống có những quy luật khá chặt chẽ của nó. (1) Điều rất cần thiết là tác giả kịch bản phải nắm vững "ngôn ngữ điện ảnh" mới viết tốt được truyện phim. Khi viết, tác giả phải diễn tả những tình tiết qua những hành động cụ thể, tránh hẳn những ý tưởng mơ hồ không thể biểu hiện ra bằng hình ảnh và âm thanh. Kịch bản viết đúng cách có thể làm cho người đọc tưởng chừng như trông thấy bộ phim tương lai được bày ra trước mắt. Phải vững tay nghề mới làm được việc ấy, và muốn được như thế thì phải trải qua sự rèn luyện. Tại các nước Âu Mỹ, với nền công nghiệp điện ảnh tiến triển, người ta đánh giá cao kỹ thuật viết kịch bản. Hình thức trình bày kịch bản ở các nước ấy tiến đến mức gần giống nhau, trở nên một dạng hình thức quốc tế. Ở nước ta, phần đông các tác giả kịch bản chưa quen lối trình bày chuyên nghiệp như thế, thườngï viết kịch bản như là viết tiểu thuyết thu gọn. Kết quả: một số kịch bản có nội dung khá, nhưng không gây được ấn tượng và thuyết phục, bởi vì người đọc kịch bản có cảm giác câu chuyện có vẻ rắc rối, thiếu tính hấp dẫn, thiếu những hình tượng sống động. Làm ra được một bộ phim truyện rất tốn kém, các nhà sản
  3. xuất chỉ chọn những kịch bản mà họ nghĩ là khi thực hiện thành phim sẽ thu hút được đông đảo khán giả. Muốn được dễ dàng chấp nhận, kịch bản nên viết theo kỹ thuật điện ảnh, dễ đọc, sáng sủa, báo trước được một phim lý thú và hấp dẫn. Bạn có thể hỏi: Kỹ thuật viết kịch bản điện ảnh có phức tạp lắm không? Học ở đâu? Rèn luyện cách nào? Trong các trường điện ảnh chuyên nghiệp, sinh viên được giảng dạy về cách thức viết kịch bản. Nếu không phải là sinh viên các trường ấy, bạn có thể tự rèn luyện bằng cách nghiên cứu và thực hành theo sự hướng dẫn của những sách viết về kịch bản phim. Càng đọc được nhiều sách càng tốt, vì mỗi tác giả có cách trình bày và hướng dẫn khác nhau. (2)
nguon tai.lieu . vn