Xem mẫu

XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 VÀ VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ "VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM" VÀO GIẢNG DẠY A. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI SKKN 1. Cơ sở xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện các công văn số 3535/ BGDĐT­GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ GD ­ ĐT, hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các "chủ đề dạy học". Công văn số 5555/BGDĐT­ GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ GD ­ ĐT, hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về xây dựng kế hoạch và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với các "chuyên đề dạy học". Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở GD ­ ĐT, của trường THPT B Phủ Lý về tập huấn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, xây dựng nội dung tham gia hội thảo môn Sinh học cấp Tỉnh, xây dựng các chuyên đề dạy học và sử dụng websize trường học kết nối,... Tại công văn số 3535/ BGDĐT­GDTrH và công văn số 5555/BGDĐT­ GDTrH trên đã sử dụng hai thuật ngữ khác nhau: "chủ đề dạy học`` và "chuyên đề dạy học". Vậy "chủ đề dạy học`` và "chuyên đề dạy học" có gì khác nhau? Các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên nên xây dựng "chủ đề dạy học" hay "chuyên đề dạy học"? .... Dạy học tích hợp liên môn hay đơn môn là gì? Bản chất và phương pháp dạy học liên môn và đơn môn?....Đó là những câu hỏi thực tế đã khiến không ít giáo viên còn khá lúng túng trong quá trình xây dựng các chủ đề/chuyên đề dạy học. Trong năm học 2014­2015, chúng tôi tham gia hội thảo xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc 1 thi vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn, trong khi đó, bản thân tôi trực tiếp tham dự lớp tập huấn tại Yên Bái về xây dựng các chuyên đề đơn môn trong dạy học và chia sẻ những kinh nghiệm học được cho giáo viên... Năm học 2014­2015, tôi cùng nhóm Sinh của trường THPT B Phủ Lý đã trực tiếp xây dựng, thực hiện và nộp 6 chuyên đề dạy học tích hợp đơn môn lên websize trường học kết nối, đồng thời, tôi tham gia xây dựng báo cáo tham luận tại hội thảo cấp Sở GD về xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong môn Sinh học, ngoài ra, tôi còn trực tiếp hướng dẫn nhóm học sinh tham gia cuộc thi: "Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn" do Bộ GD ­ ĐT tổ chức và sản phẩm của nhóm đã được Sở GD ­ ĐT Hà Nam chọn gửi đi tham dự kì thi cấp quốc gia. Xuất phát từ những yêu cầu mang tính thời sự cấp thiết về mặt lý luận và thực tế của ngành giáo dục trong năm học này cũng như một số kinh nghiệm của bản thân trực tiếp tham gia trong năm học qua, cùng với các chuyên đề đơn môn đã được gửi lên trường học kết nối, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin trình bày những kinh nghiệm của mình trong quá trình xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn Sinh học 10. Đặc biệt, với ý tưởng đã được thai nghén trong thời gian rất dài khi nghiên cứu về virus cúm gia cầm trên đối tượng gà Móng Tiên Phong trong đề tài nghiên cứu sinh của mình, tôi đã xây dựng chi tiết chủ đề liên môn: " Virus và bệnh truyền nhiễm". Chủ đề này đã được tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi khi tôi tham gia các lớp tập huấn tại Hà Nội và Yên Bái, đặc biệt là các ý kiến của nhiều đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh Hà Nam cũng như bản thân được trực tiếp giảng dạy tại các lớp 10A1, 10A2,10A3 và lớp 10 B1, B2, B3 tại trường THPT B Phủ Lý trong năm học 2014­2015. 2. Phạm vi nghiên cứu và khả năng áp dụng 2 Nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm này gồm 2 vấn đề chủ yếu và được thực hiện ở 2 thời điểm khác nhau có tính áp dụng rộng rãi tới giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh. Cụ thể: Phần thứ nhất: Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn Sinh học 10 (là bản báo cáo tham luận cấp Sở GD ­ ĐT tại Hội thảo Sinh học diễn ra tại THPT A Phủ Lý ­ tháng 10 năm 2014, do Sở GD ­ ĐT Hà Nam tổ chức. Nội dung bản báo cáo này đã được chỉnh sửa và bổ sung sau khi được nghe góp ý của NGUT ­ Thạc sỹ Bùi Văn Tâm ­ nguyên PGĐ Sở GD ­ ĐT Hà Nam và các đồng nghiệp dạy môn Sinh trong Tỉnh tại Hội thảo môn Sinh học). Phần thứ hai: Xây dựng chi tiết 1 chuyên đề: " Virus và bệnh truyền nhiễm" trên cơ sở tích hợp liên môn với môn Công nghệ, môn Văn, môn GDCD, môn Địa và môn Tin. Nội dung phần này có sự tham khảo một số nội dung và ý kiến của Tiến sĩ Phan Thị Hội ­ bộ môn Phương Pháp, Khoa Sinh học, Trường ĐH SP I Hà Nội; cũng như các thầy, cô giáo của nhiều môn khác nhau tại trường THPT B Phủ Lý trực tiếp dự giờ và đóng góp ý kiến khi tôi trực tiếp giảng dạy mẫu tại hội đồng giáo dục nhà trường, tháng 3 năm 2015. Chủ đề được xây dựng dựa trên cấu trúc thống nhất đã được tập huấn tại Yên Bái theo chương trình của Bộ GD ­ ĐT. Đặc biệt, để phù hợp hơn với những đổi mới của Bộ GD ­ ĐT trong giảng dạy, thi cử và kiểm tra đánh giá được thực hiện ngay từ năm học này, tôi đã thiết kế chủ đề với 4 tiết lý thuyết với những hoạt động dạy và học (chứ không phải là giáo án) dựa trên những chuẩn kiến thức và kĩ năng của các môn liên môn và đặc biệt hơn nữa, tôi đã xây dựng bộ công cụ đánh giá theo 4 cấp độ cho mỗi tiết học (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao), mỗi bộ công cụ đánh giá, tôi cố gắng xây dựng các dạng câu hỏi khác nhau: từ trắc nghiệm khách quan, ghép nối các cột, trắc nghiệm điền thiếu.... đến trả lời tự luận hoặc xây dựng các bài thuyết trình tuyên truyền ý thức đến cộng đồng. Tiết 5, tôi thiết kế chi 3 tiết quá trình dạy học theo dự án ­ đặc trưng của dạy học theo những chuyên đề có vận dụng kiến thức tương ứng vào thực tiễn. Với hai phần nội dung mang tính thời sự trên của đề tài, tôi tin chắc rằng, đề tài sẽ giúp ích các thầy giáo, cô giáo trong quá trình giảng dạy môn Sinh trong toàn tỉnh. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM */ Những vấn đề lý luận chung Trước hết, để giải đáp cho những băn khoăn về "chủ đề dạy học`` và "chuyên đề dạy học", theo quan điểm của cá nhân tôi, giữa "chủ đề dạy học`` và "chuyên đề dạy học" có một số khác biệt. Nếu như "chủ đề dạy học" là vấn đề rộng, là tư tưởng trung tâm của một vấn đề, một đơn vị tương đối hoàn chỉnh có cấu trúc logic về một nội dung kiến thức nào đó thì "chuyên đề dạy học" là vấn đề chuyên sâu, là các vấn đề chuyên môn liên quan đến nhau để giải quyết nội dung hoặc thực tiễn cụ thể. Vì vậy, chủ đề thường "rộng hơn" nhưng chuyên đề lại "sâu hơn". Tại lớp tập huấn Yên Bái (tháng 12 năm 2014) tất cả giáo viên tham gia tập huấn đều nhất trí với quan điểm của tiến sĩ Ngô Văn Hưng ­ chuyên viên môn Sinh của Bộ GD ­ ĐT, đồng nhất hai thuật ngữ: "chủ đề dạy học" và "chuyên đề dạy học" trong các công văn số 3535/ BGDĐT­GDTrH và công văn số 5555/BGDĐT­GDTrH trên. Do đó, trong bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng cả hai thuật ngữ trên cho phù hợp với thời gian thực hiện hai phần của nội dung bản sáng kiến. 4 Về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn và đơn môn đã được đưa ra thảo luận rất kĩ tại buổi :"Hội thảo về xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn Sinh học:", diễn ra tại trường THPT A Phủ Lý, do Sở GD ­ ĐT Hà Nam tổ chức tháng 11 năm 2014. Tại đó, tất cả giáo viên dạy học môn Sinh học trong toàn Tỉnh Hà Nam tham dự thống nhất và khẳng định: dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn và đơn môn đều thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học. Tuy nhiên, trong nội dung dạy học đó, giữa dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn với dạy học theo chủ đề đơn môn có những sự khác biệt. Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Mặc dù vậy, theo tôi, về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. */ Thực trạng và các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trên cơ sở đó, nội dung bản SKKN này, tôi tập trung xây dựng 3 chủ đề tích hợp liên môn và tập trung chi tiết vào một chủ đề minh họa: Virus và bệnh truyền nhiễm. Phần thứ nhất, tôi tập trung phân tích và tìm hiểu nguyên nhân của những thuận lợi, khó khăn và thực trạng ở trường THPT khi thực hiện xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Đặc biệt là biện pháp xây dựng 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn