Xem mẫu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN -----oOo----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG DI SẢN TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM THOA Năm học 2013 -2014 PHẦN MỞ ĐẦU Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày naylà bức tranh đa dạng văn hoá. Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hoá và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hoá và văn minh của nhân loại với nền văn hoá bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam. Di sản văn hoá Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hoá phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Để giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị của di sản, qua đó giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản , đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức triển khai chương trình tập huấn “Sử dụng Di sản trong dạy học ở trường phổ thông” ở các bộ môn Lịch sử, Địa lý và Âm nhạc. Bản thân tôi là một giáo viên Địa lý nên rất quan tâm đến vấn đề này và tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng di sản trong dạy học Địa lý ở trường Trung học phổ thông” 1 PHẦN NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN 1.1. Khái niệm di sản Di sản văn hoá Việt Nam bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể (bao gồm di sản văn hoá và di sản thiên nhiên) và sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 1.2. Đặc diểm của di sản văn hoá Việt Nam Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hoá Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hoá, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại. Di sản văn hoá Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hoá và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hoá và văn minh của nhân loại với nền văn hoá bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam. Di sản văn hoá Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hoá phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng đồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua Luật di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2001 và được sửa đổi năm 2009. 1.3. Phân loại di sản Di sản văn hoá Việt Nam được chia thành hai loại: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. 1.3.1. Di sản văn hoá vật thể: Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm có giá trị vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quốc gia. 2 Di sản văn hoá vật thể bao gồm: - Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục. - Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên vời công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. - Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. - Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu lịch sự, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. - Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. 1.3.2. Di sản văn hoá phi vật thể : Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề và các hình thức khác. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm: - Tiếng nói, chữ viết của của các dân tộc Việt Nam: Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; - Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; - Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác. - Lễ hội truyền thống; - Nghề thủ công truyền thống; - Tri thức dân gian. 3 II . SỬ DỤNG DI SẢN QUỐC GIA TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1.Di sản văn hoá vật thể 2.1.1. Vườn Quốc gia Vùng Trung du và miền núi phía Bắc Đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tên vườn Bái Tử Long Ba Bể Tam Đảo Xuân Sơn Hoàng Liên Cát Bà Xuân Thủy Ba Vì Cúc Phương Bến En Pù Mát Vũ Quang Phong Nha-Kẻ Bàng Bạch Mã Phước Bình Núi Chúa Chư Mom Ray Kon Ka Kinh Yok Đôn Chư Yang Sin Bidoup Núi Bà Cát Tiên Bù Gia Mập Lò Gò Xa Mát Côn Đảo Tràm Chim Mũi Cà Mau U Minh Hạ U Minh Thượng Phú Quốc Năm thành lập 2001 1992 1986 2002 1996 1986 2003 1991 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn