Xem mẫu

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XX, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển nhất là các quốc gia châu Á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt, trong đó có Việt Nam. Để vững bước trong quá trình hội nhập với kinh tế, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của Đảng và nhà nước thì yếu tố tiên quyết là yếu tố về con người. Nhằm phát triển tiềm năng của đất nước, phục vụ những mục tiêu trước mắt và lâu dài, đòi hỏi đất nước ta phải có những người lao động vừa giỏi về chuyên môn, vững vàng về đạo đức, văn minh trong lỗi sống. Nhiệm vụ này thuộc về nền giáo dục của nước nhà. Vậy có thể nói, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục cơ sở phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử trong quá khứ sẽ khơi dạy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Song muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh cần nâng cao hiệu quả dạy học, trong đó mục đích là nâng cao hiệu quả bài học kinh nghiệm. Một trong những phương pháp khoa học để giảng dạy tốt môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở là biết khai thác triệt để, hiệu quả các di sản lịch sử. Di sản văn hóa có vai trò thực sự to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Trong dạy học, biết sử dụng di sản văn hóa để hướng đến những giá trị về chân - thiện - mỹ thì bài giảng của người thầy mang sức sống văn hiến và có thêm độ dày của lịch sử. Di sản văn hóa Việt Nam là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lâu bền về lịch sử, khoa học và được lưu truyền vĩnh cửu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể coi di sản văn hóa là một thứ của cải vô cùng quý báu mà ông cha ta đã để lại cho con cháu muôn đời sau. Vì vậy việc nghiên cứu cách thức sử dụng di sản trong dạy học tích cực ở bộ môn Lịch sử, trường Trung học Cơ sở là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học. Mặt khác việc dạy và học môn Lịch sử tại trường Trung học Cơ sở bằng cách sử dụng di sản văn hóa đang là vấn đề được Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch hết sức quan tâm, đẩy mạnh. Do vậy những kết quả thu được trong việc nghiên cứu đề tài này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây 1 dựng cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý chất lượng dạy và học, hoàn thiện hơn nữa về phương pháp giảng dạy sáng tạo môn Lịch sử sau này. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng việc học tập Lịch sử hiện nay trong trường phổ thông: đa phần các em coi Lịch sử là môn học phụ, học chống đối, không thích học, chán học, sợ học…. Một số giáo viên chưa hiểu hết và coi trọng vai trò giảng dạy Lịch sử thông qua các di sản. Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Sử dụng di sản trong dạy học tích cực bộ môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và khảo sát thực tiễn về sử dụng di sản trong dạy cho học sinh trường trung học cơ sở (THCS) thông qua bộ môn Lịch sử, tôi đưa ra một số sáng kiến, kinh nghiệm về vấn đề: Sử dụng di sản trong dạy học tích cực ở bộ môn Lịch sử, trường trung học cơ sở, nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học Lịch sử cho học sinh ở trường THCS. III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Học sinh trường THCS Trưng Vương – Hoàn Kiếm – Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất giải pháp: Sử dụng di sản trong dạy học tích cực ở bộ môn Lịch sử, trường trung học cơ sở - Kế hoạch nghiên cứu: + Xây dựng kế hoạch và thực nghiệm: năm học 2013 – 2014 + Tiến hành đại trà: năm học 2014 -2015 2 PHẦN II - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 1.1. Tổng quan về Di sản 1.1.1.Khái niệm về Di sản Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 1.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền , kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam. Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua năm 2001 và được sửa đổi năm 2009. 1.1.3. Phân loại di sản Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm hai loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. * Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa vật thể bao gồm: - Di tích lịch sử - văn hóa: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. 3 - Danh lam thắng cảnh: còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. - Di vật: là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Cổ vật: là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. - Bảo vật quốc gia: là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. *.Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: - Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. - Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết. - Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác. - Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác. - Lễ hội truyền thống - Nghề thủ công truyền thống - Trí thức dân gian 1.1.4. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục cơ sở Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học. Sử dụng di sản trong dạy học giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú với học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Ý nghĩa, vai trò của các di sản văn hóa có thế được phân tích dưới các góc độ sau: - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh: các di sản văn hóa, dù là thật hay ảo (thể hiện qua tranh, ảnh, phim,...) sử dụng trong 4 dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản. Tiếp cận với di sản, học sinh sử dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất (sử dụng các giác quan như mắt – nhìn, tai – nghe, mũi – ngửi, ta – sờ,... ) để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ di sản… ngoài ra các giá trị có trong di sản còn được giáo viên khai thác bằng cách đặt các câu hỏi mang tính chất định hướng hoặc gợi ý cho học sinh tìm hiểu chúng, qua đó di sản được sử dụng như là phương tiện điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Những gợi ý đó giúp cho cho hoạt động thăm quan di sản trở nên có ý nghĩa hơn và làm cho bài học lịch sử trở nên sống động hơn. - Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa. - Kích thích sự hứng thú nhận thức của học sinh: Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả của quá trình học tập. Trong giai đoạn nhận thức cảm tính, sự tri giác của đối tượng, hiện tượng là điều kiện để phát sinh cảm giác, tạo nên biểu tượng về chúng và sau đó, nhờ nhận thức lí tính hình thành nên khái niệm hoàn chỉnh về đối tượng, hiện tượng nghiên cứu. Trong quá trinh tiếp cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn. - Phát triển trí tuệ của học sinh: trong quá trình học tập, trí tuệ của học sinh phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lý: tri giác, biểu tượng, trí nhớ... Cho học sinh tiếp cận di sản đúng mục đích, đúng lúc với các phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em. - Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng, sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản, chuyển giao cho học sinh để các em cũng nhận thức được những giá trị đó, giáo viên giúp hình thành ở học sinh một hệ thống các quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế giới xung quanh, giúp các em nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn