Xem mẫu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010 - 2011 I- ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy có một vai trò tích cực: vừa đổi mới phương pháp giảng dạy, vừa tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học, nhất là trong giờ học môn Lịch sử ở các trường phổ thông. Với những ưu điểm của việc ứng dụng CNTT trong các bài giảng đã làm cho con đường tiếp cận nội dung bài học một cách nhanh nhất và dễ hiểu nhất. Tuy vậy, nếu giáo viên lạm dụng việc ứng dụng CNTT hoặc sử dụng thiếu hiệu quả sẽ mang lại những kết quả không mong muốn, không truyền đạt đủ lượng kiến thức trọng tâm của bài học tới học sinh. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào các bài giảng là một kỹ thuật mà mỗi giáo viên cần nắm và hiểu: Áp dụng cho từng bài học, áp dụng cho từng mục trong bài học hay cho từng nội dung kiến thức mà ở đó cần minh chứng kiến thức hoặc ứng dụng hiệu quả cho các phần có câu hỏi và đáp án nhanh... và đặc biệt coi bài giảng có ứng dụng CNTT là một tiết dạy có sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học chứ không phải là một bài giảng có sẵn, chiếu lên bảng để học sinh chép nội dung kiến thức mà ở đó giáo viên đã thiết kế trước. 1. Cơ sở lý luận. Từ năm học 2008 - 2009 được chọn là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục” . Sau hai năm thực hiện, đến năm học 2010 – 2011 ngành giáo dục vẫn định hướng: tiếp tục chú trọng ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và ứng dụng trong công tác quản lý chuyên môn. Đội ngũ giáo viên trong các nhà trường đã nhận thức được rằng: ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và ứng dụng trong công tác quản lý chuyên môn là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất. Song để ứng dụng CNTT hiệu quả trong giảng dạy thì công việc đầu tiên và quan trọng đối với người giáo viên là phải biết thiết kế một bài giảng điện tử (bài giảng có ứng dụng các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh và các siêu liên kết... trong giờ dạy). Việc sử dụng các bài giảng có ứng dụng CNTT không những thực hiện chủ đề của năm học do Ngành Giáo dục đưa ra mà còn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy- góp phần rút ngắn quãng đường tiếp cận nội dung bài giảng một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. 2. Cơ sở thực tiễn. Việc sử dụng đúng cách các tiết dạy có ứng dụng CNTT có những ưu điểm của nó: Đối với giáo viên: Triển khai bài giảng và cụ thể hóa nội dung bằng các hình ảnh, âm thanh hoặc các siêu liên kết phù hợp, chính xác sẽ giúp học sinh dễ nhận biết, dễ hiểu. Có nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh khai thác sâu những kiến thức trọng tâm. Giáo viên thực hiện: Đường Duy Toại 1 Trung tâm GDTX số 2 TP Lào Cai Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010 - 2011 Đối với học sinh: Dễ hiểu, dễ ghi nhớ và khắc sâu kiến thức bằng những hình ảnh, âm thanh minh chứng cho nội dung kiến thức. Bớt tư duy trừu tượng, đơn giản hóa cách tiếp nhận kiến thức. Đối với tiết học: Gây hứng thú, tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho học sinh, tiết học được hỗ trợ các âm thanh, hình ảnh động sẽ bớt đi nhàm chán, khô khan mà học lịch sử thấy sống động hơn, gần với qúa khứ hơn so với những bài giảng thông thường. Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT một cách lạm dụng, thái quá sẽ mang lại những tác dụng trái chiều: Đối với giáo viên lạm dụng: Coi bài giảng có ứng dụng CNTT là bài giảng hoàn toàn hiệu quả, không biết cách phối hợp việc ứng dụng CNTT với bảng viết và các phương pháp truyền đạt khác. Nếu giáo viên dowload ( lợi dụng mạng Internet để tải bài giảng về) các bài giảng của đồng nghiệp về, không có sự chỉnh sửa để phù hợp với đối tượng học sinh sẽ làm cho giáo viên mất chủ động trong quá trình thực hiện: đôi khi gặp rắc rối với những hiệu ứng và liên kết trong bài giảng, có thể còn gặp một số nội dung kiến thức sai... Tạo sức ỳ trong công tác soạn giảng và bồi dưỡng chuyên môn. Đối với học sinh: Có thể dẫn đến không biết ghi lượng kiến thức nào (có thể ghi tất cả các nội dung, có thể không ghi kịp nội dung hoặc cũng có thể không ghi nội dung nào...) đối với việc giáo viên lạm dụng việc ứng dụng CNTT thay hoàn toàn cho một bài giảng. Có thể học sinh tập trung quan sát các hình ảnh, các liên kết nên thụ động việc khai thác kiến thức khi giáo viên hướng dẫn.... Do đó nếu giáo viên sử dụng và khai thác hợp lý tính năng của bài giảng có ứng dụng CNTT thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong cách truyền đạt kiến thức. 3. Lý do chọn đề tài. Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên. Cũng như sau nhiều năm giảng dạy và sử dụng các bài giảng có ứng dụng CNTT qua hai cơ sở giáo dục (Trung tâm GDTX Si Ma Cai và Trung tâm GDTX số 2 TP Lào Cai) với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tôi đã thấy được tính hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT trong các tiết giảng. Vì vậy, trong năm học 2010 -2011, được sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường và đặc thù của bộ môn Lịch sử (việc giảng dạy các bài giảng có sử dụng CNTT vào các tiết giảng) mang lại những hiệu quả cao hơn so với phương pháp cũ (phương pháp thuyết giảng), tôi đã mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề "Tính hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Lịch sử" làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Giáo viên thực hiện: Đường Duy Toại 2 Trung tâm GDTX số 2 TP Lào Cai Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010 - 2011 4. Phạm vi đề tài. Được áp dụng và kiểm nghiệm trong 02 cơ sở giáo dục: Trung tâm GDTX Si Ma Cai và Trung tâm GDTX số 2 TP Lào Cai. Được áp dụng và kiểm nghiệm cho các lớp học thuộc bậc học THPT và với nhiều đối tượng khác nhau: học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có tư duy, nhận thức nhanh, có học sinh tư duy nhận thức chậm và yếu. 5. Bố cục đề tài. Đề tài được bố cục gồm 3 phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận 6. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu: Thực tiễn soạn giảng bài học có ứng dụng CNTT vào các đối tượng, phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu, kiểm nghiệm bằng hai đối tượng: Tiết giảng có ứng dụng CNTT và tiết giảng không có ứng dụng CNTT, phiếu thăm dò ý kiến học sinh. II. NỘI DUNG 1. Điều kiện thực hiện. Đối với cơ sở giáo dục: được trang bị các trang thiết bị có thể ứng dụng CNTT vào các tiết giảng như: Máy vi tính, máy chiếu Projecter, loa... Đối với giáo viên: Biết sử dụng vi tính và khai thác hiệu quả các phần mềm ứng dụng: Power Point, Violet... Đối với bài giảng: Bài giảng cần những hình ảnh, âm thanh để minh chứng: Bài giảng về Xã hội nguyên thủy, các cuộc chiến tranh, các bản tuyên ngôn, lời kêu gọi, các bài có nội dung so sánh, đối chiếu, tường thuật sự kiện... 2. Cách thức tiến hành. 2.1. Sử dụng phần mềm đơn giản để soạn giảng: Phần mềm Power Point, Violet. Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn ở trường phổ thông, giáo viên có thể chọn lựa nhiều phần mềm khác nhau như: Flash, PowerPoint, Violet (tiếng Việt)… kết hợp với các phần mềm hổ trợ khác. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng, yêu cầu của bộ môn lịch sử cũng như khả năng tiếp cận của giáo viên, việc lựa chọn phần mềm PowerPoint qua thực tế sử dụng đã khẳng định được ưu thế so với các phần mềm khác. PowerPoint là phần mềm đồ họa diễn hình có trong bộ Microsoft Office. Phần mềm PowerPoint hầu như đã hiện diện sẵn trong hầu hết máy tính của người sử dụng và giao diện của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng Word để đánh văn bản. Phần mềm Powerpoint có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông: từ việc xây dựng bài giảng, truyền đạt kiến thức mới, cho đến khâu củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá và cả hoạt động ngoại khóa. Giáo viên phải nắm được cách thức soạn giảng, sử dụng các hiệu ứng, liên kết và tính năng của phần mềm. Giáo viên thực hiện: Đường Duy Toại 3 Trung tâm GDTX số 2 TP Lào Cai Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010 - 2011 2.2. Khai thác Internet. Với tính năng của Internet chắc hẳn tất cả mọi người đều biết. Vì vậy trong thời đại ngày nay Internet là công cụ hỗ trợ cho mọi người khai thác các chức năng: tìm kiếm, sử dụng. Giáo viên có thể vào Internet để tìm kiếm tư liệu liên quan đến bài giảng 2.3.Cách thức xác định mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học. Lựa chọn các hình ảnh minh họa và thiết kế bài soạn phù hợp. Bước 1: Xác định được mục tiêu bài học: Trước tiên giáo viên phải xác định được những yêu cầu của kiến thức, kĩ năng của bài học. Cần bám sát tài liệu: Chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn, SGK và trình độ nhận biết của học sinh để thiết kế bài giảng phù hợp: đáp ứng được cả những mục tiêu yêu cầu và phù hợp với đối tượng học sinh. Bước 2: Thiết kế nội dung bài học: Sau khi giáo viên xác định được mục tiêu bài học, việc thiết kế bài học là bước quan trọng để truyền đạt kiến thức cho học sinh: bài học gồm các bước tiến hành như thế nào? Phần nào cần giảng giải, phần nào cần đưa hình ảnh liên hệ, minh chứng, phần nào để chốt kiến thức... Bước 3: Chuẩn bị các hình ảnh, hiệu ứng phù hợp với nội dung và kiến thức đã đề ra tại mục tiêu. Bước 4: Thiết kế bài giảng phù hợp với cách lựa chọn slide, hình ảnh, các hiệu ứng phù hợp với nội dung. Đặc biệt việc đưa ra các câu hỏi phù hợp với hình ảnh minh họa và nội dung kiến thức cần khai thác là một điều kiện quan trọng để định hướng học sinh khai thác và tiếp cận đúng kiến thức. Như vậy sẽ rút ngắn thời gian để khai thác các nội dung tiếp theo. Bước 5: Kiểm tra bài giảng, đặc biệt cần kiểm tra các hiệu ứng, các liên kết của các hình ảnh, nội dung đã xây dựng để tránh gây ra hiện tượng: các hình ảnh hoặc hiệu ứng không có hiệu quả, bị chống chéo, xuất hiện không đúng mục đích... Bước 6: Đóng gói bài giảng. Bài giảng cần được đóng gói cả phần nội dung các slide và các dữ liệu hình ảnh, âm thanh đi cùng một gói để tránh hiện tượng mất các liên kết khi kết nối hoặc trình chiếu minh họa. 2.4. Quá trình thực hiện giảng dạy. a. Lựa chọn nội dung để ứng dụng CNTT phù hợp. Giáo viên cần phải lựa chọn nghiêm túc nội dung bài học, phần kiến thức có thể áp dụng và khai thác hiệu quả tính năng của CNTT để mang lại hiệu quả bài giảng. Ví dụ: lớp 10: với bài giảng: Xã hội Nguyên thủy Giáo viên sử dụng các hình ảnh để minh chứng như: Vượn cổ, công cụ lao động thời tiền sử, đời sống bầy người Giáo viên thực hiện: Đường Duy Toại 4 Trung tâm GDTX số 2 TP Lào Cai Sáng kiến kinh nghiệm H1: Vượn cổ Năm học 2010 - 2011 H2: Cảnh đi săn (hợp tác kiếm sống) H3: Các công cụ đá Hoặc bài Xã hội nước Pháp trước năm 1789 gồm 3 đẳng cấp: Phân tích quyền lợi, địa vị và cuộc sống của các đẳng cấp trong xã hội Pháp và phân tích những đặc điểm về kinh tế, quan hệ bóc lột và mâu thuẫn trong xã hội Pháp. Từ đó chỉ ra cho những học sinh thấy được mục đích và khát khao làm cách mạng của đẳng cấp thứ 3. Giáo viên thực hiện: Đường Duy Toại 5 Trung tâm GDTX số 2 TP Lào Cai ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn