Xem mẫu

  1. Dự án Hỗ trợ thể chế phát triển Hợp tác xã tại miền Bắc Việt Nam SỔ TAY THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ Hà Nội - 2009
  2. Lời mở đầu Tài liệu này tập hợp kết quả nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam, các cuộc điều tra về hợp tác xã và tham khảo các tiêu chuẩn áp dụng trong lĩnh vực hợp tác xã trên thế giới. Bộ sổ tay được xây dựng với phương châm đưa thông tin pháp lý liên quan đến lĩnh vực hợp tác xã Việt Nam tới đông đảo các đối tượng quan tâm. Các vấn đề chính được đề cập xoay quanh hợp tác xã, tổ hợp tác, các mô hình hợp tác xã đang hình thành và các cơ quan chuyên môn sẽ tham gia vào công tác tư vấn về lĩnh vực hợp tác xã. Với mục tiêu trên, nhóm cán bộ Phòng Pháp lý và Tổ chức của Dự án AID-Coop (Dự án Hỗ trợ thể chế phát triển Hợp tác xã tại miền Bắc Việt Nam) quyết định xây dựng một bộ gồm 3 cuốn sổ tay pháp lý và thực hành trên cơ sở nắm bắt và phân tích nhu cầu của các đối tác liên quan đến dự án. Quyển 1: Sổ tay “Thành lập Hợp tác xã” Quyển 2: Sổ tay “Tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã” Quyển 3: Sổ tay “Chính sách hỗ trợ Hợp tác xã” Tính chất của bộ sổ tay này không thực sự chuyên sâu về mặt pháp lý mà tập trung đề cập đến thực tế hoạt động của lĩnh vực hợp tác xã tại Việt Nam. Các nội dung chính liên quan đến Luật hợp tác xã năm 2003, các nghị định áp dụng và chính sách hỗ trợ hợp tác xã được mô tả và hướng dẫn dựa trên thực tiễn về lĩnh vực hợp tác xã với sự kết hợp với các mô hình tham khảo trên thế giới đã được kiểm chứng và chấp nhận. Mỗi cuốn sổ tay được giới thiệu và phổ biến chủ yếu tại ba tỉnh miền Bắc Việt Nam được dự án hỗ trợ là: Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Ninh Bình. Xin gửi lời cảm ơn đến đội ngũ cán bộ biên soạn bộ sổ tay: Bà Hương Trần Kiều Dung và Bà Isabelle Magueur. Xin trân trọng cảm ơn về sự đóng góp ý kiến của Vụ Hợp tác xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các cơ quan chuyên môn và Liên minh Hợp tác xã ba tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình, các Hợp tác xã tư vấn là đối tác của Dự án: Hợp tác xã Tư vấn và Hỗ trợ phát triển nông nghiệp Hạ Hòa – Phú Thọ (HaDevA), Hợp tác xã Dịch vụ phát triển nông thôn Thanh Ba – Phú Thọ (Corudes), Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông thôn Sông Hồng - Vĩnh Phúc, cùng các hợp tác xã liên quan và toàn thể cán bộ Dự án AID-Coop. Trưởng Dự án AID-Coop Jean-Sébastien Canals
  3. Lời giới thiệu1 Tính đến cuối năm 2008, cả nước có 18.180 hợp tác xã (HTX), trong đó 8.622 HTX nông nghiệp, 3.064 HTX công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, 869 HTX thương mại - dịch vụ, 1.086 HTX giao thông vận tải, 478 HTX thuỷ sản, 2.743 HTX dịch vụ điện, 1.022 quỹ tín dụng nhân dân và 296 HTX thuộc các loại hình khác như HTX môi trường, HTX dược, HTX y tế, HTX chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, HTX nhà ở, HTX trường học, v.v,... Cả nước hiện có 46 liên hiệp hợp tác xã (LHHTX) trong lĩnh vực: thương mại, nhà ở, tiểu thủ công nghiệp, khai thác thuỷ sản... Các LHHTX được thành lập chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hải Phòng... Năm 2007, kết quả điều tra tại 1.244 HTX thuộc tất cả các lĩnh vực cho thấy: có 87,1% HTX hoạt động có lãi, 90,3% HTX có trích lập các quỹ, 55,5% HTX có chia lãi cho xã viên. Ngoài ra, hiện nay có khoảng 300.000 tổ hợp tác, trong đó có khoảng 90.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, 70.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực phi nông nghiệp và khoảng 150.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng và dịch vụ. Tính đến cuối năm 2008, tổng số xã viên hợp tác xã có khoảng 7.800.970 xã viên. Thu nhập bình quân của HTX năm 2008 đạt khoảng 79,66 triệu đồng/năm. Theo số liệu thống kê chính thức, tính bình quân từ năm 1995 đến năm 2006, chỉ riêng kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã (theo nghĩa hẹp, chưa tính kinh tế xã viên) đóng góp gần 8,43% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân (bao gồm các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) cũng chỉ chiếm 7,79%. Khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 39,18%. Khu vực kinh tế cá thể đóng góp 32,63%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 11,94%. Nếu tính cả kinh tế thành viên hợp tác xã và thành viên tổ hợp tác, kinh tế tập thể (theo nghĩa rộng) chiếm trên 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tương đương với mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Những số liệu trên đây phản ánh rõ nét sự phát triển của phong trào Hợp tác xã ở Việt Nam cũng như vài trò quan trọng của kinh tế tập thể nói chung và Hợp tác xã nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. NHÓM BIÊN SOẠN 1 Thông tin do Vụ Hợp tác xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cung cấp.
  4. Mục lục NHẬN THỨC VỀ HỢP TÁC XÃ ............................................................................................................... 7 1. Hợp tác xã là gì? ...................................................................................................................................... 7 2. Lợi ích khi thành lập Hợp tác xã là gì? ...................................................................................8 2.1. Lợi ích kinh tế - xã hội ......................................................................................................8 2.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX...........................................12 3. Lợi ích khi gia nhập Hợp tác xã là gì? .....................................................................................12 THỦ TỤC THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ .................................................................................................14 1. Các bước thành lập Hợp tác xã như thế nào? ..................................................................14 1. 1. Bước 1: Sáng lập viên và ý tưởng thành lập HTX mới................................16 1.2. Bước 2: Thực hiện nghiên cứu tính khả thi ........................................................21 1.3. Bước 3: Xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh và kế hoạch hoạt động .................................................................................22 1.4. Bước 4: Báo cáo với UBND cấp xã nơi dự định đặt trụ sở chính ...........23 1.5. Bước 5: Tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động......................24 1.6. Bước 6: Xây dựng dự thảo Điều lệ HTX ..............................................................25 1.7. Bước 7: Chuẩn bị và tiến hành Hội nghị thành lập HTX ............................28 1.8. Bước 8: Đăng ký kinh doanh ......................................................................................31 1.9. Bước 9: Tổ chức triển khai hoạt động của HTX ..............................................34 2. Đặt tên Hợp tác xã như thế nào ? ..............................................................................................35 2.1. Nguyên tắc đặt tên của HTX.........................................................................................35 2.2. Quy định cấm trong đặt tên HTX .............................................................................36 2.3. Cách thức lập và đặt bảng hiệu của HTX .............................................................36 5
  5. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ .......................................................37 1. Nội dung hỗ trợ thành lập Hợp tác xã ...................................................................................37 2. Trình tự hỗ trợ thành lập Hợp tác xã .......................................................................................38 Phụ lục 1: Thủ tục chuyển đổi tổ hợp tác sang Hợp tác xã.................................................40 Phụ lục 2: Mẫu đơn đăng ký kinh doanh ........................................................................................41 Phụ lục 3: Mẫu lập danh sách xã viên ...............................................................................................42 Phụ lục 4: Địa chỉ liên hệ một số đối tác của Dự án .................................................................43 6
  6. SỔ TAY “THÀNH LẬP HỢP TÁC XÔ NHẬN THỨC VỀ HỢP TÁC Xà 1. HỢP TÁC Xà LÀ gì? Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều 1 - Luật Hợp tác xã năm 2003 Định nghĩa trên phản ánh những điểm cơ bản sau đây: (1). HTX là tổ chức kinh tế tập thể. Các xã viên là chủ của HTX, có toàn quyền quyết định những vấn đề tổ chức, hoạt động và phân phối lợi ích trong HTX trên cơ sở những quy định của Luật Hợp tác xã và những văn bản liên quan. (2). Hợp tác xã có thể được thành lập khi có số lượng xã viên từ 7 trở lên2, được đăng ký và hoạt động tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm3. (3). HTX có tư cách pháp nhân, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, bình đẳng với các doanh nghiệp khác. HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của Hợp tác xã theo quy định của pháp luật. (4). HTX là tổ chức mang tính xã hội, mở rộng cho tất cả những ai có nguyện vọng tham gia HTX. HTX ra đời dựa trên sự hợp tác, hợp lực, tự nguyện của các xã viên nhằm tạo ra sức mạnh tập thể, giải quyết những vấn đề mà từng xã viên riêng lẻ không thể làm được, hoặc làm không hiệu quả. (5). HTX hoạt động và phát triển dựa trên nguyên tắc: dân chủ, bình đẳng, công khai và đoàn kết. Mỗi xã viên có 1 phiếu bầu. (6). Mục tiêu hoạt động của HTX là mang lại lợi ích vật chất và tinh thần cho tất cả các xã viên, tập thể và cộng đồng. (7). Xã viên có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện tốt những quy định trong Điều lệ của HTX, hợp tác, xây dựng phát triển HTX. 2 Xem Điều 11, Luật Hợp tác xã năm 2003. 3 Xem Điều 15, Luật Hợp tác xã năm 2003 7
  7. 2. LỢi ÍCH KHi THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ LÀ gì? 2.1. Lợi ích kinh tế - xã hội ♦ Khi xã viên là người sản xuất trực tiếp, họ có nhiều cơ hội tiếp cận các sản phẩm đầu vào với giá hợp lý cũng như có cơ hội tiếp cận thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, họ được hưởng các dịch vụ tư vấn, kỹ thuật thuận lợi hơn. Ví dụ: HTX Chăn nuôi lợn Sơn Lôi ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc HTX có 23 hộ xã viên. Trung bình, mỗi hộ xã viên có khoảng 50 con lợn. Họ cùng hợp tác thành lập HTX, họ thu được nhiều lợi thế trong việc mua sản phẩm đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. - Đối với sản phẩm đầu vào: • HTX mua được cám rẻ vì trung bình khi mua 1000 bao cám HTX được giảm 4 triệu đồng; Xã viên mua cám của HTX sẽ rẻ hơn giá thị trường khoảng 5000-6000 đồng/bao. Bình quân, mỗi năm 23 hộ xã viên giảm được 72 triệu đồng chi cho việc mua cám lợn. • HTX thuê dịch vụ kiểm tra, tư vấn chăn nuôi cũng thuận tiện và chi phí ít hơn. Bình thường, nếu một hộ gia đình riêng lẻ thuê kiểm tra, tư vấn rất tốn kém. Trong khi đó, khi thành lập HTX, một ngày HTX có thể thuê chuyên gia kiểm tra, tư vấn cho đồng thời 10 hộ gia đình chăn nuôi lợn nên chi phí sẽ thấp hơn. • Khi HTX phát triển tốt, HTX có thể mua máy chế biến thịt lợn tại chỗ. Trong khi đó, một hộ gia đình riêng lẻ rất khó có khả năng mua được các máy móc hiện đại này. - Đối với sản phẩm đầu ra: • Nếu từng hộ bán riêng lẻ, bên thu mua thường trả giá rẻ. Khi các hộ cùng nhau thành lập HTX, họ có thể tiếp cận thị trường thuận lợi hơn và thương lương với bên thu mua giá cao hơn. • HTX đại diện cho các hộ gia đình đứng ra làm đầu mối ký kết hợp đồng với các cơ sở, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. - Mặt khác, khi thành lập HTX, các hộ gia đình chăn nuôi có thể cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, đoàn kết, hợp tác kinh doanh, tức là không còn sự cạnh tranh giữa từng hộ chăn nuôi. 8
  8. SỔ TAY “THÀNH LẬP HỢP TÁC XÔ - Hơn nữa, việc thành lập HTX cũng mang lại ưu thế trong việc đàm phán với chính quyền địa phương như xin cấp đất để phát triển hoạt động của hợp tác xã và tham gia các chương trình ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của địa phương,... 9
  9. SỔ TAY “THÀNH LẬP HỢP TÁC XÔ ♦ Khi xã viên là người cung cấp, sử dụng dịch vụ, họ được hưởng các hàng hoá, dịch vụ có chất lượng tốt với những điều kiện thuận lợi nhất. Ví dụ 1: HTX Nhà ở - Chung cư 17T10 Trung Hoà – Nhân Chính, Cầu Giấy – Hà Nội 192 hộ gia đình ở chung cư đã thành lập HTX nhà ở để HTX thay mặt xã viên tổ chức đấu thầu các dịch vụ và tự tổ chức làm một số dịch vụ. Ngành nghề kinh doanh của HTX nhà ở chủ yếu là dịch vụ cho người dân chung cư như: dịch vụ bảo vệ, trông giữ xe, ăn uống, giải khát, dọn vệ sinh môi trường, bảo trì chung cư,... Lợi nhuận thu được từ khách hàng (phần lớn là người dân sống ở chung cư) sẽ quay lại phục vụ lợi ích cho chính khách hàng đó. Cụ thể, mặt bằng để gửi xe ô tô, xe máy mỗi tháng của chung cư thu được khoảng 40 triệu đồng, HTX sẽ lấy tiền đó để trả lương cho nhân viên bảo vệ là những người chưa có việc làm ở chung cư, số còn dư ra sẽ chi trả cho các khoản dịch vụ công cộng khác như phí vệ sinh môi trường, điện thoại…Nhờ đó, các xã viên (các hộ gia đình ở chung cư) gần như không phải trả các khoản tiền dịch vụ (như phí vận hành cầu thang máy, phí vệ sinh, phí trông xe....). Ví dụ 2: HTX Giao thông vận tải Hoàng Việt ở Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tập hợp được 35 xe ôtô chở khách. Khi tham gia HTX, xã viên vừa có điều kiện thuận lợi được khai thác nhiều tuyến xe, vừa được hưởng dịch vụ sửa chữa xe của HTX với giá ưu đãi. Ngoài ra, HTX cũng hỗ trợ, quản lý, giúp đỡ xã viên đổi mới phương tiện và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. ♦ Khi xã viên là người lao động của Hợp tác xã, họ được tham gia vào việc quản lý, điều hành và giám sát HTX, họ có việc làm và được hưởng tiền lương, tiền công thỏa đáng tương ứng với đóng góp của họ cho HTX và được hưởng các quyền lợi, chế độ khác theo quy định của pháp luật. 10
  10. Ví dụ: Hợp tác xã Tư vấn và Hỗ trợ phát triển nông nghiệp Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (HaDevA) và Hợp tác xã Dịch vụ phát triển nông thôn Thanh Ba (Corudes), tỉnh Phú Thọ. Đây là hai HTX cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực nông nghiệp. Các xã viên cùng đóng góp kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để phục vụ sự phát triển của cộng đồng địa phương. Họ được Hợp tác xã trả lương (tức là có thu nhập thường xuyên) và cùng chia nhau lợi nhuận thu được từ hoạt động của Hợp tác xã đồng thời tham gia vào quá trình quản trị, kiểm soát Hợp tác xã. ♦ Khi xã viên là người gửi tiết kiệm hoặc người đi vay, nếu họ thành lập HTX tín dụng (Quỹ tín dụng nhân dân) họ được hưởng lãi tiết kiệm với mức thỏa đáng, được tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn với lãi suất thấp nhất có thể. Ngoài việc huy động vốn của xã viên, HTX tín dụng còn có thể huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và tiếp cận các nguồn vốn tài trợ của Nhà nước. Ngoài ra, các loại hình HTX khác có thể thực hiện dịch vụ tín dụng nội bộ (chỉ cho xã viên vay) khi HTX đáp ứng các yêu cầu và quy định của pháp luật liên quan. Ví dụ 1: Quỹ tín dụng nhân dân La Phù ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ HTX thu hút được trên 600 thành viên với tổng nguồn vốn hoạt động đạt 14 tỷ đổng. HTX chủ yếu cung cấp nguồn vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của thành viên như: mở rộng sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm cho con em xã viên. Ví dụ 2: Hợp tác xã Nông nghiệp Hợp Tiến ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình và HTX Dịch vụ nông nghiệp Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Các HTX này thực hiện dịch vụ tín dụng nội bộ, cho xã viên vay để đầu tư phát triển sản xuất với thủ tục vay đơn giản, không phải thế chấp tài sản, lãi suất được tính thấp hơn hoặc như lãi suất ngân hàng theo từng thời điểm. 11
  11. 2.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX4: • Hỗ trợ chuẩn bị thành lập HTX; HTX được Nhà nước hỗ trợ trong các lĩnh vực sau: • Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; • Hỗ trợ về đất đai; • Hỗ trợ về tín dụng; • Hỗ trợ xúc tiến thương mại; • Hỗ trợ lao động, việc làm; • Hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ; • Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; • Ưu đãi đầu tư. (Xin tham khảo Sổ tay “Chính sách hỗ trợ HTX“) 3. LỢi ÍCH KHi giA NHẬP HỢP TÁC XÃ LÀ gì? Khi gia nhập HTX, xã viên sẽ được hưởng các lợi ích sau: (1). Được ưu tiên làm việc cho HTX và được trả công lao động theo quy định của điều lệ HTX; (2). Được hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX đối với xã viên; 4 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển HTX; Thông tư Số 02/2006/TT- BKH ngày 13 tháng 2 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX. 12
  12. SỔ TAY “THÀNH LẬP HỢP TÁC XÔ (3). Được cung cấp các thông tin kinh tế - kỹ thuật cần thiết; được HTX hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ; (4). Được hưởng các phúc lợi của HTX. 13
  13. SỔ TAY “THÀNH LẬP HỢP TÁC XÔ THỦ TỤC THÀNH LẬP HỢP TÁC Xà 1. CÁC BướC THÀNH LẬP HỢP TÁC Xà NHư THế NÀo ? Bước 1: Sáng lập viên và ý tưởng thành lập HTX mới Bước 2: Thực hiện nghiên cứu tính khả thi Bước 3: Xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh và kế hoạch hoạt động Bước 4: Báo cáo cho UBND cấp xã nơi dự kiến đặt trụ sở chính Bước 5: Tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động Bước 6: Xây dựng dự thảo Điều lệ HTX Bước 7: Chuẩn bị và tiến hành Hội nghị thành lập Bước 8: Đăng ký kinh doanh Bước 9: Tổ chức triển khai hoạt động của HTX 14
  14. Sơ đồ các bước thành lập Hợp tác xã 15
  15. 1.1. Bước 1: Sáng lập viên và ý tưởng thành lập HTX mới a. Ý tưởng thành lập HTX Ý tưởng thành lập HTX: • (hoặc) một nhóm người có chung nhu cầu, cùng cam kết sẽ hợp tác với nhau trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trong một số lĩnh vực nhất định, • (hoặc) một người, một tổ chức, doanh nghiệp hay một cơ quan chức năng của địa phương. Ví dụ 1: Hợp tác xã Chăn nuôi và Phát triển bò sữa ở xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ ý tưởng của một người chăn nuôi bò sữa. Anh đã tập hợp được 42 người nuôi bò sữa tham gia HTX. Ví dụ 2: Một số HTX Chăn nuôi lợn ở các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc được thành lập từ ý tưởng, đề xuất của nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn và Dự án Dialogs thuộc Tổ chức GRET tại Việt Nam. Ví dụ 3: Liên minh HTX tỉnh Phú Thọ đề xuất ý tưởng thành lập các HTX Môi trường ở huyện Thanh Ba sau khi đã phân tích tình hình và khả năng của địa phương trong lĩnh vực này. b. Sáng lập viên Sáng lập viên có thể là: • Cá nhân (bao gồm cả cán bộ, công chức); • Hộ gia đình; • Pháp nhân. 16
  16. SỔ TAY “THÀNH LẬP HỢP TÁC XÔ Đối với cá nhân: - Phải là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có đủ mọi năng lực hành vi dân sự. - Có đơn xin gia nhập HTX; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của HTX. - Góp vốn theo quy định của Điều lệ HTX. - Góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho HTX tuỳ thuộc vào nhu cầu của HTX. Đối với cán bộ, công chức: - Phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý. - Có đủ điều kiện như các quy định đối với cá cá nhân. - Không được giữ các chức danh sau: Trưởng Ban quản trị hoặc thành viên Ban quản trị, Trưởng Ban kiểm soát hoặc thành viên Ban kiểm soát, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm HTX, Kế toán trưởng hoặc kế toán viên và các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của hợp tác xã. 17
  17. SỔ TAY “THÀNH LẬP HỢP TÁC XÔ Đối với hộ gia đình: - Các thành viên của hộ gia đình có tài sản chung để hoạt động kinh tế như: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, tài sản lưu động (bàn, ghế, tủ,...) hay các tài sản cố định khác (như nhà cửa,…) phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình. - Hộ gia đình phải cử người đại diện bằng giấy uỷ quyền. - Người đại diện của hộ phải có đủ điều kiện như các quy định đối với cá nhân. - Khi muốn thay đổi người đại diện, hộ gia đình phải có đơn đề nghị Ban quản trị xem xét, quyết định. Đối với pháp nhân: - Pháp nhân là tổ chức (trừ quỹ xã hội và quỹ từ thiện) được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với các cá nhân và tổ chức khác và chịu toàn bộ trách nhiệm đối với tài sản của mình; tham gia vào các mối quan hệ pháp lý dưới tên của mình. - Pháp nhân phải có đơn xin gia nhập HTX, người đứng tên trong đơn phải là đại diện theo pháp luật của pháp nhân. - Pháp nhân phải tham gia vào hoạt động của HTX, thực hiện các nghĩa vụ của một xã viên theo quy định của Điều lệ HTX. - Pháp nhân phải góp vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ HTX. 18
  18. Thông thường, một hoặc nhiều người có thể tập hợp lại với nhau để đưa ra kế hoạch thành lập HTX. - Những người này phải cùng có nhu cầu hợp tác, thấy được lợi ích của HTX, - Họ có kiến thức về lĩnh vực hoạt động dự tính của HTX, - Họ có ý tưởng, chiến lược, định hướng về khả năng phát triển của HTX, - Họ sẽ tuyên truyền, vận động những người khác tham gia vào kế hoạch thành lập HTX. c. Cam kết và năng lực HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, làm việc dựa trên nguyên tắc giám sát dân chủ bởi các xã viên. Thành công của HTX phụ thuộc vào việc xã viên tham gia vào hoạt động của HTX. Cam kết của xã viên vào quá trình thành lập HTX dựa trên 3 phương diện sau: (1). Giá trị và nguyên tắc hợp tác: xã viên phải tôn trọng các giá trị của HTX như tương trợ, chịu trách nhiệm cá nhân và tập thể, dân chủ, công bằng, bình đẳng và đoàn kết. Xã viên cần cam kết sử dụng dịch vụ của HTX; (2). Cam kết tài chính-nguồn lực: mỗi xã viên phải đầu tư tài chính, nguồn lực vào HTX bằng cách góp vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ HTX; (3). Thời gian dành cho HTX: các xã viên cần đầu tư thời gian cho HTX, gắn bó với HTX, thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với HTX. Xã viên cần có lòng nhiệt tình với kế hoạch thành lập HTX. Mặt khác, để HTX được quản lý tốt và hoạt động hiệu quả, HTX cần tập hợp các thành viên có năng lực nhất định (tùy theo từng lĩnh vực hoạt động của HTX và vị trí của xã viên trong HTX), bao gồm: • Chuyên môn, kỹ thuật (cần thiết trong việc làm ra sản phẩm, dịch vụ của HTX); • Marketing (cần thiết để kinh doanh sản phẩm); • Quản lý (cần thiết để đảm bảo việc vận hành của HTX); • Điều hành (cần thiết để lãnh đạo và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của HTX). 19
  19. d. Mục tiêu, chiến lược Sáng lập viên, phải cùng nhau xác định rõ mục tiêu của HTX cũng như chiến lược phát triển của HTX trong tương lai. Các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, có thể đánh giá được và có thể đạt được. Từ các mục tiêu này, các thành viên sẽ xác định các hoạt động của HTX. Trong trường hợp có nhiều mục tiêu đặt ra, các thành viên phải xếp loại ưu tiên cho các mục tiêu đó. Ví dụ: HTX nông nghiệp có mục tiêu là cung cấp vật tư chất lượng cao với giá cạnh tranh và chiến lược của họ là tham gia vào sự phát triển của cộng đồng. Để xác định chiến lược và các mục tiêu của HTX, sáng lập viên cần trả lời các câu hỏi sau: • Tại sao chúng ta cần tập hợp nhau lại và thành lập HTX? Chúng ta sẽ gặp khó khăn gì nếu không thành lập HTX? • Chúng ta phải làm gì? ở đâu? như thế nào? • Sau khi thành lập HTX, xã viên sẽ được hưởng lợi ích gì? • Cộng đồng có được hưởng lợi từ các dịch vụ và sản phẩm do HTX chúng ta cung cấp không? Lời khuyên thực tế: Đề nghị đơn vị tư vấn Ngay khi sáng lập viên có ý tưởng thành lập HTX, họ có thể tiến hành đề nghị một trong các đơn vị sau làm đơn vị tư vấn toàn bộ quy trình thành lập HTX : - Các HTX tư vấn như: HTX Dịch vụ phát triển nông thôn Thanh Ba - Phú Thọ (Corudes), HTX Tư vấn và Hỗ trợ phát triển nông nghiệp Hạ Hòa - Phú Thọ (HaDevA), Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông thôn Sông Hồng - Vĩnh Phúc,… - Các cơ quan chuyên môn tư vấn (Phòng Nông nghiệp huyện, Chi cục HTX, Liên minh HTX,…). 20
nguon tai.lieu . vn