Xem mẫu

MỤC LỤC Trang 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ sở lí luận 2 Cơ sở thực tiễn 3 2. NÔI DUNG Thưc trang cua vân đê 5 Thuận lợi: 5 Khó khăn: 6 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Vê phia giao viên 6 Vê phia hoc sinh 7 Hiêu qua cua sang kiên kinh nghiêm 10 3. KÊT LUÂN 11 Tài liệu tham khảo 13 Nhận xét của Hội đồng khoa học 14 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Cơ sở lí luận Môn học Lịch sử cũng như bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh. Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử giúp học sinh phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành,… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, điều quan trọng là thầy dạy thế nào để học sinh suy nghĩ, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài…nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh…của học sinh nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, đến việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. 2 Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Học lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu được quy luật phát triển của xã hội loài người cũng như tính tất yếu lịch sử của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Học lịch sử góp phần giáo dục lòng yêu nước, giáo dục thái độ đối với các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Với những vai trò quan trọng như vậy nhưng thực tế vẫn còn những nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của môn lịch sử. Trong phương pháp dạy học trước đây thì việc dạy học bằng sơ đồ tư duy đã được áp dụng, như vẽ sơ đồ hay biểu bảng nhưng ở mức độ đơn giản áp dụng không thường xuyên. Còn đối với phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy hiện nay là một phương pháp được thực hiện với mức độ cao và ưu điểm vượt trội nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc tìm tòi, đào sâu hay mở rộng một ý tưởng,… bằng việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét và chữ viết với sự tư duy tích cực. Cùng một chủ đề nhưng có thể trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng, với cách dùng màu sắc, hình ảnh và cụm từ diễn đạt khác nhau. Chính từ đó mà việc lập sơ đồ tư duy luôn phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên và học sinh. Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nhiều bài dạy lịch sử có rất nhiều thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng giáo viên hệ thống bằng sơ đồ tư duy thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu. 1.2 Cơ sở thực tiễn Dạy học Lịch sử là dạy những gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học đều có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học 3 sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một cách rời rạc và rất nhanh quên. Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh, thậm chí ngay cả giáo viên giảng dạy cũng có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường và kết quả học tập với môn lịch sử rất thấp. Vì vậy, cần kết hợp nhiều phương pháp để giảng dạy lịch sử, trong đó, sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau. Vì vậy có thể vận dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương. Vì thế, vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh có phương pháp học hợp lý, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh một cách triệt để. Việc thể hiện sơ đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy bìa, bảng, sử dụng bút chì, màu, phấn,… hoặc có thể thiết kế trên Powerpoint hay các phần mềm tin học chuyên dùng để hỗ trợ việc thiết kế bản đồ tư duy. Với phương pháp này không chỉ phát triển được trí tuệ của học sinh qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài học trên sơ đồ tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng hợp và chọn lọc ý để trình bày trên bản đồ. 4 Với hình thức trình bày kết hợp hình vẽ, chữ viết và sự vận dụng kiến thức trong sách vở và trong cuộc sống đã khiến cho bài học thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Đây là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh một cách khoa học. Qua đó học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, tránh được kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc. Hiện nay, có nhiều môn học, nhiều giáo viên đã vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học, nhưng để sử dụng sơ đồ tư duy có hiệu quả là một vấn đề không hề đơn giản. Qua nhiều năm giảng dạy lịch sử, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn . Đó là lý do mà tôi chọn đề tài “Sử dụng có hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử”. 2 NÔI DUNG 2.1 Thưc trang cua vân đê 2.1.1 Thuận lợi: Giáo viên giảng dạy bộ môn nhiệt tình yêu nghề; vận dụng khá linh hoạt các phương pháp dạy học; được sự góp ý của đồng nghiệp, tổ bộ môn trong suốt quá trình giảng dạy; Ban giam hiêu , tổ chuyên môn luôn quan tâm, giúp đỡ động viên kịp thời. Học sinh có truyền thống hiếu học, chăm ngoan, hứng thú với việc học tập. Giáo viên được tập huấn về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học; bên cạnh đó, cũng có nhiều tài liệu về sơ đồ tư duy. Các môn học khác cũng áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nên học sinh có điều kiện tiếp xúc, thực hành liên tục ở các môn khác nhau, qua đó hình thành thói quen, kỹ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình học tập. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn