Xem mẫu

SỔTAYHƯỚNGNGHIỆP NGHỀGÌ,LÀM GÌ? SỔTAYHƯỚNGNGHIỆP NGHỀGÌ,LÀM GÌ? Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Hướng nghiệp 101 ngành nghề từ phổ thông đến chuyên ngành Chọn nghề trong trong công nghệ thông tin LỜINÓIĐẦU Nhà xuất bản thống kê tái bản lán 1 cuốn “Nghề gì? Làm gì”. Với nội dung có sửa chữa phong phú hơn,cũng không ngoài mục đích giúp cho các bậc phụ huynh, bạn trẻ sinh viên, học sinh có điều kiện để tham khảo, nghiên cứu, hướng nghiệp chọn lựa và tìm hiểu đầy đủ, kỹ lưỡng hơn trước lúc quyết định tương lai cho cuộc đời mình. Chúc thành công và xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của bạn đọc. Ban biên tập Phần 1. KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN XIN VIỆC Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH NGHỀ Phần 3. CHỌN NGHỀ TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÀI LIỆU THAM KHẢO Created by AM Word2CHM Phần 1.KINHNGHIỆM PHỎNGVẤNXIN VIỆC SỔTAYHƯỚNGNGHIỆPNGHỀGÌ,LÀM GÌ? Trong xu thế tuyển dụng ngày nay bằng cấp học vấn không còn là một yếu tố quyết định duy nhất. Nó không thể thay thế năng lực mà bạn có thể chứng tỏ qua phỏng vấn, giai đoạn thử việc (proba– tion) hoặc tập sự (trainee period). Nhiều công ty coi trọng thực lực của ứng viên, và sẵn sàng tuyển bạn mà không yêu cầu bằng cấp. Tuy nhiên, cùng với học vấn bạn sẽ được đánh giá cao nếu thể hiện được trí thông minh, óc sáng tạo, sự nhạy bén, kinh nghiệm, sự cân bằng về cá tính, nhân cách cũng như các phẩm chất khác của mình. Bài viết sau đây trích trong tập san Job Research for Aldults do Bộ Giáo dục Đào tạo & Việc làm của Australia xuất bản sẽ giới thiệu với các bạn những kinh nghiệm hữu ích khi bạn chuẩn bị đến phỏng vấn xin việc, và chỉ giúp chúng ta những sai lầm có thể tránh được. Phỏng vấn là cơ hội để bạn giới thiệu những phẩm chấtcủa mình 1.Công việc bạn làm trước ở nhà: Việc lo lắng trước khi đến phỏng vấn là điều rất bình thường mà ai cũng cảm thấy, dù cho bạn đã nhiều lần đi phỏng vấn. Đa số người phỏng vấn hiểu và thông cảm điều đó, nên bạn không phải lo gì nếu phạm một vài vụng về nho nhỏ. Việc còn lại là bạn cố gắng chuẩn bị càng đầyđủ càng tốt, vì như thế bạn có thể làm chủ tình hình tốthơn. Bạn nên thu thập những thông tin về công ty hay doanh nghiệp mà bạn định đến xin việc, bạn nên biết: – công ty, doanh nghiệp này sản xuất, bán sản phẩm haycung cấp dịch vụ gì? – nhân viên của công ty cần có hiểu biết chuyên môn hayđào tạo nào? – những yêu cầu về công việc hoặc chức vụ mà bạn định ứng tuyển? – doanh nghiệp có những phát triển hay mở rộng kinh doanh nào mới nhất? – công ty đang chú trọng đến chất lượng sản phẩm,dịch vụ hậu mãi haynăng suấtsản xuất? – những triển vọng của doanh nghiệp ấy? Những thông tin trên giúp bạn thấy được những mặt mạnh nà bạn có thể nêu ra trong tờ résumé (ly lịch bản thân, CV), trong đơn xin việc mà bạn sẽ gửi đi, hayngaytrong buổi phỏng vấn sắp đến. Bạn có thể tìm chúng trong: – những ấn phẩm giới thiệu công ty(companyprofile, brochure, v.v..) – những tờ giới thiệu sản phẩm (leatlet) của công ty phát hành trong các dịp hội chợ, chiến dịch tiếp thị, đợt khuyến mãi – các chuyên mục giới thiệu doanh nghiệp trong các tạp chí,nguyệtsan,niên san v.v… – các văn phòng hay trung tâm giới thiệu việc làm địa phương. Một ý tưởng hay là bạn có thể làm một tờ ghi chú tóm tắt chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Nếu cần bạn cũng có thể đặt chúng vào trong 1 bia hồ sơ cho gọn gàng. Nếu thấy thích hợp bạn cũng có thể mang theo một vài mẫu của công việc liên quan mà bạn đã làm trước đây để giới thiệu với người phỏng vấn. Dĩ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn