Xem mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc =============== SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên: Đỗ Thị Li - Ngày tháng năm sinh: 04/08/1979 - Năm vào ngành: 2001 - Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường PTTH Ba Vì - Trình độ chuyên môn: Đại Học Sư Phạm - Hệ đào tạo: Chính qui - Bộ môn giảng dạy: Vật Lí - Ngoại ngữ : Tiếng Anh - Trình độ chính trị: Sơ cấp. - Khen thưởng: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 2009 - 2010, 2010 - 2011 1 I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu: + Cơ sở lý luận: Thế kỉ XXI là thế kỉ dành cho trí tuệ. Chính vì vậy, mà mỗi quốc gia đều phải xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hoà mình vào sự phát triển giáo dục của cả nước, mỗi trường phổ thông đã và đang phấn đấu để nâng cao chất lượng giáo dục trong quá trình dạy học, bằng cách đẩy mạnh phong trào dạy và học. Theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, giáo viên trong các trường THPT đã có phương pháp dạy học đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên qua thực tế tôi giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá giỏi ở lớp 10, tôi nhận thấy một số nội dung học sinh tiếp thu vẫn còn khó hiểu. Để giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn, nhận thức bài giảng nhanh hơn, tốt hơn và tạo cho học sinh có được hứng thú cao trong học tập tôi giúp học sinh có được phương pháp làm bài tập. Trong phần động học, nghiên cứu về chuyển động của các vật, thường có những dạng bài tập xác định khoảng cách lớn nhất hay nhỏ nhất giữa hai vật trong quá trình chuyển động, để giải quyết các bài tập này hầu như học sinh và giáo viên thường vận dụng phương pháp lập phương trình chuyển động. Tuy nhiên trong một số bài toán cụ thể cần khả năng tư duy cao, nếu dùng dùng phương pháp lập phương trình chuyển động thì bài toán dài dòng, phức tạp. Vì vậy tôi xin đề xuất một phương pháp: “ Vận dụng phương pháp cộng vận tốc để giải một số bài toán cực trị trong chương trình vật lí lớp 10 tại trường THPT Ba Vì” + Cơ sở thực tiễn: Thực tế cho thấy hoạt động dạy và học Vật Lí đã phần nào gây hứng thú, giúp học sinh ham thích học tập và tìm hiểu môn học này. Trên cơ sở nội dung bài học, các em đã biết làm một số bài tập đơn giản và vận dụng vào cuộc sống để làm việc và giải thích một số hiện tượng Vật Lí thường gặp. Tuy nhiên khi gặp bài tập khó thì các em lúng túng, chưa biết phương pháp giải như thế nào mặc dù đã học chăm chỉ . Vì vậy tôi cung cấp cho các em phương pháp giải bài tập theo từng chuyên đề. 2 2- Mục đích SKKN: Có rất nhiều bài tập tôi thấy các em vướng mắc, nhưng phần công thức công vận tốc các em hầu như không làm được bài toán cực trị, em nào làm được thì phương pháp giải khó hiểu, dài dòng. Theo tôi vấn đề phương pháp làm bài hết sức quan trọng. Do vậy tôi muốn cung cấp cho các em phương pháp: Vận dụng phương pháp cộng vận tốc để giải một số bài toán cực trị. + Đối tượng: Vận dụng phương pháp cộng vận tốc vào giải bài toán cực trị. + Phạm vi: Học sinh lớp 10A1 và 10A2 trường THPT Ba Vì. 4- Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu : 1 năm trong năm học 2011 - 2012 Kế hoạch nghiên cứu: + Tìm hiểu phương pháp cộng vận tốc. + Tìm hiểu trình độ nhận thức của học sinh. + Tìm hiểu phương pháp: vận dụng công thức cộng vận tốc vào giải bài toán cực trị. + Dạy theo phân phối chương trình và dạy tăng cường: Dạy học sinh lớp 10 A2 phương pháp cộng vận tốc vào giải bài toán cực trị. Dạy học sinh lớp 10 A1 phương pháp cộng vận tốc cơ bản. + Kiểm tra và đối chiếu. 5- Phương pháp nghiên cứu: Điều tra - Khảo sát. II - NỘI DUNG ĐỀ TÀI Tên đề tài: “ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CỘNG VẬN TỐC ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN CỰC TRỊ TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT BA VÌ” A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Tính tương đối của toạ độ: Đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì toạ độ khác nhau. 3 2. Tính tương đối của vận tốc: Vận tốc của cùng một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Công thức cộng vận tốc: v13 = v12 +v23 v13 : vận tốc vật 1 đối với vật 3 ( vận tốc tuyệt đối) v12 : vận tốc vật 1 đối với vật 2 (vận tốc tương đối) 23: vận tốc vật 2 đối với vật 3 (vận tốc kéo theo) v13 = −v31 v12 = −v21 v23 = −v32 * Hệ quả: 1. Nếu 12,v23 cùng phương, cùng chiều thì độ lớn v13 : v13 = v12 +v23    12 23 13 2. Nếu 12,v23 cùng phương, ngược chiều thì độ lớn v13 : v13 =| v12 − v23 |    23 13 12 3. Nếu 12,v23 vuông góc với nhau thì độ lớn v13 : v23 v13 = v12 +v23  13  12 4. Nếu 12,v23 tạo với nhau một góc  thì độ lớn v13 : v13 =  23 v12 +v23 +2v12v23 cos  13   12 4 B. PHƯƠNG PHÁP CỘNG VẬN TỐC VÀO GIẢI BÀI TOÁN CỰC TRỊ. + B1: Công thức cộng vận tốc: 13 = 12 + 23 + B2: Tìm vận tốc tương đối của vật 1 so với vật 2: Tại A v12 = v13 +(−v23) = v1 −v2 + B3: Vật 2 làm mốc vậy khoảng cách ngắn nhất giữa 2 vật chính là khoảng cách ngắn nhất từ 1 vật đến phương của chuyển động tương đối (đường thẳng chứa v12 ). Từ vật 1 hạ đoạn thẳng BH vuông góc phương của chuyển động tương đối. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 vật chính là BH. + B4: Liên hệ các đại lượng đã biết để tìm ra kết quả. C. BÀI TẬP ÁP DỤNG. Bài 1: Hai chất điểm chuyển động trên hai đường y thẳng Ax và By vuông góc với nhau, tốc độ lần lượt là v1 và v2( Hình vẽ) x  1 a/ Vẽ vẽ véc tơ vận tốc của chất điểm 1 so với chất điểm 2 A b/ Biểu diễn trên cùng một hình vẽ khoảng cách  ngắn nhất giữa hai chất điểm trong quá trình 2 B chuyển động. Giải a/ B1: Áp dụng công thức cộng vận tốc: 13 = 12 + 23 B2: Xét chuyển động tương đối của chất điểm 1 so 2 ta có: v12 = v13 +(−v23) = v1 −v2 b/ B3: Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 chất điểm chính là khoảng cách ngắn nhất từ 1 chất điểm đến phương chuyển động tương đối. C 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn